intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

235
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị vĩ đại, đồng thời là nhà quân sự xuất sắc của dân tộc ta. Trong toàn bộ di sản quân sự của Người, phong cách tư duy quân sự có nội dung to lớn và giữ một vị trí hết sức trọng yếu. Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận trong phong cách tư duy của Người, có những đặc điểm riêng và gắn liền với thực tiễn quân sự cách mạng Việt Nam. Đó là phong cách tư duy luôn luôn xem...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ chính trị vĩ đại, đồng thời là nhà quân sự xuất sắc của dân tộc ta. Trong toàn bộ di sản quân sự của Người, phong cách tư duy quân sự có nội dung to lớn và giữ một vị trí hết sức trọng yếu. Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận trong phong cách tư duy của Người, có những đặc điểm riêng và gắn liền với thực tiễn quân sự cách mạng Việt Nam. Đó là phong cách tư duy luôn luôn xem xét vấn đề quân sự gắn với yêu cầu, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng vì độc lập dân tộc và CNXH; tính biện chứng trong nhận thức và giải quyết vấn đề quân sự; bám sát thực tiễn quân sự Việt Nam; không ngừng phát huy sức mạnh tổng hợp và thể hiện quyết tâm lớn, sáng tạo cao trong các tình huống quân sự. Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng ta lãnh đạo quá trình khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, giành độc lập, thống nhất Tổ quốc gần nửa thế kỷ qua. Quá trình đấu tranh thắng lợi đó đã khẳng định sự hình thành và phát triển phong cách tư duy, trong đó có phong cách tư duy quân sự của Người. Đội ngũ cán bộ, sĩ quan quân đội trưởng thành, chỉ huy bộ đội đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải quyết các tình huống quân sự một cách sáng tạo, là do lĩnh hội được tư tưởng quân sự và nhất là được rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự của Người. Vì vậy, nghiên cứu phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh để góp phần hiểu rõ hơn tư tưởng quân sự của Người và xây dựng phong cách tư duy quân sự cho đội ngũ cán bộ quân đội nói chung, cho đội ngũ học viên ở HVCTQS nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đặc biệt đối với quá trình xây dựng Quân đội ta trở thành quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là một việc làm cần thiết. Hiện nay, thế giới đang diễn ra quá trình chuyển biến mạnh mẽ từ loại hình quân sự của thời đại công nghiệp sang loại hình quân sự của thời đại thông tin, mà yêu cầu của sự chuyển biến tư duy quân sự là tiền đề, là cốt lõi của quá trình đó. Vì
  3. vậy, Quân đội ta cần được xây dựng vững mạnh, sẵn sàng đối phó với những cuộc chiến tranh trong tương lai có thể xảy ra với tính chất phức tạp, quy mô rộng lớn, chiến tranh vũ khí công nghệ cao trong mọi tình huống. Tình hình đó đặt ra yêu cầu nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là phong cách tư duy quân sự cho đội ngũ cán bộ, sĩ quan, trong đó có học viên HVCTQS. Nhìn chung, thực trạng phong cách tư duy quân sự của học viên HVCTQS trong những năm qua về cơ bản đã bám sát thực tiễn quân sự Việt Nam, thể hiện tinh thần tích cực nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, có ý chí rèn luyện để trở thành người chính trị viên – bí thư cấp uỷ theo yêu cầu mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên phong cách tư duy quân sự ở đội ngũ này còn hạn chế nhiều mặt, nhất là về phương pháp phân tích, giải quyết mâu thuẫn, giải quyết những vấn đề thực tiễn. Bởi vậy, việc xây dựng, rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh cho học viên HVCTQS là vấn đề cấp thiết trước mắt, đồng thời là vấn đề cơ bản lâu dài, góp phần làm cho đội ngũ cán bộ chính trị trưởng thành, đáp ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu trong mọi tình huống. Với những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài “Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh với học viên ở Học viện Chính trị – Quân sự hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phong cách tư duy Hồ Chí Minh nói chung, phong cách tư duy quân sự nói riêng, là một bộ phận quan trọng trong di sản tư tưởng của Người, nhưng còn ít được nghiên cứu. Tuy nhiên, đến nay đã có một số nghiên cứu, bước đầu về vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Mở đầu tác giả Cao Thái có bài “Những nét đặc sắc trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học số 2 – 1980, bước đầu phác thảo những nét lớn trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Đó là tư duy vượt lên mọi thành kiến tư
  4. tưởng; có sự thống nhất giữa tình cảm cách mạng và lý trí khoa học, gắn lý luận với thực tiễn; tổng kết kinh nghiệm để làm giàu tri thức; mọi suy nghĩ đều hướng tới hành động cải tạo và xây dựng xã hội; luôn luôn coi trọng điều kiện khách quan, phát huy tối đa nỗ lực chủ quan và tính tự giác cách mạng. Tác giả kết luận: đứng trước những nhiệm vụ cách mạng mới mẻ, chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường nâng cao phương pháp tư duy lý luận – mà phương pháp tư duy Hồ Chí Minh là một mẫu mực. Tiếp đó trong sách “Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại”, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1990, Cố vấn Phạm Văn Đồng đã đề cập phong cách tư duy Hồ Chí Minh ở một số nét tiêu biểu như: gắn lý luận cách mạng với thực tiễn cách mạng, tính hệ thống, diễn đạt giản đơn, dễ hiểu, dễ nhớ, có sức thuyết phục mạnh mẽ. Tác phẩm “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” của nhiều nhà khoa học, do Đặng Xuân Kỳ chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997, đã nhận định rằng: nét đặc trưng của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đặc trưng này đã có trong phong cách tư duy của Người từ rất sớm, lúc còn thiếu thời và bước vào tuổi thanh niên. Tính độc lập, tự chủ của tư duy đã sớm giúp Người đi đến những nhận định mới mẻ, không thụ động trong suy nghĩ và trong hành động. Nhưng độc lập, tự chủ của tư duy Hồ Chí Minh thực sự có bước phát triển nhảy vọt khi Người bắt gặp chủ nghĩa Mác Lênin và làm cho tính độc lập, tự chủ có nét sáng tạo. Các tác giả còn nhận định rằng, chủ nghĩa Mác Lênin đã đưa tư duy của Hồ Chí Minh đến độ chín để đối chiếu, so sánh, lựa chọn, chắt lọc và tổng hợp những cứ liệu mà thực tiễn Việt Nam và thế giới cung cấp, những kinh nghiệm mà cuộc sống mang lại, những tư tưởng của người đi trước được gợi mở, để từ đó đi đến những kết luận mới, tư duy mới. Lý giải vì sao phong cách tư duy Hồ Chí Minh lại có nét đặc trưng đó, các tác giả cho rằng: mọi suy nghĩ của Người luôn luôn xuất phát từ thực tiễn Việt Nam; Người thực hiện rộng mở tư duy, nghiên cứu mọi
  5. tư tưởng, học thuyết đã có và hướng tầm nhìn ra thế giới; đồng thời không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa, làm giàu trí tuệ của mình. Tác phẩm “Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh” của nhiều nhà khoa học, do Trần Văn Phòng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, cũng bàn về nét đặc trưng phong cách tư duy Hồ Chí Minh và cho đó là phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực, gắn với thực tiễn đất nước và thời đại. Nét đặc trưng đó không chỉ trong tư duy mà cả trong hành động cách mạng, trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước, là nét đặc trưng rất Hồ Chí Minh. Bàn về cơ sở hình thành phong cách tư duy của Người, các tác giả cho rằng: đó chính là phong cách tư duy phương Đông; là chủ nghĩa Mác Lênin mà đặc biệt là phương pháp biện chứng duy vật; là bản sắc cá nhân của chính tư duy Hồ Chí Minh. Tác phẩm còn giành một phần bàn đến việc xây dựng phong cách tư duy cho cán bộ lãnh đạo, quản lý theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Về tư duy quân sự và phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh cũng đã được một số nhà khoa học, nhà quân sự bước đầu nghiên cứu. Bài: “Tính biện chứng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh” của Hoàng Minh Thảo, Tạp chí Cộng sản số 4 – 1990 đã bước đầu gợi ý một số đặc điểm lớn về phong cách tư duy quân sự của Người như: kế thừa với tư tưởng sáng tạo để sáng tạo; năng động chủ quan trong việc giải quyết mâu thuẫn trong quân sự; không có quân sự đơn thuần, nó vận động gắn liền với các hoạt động khác. Tác giả đã nêu rõ sự xuyên suốt của tính biện chứng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là đặt quân sự trong mối quan hệ tổng thể, thống nhất, toàn diện với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… đồng thời đặt các mối quan hệ đó trong từng thời điểm lịch sử cụ thể để giải quyết các vấn đề quân sự. Bài “Tư duy quân sự Hồ Chí Minh, tiếp cận từ góc độ văn hoá” của Quang Cận, Tạp chí QPTD số 5 – 2000 đề cập một số nội dung cụ thể về tư duy quân sự Hồ Chí Minh, đó là: xác định mục đích của chiến tranh cách mạng nhằm mục tiêu
  6. độc lập dân tộc và CNXH; về xây dựng lực lượng cách mạng là khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông; phát động và tổ chức toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt; phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật đánh giặc toàn diện: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao... Tác giả còn đề cập đến chủ nghĩa nhân văn trong tư duy quân sự Hồ Chí Minh về sự quan tâm đối với con người, nhất là đối với nhân dân và các lực lượng vũ trang. Người chăm lo bồi dưỡng sức dân, đẩy mạnh xây dựng chế độ mới ngay trong kháng chiến. Đối với tù, hàng binh và những người lầm lỗi Người hết sức khoan dung… Tư duy quân sự Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong chiến lược, sách lược của Đảng trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, vì độc lập dân tộc và CNXH. Tác giả kết luận: tư duy quân sự Hồ Chí Minh, giúp chúng ta hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư duy chính trị – quân sự Hồ Chí Minh nói riêng để xử lý theo góc độ văn hóa những vấn đề quân sự, quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Bên cạnh đó, cũng đã có một số bài viết nghiên cứu vận dụng học tập, rèn luyện phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ chính trị như: cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc. Giá trị lịch sử và hiện thực” của HVCTQS, Nxb QĐND, Hà Nội 2002 tập hợp bài viết của nhiều nhà khoa học quân sự về đổi mới phong cách, tác phong làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh; “Xây dựng phong cách làm việc của cán bộ chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Tiến Huân, in trong sách “Xây dựng quân đội về chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới”, Nxb QĐND, Hà Nội 2004...; “Tác phong của chính uỷ, chính trị viên” của Phạm Hồng Cư, Tạp chí Thanh niên quân đội số 41 – 2007; “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tư cách và phương pháp, tác phong công tác của chính uỷ, chính trị viên trong QĐND Việt Nam” của Vũ Minh Thực, Tạp chí QPTD số 2 – 2007. Những bài viết nêu trên tuy chưa đề cập trực tiếp đến phong cách tư duy quân sự, nhưng là chất liệu tốt để đề tài xây dựng các giải pháp đồng bộ trong học tập và rèn luyện của học viên đào tạo cán bộ chính trị tại các học viện, nhà trường quân đội.
  7. Trong những năm gần đây luận án, luận văn của nghiên cứu sinh và học viên cao học, nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và phong cách Hồ Chí Minh ngày một nhiều hơn. Tuy vậy, các luận án, luận văn liên quan đến phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh còn rất ít. Trong số luận văn tốt nghiệp các lớp đào tạo giảng viên tư tưởng Hồ Chí Minh, đáng chú ý luận văn “Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh” của Trương Quang Đãn, khoá III, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2002. Luận văn trình bày bản chất, đặc trưng phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh và xây dựng phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh cho người chỉ huy quân sự hiện nay. Tuy vậy, trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp khoá đào tạo giảng viên, thời gian có hạn, nên tác giả mới đặt ra một số nội dung cơ bản, mà chưa có điều kiện đi sâu, nhất là việc xác định khái niệm, cơ sở hình thành, đặc điểm phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Luận văn sẽ kế thừa và coi đó như một hướng nghiên cứu cần tham khảo và học tập. Nhìn chung, nghiên cứu về phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh còn ít được bàn đến, kết quả nghiên cứu chưa nhiều, thành tựu được kế thừa còn rất hạn chế. Song kết quả bước đầu đó là những gợi ý rất quý báu về các ý tưởng và phương pháp nghiên cứu để tác giả hoàn thành Luận văn của mình. Vì vậy, đề tài học viên lựa chọn nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu nghiên cứu phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh hiện nay và không trùng với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích Làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản của phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó góp phần xây dựng, rèn luyện phong cách tư duy quân sự cho học viên đào tạo cán bộ chính trị ở HVCTQS, giúp họ ra trường có bản lĩnh chính
  8. trị vững vàng, phẩm chất, năng lực, phong cách tốt (nhất là phong cách tư duy quân sự), hoàn thành được chức trách chính trị viên, làm cơ sở tiếp tục phát triển ở cương vị cao hơn. Nhiệm vụ: - Làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành và đặc điểm phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. - Làm rõ thực trạng về phong cách tư duy quân sự của đội ngũ học viên đào tạo cán bộ chính trị phân đội, trước yêu cầu, mục tiêu đào tạo trong tình hình mới, nhiệm vụ mới. - Nêu lên một số giải pháp chủ yếu xây dựng, rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo ở HVCTQS. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh và vận dụng vào đào tạo huấn luyện ở HVCTQS theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận: - Lý luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
  9. - Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng. Phương pháp nghiên cứu: - Trên cơ sở phương pháp luận Triết học Mác Lênin, luận văn vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, đồng thời sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh... - Nghiên cứu các bài nói, bài viết, của Hồ Chí Minh bàn về quân sự. Nghiên cứu sự chỉ đạo trực tiếp của Người với các nhà lãnh đạo, các tướng lĩnh chỉ huy quân đội. - Điều tra, khảo sát thực tiễn học viên về nhận thức và rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh, để đề xuất giải pháp phù hợp. 5. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành, đặc điểm nổi bật phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp xây dựng, rèn luyện phong cách t ư duy quân sự cho học viên đào tạo cán bộ chính trị phân đội theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh làm cơ sở để họ tiếp tục phát huy trong quá trình thực hiện chức trách chính uỷ, chính trị viên. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần vào nghiên cứu di sản quân sự Hồ Chí Minh, trực tiếp là phong cách và phong cách tư duy quân sự của Người, từ đó vận dụng vào việc rèn luyện phong cách tư duy quân sự cho học viên ở HVCTQS, thiết thực hưởng
  10. ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, do Bộ Chính trị phát động. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giáo dục, rèn luyện theo phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh trong các đơn vị và nhà trường quân sự. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có hai chương (sáu tiết), danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 Phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh 1.1. Khái niệm phong cách và phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh Phong cách, thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Stylus, tiếng Hy Lạp là Stylos. Đến nay, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách. ở nước Nga, Từ điển Triết học [70, tr.10] ấn hành năm 1974, khái niệm phong cách chỉ được hiểu chủ yếu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Từ điển Tiếng Nga [70, tr.10] ấn hành 1984, phong cách lại có các nghĩa sau đây:
  11. 1. Là tổng thể các dấu hiệu đặc trưng nghệ thuật của một thời đại, một xu hướng hoặc một bút pháp cá nhân của người nghệ sĩ; hoặc tổng thể các dấu hiệu đặc trưng, đặc biệt, những thuộc tính riêng của ai đó khác với người khác. 2. Là tổng thể các phương pháp sử dụng công cụ ngôn ngữ đặc trưng của một nhà văn, một tác phẩm nào đó. 3. Thể hiện nét đặc sắc có tính chất chức năng của ngôn ngữ, nghệ thuật. 4. Là cách thức thể hiện những biện pháp riêng của mình. 5. Là cách thức thể hiện mình như cách nói, cách mặc... Từ điển tiếng Pháp La Rousse, xuất bản ở Pari 1994 cũng đề cập đến nội hàm của phong cách theo nhiều nghĩa khác nhau: 1. Cách đặc biệt để biểu lộ suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm. 2. Thể ngôn ngữ riêng cho một người, một nhóm xã hội. 3. Cách cá nhân khi tham gia thể thao hay nghệ thuật, được xác định bởi một tập hợp của các đặc tính riêng. 4.Cách đặc biệt về một thể loại, một thời kỳ, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật, được xác định bởi một tập hợp của các đặc tính rõ ràng. 5. Toàn bộ sở thích, cách sống của một người nào đó; cách riêng về ăn, mặc, ứng xử, hoạt động của một người. 6. Phẩm chất của một vật, một người, biểu lộ một đặc điểm thẩm mỹ độc đáo.
  12. Như vậy, trên thế giới phong cách có thể hiểu theo hai phạm vi khác nhau: theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nước ta cũng có tình hình như thế. Từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản 2003 [67, tr.782] chỉ đề cập đến phong cách phạm vi hẹp ở lĩnh vực ngôn ngữ, văn học,nghệ thuật. Trong khi đó các Từ điển khác đưa ra khái niệm phạm vi rộng với những nghĩa sau đây: “1. Là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự, tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó. 2. Những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại. 3. Dạng ngôn ngữ sử dụng trong những hoàn cảnh điển hình nào đó” [69, tr.372]. Các tác giả của công trình “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” cũng cho rằng, phong cách không chỉ hiểu trong phạm vi hẹp, giới hạn trong một lĩnh vực nào đó, mà còn cần phải hiểu theo phạm vi rộng. Theo đó, phong cách “là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ, phẩm cách...đã trở thành nề nếp ổn định của một người hoặc một lớp người được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết)... tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó” [28, tr.154]. Những khái niệm nêu trên tuy còn khác nhau ở quan niệm phạm vi rộng hay hẹp, nhưng rõ ràng khái niệm phong cách theo phạm vi rộng nhiều lĩnh vực là phản ánh đúng tình hình thực tế. Ngày nay trong xã hội hiện đại, người ta đã bàn đến phong cách quân nhân, phong cách kinh doanh, phong cách người tiêu dùng v.v... mà không dừng lại trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật nữa. Do đó, nghiên cứu
  13. phong cách Hồ Chí Minh theo nghĩa rộng, với một hệ thống hoàn chỉnh từ tư duy đến hành động như các nhà khoa học đã tiến hành là đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cách mạng và xã hội hiện nay. Phong cách đối với người cách mạng và cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng, bởi phong cách có quan hệ với tư tưởng, đường lối và phương pháp cách mạng, có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cách mạng. Tư tưởng, đường lối là phương hướng mục tiêu, còn phương pháp là cách thức có tính nguyên tắc để đưa đường lối vào cuộc sống. Phương pháp được thực hiện thông qua những con người cụ thể với trình độ năng lực và phong cách khác nhau. Vì vậy có tình hình là cùng được quán triệt đường lối, cũng quyết tâm tổ chức thực hiện, nhưng phương pháp lại không giống nhau và do đó kết quả cũng khác nhau. Đó là do phong cách ở mỗi người, mỗi địa phương không đồng nhất. Điều đó cho thấy, phong cách quan trọng biết nhường nào trong việc hình thành, phát triển đường lối và tổ chức thực hiện đường lối. Vì vậy, phải xuất phát từ tư tưởng đường lối để đề ra những yêu cầu về phong cách, bởi phong cách, nhất là phong cách làm việc, phong cách tư duy “có thể là góp phần thực hiện hợp lý và có hiệu quả các mục tiêu, nhiêm vụ đề ra, hoặc là góp phần làm chậm trễ việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó” [67, tr.474]. Đạo đức cách mạng cũng có quan hệ chặt chẽ tới phong cách của cán bộ, đảng viên. Nếu phong cách là người, thì đạo đức cũng thể hiện ra qua phong cách. Trong thực tiễn đấu tranh, những người cách mạng đều có những phẩm chất chung về đạo đức, nhưng lại thể hiện ra không giống nhau, bởi đạo đức đã thông qua những phong cách khác nhau. Vì vậy, đạo đức cách mạng tốt làm cho phong cách phù hợp với yêu cầu cách mạng và ngược lại, cán bộ, đảng viên có phong cách tốt làm cho đạo đức cách mạng được phát huy, thúc đẩy hoàn thành mọi nhiệm vụ. Phong cách còn gắn với truyền thống, tập quán, thói quen. Vì vậy, để có phong cách tốt cần coi trọng giáo dục truyền thống tốt đẹp, xây dựng môi trường
  14. sống, xây dựng phong cách mới. Tiến hành được những việc này góp phần đáng kể vào việc rèn luyện, xây dựng phong cách đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Phong cách tuy mang dấu ấn cá nhân nhưng đồng thời phong cách cũng có những ảnh hưởng, có sự lan toả rất lớn. Vì vậy, học tập và rèn luyện theo phong cách tiên tiến, phấn đấu trở thành cán bộ, đảng viên gương mẫu về mọi mặt là một yêu cầu trong xây dựng đảng cầm quyền hiện nay. Đó thực sự là yêu cầu khách quan về xây dựng phong cách của đảng cầm quyền, của cán bộ, đảng viên. Rất vinh dự và tự hào cho Đảng ta, dân tộc ta có được tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cả về tư tưởng, đạo đức và phong cách. Đảng ta đã kiên trì phát động và kêu gọi toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tấm gương của Người. Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, bắt đầu từ suy nghĩ đến hoạt động thực tiễn và sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, phong cách Hồ Chí Minh có phạm vi rộng lớn tổng hợp của nhiều mặt: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Phong cách đó thể hiện rõ nét con người, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết:“Những tư tưởng lớn và tình cảm lớn luôn luôn thể hiện một cách rõ nét trong phong cách của Hồ Chí Minh, trong mọi cử chỉ và hành động, trong sự ứng xử đối với những công việc cực kỳ trọng đại của nước, của dân cũng như trong cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người... từ cách nói, cách viết ở những giờ phút quan trọng bậc nhất cũng như trong lúc bình thường” [19, tr.37]. Theo đó, nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết hiện nay. Phong cách tư duy quân sự bắt nguồn từ tư duy và phong cách tư duy, do vậy để có được phong cách tư duy quân sự đúng phải có tư duy sâu sắc và phong cách tư duy đúng đắn. “Tư duy – sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức
  15. một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế giới quan trong các khái niệm, phán đoán, suy luận” [70, tr.634, 635], đó là quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, con đường biện chứng của nhận thức trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự. Tư duy là cơ sở, điều kiện để hình thành và phát triển phong cách tư duy. Do đó mà trong thực tiễn đã nảy sinh những phong cách tư duy khác nhau, người thì đạt tới phong cách tư duy biện chứng, nhưng cũng có người rơi vào duy tâm, siêu hình. Vì vậy, nhờ có phong cách tư duy đúng đắn mà con người phản ánh đúng tình hình thực tế khách quan, xử lý sáng tạo có hiệu quả những vấn đề đặt ra. Theo Trần Văn Phòng “Phong cách tư duy là những đặc điểm riêng, có tính hệ thống, ổn định trên cơ sở của một cách thức thực hiện phương pháp tư duy của riêng cá nhân nào đó” [47, tr.12]. Khái niệm này đã phản ánh phong cách tư duy là một mặt của phong cách con người, là sự thống nhất giữa cách thức thực hiện phương pháp tư duy và nội dung, kết quả tư duy. Xét trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống phong cách con người, thì phong cách tư duy quân sự chịu ảnh hưởng lớn của phong cách và phong cách tư duy chung đó. Phong cách tư duy quân sự là một bộ phận của phong cách tư duy . Phong cách này được hình thành trên cơ sở tư duy quân sự và phương pháp nhận thức quân sự. Tư duy quân sự là một vòng khâu của quá trình nhận thức quân sự, là sự phản ánh hoạt động thực tiễn quân sự của con người thông qua các khái niệm, phán đoán, suy luận. Tư duy quân sự là quá trình nhận thức lý tính nhằm phản ánh gián tiếp và khái quát các thuộc tính bản chất quy luật của sự vật, hiện tượng trong lĩnh vực quân sự khi chúng trực tiếp tác động vào bộ não người trên cơ sở những tài liệu nhận thức cảm tính. Nhờ các tính chất đó của tư duy quân sự mà con người nắm được thuộc tính bản chất, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng quân sự, tìm ra các qui luật khách quan, giải quyết các vấn đề quân sự có hiệu quả. Do mối quan hệ của lĩnh vực quân sự với toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, nên tư duy quân sự có ngoại diên rất rộng rãi “Phương pháp nhận thức quân sự là hệ thống, cách thức, thủ pháp để tìm hiểu, nhận biết những hiện tượng, sự kiện, hoạt động quân sự” [68,
  16. tr.641]. Từ đó có thể rút ra định nghĩa: Phong cách tư duy quân sự là những đặc điểm riêng có tính hệ thống, ổn định trên cơ sở tư duy quân sự và cách thức thực hiện phương pháp nhận thức quân sự của một cá nhân hoặc một lớp người. Theo đó phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trên cơ sở tư duy quân sự và phong cách tư duy của Người. Vì vậy, phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh có những nét đặc trưng chung của phong cách tư duy “độc lập, tự chủ, sáng tạo, thiết thực...” [47, tr.13], đồng thời bao gồm những đặc điểm riêng có tính hệ thống, ổn định được xây dựng trên cơ sở tư duy quân sự và cách thức thực hiện phương pháp nhận thức quân sự. Trong lĩnh vực quân sự, phong cách tư duy quân sự quan hệ chặt chẽ với hàng loạt các yếu tố khác như lý luận, đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự, tác phong quân sự, với việc tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang... Lý luận, đường lối quân sự là phương hướng hình thành, định hướng phát triển phong cách tư duy quân sự và đến lượt nó, phong cách tư duy quân sự lại góp phần tích cực vào phát triển lý luận đường lối quân sự và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối quân sự. Cần nhấn mạnh rằng hình thành, phát triển đường lối quân sự không phải chỉ do tư duy quân sự và phong cách tư duy quân sự mà là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng trong đó chủ yếu là tư duy quân sự và phong cách tư duy quân sự. Phong cách tư duy quân sự còn là cơ sở, điều kiện để hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự, nó đòi hỏi phải cân nhắc, tính toán trên mọi phương diện như tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang, đến sự phát triển nghệ thuật chiến thuật, chiến dịch, chiến lược, đến việc sử dụng binh lực, kỹ thuật chiến đấu, đến việc thực nghiệm ở thao trường và diễn tập cơ quan chỉ huy v.v. Phong cách tư duy quân sự cũng đòi hỏi tác phong quân sự phải biến đổi tương ứng như kiên quyết, quyết đoán, khẩn trương, năng động, sáng tạo... phù hợp với yêu cầu hoạt động quân sự. Ngược lại, tác phong quân sự tác động trở lại làm cho những đặc điểm riêng trong phong cách tư duy quân sự trở thành rõ nét có tính hệ thống và ổn định ở một con người, một đơn vị. Như vậy, phong cách tư duy quân sự, lý luận, đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự, tác phong quân sự, tổ chức lực lượng quân sự... là những vấn đề quan hệ chặt chẽ với
  17. nhau và có tác động lẫn nhau. Vì vậy, xây dựng phong cách tư duy quân sự đúng đắn, có tầm quan trọng đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ quân sự. Do đó việc nghiên cứu, học tập phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh vừa là nhiệm vụ lâu dài đồng thời mang tính cấp thiết trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, góp phần nghiên cứu Hồ Chí Minh một cách toàn diện cả về sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách. 1.2 Cơ sở hình thành Phong cách tư duy quân sự Hồ chí minh Một là, tư duy quân sự truyền thống Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta là kiên cường, bất khuất, dũng cảm, thông minh, sáng tạo... những yếu tố đó được đúc kết qua mấy ngàn năm chống ngoại xâm, từ tổ tiên đến các thế hệ ngày nay. Truyền thống đó chứng tỏ dân tộc Việt Nam “thượng võ”, nhưng không phải là hiếu chiến mà là dân tộc yêu chuộng hoà bình, luôn luôn mong muốn đất nước hoà bình. Phải dụng binh, cầm súng chiến đấu là vì nhân nghĩa, để cứu dân, cứu nước, đó là yêu cầu khách quan, không có con đường nào khác. Đất nước ta không rộng, người không đông, lại sống bên cạnh nước láng giềng luôn luôn có tư tưởng bành trướng, thì việc sẵn sàng tự vệ, giữ yên bờ cõi phải được đặt ra thường xuyên là đúng đắn. Hơn nữa, với vị trí chiến lược “đầu cầu lục địa và hải cảng giao tiếp” vô cùng quan trọng ở Đông Dương và Đông Nam á, đã tạo cho nước ta nhiều lợi thế trong phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng cũng chính vị thế đó mà Tổ quốc ta cũng luôn luôn đứng trước sự nhòm ngó, thôn tính, chia cắt, đồng hoá kéo dài thường xuyên của các kẻ thù. Hoàn cảnh đó cũng làm nổi bật sự kiên định bảo vệ mục tiêu sống còn là độc lập và tự do của dân tộc ta. Khác với một số quốc gia trên thế giới, nhân dân ta coi việc bảo vệ độc lập, tự do là động lực lớn nhất, quyết tâm trụ vững với tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời”. Tinh thần đó xuyên suốt chiều dài lịch sử, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng giành thắng lợi, mà có lúc đã phải chịu
  18. thất bại. An Dương Vương để mất nước Âu Lạc vào tay Triệu Đà (179 tr CN); Hồ Quý Ly thua nhà Minh để mất Đại Ngu (1407); triều đình nhà Nguyễn để mất Đại Nam (1884) dẫn đến sự đô hộ của thực dân Pháp v.v. Trước những sự kiện đó, dân ta coi là một nỗi đau, nỗi nhục mất nước và trăn trở rút ra những bài học kinh nghiệm, khơi dậy tinh thần yêu nước, quyết giành lại giang sơn đã bị rơi vào tay kẻ thù. Điều đó cho thấy, dân tộc Việt Nam có ý chí, nghị lực phi thường, thắng không kiêu, bại không nản, khí phách hiên ngang, không bi luỵ, luôn luôn có tư tưởng vươn lên vượt mọi khó khăn, thử thách. Quá trình đánh giặc giữ nước cũng là quá trình từng bước hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Nghệ thuật đó ra đời trong điều kiện nhân dân ta luôn luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình nhiều lần. Trước đây chống kẻ thù cùng chế độ phong kiến cũng thế và khi chuyển sang chống xâm lược của các nước đế quốc, thì so sánh lực lượng càng chênh lệch hơn về binh lực, trang bị và vũ khí... Thực tế khách quan đòi hỏi phải xây dựng nền nghệ thuật quân sự đáp ứng yêu cầu đánh thắng kẻ thù xâm lược phù hợp với thực lực và tính cách con người Việt Nam. Đáp ứng yêu cầu đó, chiến lược toàn dân đánh giặc đã ra đời, các đội du kích chống xâm lược Tần (214 - 208 tr CN), phòng ngự bằng thành luỹ của An Dương Vương (thế kỷ thứ II tr CN) và khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43)... đã chứng tỏ điều đó. Trải qua thời gian, nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển ngày càng phong phú. Thế kỷ thứ XI, trong cuộc kháng chiến chống Tống lần hai, Lý Thường Kiệt đã chủ động động bất ngờ tiến công địch ngay tại căn cứ chuẩn bị của chúng trên đất chúng, tạo điều kiện giành thắng lợi trận “quyết chiến chiến lược” trên sông Như Nguyệt. Ba lần chống Nguyên Mông thời Trần (1258, 1285, 1287 – 1288) đã “lấy đoản binh thắng trường trận”, thực hiện toàn dân đánh giặc trên cơ sở nòng cốt của ba thứ quân, (quân triều đình, quân các lộ, hương binh và thổ binh). Nhà Trần đã giải quyết chiến tranh bằng hàng loạt trận đánh qua các giai đoạn: rút lui chiến lược, phản công, tiến công để tiêu diệt quân xâm lược. Lê Lợi – Nguyễn Trãi chống quân Minh (1418 – 1427) đã xây dựng lực lượng từ nhỏ đến lớn, vừa kháng chiến, vừa xây dựng, mở rộng căn cứ
  19. địa, kết hợp tác chiến với địch vận, lấy ít đánh nhiều... Bước sang thế kỷ XVIII, Nguyễn Huệ đã có công phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một bước mới. Các binh chủng (thủy binh, pháo binh, tượng binh) được tăng cường và có sự phối hợp tác chiến với bộ binh. Trên chiến trường xuất hiện nhiều trận tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ... Tiếp theo là cuộc chiến đấu chống các nước đế quốc xâm lược đã phát triển và hoàn thiện nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng. Như vậy, nghệ thuật quân sự Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đến thời đại Hồ Chí Minh, nghệ thuật đó đã bao hàm những nội dung chủ yếu sau đây: “Toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt; quán triệt tư tưởng tiến công; giành giữ quyền chủ động; phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, nhỏ đánh lớn, đồng thời biết tập trung lực lượng khi cần thiết, luôn luôn đánh địch trên thế mạnh; dùng sức mạnh cả lực và thế, phát huy cao nhất khả năng của thế trong việc kết hợp với lực tạo sức mạnh lớn...” [68, tr.545]. Nghệ thuật quân sự thể hiện quyết tâm và tư duy đánh giặc, giữ nước của dân tộc. Là người Việt Nam yêu nước ai cũng được thừa hưởng tư duy quân sự truyền thống của các thế hệ trước truyền lại, tuy với mức độ khác nhau. Hồ Chí Minh là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất và có công nâng tư duy truyền thống quân sự, truyền thống đánh giặc giữ nước, nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới, với chất lượng mới. Nhận định điều này không phải là võ đoán mà từ quá trình hình thành tư tưởng quân sự, phong cách tư duy quân sự của Người, qua sự chỉ đạo các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, qua sự chỉ dẫn của Người đối với cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1922, khi vua Khải Định sang nước Pháp, Người đã lên án ông này bán nước cầu vinh, cam tâm làm tay sai cho giặc, phản bội dân tộc đồng thời nêu lên truyền thống oanh liệt của dân tộc. Người viết: “Giở sử đất nước
  20. ra mà xem, mi sẽ thấy tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn. Lý Bôn (544) với một dúm nghĩa sĩ, đã nổi dậy và bẻ gẫy ách đô hộ của Hán tộc. Ngô Quyền (938) đã phá tan đạo quân nước ngoài kéo vào đánh chiếm đất đai Tổ quốc ta... Lê Đại Hành đã dũng cảm không chịu khuất phục trước yêu sách của nước láng giềng hùng mạnh hơn mình gấp bội, Ông đã đánh thắng địch, giết chết tướng địch, do đó giải thoát được đồng bào khỏi nạn nô dịch. Quân Mông Cổ đi đến đâu phá sạch đến đấy, đã bị nhà Trần vẻ vang của ta đánh bại. Lê Lợi đã anh hùng đứng ra lãnh đạo cách mạng nước Nam, đập tan chế độ tàn bạo, hạch sách mà những kẻ thù tự xưng là bảo hộ ta, bắt ta phải chịu... Năm 1407, Tầu đánh nhau với ta, nhờ ý chí độc lập và lòng khát khao tự do hơn là nhờ quân đông, sức mạnh, nước Nam đã thắng...” [37, tr.79, 80]. Đọc những dòng nêu trên, viết cách đây 80 năm ta không chỉ thấy Người lên án một ông vua bù nhìn đã mất hết tác dụng đối với dân tộc, mà còn như thấy Người tổng kết lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước và nêu lên tư duy quân sự truyền thống của dân tộc. Khi trở thành lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Người lại càng quan tâm phát triển những kết quả tổng kết này và vận dụng trong hoạch định đường lối quân sự và chỉ đạo hoạt động quân sự. Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực quân sự , đã nhiều năm làm việc trực tiếp với Người nêu rõ “di sản quân sự oanh liệt độc đáo và phong phú của dân tộc ta, trải qua các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mang tính nhân dân suốt hơn 2000 năm: chống phong kiến phương Bắc xâm lược đã được Người kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo trong điều kiện mới” [24, tr.191]. Thực tiễn chiến tranh cách mạng ở nước ta đã chứng tỏ phong cách tư duy quân sự Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những tinh hoa quân sự Việt Nam. Hoàng Minh Thảo viết: “Người kế thừa truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa quân sự Đông – Tây kim cổ để tìm ra cách đánh phù hợp, giành thắng lợi cho cuộc chiến tranh cách mạng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1