LUẬN VĂN: Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La
lượt xem 115
download
Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị và ngoại giao,… được nhân dân tin tưởng, hưởng ứng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức, một trong những nguy cơ cản trở công cuộc đổi mới đất nước chính là tệ tham nhũng. Tham nhũng cùng với lãng phí đã gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, làm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La
- LUẬN VĂN: Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La MỞ ĐẦU
- 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị và ngoại giao,… được nhân dân tin tưởng, hưởng ứng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức, một trong những nguy cơ cản trở công cuộc đổi mới đất nước chính là tệ tham nhũng. Tham nhũng cùng với lãng phí đã gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước, làm băng hoại đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xâm hại trực tiếp công lý và công bằng xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, là nguy cơ đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đấu tranh nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng và đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, ngày càng tinh vi, xảo quyệt ở nhiều cấp, nhiều ngành. Thậm chí, tham nhũng đã ăn sâu vào tư duy và tác phong làm việc hàng ngày của một số cán bộ, công chức, làm giảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, gây bất bình trong nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ: Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn nghiêm trọng; kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm… Đã đến lúc chúng ta phải nhận thức đầy đủ tính chất, mức độ, những tác hại và biến quyết tâm chính trị thành những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng. Sơn La cũng chung tình trạng như cả nước. Hơn nữa, là một tỉnh miền núi khu vực Tây Bắc Bộ, kinh tế chưa phát triển, ngân sách và đầu tư còn dựa chủ yếu vào chi viện từ Trung ương thì tham nhũng càng đáng bị lên án. Trong những năm gần đây tham nhũng ở Sơn La có những biểu hiện phức tạp, nhất là tham nhũng trong các cơ quan hành chính của Nhà nước. Vì thế, nghiên cứu đề tài "Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Sơn La" mang tính cấp bách.
- 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phòng chống tham nhũng hiện nay được đông đảo mọi người quan tâm vì nó mang tính thời sự và thực tiễn. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tham nhũng của nhiều học giả, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International), Ngân hàng thế giới (World Bank). Ở Việt Nam đã nhiều học giả, nhà chính trị quan tâm đến vấn đề nhạy cảm này và đã có nhiều bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng như: - "Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Singapo", của Trần Anh Tuấn, Ban Nội chính Trung ương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007. - "Tham nhũng cũng có sứ mệnh" của Nguyễn Sơn, Tuổi trẻ Online, 18/8/2006. - "Truy tố 665 đảng viên vi phạm pháp luật ", Thông tấn xã Việt Nam 8/2007. - "Nguyên tắc xử lý tham nhũng", Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 21/8/2007, cập nhật lúc 14h56’. - "Công chúc và tham nhũng - kinh nghiệm của một số nước trên thế giới", của T. Ngoai, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 21/8/2007, cập nhật lúc 17h38’. - "Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực", của Vũ Quốc Tuấn, Báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, ngày 28/9/2006. Đề tài khoa học cấp Bộ: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo Luật Phòng, chống tham nhũng" do Tiến sĩ Trần Ngọc Liêm, Phó vụ trưởng Vụ IV, Thanh tra Chính phủ làm Chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu tháng 7/2007. Trong các cơ sở đào tạo cũng đã có một số luận văn nghiên cứu về tham nhũng, lãng phí như luận văn: "Một số giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ĐakLak", của Phạm Xuân Lĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006; luận văn: "Giải pháp phòng, chống
- thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Thanh Hóa", của Lê Văn Tuấn, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2008... Riêng đề tài phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La chưa được nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiện tượng tham nhũng trong xã hội hiện nay. Đánh giá thực trạng phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và trong cơ quan hành chính nhà nước tại Sơn La nói riêng. Với mục đích trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cách nhìn nhận của thế giới, quan điểm của Đảng ta về vấn đề tham nhũng hiện nay. Quan niệm của C. Mác, V.I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tham ô lãng phí, nghiên cứu kinh nghiệm đấu tranh chống tham nhũng ở một số nước, đặc biệt là bài học kinh nghiệm của Singapo. - Tập trung làm rõ những đặc điểm, tình hình, mức độ nghiêm trọng của tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay qua thực tiễn Sơn La. - Nghiên cứu tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh xử lý một số vụ tham nhũng của công chức trong những năm gần đây ở Sơn La. - Đưa ra các giải pháp phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng hiện nay: trên cơ sở định hướng chung của Nhà nước, đề tài kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng tại Sơn La. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức thủ đoạn tham nhũng; Công tác phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La. Phạm vi nghiên cứu: Các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La.
- Đề tài nghiên cứu một số biện pháp phòng, chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước, thực trạng hiện nay về các hành vi tham nhũng phổ biến của cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh tại Sơn La. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay (tài liệu chủ yếu từ khi Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực thi hành 01/6/2006). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tường Hồ Chí Minh; các phương pháp khoa học chủ yếu được vận dụng trong luận văn gồm: Phương pháp phân tích tư duy, hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia. 6. Đóng góp khoa học của luận văn Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước. Chứng minh hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Sơn La có diễn biến phức tạp do các nguyên nhân: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới ở Sơn La. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Quan niệm về tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1.1. Quan niệm về tham nhũng Tham nhũng là hiện tượng xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người được nhiều học giả và các tổ chức quan tâm nghiên cứu. Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, nguồn gốc sâu xa của tệ tham nhũng là sự gặp nhau của hai nhân tố: quyền lực công và lòng tham của cá nhân. C. Mác cho rằng, để tồn tại và phát triển trong xã hội còn phân chia giai cấp xuất hiện những cơ quan quyền lực có chức năng điều hòa những lợi ích của những nhóm người khác nhau, thậm chí đối lập nhau để hình thành một trạng thái cân bằng chung. Tuy nhiên, quyền lực của những cơ quan đó lại chỉ có thể hiện diện và được thực thi thông qua hành động của những con người cụ thể nắm quyền lực trong các cơ quan đó. Trong khi đó mỗi con người đều hành động dưới sự hướng dẫn của nhu cầu cá nhân mà nhu cầu cá nhân lại luôn lớn hơn khả năng có thể tự thỏa mãn của họ. Vì thế, một số người nắm quyền lực nảy sinh động cơ tận dụng đến mức cao nhất quyền lực do địa vị xã hội, chức vụ nhà nước giao để thỏa mãn một cách không chính đáng nhu cầu của họ. C. Mác nói rằng: "Lịch sử loài người là lịch sử của những con người hành động nhằm theo đuổi những mục đích của mình, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình". Sự lạm dụng quyền lực công cho để thỏa mãn nhu cầu cá nhân là tham nhũng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần đề cập đến hiện tượng tham nhũng. Người cho rằng, tham ô "là lấy của công làm của tư. Là gian lận tham lam", "tham ô là trộm cướp". Theo Hồ Chí Minh, đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: ăn cắp của công làm của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của
- chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là "ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế" [18, tr. 488]. Điểm đặc trưng của hành vi tham ô theo Hồ Chủ tịch chính là việc biến "của công" thành "của tư". "Của công" chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. "Của tư" không chỉ là tài sản riêng của một cán bộ, công chức mà còn là tài sản chung của bộ phận nhưng không dành phục vụ mục đích chung, chỉ dành làm của riêng, quỹ riêng cho một tập thể, một địa phương. Sâu sắc hơn nữa, Hồ Chủ tịch còn chỉ ra hình thức tham ô tinh vi, rất khó nhận thấy trong cuộc sống đời thường, đó là "tham ô gián tiếp", tức hiện tượng cán bộ Chính phủ, dù được nhân dân trả lương hàng tháng đều đặn, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này, trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ của Chính phủ, của nhân dân [18, tr. 436]. Theo tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng thì "Tham nhũng - đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng" bao gồm những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, trộm cắp tài sản của Nhà nước, hoặc lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng thông qua việc sử dụng không chính thức địa vị chính thức của mình, hoặc tạo ra xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi. Với cách xem xét như vậy, quan niệm của Liên hợp quốc về tham nhũng đã vượt ra ngoài giới hạn của tệ hối lộ. Ban Tổng thư ký Liên hợp quốc, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác nhau, cho rằng, tham nhũng bao hàm trong các hành vi sau: - Hành vi ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản của nhà nước mà chủ thể của hành vi đó là những người có chức có quyền; - Lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử dụng các qui chế chính thức một cách không chính thức;
- - Mâu thuẫn không cân đối giữa lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội với những món lợi tư riêng. Theo quan niệm này, tham nhũng xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau như các cuộc vận động chính trị không minh bạch, đối xử thiên vị nhằm vụ lợi, chế độ bảo hộ mậu dịch có lợi cho nhóm ủng hộ, bố trí lãnh tụ chính trị và quan chức nhà nước vào các hãng tư nhân hoặc liên doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng bằng ngân sách nhà nước hay bố trí vốn vay của các tổ chức quốc tế có lợi cho nhóm hối lộ nhà nước, biến tấu tài sản của Nhà nước thành tài sản của công ty cổ phần, làm tiền trên cơ sở nắm được thông tin về sự kết cấu của các tổ chức, đơn vị phạm pháp, lợi dụng việc nắm rõ thông tin về chính sách của Nhà nước để đầu cơ trục lợi… Theo định nghĩa của Ban Nghiên cứu thuộc Hội đồng Châu Âu thì tham nhũng bao gồm hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi nào khác của những người được giao thực hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc khu vực tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi ích bất hợp pháp nào đó cho cá nhân hoặc cho người khác. Trong cuốn "Poliical Corrupion: A han Book" (Oxford,1989) Giáo sư J. Nai quan niệm rằng: Tham nhũng bao hàm trong nội dung của nó cả tệ nạn hối lộ (nấp dưới hình thức "thù lao" để quyến rũ những người đang bị mắc nợ), tệ gia đình chủ nghĩa (sự ban ơn, bao che trên cơ sở những quan hệ cá nhân) và sự chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản công cộng để biến tài sản đó thành của riêng cá nhân. Ở nước ta hiện nay thuật ngữ tham nhũng được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chưa đạt tới sự thống nhất về quan niệm. Từ điển Tiếng Việt ghi rằng, "tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của" [37]. Theo quan niệm này tham nhũng gồm hai hành vi phối hợp với nhau: nhũng nhiễu của người có quyền hành và thu lợi bất chính từ lạm dụng quyền hành đó. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì mục đích vụ lợi" [26, Điều 1 khoản 2]. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người trong khu vực nhà nước (các cơ
- quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước). Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau như vậy nhưng nhìn chung, có hai loại quan niệm khá phổ biến về tham nhũng. Quan niệm thứ nhất hiểu tham nhũng theo nghĩa rộng bao gồm mọi hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Chủ thể của hành vi tham nhũng có thể là cán bộ, công chức nhà nước, viên chức hoặc những người làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và khu vực tư nhân. Quan niệm thứ hai hiểu tham nhũng theo nghĩa hẹp, là hành vi sử dụng quyền lực được Nhà nước hoặc tổ chức chính trị hưởng lương ngân sách nhà nước giao phó không theo đúng mục đích đã đề ra, không vì lợi ích công mà vì lợi ích cá nhân hoặc nhóm cá nhân có quan hệ lợi ích với nhau. Việc xác định rõ ràng và có quan niệm đúng đắn về tham nhũng là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm tính hiệu quả trong đấu tranh phòng và chống lại tệ nạn này. Trong điều kiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta còn nhiều cam go, phức tạp thì sự thống nhất trong quan niệm về tham nhũng là rất cần thiết. Tiếp thu những điểm hợp lý trong những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, tham nhũng hiện nay không chỉ trong phạm vi quyền lực công mà còn mở rộng đến khu vực tư và về cơ bản một hành vi được coi là tham nhũng là hành vi sử dụng quyền lực của tổ chức giao phó nhưng chủ thể được giao nhiệm vụ sử dụng nó như một công cụ để trục lợi cho mình và cho người khác. 1.1.2. Một số hình thức tham nhũng chủ yếu trong cơ quan hành chính nhà nước 1.1.2.1. Những hình thức tham nhũng trực tiếp trong cơ quan hành chính nhà nước
- Tham nhũng trực tiếp là loại tham nhũng thể hiện dưới hình thức công chức nhà nước đẩy nhanh việc thực hiện một quyền cụ thể nhất định hoặc để giúp công dân hoặc tổ chức nào đó đạt được một quyền xác định mà vốn dĩ họ có quyền được hưởng nhằm thu lợi từ những người thụ hưởng quyền đó. Hình thức tham nhũng này thể hiện dưới nhiều hình thái có sự biến tấu khác nhau. - Công chức nhà nước nhận tiền để giúp công dân nào đó có được các loại giấy tờ chứng nhận của Nhà nước mà anh ta có quyền được cấp, nghĩa là công dân đó có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận, nhanh hơn thay vì để công dân đó chờ đợi, xếp hàng theo đúng quy định. Đây là loại tham nhũng trực tiếp phổ biến và ít nguy hiểm nhất trong các cơ quan hành chính nhà nước. - Công chức phụ trách thụ lý giải quyết thủ tục cấp các loại giấy phép (xây dựng, hoàn công, đăng ký kinh doanh, nhất là các ngành nghề nhạy cảm, v.v...) cố ý gây khó dễ, tạo ra các khó khăn giả tạo như bắt "khổ chủ" đi lại xác nhận và chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần, kéo dài thời gian trả hồ sơ với lý do không chính đáng, đưa qua nhiều bộ phận, các bộ phận xử lý tắc trách chồng chéo kéo dài thời gian gây phiền hà cho "khổ chủ". Tất cả những hành vi đó là nhằm buộc "khổ chủ" phải "biết điều", tức phải kèm theo một bao thư (có tiền) để "lót tay" cán bộ công chức khi nộp hồ sơ. Khi đó hồ sơ sẽ được giải quyết nhanh chóng tùy theo số tiền trong bao thư nhiều hay ít. Đây là loại tham nhũng điển hình và khá lộ liễu trong các cơ quan hành chính ở Việt Nam hiện nay. Khi xếp vào loại tham nhũng trực tiếp người ta thường gọi loại tham nhũng này là nhũng nhiễu, gây phiến hà để vòi tiền. Cách thức thực hiện tham nhũng là tạo ra các tiền lệ, các loại lệ thỏa thuận ngầm, không công khai về "phí dịch vụ nhanh" mà cá nhân và pháp nhân khi đến cơ quan hành chính để giao dịch phải tự hiểu, hoặc có "chân gỗ" hướng dẫn, chỉ bảo. - Một loại tham nhũng phổ biến nữa trong cơ quan hành chính là thông qua thỏa thuận giữa cá nhân hoặc pháp nhân với người trung gian thường gọi là "cò hành chính". Cá nhân, pháp nhân phải chi một số tiền tùy theo thỏa thuận với "cò" để thực hiện các giao dịch hành chính một cách thuận lợi. Đây là loại tham nhũng trực tiếp nhưng có sự tham gia của người trung gian. Cũng có trường hợp cán bộ công chức trực tiếp thỏa thuận ngoài giờ
- làm việc để kiếm thêm thu nhập mà lẽ ra trách nhiệm này anh ta phải thực hiện trong giờ hành chính. - Đáng báo động trong cơ quan hành chính hiện nay và có thể đưa vào tham nhũng trực tiếp đó là tham nhũng trong việc "mua quan, bán chức", là mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới trong công tác tổ chức cán bộ. Cán bộ lãnh đạo cấp trên sẽ thông tin lấp lửng cho một vài cấp dưới biết, rằng hiện nay đang có nhu cầu bổ nhiệm một chức danh lãnh đạo trong cơ quan, họ gợi ý cho một vài công chức biết và nói "tôi thấy cậu có thể đảm đương được chức danh đó... hãy cố gắng lên nhé...". Thế là các công chức hám danh được gợi ý đua nhau "chạy chọt" biếu "sếp" tiền, quà, "sếp" chỉ việc thu bổng lộc, ai nhiều hơn sẽ là người chiến thắng. Đây cũng là loại tham nhũng trực tiếp nguy hiểm, là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa cán bộ. - Nhưng loại tham nhũng trực tiếp nguy hiểm nhất là vi phạm các quy định của pháp luật, hoặc việc thực thi pháp luật mang nặng tính thiên vị một cách có tổ chức. Đây là loại tham nhũng được nói nhiều nhất trong cơ quan hành chính. Loại tham nhũng này đòi hỏi có sự hợp tác giữa cấp trên và cấp dưới vì hành vi tham nhũng phải do nhiều do công chức tham gia mới thực hiện được (đòi hối lộ để vi phạm các quy định). Hậu quả trực tiếp nghiêm trọng nhất của loại tham nhũng này là các luật, pháp lệnh, nghị định và chính sách của nhà nước không được thực hiện một cách nghiêm túc. Một cách tiếp cận mang tính biếm họa khác đối với vấn đề này là ở góc độ luật pháp, chế độ sai chậm được sửa chữa nên đối với người dân và xã hội, tốt hơn là những chính sách đó không nên thực hiện, vì thế tham nhũng để thực hiện sai lại được chấp nhận khiến tệ nạn tham nhũng tràn lan mà không bị phê phán. Thừa nhận loại tham nhũng này sẽ làm đảo lộn trật tự kỷ cương, pháp luật bị xem thường hoặc mất tác dụng. Nói tóm lại, tham nhũng trực tiếp là hành vi công chức nhận tiền của người khác để hoàn thành công việc thuộc trách nhiệm phải làm của họ, bất kể đó là việc làm sai quy định hay làm công việc đó nhanh hơn thường lệ. Mức độ thường xuyên và phổ biến của loại tham nhũng này là một bằng chứng chứng tỏ năng lực và mức độ hiệu quả trong cơ quan hành chính của nhà nước thấp. Tham nhũng trực tiếp chỉ ra năng lực yếu kém hoặc
- chất lượng phục vụ tồi trong cơ quan hành chính. Tệ hại hơn, công chức có thể tạo ra sự khan hiếm dịch vụ hành chính giả tạo nhằm tăng "giá" dịch vụ thu lời và phân phối lại bổng lộc thông qua đường dây của họ. Nói một cách khác, tham nhũng trực tiếp là loại tham nhũng thông qua thỏa thuận (có thể bằng lời nói và gợi ý ngầm bằng hành động) để trục lợi trong các giao dịch giữa công dân, pháp nhân với cơ quan công quyền. 1.1.2.2. Tham nhũng gián tiếp trong cơ quan hành chính nhà nước Tham nhũng gián tiếp là loại tham nhũng không phổ biến như tham nhũng trực tiếp nhưng gây thiệt hại rất lớn về công sản, tài nguyên, giá trị tinh thần, niềm tin của công chúng vào Nhà nước, thậm chí có thể làm lung lay cả thể chế và chế độ chính trị. Tham nhũng gián tiếp thường biểu hiện dưới các hình thức sau: - "Bẻ cong pháp luật". Đây là hành vi cố tình thay đổi các quy định của pháp luật có lợi của những kẻ tham nhũng. Ví dụ, một số công chức cấp cao có thể bằng các quy định của pháp luật để ưu tiên phân cấp, xây dựng quy chế và quy hoạch cho một hòn đảo hoang vu, một vùng đất khô cằn thành một quần thể du lịch, một nhà máy, hay một khu công nghiệp sầm uất nhằm nâng giá trị đất đai lên gấp hàng trăm lần, qua đó nâng giá tài sản của mình bằng cách tăng giá các lô đất đã mua của họ trong khu vực đó. - Tác động đến nội dung chính sách nhà nước có lợi cho một số người nào đó. Ví dụ, các chính khách nhận tiền của nhóm đầu cơ chính trị hoặc nhóm doanh nhân rất có thế lực để hướng đại biểu Quốc hội thông qua các điều luật có lợi cho họ. Nói cách khác, các chính khách này nhận tiền để lèo lái cơ quan nhà nước ban hành các chính sách phục vụ một thiểu số những kẻ có thế lực và tiền chứ không phải phục vụ lợi ích của nhân dân nói chung. Việc ráo riết vận động hành lang Quốc hội là một hoạt động được coi là hợp pháp và chính đáng ở nhiều nước. Tuy nhiên, nếu lợi dụng sự vận động đó để có được các chính sách gây thiệt hại cho lợi ích xã hội, nhất là người được vận động lại nhận tiền, quà từ người đi vận động thì đó là hành vi tham nhũng, hành vi xấu cần phải phòng ngừa.
- Cả hai loại tham nhũng trực tiếp và gián tiếp trong cơ quan hành chính nhà nước ở nhiều nước rất nghiêm trọng khiến công chúng phẫn nộ. Để xây dựng một nhà nước tốt, trong sạch, chiếm được lòng tin của nhân dân, cần phải chống tham nhũng với quyết tâm cao. 1.1.3. Nguyên nhân tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước Dù có sự khác nhau trong cách lý giải về nguồn gốc tham nhũng, nh ưng đa số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng, tham nhũng là một hiện tượng có tính chất phổ biến của mọi nhà nước, dưới mọi chế độ khác nhau, là căn bệnh bẩm sinh của quyền lực. Tham nhũng là nơi gặp gỡ của lòng tham và quyền lực công, khi quyền lực công không được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được một số nguyên nhân dẫn đến tham nhũng trên khía cạnh sau: * Nguyên nhân xuất phát từ mức sống thấp của công chức Thực tế cho thấy một nghịch lý, ở những nước kém phát triển, mức sống của dân cư thấp, thì nạn tham nhũng lại có biểu hiện trầm trọng hơn ở các nước phát triển. Lý giải điều này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mức lương thấp là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến công chức tham nhũng. Bởi vì, xét cho cùng công chức cũng là con người, cũng có nhu cầu cá nhân, gia đình và các mối quan hệ xã hội khác. Làm việc trong bộ máy hành chính của Nhà nước cũng là hành nghề và do đó cần có thu nhập. Khi trình độ phát triển kinh tế thấp, ngân sách nhà nước quá eo hẹp, Nhà nước chỉ có thể trả mức lương cho công chức không những thấp hơn khu vực tư nhân, mà còn thấp hơn mức cho phép người công chức có cuộc sống ở mức trung bình cao của xã hội thì công chức có động cơ lợi dụng chức quyền để tìm kiếm thêm thu nhập bổ sung. Nếu đi cùng với mức lương thấp là kỷ luật công chức lỏng lẻo thì nạn tham nhũng càng có cơ hội phát triển. Ngay cả khi mức trừng phạt công chức tham nhũng cao, vì cuộc sống hàng ngày, nhất là các công chức gặp hoàn cảnh khó khăn, cần tiền, họ có thể đánh đổi công danh, sự nghiệp lấy đồng tiền cung cấp cho gia đình. Hơn nữa, với mức lương thấp, người công chức có thể còn coi việc sử dụng quyền
- lực để có thu nhập thêm là một "bổng lộc" cho cương vị của họ. Khi mức lương của công chức cao và ổn định hơn khu vực tư nhân và công chức có cuộc sống khá giả nhờ đồng lương đó, đồng thời họ lại có địa vị xã hội do công việc đem lại thì họ sẽ ngần ngại hơn khi tham nhũng vì sợ bị mất việc, mất địa vị xã hội. * Trình độ quản lý thấp và kỷ luật lỏng lẻo của bộ máy quản lý nhà nước Ở các nước có chế độ quản lý thấp, pháp luật chưa hoàn thiện thì công chức tham nhũng ít có khả năng bị phát hiện và ít bị trừng phạt nên tham nhũng có cơ hội tồn tại và phát triển. Tình trạng các cơ quan nhà nước buông lỏng kiểm tra, quan liêu, bất lực trong xử lý sai sót của công chức sẽ dẫn đến tình trạng tham nhũng trở thành "lệ", mọi người bàng quan với nạn tham nhũng, do đó nhóm người nắm quyền lực sẽ lợi dụng công vụ để mưu cầu lợi ích cho riêng họ. Thậm chí, nếu Nhà nước bất lực trong việc thực thi pháp luật, nhất là pháp luật trừng trị "quan tham" thì các nhóm lợi ích này sẽ thiết lập mạng lưới thực hiện hành vi tham nhũng một cách hệ thống và có tổ chức nhằm lũng đoạn xã hội. Thông qua sự dọa nạt đi đôi với hối lộ nhóm lợi ích này sẽ bao vây, phong tỏa công chức, buộc công chức phải làm việc cho họ. Ngoài ra, nếu kỷ luật trong cơ quan nhà nước lỏng lẻo, công chức, do không sợ bị trừng phạt, dễ đồng lòng cùng kẻ hối lộ khiến tham nhũng nảy sinh. * Quá trình chuyển đổi cơ chế, sự tồn tại và đan xen không rõ ràng giữa cái mới và cái cũ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tham nhũng Quá trình chuyển đổi cơ chế sẽ dẫn đến sự mất dần đi của cái cũ và sự lớn dần lên của cái mới. Tuy nhiên, khi các nhân tố mới còn yếu ớt, nhân tố cũ còn mạnh thì cuộc đấu tranh cũ, mới sẽ rất khó khăn. Các công chức ủng hộ cái cũ sẽ nhân cơ hội mà thu hoạch và vơ vét. Công chức ủng hộ cái mới còn chưa tạo dựng được cơ sở để nuôi quân mình nên dễ làm cho những người ủng hộ hoang mang. Tình trạng "tranh tối tranh sáng" khiến cho nhiều công chức tham lam, lợi dụng sự chưa rõ ràng của pháp luật để nghiêng về quyền lợi của cá nhân, phường, hội và làm nảy sinh hành vi tham nhũng. * Nguyên nhân xuất phát từ sức cám dỗ của các cơ hội có thể tham nhũng trong
- nền kinh tế thị trường hiện đại Trong nền kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân được coi trọng và động lực tìm kiếm lợi nhuận tối đa của giới kinh doanh được ủng hộ. Trong bối cảnh đó, một số nhà kinh doanh, vì muốn được Nhà nước trao cho cơ hội tốt hơn đối thủ cạnh tranh nên tìm mọi cách mua chuộc, hối lộ công chức. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, Nhà nước tham gia sau vào điều tiết, quản lý nền kinh tế. Thậm chí Nhà nước còn xuất hiện với tư cách người mua lớn, người bán lớn. Nếu có được mối quan hệ thân thiện với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp sẽ có được lợi thế trong vận động chính sách cũng như trong chiếm lĩnh thị trường nhà nước. Đây là cơ hội để công chức có thể sử dụng quyền lực ban hành chính sách hay quyết định mua bán có lợi hay không có lợi cho một nhóm lợi ích nào đó. Để đảm bảo chính sách của Nhà nước luôn có lợi cho mình, doanh nghiệp dùng tiền vận động hành lang, công chức lợi dụng tác động của chính sách nghiêng về đâu để nhận tiền của doanh nghiệp... Ngoài ra, môi trường cạnh tranh khốc liệt, sự ngự trị của đồng tiền có thể làm cho người sản xuất kinh doanh lóa mắt đi đến chỗ coi nhẹ các tiêu chuẩn đạo đức, tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận do đó gia tăng áp lực hối lộ đối với công chức nhà nước. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, các giá trị xã hội bị đảo lộn, mọi người đều bị sức ép của việc kiếm thật nhiều tiền, tâm lý mọi việc đều có thể mua bán.... cũng dễ đẩy công chức vào con đường tham nhũng để có cuộc sống vật chất tốt hơn. * Nguyên nhân do ảnh hưởng của tập quán văn hóa Trong tâm lý xã hội của người Á Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, có rất nhiều khía cạnh khiến cho tệ tham nhũng mà biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp hối lộ có cơ sở tồn tại và phát triển. Chuyện biếu xén quà cáp khi có sự kiện quan trọng nào đó xảy ra trọng cuộc sống của công chức nh ư đám cưới, đám ma, ốm đau, làm nhà...được coi là một nét văn hoá trong tình cảm của người Việt Nam có thể vượt giới hạn để biến thành hối lộ. Trong dân gian cũng như trong hoạt động quan trường thì quà cáp cho công chức dường như là điều được dễ dàng chấp nhận. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy có đến
- 41% số người dân được hỏi cho rằng việc đưa quà cáp chỉ là biểu hiện của sự biết ơn người đã giúp đỡ mình giải quyết công việc chứ không nhằm bẻ cong pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, vì nhận biết được tình cảm của người đưa quà, nên theo đúng tập quán, công chức phải có nghĩa vụ trả ơn. Nhiều khi sự trả ơn đó lại là một hành vi không đúng quy định, khi đó quà và hành vi trả ơn của công chức có thể trở thành tham nhũng, hối lộ. Trong tâm lý chung của người dân Việt Nam và Trung Quốc, việc học hành được đồng nhất với điều kiện để làm quan. Vì học hành là quá trình gian khổ và tốn phí ch ưa được bù đắp về phía người học, nên khi đỗ đạt được làm quan, công chức phải bù đắp chi phí học hành bằng bổng lộc. Vì thế, tâm lý coi làm công chức phải có bổng, lộc ngoài lương, tức thu nhập ngoài quy định, là bình thường. Đây cũng là cơ hội để hành vi nhận bổng, lộc biến thành hành vi tham nhũng. * Nguyên nhân từ cơ chế kiểm tra, giám sát của Nhà nước, của xã hội đối với công chức Về mặt lý thuyết quản lý, để tạo môi trường giảm cơ hội tham nhũng và gây sức ép buộc công chức phải tự kiểm soát mình nhằm chống lại sự cám dỗ của tiền bạc, phải thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát công chức. Trong thực tế, kiểm tra, giám sát công chức là việc làm phức tạp, nhiều cơ quan nhà nước có xu hướng buông lỏng. Khi không bị giám sát, kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt, công chức dễ sa ngã, dễ bị mua chuộc để đi vào con đường tham nhũng. Hơn nữa, khi đã trót tham nhũng một lần, công chức có thể bị áp lực của người đi hối lộ mà ngày càng dấn sâu thêm vào con đường tham nhũng. Ở các nước mà hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động kiểm tra, giám sát của bộ máy nhà nước kém hiệu quả thì công chức khó bị kỷ luật, khó bị bãi miễn nên dễ dàng đi vào tham nhũng hơn. Một quốc gia quản lý tốt phải có bộ máy kiểm tra nhà nước tốt. Khi đó mọi lỗi lầm của công chức đều bị trừng phạt nên công chức sẽ tự kiềm chế hơn trước các cơ hội tham nhũng. * Nguyên nhân từ sự thiếu rèn luyện và trau dồi đạo đức của công chức Phẩm chất đạo đức của công chức là biển chỉ đường giúp cho công chức không
- đi chệch vào con đường tham nhũng. Tuy nhiên, nếu môi tr ường công tác trong cơ quan nhà nước và môi trường đạo đức xã hội chung không coi trọng việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức công chức thì người công chức sẽ sao nhãng việc rèn luyện và trau dồi đạo đức làm xuất hiện các công chức thoái hóa. Đối với những công chức thoái hóa, tiêu chuẩn đạo đức bị đảo ngược, họ coi quyền lực của Nhà n ước là quyền lực của riêng họ, coi mình đứng trên người khác, tự cho phép hành động theo suy nghĩ và nhu cầu của họ. Hành vi của những người này gây nên tình trạng tham nhũng cố ý, rất nguy hiểm cho Nhà nước và xã hội. Đồng thời với việc xuất hiện công chức cố ý tham nhũng, cũng xuất hiện những kẻ a dua, vụ lợi ủng hộ, che giấucho công chức tham nhũng để cùng nhau chia lợi. Đây là nguyên nhân không phổ biến, nhưng thường là nguyên nhân chính của các vụ tham nhũng nghiêm trọng. * Nguyên nhân từ công tác quản lý công chức Công chức là một nghề đặc biệt, ở đó người công chức không hành động nhân danh họ mà nhân danh Nhà nước, vì thế cần phải có chế độ chính sách và tiêu chuẩn hành nghề riêng cho họ. Trước hết, công tác tuyển chọn và đào tạo ban đầu phải được chú trọng để đảm bảo có được các công chức dự bị đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức, kỹ năng và kỷ luật làm việc. Nếu công việc này bị xem nhẹ sẽ đưa vào cơ quan nhà nước các công chức có động cơ tham nhũng ngay từ đầu thì việc sử dụng và quản lý họ sẽ vô cùng khó khăn. Chính sách cán bộ đối với công chức phải được thiết kế sao cho công chức an tâm và tận tụy, trung thành với nhà nước. Nếu không công chức sẽ tìm kiếm cơ hội lợi dụng chức quyền vụ lợi cho họ. Công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra công chức phải được tiến hành thường xuyên để tạo rào cản đối với hành vi tham nhũng. Nếu buông lỏng việc này tệ tham nhũng sẽ tự do phát triển khi có cơ hội. Việc sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ phải chú ý đến loại bỏ cơ hội tham nhũng, nếu không sẽ lâm vào tình trạng công chức không tự vệ được trước sức tấn công
- của tệ tham nhũng... * Nguyên nhân từ bộ máy hành chính nhà nước Trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước, quyền hạn được phân cấp tương xứng với trách nhiệm thì sẽ ít cơ hội cho công chức tham nhũng vì khi sai sót xảy ra có thể truy cứu người chịu trách nhiệm do đó công chức sẽ ít động cơ tham nhũng hơn. Tuy nhiên nếu trách nhiệm không được phân định rõ ràng, quyền lực được giao một cách không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng công chức làm sai không phải chịu trách nhiệm hoặc trốn được trách nhiệm của mình. Khi đó tệ tham nhũng có điều kiện phát triển. Tham nhũng dễ dàng nảy sinh trong lĩnh vực phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, ở các cơ quan nhà nước còn duy trì tình trạng thủ tục hành chính phức tạp, khó tiếp cận thì công chức càng có cơ hội để vòi vĩnh công dân khi thực thi trách nhiệm của họ. * Nguyên nhân từ sự kiểm tra, giám sát của xã hội đối với công chức Trong các xã hội thiếu dân chủ, công chức không phải thực thi trách nhiệm công khai, minh bạch và giải trình trước công dân sẽ có môi trường an toàn khi tham nhũng vì hành vi tham nhũng của họ khó được phát hiện. Việc kiểm soát và minh bạch hóa thu nhập và tài sản của công chức nếu thiếu cơ chế thực hiện hiệu quả thì không hỗ trợ đủ mức cho việc xử phạt công chức tham nhũng do đó không đủ mạnh để ngăn chặn tệ tham nhũng trong công chức. Ngoài ra, tình trạng yếu kém của các cơ quan ngôn luận, điều tra, xử án, thái độ thờ ơ của dân chúng cũng là những chất xúc tác làm cho tệ tham nhũng khó bị loại trừ. * Nguyên nhân từ quyết tâm chính trị của cá nhân và cơ quan chống tham nhũng Tham nhũng là căn bệnh của chính nhà nước và công chức. Khi trị bệnh, có thể dẫn tới suy giảm uy tín nhà nước cũng như ảnh hưởng tới đời sống của công chức. Do đó nhiều cơ quan nhà nước và công chức ngại đấu tranh chống tham nhũng. Vì thế, nếu cơ quan chống tham nhũng không đủ quyền lực, quyết tâm chính trị của cơ quan chống tham
- nhũng không đủ mức thì tệ tham nhũng không được chữa trị kịp thời, ngược lại càng có cơ hội tác oai, tác quái hơn. 1.2. PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.2.1. Tác hại của tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước Tham nhũng là căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn ngay trong cơ thể của Nhà nước, nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây rất nhiều tác hại mà một số tác hại chính là: * Tham nhũng làm sai lệch hoạt động của cơ quan nhà nước dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt - Tham nhũng có thể làm cho công chức không thực hiện đúng nhiệm vụ do nhà nước giao. Ví dụ, để làm lợi cho ai đó, công chức có thể vạch chính sách, kế hoạch, quy hoạch không hiệu quả dẫn đến lợi ích chung của xã hội bị suy giảm. Hoặc tham nhũng làm cho cán bộ thuế đối xử không công bằng đối với người nộp thuế, vừa làm mất uy tín của Nhà nước, vừa làm thất thu ngân sách nhà nước… - Tham nhũng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như nghiệm thu cầu, đường không đúng chất lượng gây đổ vỡ, tai nạn; tham nhũng làm mất tài sản nhà nước vào tay tư nhân khi giao đất giá rẻ… - Tham nhũng gây ách tắc công việc. Ví dụ việc cố tình trì hoãn làm thủ tục thông quan hàng hóa làm chậm quá trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp; chậm làm thủ tục hành chính gây mất thời gian chờ đợi của dân cư hoặc buộc dân cư phải mất thêm chi phí nếu như không muốn mất thời gian chờ đợi… * Tham nhũng làm hủy hoại khả năng quản lý hiệu quả và uy tín của Nhà nước Công chức tham nhũng là mắt xích hỏng trong dây chuyền quản lý nhà nước. Không những công chức tham nhũng làm hỏng công việc của họ mà còn gây tác hại xấu tới các khâu công việc khác do làm chậm tiến độ, tạo ra lỗ hổng trong dây chuyền hoặc làm cho khâu quản lý phía sau trở nên phi hiệu quả hoặc thậm chí vô ích. Chính vì tính
- chất liên hệ dây chuyền giữa cơ quan, công chức nhà nước tham nhũng với cơ quan nhà nước và công chức không tham nhũng nên người dân khó phát hiện đích danh ai, cơ quan nào tham nhũng. Hệ quả là họ gán tình trạng tham nhũng cho cả bộ máy nhà nước và mất lòng tin vào tất cả các cơ quan đó. Khi dân chúng mất lòng tin vào công chức và cơ quan nhà nước thì hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp, các xu hướng chống đối gia tăng trong khi chi phí quản lý không giảm. Đây là tình trạng xấu, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng của Nhà nước. * Tham nhũng bào mòn sự tín nhiệm của nhân dân đối với Nhà nước Nếu tình trạng tham nhũng kéo dài, trầm trọng và không có hy vọng có thể được giải quyết dứt điểm thì người dân buộc phải thay đổi hành vi của họ để thích nghi. Một bộ phận dân cư có tiền sẽ gia nhập đội ngũ những người đưa hối lộ để cải thiện tình trạng pháp lý của họ và do đó làm cho tình hình xấu thêm. Một bộ phận dân cư không có tiền sẽ phải chịu tình trạng pháp lý tồi tệ hơn do đó dễ nảy sinh tư tưởng chống đối, bạo loạn, thậm chí lật đổ. Trong bối cảnh đó các hành vi đạo đức tốt không được ủng hộ và duy trì, hành vi xấu ngự trị càng làm tăng bất bình đẳng xã hội và tâm lý bất bình. Chính vì thế niềm tin của nhân dân vào Nhà nước bị bào mòn và họ có xu hướng ủng hộ bất kỳ sự thay đổi nào đó miễn là thay đổi cung cách hành động của nhà nước hiện tại. * Tham nhũng làm tha hóa đội ngũ công chức Về bản chất, công chức là những người đại diện cho dân chúng hoặc được dân chúng thuê để làm các công việc có lợi cho xã hội. Nhưng khi tham nhũng công chức đã không thực hiện đúng chức năng của mình, đã ăn cắp thời gian và quyền lực được ủy quyền để làm lợi cho cá nhân hoặc bè nhóm. Do bản chất xấu của tham nhũng nên nó phải bị loại trừ. Hay nói cách khác, tham nhũng là hành vi trái đạo đức của công chức. Hơn nữa, nếu công chức tham nhũng không bị trừng phạt về mặt đạo đức và về mặt luật pháp, vô hình chung mọi người đều coi hành vi tham nhũng đó là "bình thường". Khi đã coi là bình thường thì nhiều công chức khác sẽ cho phép mình thực hiện. Tình trạng tham
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng và vận dụng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
48 p | 1654 | 388
-
Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra nhà nước theo luật phòng, chống tham nhũng
85 p | 338 | 117
-
Đề tài: Tội phạm tham nhũng - một số vấn đề lý luận, thực tế và những ảnh hưởng tới nền kinh tế, một số biện pháp đấu tranh phòng chống
24 p | 309 | 101
-
TIỂU LUẬN: Biện pháp phòng chống về tham nhũng và vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế
38 p | 416 | 97
-
LUẬN VĂN:Đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
138 p | 302 | 70
-
Đề tài: Các biện pháp phòng chống về tham nhũng và vấn đề tụt hậu xa hơn về kinh tế
42 p | 163 | 43
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng chống tham nhũng ở Việt Nam
26 p | 146 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách dân tộc từ thực tiễn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi
107 p | 84 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay
82 p | 73 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống lãng phí giai đoạn hiện nay
208 p | 42 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội tham ô tài sản từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội
85 p | 32 | 11
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Thẩm tra, xác minh trong hoạt động thanh tra - từ thực tiễn Thanh tra tỉnh Thái Nguyên
102 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự tham gia của nhân dân trong quản trị nhà nước ở Việt Nam hiện nay
110 p | 39 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra - Từ thực tiễn thanh tra huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn
110 p | 34 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò công tác xã hội trong việc phòng chống thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng
30 p | 42 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
21 p | 157 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tăng cường công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ
25 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn