Luận văn: Quá trình hình thành và hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Bình.
lượt xem 8
download
Có thể khẳng định rằng HTNH chính là hệ thần kinh, là trái tim, là mạch máu của nền kinh tế, sự lớn mạnh hay yếu kém của HTNH là dấu hiệu báo hiệu một cách rõ nét nhất trạng thái của nền kinh tế. Các NH mạnh, nền kinh tế mạnh. Ngược lại, các NH yếu, nền kinh tế sẽ yếu kém. Thậm chí nếu các NH đỗ vỡ nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng và sụp đỗ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Quá trình hình thành và hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Bình.
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân Luận văn Quá trình hình thành và hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Bình. Trang 1 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................ ................................ 1 1. Sự cần thiết của đợt thực tập. ............................................................................... 3 2. Mục đích của báo cáo. ......................................................................................... 4 3. Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 4 6. Kết cấu của bài báo cáo. ................................ ...................................................... 4 PH ẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THĂNG B ÌNH TỈNH Q UẢNG NAM ................................................................ ................................ 6 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam. ............................................. 6 1.1.1 Tên và địa chỉ của NHNo&PTNT chi nhánh................................ ...................... 6 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. .......................................... 6 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. ............................................................................................................ 7 1.2.1 Các lĩnh vực, nhiệm vụ NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh. ................................ ............. 7 1.2.2 Những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của NHNo&PTNN chi nhánh Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam............................................................................ 8 1.3 Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Thăng Bình......................... 9 1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý: ........................................................ 9 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: ............................... 10 1.4, Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình................................. ........................................ 12 1.4.1, Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm: ............................... 12 1.4.2, Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua các năm: ................................ .. 15 PH ẦN II: MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NHNo&PTNT HUYỆN THĂNG BÌNH................................................................ .............................. 22 2 .1 Nghiệp vụ thẩm định tín dụng ...................................................................... 22 2 .2 Nghiệp vụ thanh toán quốc tế ....................................................................... 24 2 .3 Nghiệp vụ Marketing ................................ ................................ ..................... 31 2.3.1 Chiến lược thâm nhập thị trường: ................................ ............................. 31 2.3.2 Công tác quảng bá, tiếp thị SPDV tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 31 2.4 Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 32 Trang 2 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân LỜI MỞ ĐẦU Có thể khẳng định rằng HTNH chính là hệ thần kinh, là trái tim, là mạch máu của nền kinh tế, sự lớn mạnh hay yếu kém của HTNH là dấu hiệu báo hiệu một cách rõ nét nhất trạng thái của nền kinh tế. Các NH mạnh, nền kinh tế mạnh. Ngược lại, các NH yếu, nền kinh tế sẽ yếu kém. Thậm chí nếu các NH đỗ vỡ nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng và sụp đỗ. 1. Sự cần thiết của đợt thực tập. Trong mấy năm trở lại đây nền kinh tế thế giới diễn biến rất phức tạp và khó lường, biểu hiện rõ nhất là vào năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây ra tác động to lớn đối với nền kinh tế thế giới cũng như đối với nền kinh tế của các quốc gia và nó đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay tất yếu nền kinh tế của nước ta cũng chịu một ảnh hưởng không nhỏ cùng với đó là tình hình thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, lạm phát ngày một gia tăng gây tác động không nhỏ đến sản xuất và đới sống của nhân dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, những hộ nghèo. Đứng trước tình hình đó, Chính Phủ đã kịp thời đưa ra các nhóm giải pháp, chính sách linh hoạt phù hợp với những thay đổi thực tế của từng thời kỳ nhằm mục đích ưu tiên hàng đầu không gì khác đó là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tạo nền tảng để từ đó có thể ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế. Thực hiện đường lối phát triển của Chính Phủ, trong các năm từ 2009 đến 2011hệ thống ngân hàng nói chung và NHNo&PTNN Chi nhánh Thăng Bình nói riêng bằng những cố gắng và nỗ lực vượt bậc của mình đã vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đ ược giao, cụ thể Chi nhánh bằng nhiều cách thức đã tổ chức huy động được khối lượng vốn lớn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế, hoạt động của Chi nhánh trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa ph ương phát triển, giữ được tín nhiệm trong kinh doanh với đối tác và khách hàng, xứng đáng là ngân hàng góp phần vào sự ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn huyện nhà. Với bản chất năng động của ngành, ban lãnh đạo khoa không áp dụng cách thức phân công cơ sở thực tập mà để tự sinh viên thấy nơi nào tốt nhất và phù hợp với mục đích của mình thì chọn và em cũng như thế đã lựa chọn NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thăng Bình. Là một sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, mặc dù đã được tiếp thu nhiều kiến thức từ phía quý thầy cô nhưng cũng không thể phủ nhận một điều là kỹ năng thực tế của chúng em vẫn còn rất nhiều hạn chế, nắm bắt được nguyện vọng của sinh viên, ban lãnh đạo khoa Tài chính – Ngân hàng & Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng em được tiếp cận thực tế, đến trực tiếp NH, đem những kiến thức đã đ ược học ứng Trang 3 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân dụng vào trong công việc thực tế, đây chính là ý nghĩa của đợt thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thăng Binh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại NH, các cán bộ, nhân viên trong phòng Dịch vụ & Marketing đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô giáo Bùi Thị Thu Ngân - n gười đã quan tâm theo dõi và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập cùng gia đình, người thân, bạn bè đã tạo điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo này. 2. Mục đích của báo cáo. Với ý nghĩa trên thì mục đích cơ bản của bảng báo cáo này là giúp sinh viên chúng ta tìm hiểu, làm quen với các vấn đề thực tế ở tổ chức kinh tế, về hoạt động tài chính, tiền tệ và NH. Đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của tổ chức đó. Từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá điểm mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt động mà chúng ta đã tiến hành phân tích. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đợt thực tập này là quá trình hình thành và hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Bình. 4. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đợt thực tập là tình hình hoạt động tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thăng BìnhTỉnh Quảng Nam trong 3 năm từ 2009 đến 2011. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được mục đích này phương pháp được sử dụng là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng làm nền tản xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, phương pháp thống kê dùng để thu thập số liệu, phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế, phương pháp so sánh để biết được sự tăng giảm một cách tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu qua từng năm, ngoài ra bài báo cáo còn sử dụng một số phương pháp khác. 6. Kết cấu của bài báo cáo. Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ và tài liệu tham khảo, bài báo cáo của em gồm 2 phần chính: Phần1: Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Bình. Phần2: Một số nghiệp vụ cơ bản của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Bình. Do thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên bài báo cáo của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý từ phía quý thầy cô và đơn vị thực tập để em có thể sữa chữa hoàn thiện bài báo cáo của mình được tốt hơn! Trang 4 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân Thăng Bình, ngày 21 tháng 05 năm 2012. Sinh viên thực hiện Nguyễn Công Năm Trang 5 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN H ÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH H UYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM 1 .1. Q uá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Huy ện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam. 1.1.1. Tên và địa chỉ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Tên pháp lý : Ngân hàng Nông n ghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thăng Bình. Tên tiếng anh : VIET NAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT BRANCH THANG BINH. Tên viết tắt : AGRIBANK THĂNG BÌNH SLOGAN : MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG Địa chỉ ngân hàng : 22 Trần Hưng Đạo—Thị Trấn Hà Lam Số điện thoại : 0510.3824266-0510.3825093 Fax : 0510.3823002 Webside : www.agribankthangbinh.com.vn Email : gribank@Agribankthangbinh.com.vn 1.1.2. Q uá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra đời đánh dấu bước phát triển mới của HTNH Việt Nam, từ đây HTNH Việt Nam được chia thành 2 cấp. Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng; các ngân hàng chuyên doanh (ngân hàng thương mại quốc doanh) thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thăng Bình là một chi nhánh cấp II trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1993. Thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của một NHTM là “ đi vay để cho vay “. Qua gần 20 năm.hoạt động, NHNo&PTNT huyện Thăng Bình đã bám sát chương trình phát triển của địa phương ở từng thời kỳ và đầu tư tín dụng đúng hướng, nhất là từ khi thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Chính phủ về “ một số chính sách TDNH (Tín dụng Ngân hàng ) phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, nghị quyết về Đại hội Đảng bộ và định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Kêt quả là đồng vốn của NH (Ngân hàng ) đã góp phần tạo điều kiện cho nhân dân ở địa phương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Trang 6 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân Trải qua bao thăng trầm, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình mới có được như ngày hôm nay. Nhìn lại chặng đường đã qua có thể khẳng định rằng chi nhánh đã và đang ngày một trưởng thành, phát triển vững bước đi lên. Chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao tại địa phương cũng như nhiệm vụ kinh doanh do ngành giao phó, kết quả về nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, tài chính tăng trưởng khá và ổn định, chất lượng tín dụng không ngừng được củng cố và ngày một nâng cao, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được tăng lên. Hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Bình với 1 hội sở chính và 4 phòng giao dịch; trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tạo được niềm tin nơi cấp ủy, chính quyền Tỉnh, giữ được tín nhiệm trong kinh doanh, xứng đáng là ngân hàng góp phần vào sự ổn định và phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện nhà. 1 .2. Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. 1.2.1. Các lĩnh vực, nhiệm vụ NHNo&PTNT chi nhánh H uyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh. Chi nhánh được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, chiết khấu thương phiếu- các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân h àng khác được NHNN Việt Nam cho phép. Các hoạt động chính: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác, phát hành kỳ phiếu để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn trừ những nhu cầu mà pháp luật cấm. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, thanh toán, dự thầu, thực hiện hợp đồng và các loại bảo lãnh khác theo quy định. - Kinh doanh ngoại hối. - Thanh toán chuyển tiền nhanh trong toàn quốc qua hệ thống chuyển tiền điện tử và thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. - Thực hiện một số nghiệp vụ mới của ngân hàng như: + Chi trả kiều hối, thanh toán thẻ MASTER CARD và VISA CARD. + Tư vấn đầu tư cho các dự án đầu tư bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. + Thu tiền mặt tại các cơ quan hoặc tại nhà theo yêu cầu khách hàng. Trang 7 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân 1.2.2. Những sản phẩm hà ng hóa, dịch vụ chủ yếu của NHNo&PTNN chi nhánh Huy ện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam. 1.2.2.1. Nhóm sản phẩm tiền gửi: - Tiền gửi (bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ): tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán), tiền gửi có kỳ hạn. - Tiền gửi tiết kiệm: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn thông thường, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo số dư, tiết kiệm tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bằng đồng Việt Nam đảm bảo giá trị theo vàng, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo USD, tiết kiệm dự thưởng. - Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. 1.2.2.2. Nhóm sản phẩm tín dụng: - Sản phẩm cho vay hộ gia đình, cá nhân: cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển (theo phương thức từng lần và hạn mức tín dụng) cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất và đời sống, cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho vay cầm cố chứng từ có giá. - Sản phẩm cho vay doanh nghiệp: cho vay vốn lưu động (theo phương thức từng lần và hạn mức tín dụng), cho vay dự án đầu tư, cho vay hợp đồng tài trợ. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bão lãnh dự thầu. - Chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng (hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc), chiết khấu các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu). 1.2.2.3. Nhóm sản phẩm thanh toán trong nước: - Cung cấp thông tin tài khoản. - Gửi tiền nhiều nơi, rút nhiều nơi. - Chuyển tiền. - Séc. - Dịch vụ kết nối quản lý tài khoản và thanh toán cho các công ty và nhà đầu tư chứng khoán. - Thanh toán hóa đơn. 1.2.2.4. Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế. - Thư tín d ụng xuất khẩu (L/C xuất): nhận, thông báo, sửa đổi L/C, nhận chứng từ gửi đi nhờ thu, chiết khấu bộ chứng từ. - Thư tín dụng nhập khẩu (L/C nhập): phát hành, thanh toán, ký hậu vận đơn, ủy quyền hoàn trả, bảo lãnh thanh toán nhận hàng theo L/C. - Thanh toán nhờ thu: nhờ thu xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu. - Kinh doanh tiền tệ: mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi. Trang 8 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân - Chuyển tiền quốc tế: chuyển tiền kiều hối thông qua hệ thống Western Union và thông qua hệ thống liên ngân hàng, chuyển tiền đến phục vụ thương mại mậu dịch vụ, chuyển tiền đi nước ngoài. 1.2.2.5. Nhóm sản phẩm thẻ: - Thẻ ghi nợ nội địa (Success). - Thẻ ghi nợ quốc tế VISA. - Thẻ tín dụng nội địa. - Thẻ VISA. - Thẻ MASTER. 1.2.2.6. Dịch vụ Mobile Banking: gồm các dịch: SMS Banking, VNTopup, Atranfer, … 1.2.2.7. Dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ: - Dịch vụ đổi tiền. - Cho thuê ngăn tủ, két sắt, bảo quản tài sản quý hiếm, giữ hộ giấy tờ có giá. 1.2.2.8. Dịch vụ chứng khoán: Từ tháng 03/2007, chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Phú Yên khai trương đại lý nhận lệnh chứng khoán cho Công ty Chứng khoán NHN o&PTNN Việt Nam (agriseco). 1.2.2.9. Dịch vụ bảo hiểm: Hợp tác với công ty cổ phần bảo hiểm ABIC... 1 .3. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam. 1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý: Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của NH Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Phòng Kế Phòng Tín Phòng hành dụng ho ạch tổng toán Ngân chính nhân sự hợp qu ỹ Phòng Giao Phòng Giao Phòng Giao Phòng Giao dịch Hà Lan dịch Chợ Được dịch Bình Qúy dịch Kế N Xuyên Trang 9 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình.) 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: 1.3.2.1. Ban Giám đốc Thực hiện các chức năng của NHNo&PTNT huyện Thăng Bình trong việc điều hành các hoạt động kinh doanh theo đúng Pháp luật Nhà nước và các điều lệ của NHNN Viêt Nam cung như NHNo&PTNT huyện Thăng Bình. + Giám Đốc: Là người có trách nhiệm trước mọi công việc của cơ quan theo điêu khoản quy định trong điều lệ NHNo&PTNT Việt Nam và trước Pháp luật. Giám đốc có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đôn đốc toán điện của các phòng ban, các tổ trong nội bộ cơ quan, quyết định các vấn vế hoạt động kinh doanh vá tổ chứ cán bộ thuộc thẩm quyền. + Phó Giám Đốc: giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh. Ngoài ra, Phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách các phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Ngân quỹ, ph òng Kế toán,phòng giao dịch nhân sự và các phòng gaiao dịch trực thuộc. 1.3.2.2. Phòng Tín Dụng: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng. Phân tích theo ngành nghề kinh doanh kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Trực tiếp làm nhiệm ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng, thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp báo cáo chuyên đề theo quy định… 1.3.2.3. Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp: Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoach kinh doanh và quyết toán đến các chi nhánh trên địa bàn. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. Tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động theo thánh, quý, năm. Trang 10 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết, tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo qui định. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh đề ra. Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và thực hiện thông tin phòng ngừa, xử lý rủi ro… 1.3.2.4. Phòng hành chính – Nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, năm của chi nhánh và có nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai ch ương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể, giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng. tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính có liên quan đến cán bộ, nhân viên, tài sản của chi nhánh. Lưu trữ, thực thi các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện đi lại, bảo vệ, y tế của chi nhánh. Đầu mối trong việc tham gia chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ cho cán bộ, nhân viên. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh, quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo qui định của Nhà nước. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của chi nhánh… 1.3.2.5. Phòng Kế Toán Ngân Quỹ: Tuân thủ chế độ, nguyên tắc kế toán, trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Xây dựng, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các đơn vị trực thuộc trên địa bàn, trình cấp trên phê duyệt. Thực hiện việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi, phối hợp với phòng tín dụng thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo qui định. Trang 11 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định. Chấp hành qui định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo qui định. Tổng hợp, lập báo cáo chuyên đề theo qui định và theo sự phân công của Giám đốc chi nhánh tỉnh… 1.3.2.6. Phòng Giao dịch: Triển khai và th ực hiện một số nhiệm vụ theo quy định trong điều lệ trong điều lệ của NHNo&PTNT, các văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Bình. 1 .4. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thăng Bình. 1.4.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm: Có thể nói rằng trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh thì nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm một vai trò rất quan trọng, nó nhằm mục đích phục vụ công tác cho vay cũng như các hoạt động khác của Chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh toán khi có biến động xảy ra, ổn định nguồn vốn... Nhận thấy được tầm quan trọng của việc huy động vốn cũng nh ư sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên thị trường, Chi nhánh luôn tìm tòi đổi mới đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người gửi tiền. Trước tiên chúng ta sẽ xem xét tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Phú Yên qua các năm trong bảng tổng hợp sau đây: Đơn vị tính: triệu đồng. Biểu đồ 1.4.1.1 : Nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm. (Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình.) Trang 12 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân Nhìn vào biểu đồ tổng quát ta có thể thấy được nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm không có sự tăng trưởng mà thậm chí còn giảm sút. Cụ thể: Nguồn vốn huy động tính đến thời điểm 31/12/2009 đạt 433.016 triệu đồng. So với chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn năm 2009 trụ sở chính giao là 457.160 đạt 94,72%, trong tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì con số 94,72% cũng là rất đáng khích lệ Năm 2010, Nguồn vốn huy động được tính đến thời điểm 31/12/2010 đạt 419.589 triệu đồng, giảm 13.427 triệu đồng, tỷ lệ giảm 3,10% so với năm 2009. So với chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2009 trụ sở chính giao 464.369 triệu đồng đạt 90,36%. Sở dĩ có sự giảm sút trong nguồn vốn huy động như vậy có nhiều nguyên nhân, khách quan có chủ quan cũng có, tuy nhiên một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự sụt giảm này đó là tình hình căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động tiền gửi, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn, đồng thời áp dụng nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng, mặt khác nhiều ngân hàng thương mại còn vượt rào trần lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng nhà nước quy định Năm 2011, Nguồn vốn huy động được tính đến thời điểm 31/12/2011 đạt 410.387 triệu đồng giảm 9.202 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,19%. So với kế hoạch trụ sở chính giao năm 2011 là 471.324 triệu đồng đạt 87,07%. Một trong những nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng không có sự tăng trưởng mà giảm sút đó là tình trạng lạm phát gia tăng nhanh chóng trong những tháng cuối năm. Hiệu quả của nguồn vốn huy động không những phụ thuộc vào số lượng vốn huy động mà còn phụ thuộc vào kết cấu của nguồn vốn huy động được. Kết cấu nguồn vốn huy động có thể được phân theo 3 loại đó là phân theo loại tiền gửi, phân theo thành phần kinh tế và phân theo thời hạn. Thứ nhất, cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi Bảng 1.4.1.1 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi. Đơn vị tính: triệu đồng. 2010 so với 200 9 2011 so với 2010 . Năm 2009 2010 2011 (+/-) % (+/-) % Chỉ tiêu Nội tệ 407.094 387.591 376.332 -19.503 -4,79 -11.259 -2,91 Ngoại tệ 25.922 31.998 34.055 +6.076 +24,41 +2.067 +6,46 quy VND Tổng VHĐ 433.016 419.589 410.387 -13.427 -3,10 -9.202 -2,19 (Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình.) Trang 13 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động từ ngoại tệ tăng đều qua các năm. Năm 2010 tăng 6.076 triệu đồn g, tỷ lệ tăng 24,41% so với năm 2009 và đạt 105,04% kế hoạch trụ sở chính giao năm 2010 (30.462 triệu đồng). Đến năm 2011 con số này tiếp tục tăng so với năm 2010 với mức tăng là 2.067 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,46% so với năm 2010 và đ ạt 95,16% kế hoạch trụ sở chính giao năm 2010 (35.788 triệu đồng). Tuy nhiên nguồn vốn huy động từ nội tệ lại biến động ngược lại và có xu hướng giảm. Năm 2010 giảm 19.503 triệu đồng, tỷ lệ giảm 4,79% so với năm 2009 và chỉ đạt 94,48% kế hoạch trụ sở chính giao năm 2010 (410.223 triệu đồng). Năm 2011 giảm 11.259 triệu đồng, tỷ lệ giảm 2,91% và cũng chỉ đạt có 87,90% kế hoạch trụ sở chính giao năm 2011 (428.137 triệu đồng. Thứ hai, nguồn tiền gửi phân theo thành phần kinh tế: Bảng 1.4.1.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo thành phần kinh tế: Đơn vị tính: triệu đồng 2010 so với 2009 2011 so với 2010 . Năm 2009 2010 2011 (+/-) % (+/-) % Chỉ tiêu Tiền gửi 133.185 78.757 108.270 -54.428 -40,87 +29.513 +37,47 KBNN Tiền gửi 56.348 82.491 10.369 +26.143 +46,40 -72.122 -87.43 BHXH Tiền gửi 16.085 16.134 10.078 +49 +0,30 -6.056 -37,54 TCTD Tiền gửi 84.254 141.590 114.063 +57.336 +68,05 -27.572 -19,44 TCKT Tiền gửi 143.144 100.617 167.607 -42.527 -29,71 +66.990 +66,58 dân cư Tổng VHĐ 433.016 419.589 410.387 -13.427 -3,10 -9.202 -2,19 (Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình) Trong giai đoạn này, ở nước ta tình hình kinh tế khó khăn cùng với đó là thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, lạm phát cao đã làm cho nguồn tiền gửi từ các thành phần kinh tế diễn biến rất bất thường và không có được sự ổn định, điển hình là các nguồn tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước, các tổ chức kinh tế, nguồn tiền gửi từ dân cư tăng, giảm bất thường. Tuy nhiên thì với uy tín của một ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn cùng cơ chế điều hành lãi suất huy động linh hoạt đã giúp NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Bình có được sự tăng trưởng rất mạnh từ nguồn Trang 14 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân vốn dân cư trong năm 2010 với mức tăng lên đến 66.990 triệu đồng tương ứng 66,58% so với năm 2009. Thứ ba, nguồn tiền gửi phân theo thời hạn: Bảng 1.4.1.3: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn gửi. Đơn vị tính: triệu đồng. 2010 so với 2009 2011 so với 2010 . Năm 2009 2010 2011 % % (+/-) (+/-) Chỉ tiêu Tiền gửi không 112.410 103.276 135.307 -9.134 -8,13 +32.031 +31,02 kỳ hạn Tiền gửi có kỳ 320.606 316.313 275.080 -4.293 -1,34 -41.233 -13,06 hạn -Dưới 12 tháng 231.692 224.102 259.972 -7.590 -3,28 +35870 +16,01 -Từ 12-24 tháng 78.766 79.521 11.917 +755 +0,96 -67.640 -85,01 -Trên 24 tháng 10.148 12.690 3.191 +2.542 +25,05 -9499 -74,85 Tổng VHĐ 433.016 419.589 410.387 -13.427 -3,10 -9.202 -2,19 (Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình) Qua bảng trên ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2010 giảm 3,10% so với năm 2009, năm 2011 giảm 2,19% so với năm 2010, báo hiệu rằng trong cơ cấu nguồn vốn huy động đang có sự không ổn định, biểu hiện rõ nét nhất đó là nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng và từ 24 tháng trở lên có sự sụt giảm rất mạnh trong năm 2011 lần lượt nguồn tiền gửi từ 2 kỳ hạn này đã giảm đến 85,01% và 74.85%, 1.4.2. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua các năm: Trên cơ sở nguồn vốn huy động đ ược NH tiến hành sử dụng một các có hiệu quả nguồn vốn đó, đem lại lợi nhuận tương đối ổn định. Với nguồn vốn huy động được NH tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã để tiến hành sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Trang 15 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân Bảng 1.4.2.1: K ết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các năm. Đơn vị tính: triệu đồng 2010 so với 2011 so với 2009 2010 Năm 2009 2010 2011 +/- % +/- % Doanh số cho vay 573.065 620.802 701.219 47.737 8,33 80.417 12,95 Doanh số thu nợ 371.605 591.780 601.180 220.175 59,25 9.400 1,59 Dư n ợ 563.065 592.087 692.126 29.022 5,15 100.039 16,90 Nợ xấu 8.171 9.096 2.522 925 11,32 2.426 26,67 (Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình) 1.4.2 .1. Doanh số cho vay Biểu đồ 1.4.2.1 : Doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm: Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình. Qua biểu đồ trên, ta thấy, doanh số cho vay tiêu dùng của Chi nhánh có xu hướng tăng nhanh qua các năm,cụ thể như: doanh số cho vay năm 2009 là 573.065 triệu đồng, năm 2010 là 620.802 triệu đồng, tăng 4 7.737 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 8,33% so với năm 2009. Đến năm 2011,doanh số cho vay tiếp tịc tăng đạt 701.219 triệu đồng, tăng 80.417 triệu đồng. Trang 16 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân 1.4.2 .2. Công tác giải ngân (dự nợ cho vay): Hoạt động cho vay của NH chiếm một lượng vốn khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Nó là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho NH. Để thấy được hoạt động cho vay của NH qua một số năm chúng ta xem biểu đồ dưới đây: Đơn vị tính: triệu đồng. Biểu đồ 1.4.2.2 : Dư nợ cho vay của Ngân hàng qua các năm: (Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy dư nợ cho vay của chi nhánh tăng đều qua các năm,cụ thể như: tổng dư nợ tính đến thời điểm 31/12/2009 đạt 563.605 triệu đồng và 592.087 triệu đồng là mức dư nợ năm 2010, tăng 29.022 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,15% so với năm 2009.. Năm 2011 mặt dù gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn cùng với đó là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tín dụng của NHNN và chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, nhưng bằng những sự cố gắng của mình chi nhánh đã tìm các nguồn vốn khác để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng gia tăng của khách hàng, bằng chứng là mức dư nợ tính đến thời điểm 31/12/2011 là 692.126 triệu đồng ,tăng 100.039 triệu đồng tỷ lệ tăng là 16,9% so với 2010. Trang 17 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân 1.4.2 .3. Tình hình thu hồi nợ và chất lượng nợ của NH: a ) Doanh số thu nợ Biểu đồ 1.4.2.3 : Doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm: (Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình) Qua biểu đồ trên,mặc dụ nền kinh tế thế giơi cũng như trong nước gặp rất nhiều khó khăn,nhiều công ty,doanh nghiệp phải phá sản,nhưng doanh số thu nợ của Ngân hàng vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009, doanh số thu nợ là 371.605 triệu đồng và 591.780 triệu đồng là doanh số thu nợ năm 2010. Tăng 220.175 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 59,25%. Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ chậm lại,đạt 601.180 triệu đồng, tăng 9.400 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ là 1,59%. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và hoạt động thu nợ của Chi nhánh ngày càng được nâng cao. b) Chất lượng nợ của NH: Bảng 2.2.6: Chất lượng nợ của Ngân hàng qua các năm. Đơn vị tính: triệu đồng. 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 (+/-) % (+/-) % Dư nợ 8.171 9.096 2.522 +925 +11,32 -6.574 -72,27 xấu Nhóm 3 6.696 5.896 1.289 -800 -11,95 -4.607 -78,14 Nhóm 4 2.512 2.136 986 -376 -14,97 -1.150 -53,84 Nhóm 5 963 1.064 247 +101 +10,49 -817 -76,79 (Nguồn: Phòng KHTH Agribank chi nhánh Thăng Bình.) Trang 18 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay của Ngân hàng qua các năm: Bảng trên cho thấy dự nợ xấu tăng một cách nhanh chóng trong năm 2010. Đây là một dậu hiệu không mấy khả quan về chất lượng tín dụng của chi nhánh. Cụ thể tính đến thời điểm 31/12/2009 dư nợ xấu còn 8.171 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,21% trong tổng dư nợ do một số nguyên nhân chủ yếu như: - Doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, đang gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lãi làm phát sinh nợ xấu: 3.407 triệu đồng. - Hộ gia đình, cá nhân do chi phí sản xuất tăng, nhất là giá xăng, dầu dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ làm phát sinh nợ xấu: 4.764 triệu đồng. Dư nợ xấu đến thời điểm 31/12/2010 là 9.069 triệu đồng, tăng 925 triệu đồng so tương ứng với tỷ lệ tăng 11,32% so với năm 2009. Sở dĩ dư nợ xấu trong năm 2010 lại tăng cao đến như vậy là do tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Thực hiện tốt việc hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi, gia hạn trả nợ đối với các hộ gia đình gặp khó khăn, ổn định sản xuất cho người đi vay chi nhánh đã chặn đứng được đà tăng của dư nợ xấu trong năm 2011, cụ thể tỷ lệ nợ xấu được giảm một cách đáng mừng, với mức dư nợ tính đến 31/12/2011 là 2.522 triệu đồng tương ứng giảm đến 72,27% so với năm 2010, đây là một tín hiệu tốt cho thấy chi nhánh đã có những biện pháp khắc phục và hạn chế được tỷ lệ nợ xấu rất hiệu quả. Trang 19 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
- Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Bùi Thị Thu Ngân 1.4.3. Kết quả tài chính của Ngân hàng. Bảng 2.3: Bảng kết quả kinh doanh của Chi nhánh Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm Năm Năm 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Chỉ tiêu (+/-) (%) (+/-) (%) TỔNG DOANH THU 126.588 129.341 131.566 2.753 2,17 2 .225 1 ,72 Thu từ lãi 121.484 123.881 122.913 2.397 1,97 -968 -0,78 Thu ngoài lãi 5.104 5.460 8.653 356 6,97 3.193 58,48 TỔNG CHI PHÍ 121.217 121.396 122.853 179 0,15 1 .457 1 ,20 Chi trả lãi 101.746 100.644 101.282 -1.102 -1,08 638 0,63 Chi phí ngoài lãi 19.471 20.752 21.571 1.281 6,58 819 3,95 Lợi nhuận 5 .371 7 .945 8 .713 2.574 47,92 768 9 ,67 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2009,2010,2011) Cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đạt ra và kết quả hoạt động tài chính của NH được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận, để từ đó rút ra được những mặt tích cực và yếu kém để có biện pháp khắc phục. Trong suốt quá tình hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Thăng Bình đã không ngừng phấn đấu và luôn luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Nhờ đó mà kết quả kinh doanh của ngân hàng không ngừng được nâng cao. Nguồn thu nhập của Chi nhánh chủ yếu là thu từ lãi cho vay cấp tín dụng, luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng thu nhập và thu từ dịch vụ ngân hàng, đ ầu tư và các khoản thu khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Tổng thu nhập của Chi nhánh năm 2009 là 126.588 triệu đồng; n ăm 2010 là 129.341 triệu đồng, tăng 2,17% so với năm 2009; năm 2011 là 131.566 triệu đồng tăng 1,72 % so với năm 2010. Trong tổng chi của Chi nhánh những năm qua thì chi trả lãi tiền gửi, vốn huy động, trả lãi nhận vốn luân chuyển từ các Chi nhánh khác chiếm phần lớn chi phí, chính vì vậy việc tiết kiệm những khoản chi này bằng cách sử dụng vốn một cách hợp lý và hiệu quả là cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Ngoài ra Chi nhánh còn có những khoản chi lớn như chi nộp ngân sách, nộp thuế, trích quỹ dự phòng, bảo hiểm tiền gửi, chi lương cho cán bộ nhân viên và chi Trang 20 SVTH: Nguyễn Công Năm - Ngân hàng 32B
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: " Quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo "
18 p | 887 | 180
-
LUẬN VĂN: Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
38 p | 219 | 75
-
Đề tài " QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI - XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG "
80 p | 215 | 58
-
Luận văn - Quá trình hình thành và phát triển ở cty cổ phần Viễn thông điện lực Hà Nội
66 p | 202 | 54
-
Đề tài: Phật giáo quá trình hình thành và phát triển
31 p | 166 | 36
-
Tiểu luận Văn hóa hành chính: Tầm quan trọng của văn hóa hành chính trong quá trình hình thành nhân cách người cán bộ, công chức
31 p | 286 | 26
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ Khoa học báo chí: Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh- sinh viên
40 p | 164 | 21
-
LUẬN VĂN: Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
37 p | 112 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành, phát triển cộng đồng người Việt ở Thái Lan
196 p | 135 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển các làng xã ven sông Hàn (Đà Nẵng) từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX
196 p | 127 | 12
-
LUẬN VĂN: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIÊN NINH BÌNH
44 p | 110 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
102 p | 41 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
26 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đô thị Tiên Yên (Quảng Ninh): Quá trình hình thành và biến đổi
95 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sỹ Dân tộc học: Hiện tượng thờ cúng Hồ Chí Minh: Quá trình hình thành, đặc điểm thờ cúng và bản chất tôn giáo
20 p | 65 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Quá trình hình thành cảng thị Hải Phòng
35 p | 67 | 5
-
Quá trình hình thành và phương pháp thuyết trình đặt vấn đề lý luận trong chủ nghĩa Mac p1
6 p | 94 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quá trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An
120 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn