intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

Chia sẻ: Rose_12 Rose_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:226

806
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ quan trọng bậc nhất. Bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật với đạo đức....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN VĂN NĂM QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI 2012 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN VĂN NĂM QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số 62.38.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan 2. TS. Nguyễn Quốc Hoàn HÀ NỘI 2012 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập và chƣa đƣợc ngƣời khác công bố. Tháng 8 năm 2012 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Năm 3
  4. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ quan trọng bậc nhất. Bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật với đạo đức. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam cho thấy, vị trí, vai trò của pháp luật, đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng nhìn chung chưa được nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ cả từ phía nhà nước, cả từ phía xã hội. Trong cơ chế kinh tế cũ, nhận thức về pháp luật có hai khuynh hướng, hoặc quá đề cao pháp luật, coi pháp luật là công cụ vạn năng có thể xác lập hay xóa bỏ một quan hệ xã hội nào đó một cách duy ý chí; hoặc lại hạ thấp vai trò của pháp luật, dẫn đến sử dụng mệnh lệnh hành chính, các quan niệm đạo đức mới như tinh thần làm chủ tập thể, mỗi người vì mọi người... để thay thế cho pháp luật. Trong khi đó, trong một thời gian dài trước đây, do nhận thức ấu trĩ, giáo điều về chủ nghĩa xã hội, nên đã không thấy hết được vai trò, giá trị to lớn của truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thậm chí nhiều quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc còn bị coi là tàn dư của chế độ cũ cần phải loại bỏ. Lối suy nghĩ, tư duy và hành động đó còn ảnh hưởng không nhỏ trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay. Điều này dẫn đến, trong thực tiễn, việc sử dụng pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội còn nhiều hạn chế, một mặt, những ưu thế vốn có của pháp luật cũng như đạo đức không được phát huy hết, mặt khác, sự tác động bổ sung cho nhau giữa chúng cũng không khai thác được, chính vì vậy, hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội của cả pháp luật và đạo đức đều chưa cao. Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã qui định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Xây dựng nhà nước pháp quyền đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước và toàn xã hội. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật được đặc biệt coi trọng, giữ vai trò thống trị trong đời sống nhà nước và xã hội, mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội kể cả nhà nước đều phải thượng tôn pháp luật, chấp pháp nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia Á Đông, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo, sự coi trọng đạo lý, ứng xử theo đạo lý đã trở thành truyền thống của dân tộc. Truyền 4
  5. thống đó ăn sâu, bám chắc trong tâm lý xã hội, nó cố kết chặt chẽ trong tư duy con người. Có thể nói, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, thói quen xử sự theo đạo lý vẫn còn “ngự trị” trong lối sống của không ít người, ngược lại, thói quen xử sự theo pháp luật vẫn chưa được hình thành. Trong điều kiện đó, việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay gặp không ít khó khăn. Qua mấy chục năm tiến hành công cuộc cải cách, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống xã hội đã có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, cùng với nó, mặt trái của nền kinh tế thị trường và việc hợp tác, hội nhập quốc tế cũng gây ra không ít phức tạp, đó là sự coi thường các giá trị truyền thống, lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, chạy theo đồng tiền, đặt vật chất, tiền bạc lên trên hết, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách… Sự xuống cấp của đạo đức xã hội đã gây ra những hệ lụy to lớn, làm đảo lộn các giá trị của cuộc sống, cản trở sự phát triển của xã hội, làm xã hội vận động, phát triển một cách không lành mạnh, thiếu vững chắc. Do vậy, phát triển kinh tế phải đi đôi với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Phát triển kinh tế phải đi đôi với xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hợp tác, hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quốc tế. Bản lĩnh, sự tự tin cũng như sự thành công trong các quan hệ quốc tế phụ thuộc khá lớn vào nền tảng văn hóa phong phú và đặc sắc của dân tộc. Mở cửa, hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì ảnh hưởng của điều kiện quốc tế đến đời sống kinh tế - xã hội trong nước ngày càng lớn, trong đó, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, cũng có không ít những ảnh hưởng tiêu cực. “Mở cửa ra, gió mát lùa vào thì ruồi muỗi cũng bay vào”. Chính vì vậy, cần phải có những rào cản hữu hiệu để sàng lọc, tiếp thu, học hỏi những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, ngăn chặn sự ảnh hưởng của những quan điểm, tư tưởng, lối sống độc hại…Trong điều kiện đó, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là một màng lọc có hiệu quả nhất, chúng “đóng vai trò màng lọc và điều tiết việc sản sinh, tiếp thu cái mới, nhất là cái mới từ bên ngoài ”, bởi lẽ chúng đã được “sàng lọc, tích lũy và kế thừa qua nhiều thế hệ”, chúng đã trở thành “thuần phong, mỹ tục và mang “khí thiêng sông núi” [123, tr.170,171]. Chính vì vậy, việc giữ gìn,bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn và vô cùng cần thiết. 5
  6. Tất cả những phân tích trên đây cho thấy, cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, đặc biệt là mối quan hệ giữa chúng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, nhằm có được những tri thức đúng đắn về vị trí, vai trò, ưu thế cũng như hạn chế của từng yếu tố, sự tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa chúng... Trên cơ sở đó, đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Từ đó có cơ sở đề ra những giải pháp để tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp đạo đức, đảm bảo sự tôn nghiêm của luật pháp, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, củng cố, giữ gìn ổn định, trật tự xã hội, bảo đảm, bảo vệ các quyền, tự do, các lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người. 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam là một đề tài rất lớn, và tương đối phức tạp. Liên quan đến đề tài này, có nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độ, mức độ và phạm vi khác nhau. Trong đó, bao gồm các công trình nhiên cứu về vai trò, giá trị xã hội của đạo đức; các công trình nghiên cứu về vai trò, giá trị xã hội của pháp luật; các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.  Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về vai trò của đạo đức Có thể nói, có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Là một nội dung quan trọng của đạo đức học nên có thể nói, tất cả các giáo trình đạo đức học của các cơ sở đào tạo chuyên ngành triết học đều đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, vì giới hạn ở một giáo trình nên nhìn chung, vấn đề này được đề cập một cách hết sức khái quát. Cũng có khá nhiều công trình chuyên khảo chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau đây: Cuốn Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là một công trình được biên soạn bởi một tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS.TS Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên. Công trình là tập hợp các bài viết của các tác giả, đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu đề cập vai trò của đạo đức trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường của nước ta, vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường. Cuốn Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của TS Trịnh Duy Huy đề cập một cách cụ thể hơn về những giải pháp xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị 6
  7. trường ở nước ta hiện nay. Cuốn Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội do GS.TSKH Huỳnh Khái Vinh chủ biên, đề cập các vấn đề về vai trò của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội đối với việc xây dựng con người, vấn đề kế thừa và phát triển nếp sống, đạo đức và các giá trị truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, cuốn sách dành một phần quan trọng phân tích kinh nghiệm và bài học của một số nước cho Việt Nam trong việc xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội. Có thể nói, đây là những bài học quí báu cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Cuốn Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội do PGS Trường Lưu chủ biên, tiếp cận vấn đề dưới góc độ văn hóa, cuốn sách đã dành những phần nhất định đề cập vấn đề đạo đức, lối sống và vai trò của đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Cùng chung cách tiếp cận này có cuốn Văn hóa đạo đức, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của PGS.TS Thành Duy. Cuốn Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay do TS Nguyễn Thế Kiệt chủ biên, cuốn sách tập trung nhận diện những tàn dư của đạo đức phong kiến và ảnh hưởng của nó đến tư duy và hành động của cán bộ, công chức nước ta hiện nay. Cùng chủ đề này có cuốn Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến đối với con người Việt Nam hiện nay của TS Nguyễn Bình Yên. Công trình dành phần chủ yếu để phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức phong kiến trong xã hội Việt nam hiện nay, đó là tư tưởng địa vị, đẳng cấp, bệnh gia trưởng, gia đình chủ nghĩa, cục bộ, bản vị, trọng nam khinh nữ, coi thường lớp trẻ.... Sách cũng đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đức phong kiến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.  Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về vai trò của pháp luật Vai trò của pháp luật là một nội dung cơ bản của khoa học pháp lý, vì vậy vấn đề này được đề cập ở tất cả các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của các trường luật, tuy nhiên vấn đề luôn chỉ được đề cập ở mức độ hết sức khái quát. Các công trình chuyên khảo về vấn đề này cũng khá nhiều, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau đây: Trước hết đó là cuốn Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội của TS. Nguyễn Minh Đoan, cuốn sách phân tích khá sâu sắc về vai trò của pháp luật đối với nhà nước, đối với đời sống kinh tế - xã hội, đối với đường lối, chính sách của Đảng... Trong cuốn sách này, tác giả đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, pháp luật là công cụ quản lý xã hội không thể thiếu, công cụ quản lý quan trọng, có hiệu quả nhất, tuy nhiên, nó không phải là công cụ quản lý duy nhất, công cụ quản lý vạn năng. Cuốn Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, những vấn đề lý 7
  8. luận và thực tiễn của PGS.TS Lê Minh Tâm đề cập giá trị xã hội của pháp luật. Sách phân tích và luận giải khá sâu sắc để khẳng định rằng, pháp luật là sự biểu hiện của văn minh và văn hóa; là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong xã hội, là nhân tố quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Cuốn Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở của PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan đề cập đến các vấn đề về lối sống theo pháp luật và những vấn đề ảnh hưởng đến lối sống theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Sách cũng đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng lối sống theo pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cuốn Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách con người của TS. Nguyễn Đình Đặng Lục, sách tập trung phân tích vai trò của pháp luật trong việc hình thành nhân cách người chưa thành niên, qua đó sách đề cập đến nội dung, hình thức, phương tiện giáo dục pháp luật cho người chưa thành niên.  Nhóm 3: Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, trong đó: Một là: Các giáo trình luật học, đạo đức học Có thể nói, các giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật, giáo trình đạo đức học của các cơ sở đào tạo chuyên ngành triết học đều đề cập tới vấn đề này. Tuy nhiên, hầu hết các giáo trình này đều chỉ đề cập vấn đề nà y một cách rất khái quát, sơ lược. Hai là: Các bài báo, tạp chí Trên các tạp chí chuyên ngành như Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp, Luật học, Triết học... có khá nhiều công trình của các tác giả đề cập tới vấn đề này. Tác giả HoàngThị Kim Quế có hàng loạt bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức: Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức với việc điều chỉnh hành vi con người trong quản lý xã hội (Tạp chí Đại học Quốc gia, chuyên đề khoa học xã hội, số 4/1997); Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/1999); Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2000); Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2002); Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với giáo dục nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay (Tạp chí Triết học, số 12/2002); Những vấn đề hôm nay của pháp luật và đạo đức (Tạp chí Luật học số 7/2006)... Tác giả Trần Hậu Thành có bài viết Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp 8
  9. luật (Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 5/1998). Hai tác giả Lê Hoài Thanh và Trần Hậu Thành có bài Về quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6/2000). Tác giả Hoàng Thị Hạnh có bài Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật (Diễn đàn thông tin khoa học xã hội). Tác giả Thành Duy có bài Tư tưởng Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, đạo đức và lợi ích công dân (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1995)... Mặc dù đều là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, với dung lượng hạn chế của một bài tạp chí, nên nhìn chung các tác giả đều dừng lại ở việc phân tích một vài khía cạnh của vấn đề, không có điều kiện để giải quyết toàn diện các khía cạnh của nó. Ba là: Các đề tài nghiên cứu khoa học Trước hết là công trình nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia của tiến sĩ Hoàng Thị Kim Quế: "Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay". Công trình nghiên cứu khá toàn diện các vấn đề như vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội; tính cấp thiết khách quan của việc kết hợp pháp luật, đạo đức trong quản lý xã hội; việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức trên thực tế trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Tuy nhiên, công trình vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Mặt khác, như chính tác giả chỉ rõ, công trình này mới chỉ bước đầu nghiên cứu những biểu hiện việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức ở một số lĩnh vực pháp luật. Tiếp theo là công trình nghiên cứu khoa học cấp khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội của Thạc sỹ Nguyễn Quốc Việt với đề tài: “Bảo lưu những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay”.Công trình đề cập đến vấn đề rất có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay của nước ta , đó là việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong quá trình cải cách, đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền, hợp tác và hội nhập quốc tế. Tác giả đã luận giải các vấn đề như sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện pháp luật; thực trạng bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống ở nước ta hiện nay... Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, do giới hạn ở phạm vi một công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở nên công trình này còn nhiều hạn chế: một là, công trình chỉ tiếp cận một khía cạnh rất hẹp của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức như tên của 9
  10. công trình đã chỉ rõ; hai là, sự luận giải về sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống chưa sâu sắc, bởi vậy, sẽ là khó thuyết phục khi tác giả muốn luật hóa tất cả các giá trị đạo đức truyền thống; ba là, phương pháp, cách thức bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống; các giải pháp nhằm bảo lưu các giá trị đạo đức truyền thống... trong công trình nhìn chung là còn khá đơn giản. Tại Trường đại học Luật Hà Nội cũng có hai công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, đó là công trình của TS Nguyễn Minh Đoan với đề tài Những nguyên tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, trong đó có đề cập nhóm nguyên tắc đạo đức; công trình của TS Nguyễn Quốc Hoàn với đề tài Hành vi pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, trong đó có đề cập sự tương quan giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức... Cũng cần phải kể đến đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp Tập quán và thực tiễn xét xử trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật và thực tiễn pháp luật. Đề tài được thực hiện bởi các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành khoa học pháp lý. Để thực hiện đề tài này, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp có chuyên đề thông tin khoa học Mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật. Chuyên đề tập hợp bài viết của các tác giả là những người làm công tác thực tiễn tại các địa phương. Chuyên đề cung cấp những thông tin về thực tiễn áp dụng tập quán trong quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong thực tế. Các công trình này tuy không trực tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, nhưng ít nhiều nó đều có liên quan đến đề tài, bởi tập quán và đạo đức luôn có sự chồng lấn rất đáng kể, rất nhiều tập quán trong đời sống hàng ngày là các tập quán đạo đức. Bốn là: Các đề tài luận văn, luận án Nhiều luận văn tốt nghiệp đại học, cao học đã giải quyết về vấn đề này. Có thể kể đến như luận văn thạc sĩ của Hoàng Xuân Châu với đề tài Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002). Luận văn đã đề cập những khía cạnh của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, nhìn chung còn khá hạn chế. Tác giả luận án này cũng đã có dịp nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam với đề tài luận văn thạc sỹ Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đã được bảo vệ tháng 5.2003 tại Trường đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, như tên đề tài đã chỉ rõ, luận văn không đề cập một cách cụ thể quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dự ng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Vì giới hạn ở đề tài luận văn thạc sỹ, công trình chưa có điều kiện phân tích một cách sâu sắc, có hệ thống về vai trò của pháp luật, đạo đức trong 10
  11. quản lý xã hội. Phần trình bày về những điểm tương đồng, khác biệt và sự tác động qua lại giữa pháp luật với đạo đức cũng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, trong luận văn, tác giả không chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, làm cho quan hệ giữa chúng trong những không gian, thời gian khác nhau trở nên khác nhau. Vì vậy, luận văn không chỉ ra đặc thù của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Luận văn cũng chưa có điều kiện luận giải về sự cần thiết phải kết hợp giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội, do đó, đề tài không có cơ sở lý luận để đề xuất các giải pháp kết hợp chặt chẽ, hài hòa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thúy Hoa có luận văn thạc sĩ với đề tài Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006). Luận văn luận giải tính tất yếu của việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước; nội dung kết hợp; thực trạng kết hợp và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp pháp luật với đạo đức trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, toàn bộ phần nội dung chính của luận văn có 103 trang thì có tới khoảng 50 trang là sự sao chép từ luận văn thạc sĩ Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Văn Năm đã bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2003. Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh có luận văn thạc sĩ của Lương Hồng Quang với đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002), luận văn thạc sĩ của Tạ Thị Thu Đông với đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010). Những đề tài nàyđề cập một cách khá sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và pháp luật; mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Các luận văn đều phân tích khá sâu sắc các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chủ tịch và khẳng định, đạo đức là gốc, là cơ sở để xây dựng pháp luật tiến bộ, là nhân tố đảm bảo việc thực hiện pháp luật, là công cụ hỗ trợ cho pháp luật trong việc giữ gìn trật xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngược lại, pháp luật cũng có tác động mạnh mẽ đến đạo đức. Pháp luật ghi nhận và đảm bảo về mặt pháp lý các chuẩn mực đạo đức, là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho cái thiện đấu tranh thắng cái ác, tạo điều kiện để các giá trị đạo đức phát triển bền vững. Chính vì vậy, luận văn khẳng định, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội. Có thể nói, các luận văn đều đã đề cập trực diện nhiều khía cạnh trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Tuy nhiên, vì giới hạn nghiên cứu trong phạm vi tư tưởng Hồ Chí 11
  12. Minh nên không có điều kiện giải quyết một cách toàn diện mọi khía cạnh của mối quan hệ này, nhiều vấn đề tác giả có đề cập, nhưng phân tích chưa thực sự sâu sắc. Cũng cần kể đến luận văn thạc sĩ của Bùi Sĩ Hoàn với đề tài Mối quan hệ giữa pháp luật với phong tục tập quán; luận án tiến sĩ của Trương Tiến Hưng với đề tài Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý người Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận. Những công trình này tuy không trực tiếp giải quyết vấn đề quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, như vừa đề cập, giữa pháp luật, đạo đức và tập quán luôn có sự chồng lấn với nhau, bởi vậy, thông qua sự tác động qua lại giữa pháp luật với tập quán, luật tục, chúng ta cũng có thể hình dung phần nào mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Luận án tiến sĩ của Trương Tiến Hưng đề cập đến vấn đề vận dụng luật tục vào quản lý nhà nước, Luận án đã đề cập đến những yêu cầu, nguyên tắc vận dụng luật tục trong hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền cấp cơ sở tỉnh Ninh Thuận. Luận án đã chỉ rõ, luật tục, đạo đức, phong tục, tập quán... luôn có sự chồng lấn với nhau, khó mà phân biệt rạch ròi; luật tục luôn chứa đựng những tiêu chí về đạo đức, luân lý... Do vậy, cũng có thể quan niệm rằng, ở một góc độ nào đó, trong sự vận dụng luật tục vào quản lý xã hội có bao hàm trong đó sự vận dụng các chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên, như tên đề tài đã chỉ rõ, luận án chỉ tập trung đề cập sự vận dụng luật tục của người Chăm, trong phạm vi tỉnh Ninh Thuận, vì vậy, luận án không khái quát cho mọi trường hợp áp dụng luật tục nói chung trên phạm vi cả nước. Năm là: Các công trình chuyên khảo Công trình của TS Phạm Duy Nghĩa Pháp luật và những nhân tố tích cực của Nho giáo. Sách đề cập đến hệ tư tưởng Nho giáo, một hệ tư tưởng đạo đức có ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội Việt Nam và các nước Á đông, hệ tư tưởng đạo đức lấy chữ “nhân” làm nền tảng. Trên cơ sở phân tích những nhân tố tích cực của Nho giáo, tác giả khẳng định pháp luật phải được xây dựng trên nền tảng ý chí của nhân dân, phản ánh nguyện vọng lợi ích của nhân dân, “gần với nhu cầu, mong ước và tiếng nói của nhân dân” - những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo. Công trình của GS Vũ Khiêu và PGS Thành Duy: Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam. Sách do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, đề cập đến vấn đề pháp luật và đạo đức ở Việt Nam một cách tương đối toàn diện, theo tiến trình lịch sử của sự phát triển. Sách tập trung phân tích những nét đặc trưng của đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển của dân tộc Việt Nam, “thứ triết lý được hình thành từ lâu đời trong lịch sử dân tộc và đang biến đổi do tác động của các nhân tố phát triển của xã hội hôm nay” [56, tr.6]. Có thể nói, trong từng chương của cuốn sách đều đã 12
  13. đề cập đến vị trí, vai trò của đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử của nó. Tuy nhiên, do tiếp cận vấ n đề từ góc độ triết học, cuốn sách hầu như không đề cập một cách cụ thể vai trò của đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội. Cuốn sách hầu như không cung cấp cho bạn đọc những thông tin về sự giống, khác nhau cũng như sự tương tác giữa pháp luật với đạo đức. Tác giả Phan Văn Tỉnh cũng có công trình nghiên cứu Đạo đức truyền thống của dân tộc là môi trường thuận lợi của việc thực hiện pháp luật trong sách Xã hội và pháp luật. Công trình tiếp cận vấn đề trên khía cạnh vai trò của đạo đức truyền thống trong việc đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong cuộc sống. Nghiên cứu đề tài này, tác giả không thể không tìm đến công trình của PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế: “Pháp luật và đạo đức” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2007. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu khá đồ sộ về pháp luật, đạo đức cũng như mối quan hệ giữa chúng. Với dung lượng hơn 500 trang sách, công trình đã đề cập một cách khá toàn diện các vấn đề như vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội; sự thống nhất, sự khác biệt và sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức. Công trình nghiên cứu cũng giới thiệu cho người đọc những nội dung cơ bản trong tư tưởng pháp luật và đạo đức ở phương Đông, phương Tây. Cuốn sách cũng giới thiệu với bạn đọc thực trạng đạo đức, pháp luật trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Qua đó, cuốn sách đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp giáo dục thực hành đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đọc sách, chúng ta thấy tác giả đề cập khá toàn diện các vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Tuy nhiên, nhiều vấn đề tác giả đề cập ở mức độ chung, mang tính khái quát. Chẳng hạn, vai trò của pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội được tác giả đề cập một cách tương đối khái quát mà chưa đi sâu phân tích từng vai trò cụ thể của chúng. Một số khía cạnh trong sự tương đồng, khác biệt, hay sự tác động qua lại giữa pháp luật với đạo đức cũng chưa được tác giả phân tích chi tiết. Đặc biệt, tác giả không luận giải các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhận thức của con người... ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, chính vì vậy, không có cơ sở để phân tích mối quan hệ này trong điều kiện cụ thể xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Công trình cũng chưa có sự khảo sát, đánh giá trên thực tế về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở nước ta trong điều kiện hiện nay. 13
  14. Tóm lại, các công trình trên đây đều đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau xung quanh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, chưa có công trình nào tiếp cận mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Vì giới hạn ở những cấp độ khác nhau, phạm vi tiếp cận khác nhau... nên nhìn chung các công trình được đề cập trên đây vẫn còn những hạn chế nhất định. Liên quan đến vấn đề mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức còn rất nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. Chẳng hạn, vai trò của pháp luật cũng như đạo đức trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội; những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức; tính đặc thù của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau... Đặc biệt, phải làm sáng tỏ những đặc thù của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật với đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay... 1.3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, - Xây dựng cơ sở cho việc đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ của luận án - Phân tích vai trò của pháp luật và đạo đức; phân tích một cách toàn diện những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức; - Phân tích sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức; những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chúng, đặc biệt sự ảnh hưởng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đến mối quan hệ giữa chúng. - Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những điểm tích cực cần phát huy, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết của mối quan hệ này cũng như những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. 14
  15. - Đề xuất các quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật và đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của một luận án tiến sĩ, đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi sau đây: - Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong phạm vi không gian ở Việt Nam, có lưu ý đến việc tiếp thu kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này ở một số nước trên thế giới. - Nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam - Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong thời gian từ sau khi tiến hành đổi mới, đặc biệt từ sau khi có sự sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 về việc xây dựng nhà nước pháp quyền, có lưu ý đến việc tiếp thu kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này trong lịch sử dân tộc. 1.4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, vận dụng triệt để các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử như quan điểm về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội, quan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội... Luận án cũng được tiến hành trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật, đạo đức, sự kết hợp giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội, đặc biệt là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đối với việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất con người. Luận án cũng được tiến hành trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò của pháp luật và đạo đức, sự kết hợp giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội. Luận án được thực hiện dựa trên cách tiếp cận: - Cách tiếp cận giá trị: coi đạo đức và pháp luật là những giá trị xã hội, chúng có tác dụng to lớn trong đời sống con người. - Cách tiếp cận liên ngành: đề tài được nghiên cứu với sự phối kết hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau như Luật học, Triết học, Sử học, Xã hội học. - Cách tiếp cận đồng đại, lịch đại: pháp luật và đạo đức luôn được xem xét đồng đại, đồng thời cũng được xem xét theo sự biến đổi qua các giai đoạn lịch sử của chúng. 15
  16. - Cách tiếp cận thực tiễn: Đề tài được nghiên cứu gắn với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Các luận cứ khoa học được nghiên cứu cả từ góc độ lý luận và thông qua điều tra dư luận xã hội. Tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như phân tích và tổng hợp, giải thích, so sánh, tổng kết thực tiễn... để lý giải các vấn đề đã được đặt ra 1.5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Luận án có những đóng góp mới về khoa học sau đây: - Một là, phân tích toàn diện, sâu sắc vai trò của đạo đức, pháp luật trong đời sống xã hội. Với cách nhìn mới, luận án đã góp phần hoàn thiện lý luận về vai trò của pháp luật và đạo đức trong đời sống xã hội. - Hai là, xây dựng được khái niệm quan hệ giữa pháp luật và đạo đức; phân tích sâu sắc bản chất, hình thức, phương pháp thể hiện và xu hướng vận động của mối quan hệ giữa chúng. - Ba là, luận giải những ảnh hưởng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền đến mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam cũng như chỉ rõ những đặc điểm cơ bản của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. - Bốn là, phân tích một cách sâu sắc và toàn diện những thành tựu cũng như hạn chế của mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở nước ta hiện nay. Luận án là công trình quán xuyến toàn bộ thực trạng quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở nước ta hiện nay. - Năm là, đề xuất được những quan điểm cơ bản chỉ đạo việc kết hợp pháp luật và đạo đức, cũng như những giải pháp rất thiết thực và khả thi nhằm kết hợp chặt chẽ pháp luật và đạo đức để quản lý xã hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Các giải pháp được đề xuất không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay mà còn có ý nghĩa sâu sắc về lâu dài như: đổi mới nhận thức vai trò của pháp luật và đạo đức; tiếp thu kinh nghiệm của dân tộc và các nước; đổi mới tư duy xây dựng pháp luật; thay đổi tư duy về một số biện pháp chế tài; coi trọng việc xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; lồng ghép giáo dục pháp luật, đạo đức trong gia đình, nhà trường; tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở; coi trọng khía cạnh giáo dục cải tạo khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước… 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm sâu sắc những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, qua đó góp phần 16
  17. phát triển, hoàn thiện những tri thức lý luận về nhà nước pháp luật nói riêng, Luật học, Đạo đức học nói chung... Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý cũng như các nhà hoạt động thực tiễn. Các giải pháp mà luận án đề xuất góp phần hoàn thiện chính sách về kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong quản lý xã hội trong điều kiện hiện nay. Nó cũng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, trọng tâm là pháp luật về các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, dân sự, hình sự, văn hóa, xã hội, cán bộ, công chức, viên chức... Các giải pháp mà luận án đưa ra có giá trị tham khảo đối với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổ chức thực hiện, bảo vệ pháp luật. 1.7. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu 5 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Đạo đức và pháp luật - những công cụ quan trọng trong điều chỉnh quan hệ xã hội Chương 3: Những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Chương 4: Thực trạng quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay Chương 5: Quan điểm, giải pháp kết hợp pháp luật với đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay 17
  18. Chƣơng 2 ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT - NHỮNG CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ XÃ HỘI Để quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, có nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hương ước, qui tắc của các cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội… Trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ quan trọng nhất, nó không chỉ điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng, chủ yếu của đời sống xã hội mà còn có tác động mạnh mẽ đến cả các công cụ điều chỉnh khác. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, trước hết cần làm sáng tỏ vai trò của từng yếu tố trong đời sống xã hội. 2.1. Pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội Pháp luật đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống xã hội từ hàng nghìn năm, tuy nhiên, qua các thời kỳ lịch sử, do điều kiện, hoàn cảnh, năng lực nhận thức, nhu cầu, mục đích, lợi ích… khác nhau, nên nhận thức về pháp luật không hoàn toàn thống nhất. Trong lịch sử, trên thế giới đã từng tồn tại nhiều trường phái quan điểm khác nhau về pháp luật như trường phái pháp luật tự nhiên, trường phái pháp luật thực định, trường phái xã hội học pháp luật… Bên cạnh những luận điểm hợp l ý, có giá trị, các trường phái này đều chưa thoát khỏi những vướng mắc, hạn chế nhất định. Cũng như ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam hiện nay, pháp luật được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa hẹp, pháp luật thường được hiểu là hệ thống qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội [113, tr.66; 51, tr.288]. Đây là cách hiểu đã trở thành truyền thống và hết sức phổ biến trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật học ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay. Mở rộng hơn, pháp luật được hiểu là “tổng thể các qui tắc xử sự và các nguyên tắc, định hướng, mục đích pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và phản ánh những nhu cầu xã hội khách quan, điển hình, phổ biến để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” [102, tr.11]. Như vậy, theo những cách hiểu này, pháp luật được hiểu đồng nhất với pháp luật thực định, pháp luật đó là những gì do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý xã hội. Tuy nhiên, “pháp luật hiện hành (thực định) chỉ là một phần và thường là xơ cứng; hoạt động của các nhà lập pháp và của thẩm phán cũng là những sự kiện xã hội và án lệ là một bộ phận quan trọng của pháp luật” [102, tr.6]. 18
  19. Thiết nghĩ, trong điều kiện ngày nay, nghiên cứu về pháp luật cần phải tiếp cận theo hướng mở, tức là, chắt lọc, kế thừa những hạt nhân hợp lý của tất cả các lý thuyết về pháp luật trong lịch sử. “Cần chú trọng pháp luật thực định, pháp luật phải phù hợp lý trí, công bằng, với các quyền tự nhiên của con người, pháp luật phải được kiểm nghiệm từ trong thực tiễn, đồng thời cũng nên luôn hướng tới pháp luật lý tưởng” [92, tr.10]. Nói một cách cụ thể hơn, khi nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật, không chỉ đóng khung trong hệ thống pháp luật thực định của nhà nước, mà cần phải “nghiên cứu đánh giá cả đầu vào, đầu ra, cả pháp luật ở trạng thái tĩnh và trạng thái động của pháp luật” [92, tr.11]. Bởi lẽ, “pháp luật tồn tại và phát triển trên cả ba lĩnh vực: hệ thống qui phạm pháp luật, tư tưởng pháp luật, ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật, thực tiễn pháp luật (trong các hình thức thực hiện pháp luật, các quan hệ pháp luật…)” [92, tr.11; 121, tr.294-297]. Tiếp cận theo cách này, pháp luật được nhìn nhận một cách sống động, từ hiện thực của cuộc sống, thông qua hoạt động của nhà lập pháp, pháp luật được hình thành, chúng được thể hiện trong những hình thức xác định, và từ trong những hình thức đó, chúng lại đi vào thực tiễn đời sống thông qua hành vi của con người. Tóm lại, pháp luật cần được nhận thức cả từ góc độ ý thức (ý thức pháp luật), cả từ góc độ thể chế (hệ thống pháp luật thực định), cả từ góc độ thực tiễn (việc thực hiện và áp dụng pháp luật). Mặc dù có thể được quan niệm một cách khác nhau qua các thời đại, các khu vực, các dân tộc, nhưng nhìn chung, pháp luật vẫn luôn được xác định là công cụ không thể thiếu, công cụ quan trọng nhất, có hiệu quả nhất để điều chỉnh hành vi con người trong các mối quan hệ xã hội, tổ chức và quản lý đời sống xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự ra đời, tồn tại của pháp luật trong đời sống xã hội là một tất yếu khách quan. Trong điều kiện mông muội, dã man của xã hội nguyên thủy, người ta tiến hành sản xuất kiếm ăn chung và phân phối bình quân, lợi ích của mọi người là hoàn toàn như nhau, xã hội không có kẻ giàu, người nghèo. Để quản lý một xã hội có sự đồng nhất về mặt lợi ích như thế, con người đã biết đến đạo đức, phong tục tập quán, các tín điều tôn giáo… Khi xã hội phát triển lên một trình độ cao hơn, chế độ sở hữu tư nhân xuất hiện, xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo, lợi ích của các thành viên trong xã hội trở nên khác nhau, thậm chí đối lập nhau, sự tranh giành quyền lợi vì thế là một điều khó có thể tránh khỏi. Xã hội trở thành bấn loạn, đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo… không còn phát huy vai trò giữ gìn ổn định, trật tự xã hội như trước kia. Trong bối cảnh đó, pháp luật với những ưu thế riêng có của nó đã từng bước xuất hiện, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Pháp luật xuất hiện một cách hoàn 19
  20. toàn khách quan, sự ra đời của pháp luật hoàn toàn là một quá trình lịch sử tự nhiên. Nó ra đời và tồn tại là do yêu cầu, đòi hỏi tự thân của đời sống xã hội, khi xã hội đã vượt qua thời đại mông muội, dã man, bước vào thời đại văn minh. Sự ra đời và tồn tại của pháp luật trong điều kiện đạo đức, phong tục tập quán, các qui phạm xã hội khác vẫn song song tồn tại, điều đó chứng tỏ sự cần thiết của nó đối với đời sống xã hội, chứng tỏ pháp luật là công cụ không thể thiếu [26, tr.7], công cụ quan trọng nhất trong quản lý xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện đời sống xã hội ngày càng trở nên phức tạp, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng thì sự tồn tại của pháp luật càng trở nên cần thiết, tất yếu. “Một nhà nước không thể để một ngày không có pháp luật” [72, tr.159], bởi vì, nếu tình trạng không có pháp luật xảy ra, chắc chắn xã hội sẽ trở thành hỗn loạn. Với tính cách là công cụ điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quản lý xã hội, pháp luật thể hiện những vai trò nổi bật sau đây: Một là, pháp luật là công cụ để thiết lập và tăng cường quyền lực nhà nước, công cụ tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước. Trước hết, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước. Sự hợp pháp tạo ra cho chính quyền một sự “chính danh”, tạo ra thế và lực cho nhà nước, tạo cho nhà nước tư cách và khả năng cai quản xã hội. Sự hợp pháp không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân chính quyền mà còn có ý nghĩa chi phối mạnh mẽ đối với cả những lực lượng chống đối chính quyền, nhiều khi nó còn có khả năng ngăn cản các âm mưu chính biến. Bởi vì, chính quyền giành được bằng các biện pháp trái pháp luật là không “chính danh”, một khi “danh bất chính” sẽ dẫn đến “ngôn bất thuận”, chính quyền đó khó có thể đủ tư cách cai quản xã hội. Chính vì vậy, ngay từ hàng nghìn năm trước, các chính quyền nhà nước cho dù được tạo nên bằng con đường nào thì sự tồn tại của nó đều cần đến một sự hợp pháp. Trong lời nói đầu của bộ luật mang tên mình, vua Hammurabi đã dõng dạc khẳng định: “Thần Mácđúc ra lệnh cho trẫm thống trị muôn dân” [79, tr.302-303]. Các vị hoàng đế phong kiến Trung Quốc khi ban hành pháp luật đều viện dẫn đến mệnh trời: “phụng thiên thừa vận”. Trong điều kiện của xã hội dân chủ, nhà nước là do nhân dân thiết lập ra, “các chính phủ phải được thành lập gồm những người lấy nguồn gốc quyền lực chính đáng của mình từ sự nhất trí của nhân dân”, “thay mặt và được sự ủy quyền của những người dân lương thiện” [38, tr.9,14], sự tồn tại và hoạt động của nhà nước phải trên cơ sở và trong khuôn khổ của hiến pháp, văn bản thể hiện tập trung ý chí của nhân dân. Ngày nay, trên thực tế, sau những cuộc đấu tranh giành chính quyền, lực lượng nào giành được chính quyền cũng luôn tìm cách 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0