intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE

Chia sẻ: Nhu Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

228
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài So sánh một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 33 hộ nuôi tôm sú thâm canh và 33 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo mẫu soạn sẳn với những nội dung về kết cấu mô hình nuôi, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và nhận thức của người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ĐOÀN TRẦN ĐẠT SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ Cần Thơ, 2009
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ĐOÀN TRẦN ĐẠT SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH TÔM SÚ (Penaeus monodon)VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) Ở TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THANH LONG Cần Thơ, 2009
  3. LỜI CẢM TẠ Xin cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Long, và các thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài này. Xin cảm ơn đến các cán bộ công tác tại Sở Thủy Sản Bến Tre, Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú trong quá trình học tập và thực tập tại địa phương. Xin cảm ơn tập thể lớp Quản Lý Nghề Cá K31 đã tận tình giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả i
  4. TÓM TẮT Đề tài So sánh một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 33 hộ nuôi tôm sú thâm canh và 33 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo mẫu soạn sẳn với những nội dung về kết cấu mô hình nuôi, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và nhận thức của người dân về các mô hình này. Tổng diện tích đất sử dụng NTTS của mô hình nuôi tôm sú TC là 1,58 ha/hộ và tôm thẻ TC là 1,5 ha/hộ. Diện tích mặt nước của mô hình tôm sú TC là 0,9 ha/hộ (chiếm 56,9% tổng diện tích) và tôm thẻ TC là 0,92 ha/hộ (chiếm 61,3% tổng diện tích). Diện tích mặt nước trung bình ao nuôi ở mô hình nuôi tôm sú TC là 0,33 ha và tôm thẻ TC là 0,36 ha. Ở cả hai mô hình tôm sú TC và tôm thẻ TC điều có sử dụng ao lắng để xử lý nước với diện tích ao lắng chiếm 28,53% đối với mô hình nuôi tôm sú TC và 30,99% tổng diện tích mặt nước ao nuôi tôm thẻ TC. Năng suất bình quân vụ 1 là 4,48 tấn/ha tôm sú TC và 6,03 tấn/ha tôm chân trắng TC; ở vụ 2 là 4,11 tấn/ha tôm sú và 4,46 tấn/ha đối với tôm thẻ TC. Tổng chi phí hằng năm nuôi tôm ở mô hình tôm sú TC là 337,9 tr.đ/ha/năm, ở mô hình tôm thẻ TC là 323,7 tr.đ/ha/năm. Trong đó tổng chi phí cố định của mô hình tôm sú TC là 24,37 tr.đ/ha/năm và tôm thẻ TC là 25,07 tr.đ/ha/năm. Chi phí biến đổi mô hình tôm sú TC là 313,6 tr.đ/ha/năm và tôm thẻ TC là 298,7 tr.đ/ha/năm. Mức lãi trung bình của mô hình TC là 78,9 tr.đ/ha/năm và mô hình tôm thẻ TC là 53 tr.đ/ha/năm. Khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng TC, người nuôi cũng gặp nhiều khó khăn nhất về chi phí và giá tôm thấp. ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ .........................................................................................................i Tóm tắt..............................................................................................................ii Mục lục .............................................................................................................iii Danh sách bảng .................................................................................................v Danh sách hình..................................................................................................vi Danh sách từ viết tắt .........................................................................................vii Chương I Giới thiệu ..........................................................................................1 1.1Đặt vấn đề ................................................................................................1 1.2 Mục tiêu ..................................................................................................1 1.3Nội dung nghiên cứu ................................................................................2 Chưong II Tổng quan ......................................................................................3 2.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thế giới........................ 3 2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam ........................6 2.3 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ ở tỉnh Bến Tre ....................................7 2.4 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................8 2.5 Tài nguyên thiên nhiên ...........................................................................9 2.6 Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng ...................................11 2.6.1 Tên gọi .............................................................................................11 2.6.2 Nguồn gốc và phân bố ......................................................................12 2.6.3 Hình thái cấu tạo...............................................................................12 2.6.4 Tập tính sống ...................................................................................12 2.6.5 Đặc điểm sinh sản ............................................................................12 Chương III Phương pháp nghiên cứu.................................................................14 3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...........................................................14 3.1.1 Thời gian nghiên cứu ........................................................................14 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu.................................................................................14 iii
  6. 3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................14 3.2.1Thông tin thứ cấp.............................................................................14 3.2.2 Thông tin sơ cấp .............................................................................14 3.2.3 Phương pháp thu mẫu, xử lý và phân tích số liệu ............................16 Chương IV Kết quả thảo luận............................................................................18 4.1 Những thông tin chung về các hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh...................................................................................................................18 4.2 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ thâm canh. 21 4.2.1 Kết cấu ao ......................................................................................20 4.2.2 Thời vụ nuôi ..................................................................................22 4.2.3 Quản lý ao nuôi...............................................................................23 4.2.4 Thông số về kỹ thuật.......................................................................25 4.2.5 Đánh giá chất lượng con giống........................................................27 4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế ......................................................................28 4.3.1 Chi phí cố định ................................................................................29 4.3.2 Chi phí biến đổi ...............................................................................29 4.3.3 Doanh thu từ mô hình nuôi ..............................................................31 4.3.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi...................................................32 4.3.5 Phân phối sản phẩm .........................................................................32 4.4 Nhận thức của người dân .......................................................................33 4.4.1 Nhận thức về môi trường nước.........................................................33 4.4.2 Các vấn đề về xã hội .........................................................................34 4.4.3 Khó khăn và thuận lợi......................................................................35 Chương V Kết luận và đề xuất ..........................................................................38 5.1 Kết luận ..................................................................................................38 5.2 Đề xuất ...................................................................................................38 iv
  7. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Sản lượng tôm chân trắng nuôi ở châu Mỹ qua các năm ...................4 Bảng 2.2: Sản lượng các loài tôm nuôi chính trên thế giới ................................5 Bảng 2.3 Biến động về diện tích nuôi tôm ở tỉnh Bến Tre.................................7 Bảng 4.1: Thông tin về kết cấu ao .....................................................................21 Bảng 4.2 : Xử lý lớp đáy ao nuôi.......................................................................24 Bảng 4.3:Thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng TC ..........................................................................................................................25 Bảng 4.4: Chi phí cố định .................................................................................29 Bảng 4.5: Chi phí biến đổi.................................................................................30 Bảng 4.6: Tổng chi phí mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh ..................31 Bảng 4.7: Giá bán tôm thu hoạch tại thời điểm khảo sát ...................................31 Bảng 4.8: Doanh thu từ mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ thâm canh .................31 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ..................................................32 Bảng 4.10: Phân phối sản phẩm nuôi ở mô hình tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh..........................................................................................................33 Bảng 4.11: Cơ sở hạ tầng khu vực nuôi .............................................................35 Bảng 4.12: Những thay đổi việc làm của người lao động khi tham gia NTTS....35 Bảng 4.13: Những thuận lợi khi NTTS..............................................................36 Bảng 4.14: Những khó khăn khi NTTS .............................................................37 v
  8. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Bến Tre...........................................................................9 Hình 4.1: Cơ cấu tuổi tác trong nuôi tôm ..........................................................18 Hình 4.2: Trình độ văn hóa trong các mô hình nuôi..........................................19 Hình 4.3: Kinh nghiêm nuôi .............................................................................19 Hình 4.4 : Tỷ lệ tổng diện tích của hộ nuôi tôm thẻ và tôm sú thâm canh ..........21 Hình 4.5: Thời gian thả giống vụ 1 của tôm sú và tôm thẻ.................................22 Hình 4.6: Thời gian thu hoạch tôm sú và tôm thẻ chân trắng vụ 1 .....................23 Hình 4.7: Nguồn gốc con giống đối với mô hình tôm sú TC..............................27 Hình 4.8 : Nguồn gốc giống tôm thẻ..................................................................27 Hình 4.9: Đánh giá chất lượng con giống ..........................................................28 Hình 4.10: Hiện trạng môi trường nước nuôi ở mô hình tôm sú TC..................33 Hình 4.11: Hiện trạng môi trường nước nuôi ở mô hình tôm sú TC..................34 vi
  9. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Âl: Âm lịch DT: Diện tích ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long SL: Sản lượng TC: Thâm canh TYTS: Thú y thủy sản Tr.đ/ha/năm: Triệu đồng/ha/năm SX: Sản xuất HC: Hóa chất vii
  10. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Nuôi trồng thủy sản đã và đang khẳng định vai trò và vị thế quan trọng của mình trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến, tạo công ăn việc làm xóa đói giảm nghèo và là ngành kinh tế mũi nhọn nước ta. Năm 2006 tổng sản lượng thủy sản đat 3,69 triệu tấn, tăng hơn 7,6% so với năm 2005. Trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 1,69 triệu tấn, và diện tích không ngừng tăng lên, nếu năm 2001 diện tích nuôi trồng thủy sản là 652 nghìn ha, thì đến năm 2006 đã đạt 1,05 triệu ha (Bộ Thủy sản, 2005). Đối tượng nuôi chủ yếu trước đây là con tôm sú đóng vai trò chủ lực. Năm 2004, sản lượng tôm sú 290,501 tấn, giá trị đạt 12,859.5 tỷ đồng, chiếm trên 98% trong số tôm nước lợ. Năng suất nuôi bình quân khoảng 500 kg/ha. Tuy nhiên trong những năm gần đây người nuôi không có lãi do chi phí đầu tư cao, giá bán lại thấp. Từ năm 2001 nước ta di nhập một đối tượng nuôi mới, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, đó là tôm thẻ chân trắng, tôm này có đặc tính phát triển tốt, cho năng suất cao, giá thành thấp, đã góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu, và đã được nhiều nơi quan tâm đưa vào sản xuất, năm 2004 sản lượng nuôi tôm chân trắng đã đạt 1.766 tấn (Bộ Thuỷ sản từ 1990-2004). Tuy nhiên, tôm chân trắng có những nhược điểm cơ bản như thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng Taura đã gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ (1999- 2000) (Trung tâm tin học Thủy sản, 2006) và các bệnh khác có thể nhiễm sang các đối tượng tôm nuôi khác, làm mất an ninh sinh thái và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên. Do là đối tượng nuôi mới nên việc so sánh hiệu quả giữa nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú, là cần thiết. Nhằm giúp người nuôi chọn đối tượng nuôi cho phù hợp để giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, nâng cao hiệu quả, ổn định sản xuất. Vì vậy đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre” được tiến hành. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Bến Tre nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề nuôi trồng thủy sản ven biển. 1
  11. 1.3 Nội dung nghiên cứu - Kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh. - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh. - So sánh một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật giữa mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh. - Nhận thức của người nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh. 2
  12. CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh trên thế giới Thủy sản là một trong những nghành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, và là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu của cộng đồng người. Theo thống kê của FAO (2003), tổng sản lượng thủy sản của thế giới đạt gần 132 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 90 triệu tấn và nuôi đạt gần 42 triệu tấn, trong đó lượng thuỷ sản dùng làm thực phẩm khoảng 101 triệu tấn, chiếm hơn 76,5 %. Châu Á là khu vực sản xuất lượng thủy sản lớn nhất thế giới khoảng 90% sản lượng, với 38 triệu tấn, kế đến là châu Âu 2,2 triệu tấn. Các nước dẫn đầu về NTTS trong giai đoạn 2003 là: Trung Quốc gần 29 triệu tấn, Ấn Độ 2,2 triệu tấn, Indonexia 996 nghìn tấn, Việt Nam đứng vị trí thứ tư với 937 nghìn tấn… Trong NTTS tôm được coi là một trong những đối tựơng nuôi chính, vì có hiệu quả kinh tế cao, đứng đầu trong lĩnh vực thương mại tôm thế giới. Trong thập kỉ qua, ngoài các đối tượng tôm nuôi truyền thống trên thế giới như tôm he Trung Quốc, tôm nương, tôm rảo… thì tôm sú và tôm chân trắng là hai đối tượng nuôi chính. Tôm thẻ thân trắng là một trong những đối tượng thủy sản được biết đến rất lâu trên thế giới. Có nhiều nước Mỹ La Tinh ở bờ Đông Thái Bình Dương có nghề khai thác tôm chân trắng như Pêru, Êquađo, Êl Sanvađo, Panama, CostaRica. Do nguồn lợi tôm rất ít và lại biến động nên nghề khai thác tôm không phát triển. Sản lượng khai thác giảm dần qua các năm, năm 1992 - 1993 có sản lượng kỷ lục là 14 nghìn tấn thì riêng Êquađo chiếm 12 nghìn tấn. Tới năm 1997 sản lượng chỉ còn 4,5 nghìn tấn và năm 1999 lại tăng lên 8 nghìn tấn. Nhìn chung sản lượng khai thác tự nhiên không đáng kể. Nguồn lợi tôm tự nhiên được khai thác chủ yếu là tôm bố mẹ phục vụ cho nghề nuôi tôm nhân tạo rất phát triển ở khu vực. Ngoài ra việc vớt tôm giống tự nhiên phục vụ nuôi nhân tạo cũng có vai trò quan trọng. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng quý hiếm có giá trị rất cao, có thị trường lớn và đang mở rộng. Tôm chân trắng là đối tượng nuôi nhân tạo quan trọng thứ nhì (sau tôm sú) trên thế giới, còn ở châu Mỹ là số 1. 3
  13. Bảng 2.1: Sản lượng tôm chân trắng nuôi ở châu Mỹ qua các năm Năm Sản lượng (1000 tấn) 1990 86 1992 132 1994 107 1995 140 1997 169 1998 191 1999 140 2000 90 Sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Châu Mỹ tăng nhanh từ năm 1990 đến năm 1998 và sản lượng đạt mức cao nhất là 191 nghìn tấn, chiếm 23% tổng sản lượng tôm nuôi thế giới. Năm 1999- 2000, sản lượng giảm một cách đáng kể do dịch bệnh đốm trắng, chủ yếu là tôm chân trắng ở châu Mỹ. Sau 2 năm sản lượng giảm hơn một nửa. Năm 2000 sản lượng tôm chân trắng chỉ còn chiếm 11% sản lượng tôm nuôi thế giới. Ở châu Mỹ có 12 quốc gia nuôi tôm chân trắng. Vào thời kỳ hưng thịnh (1998) sản lượng của chúng chiếm hơn 90% sản lượng tôm nuôi ở Tây Bán cầu. Sau đây là một số nước nuôi cho sản lượng cao. Êquađo: là nước xuất khẩu tôm chân trắng lớn nhất với khối lượng kỷ lục là 114 nghìn tấn năm 1998 với giá trị 852 triệu USD. Mêhicô: Từ khi nuôi tôm, Mêhicô nhanh chóng trở thành nước nuôi tôm chân trắng lớn thứ nhì châu Mỹ với sản lượng tăng rất nhanh từ 2 nghìn tấn năm 1990, lên 16 nghìn tấn năm 1994 rồi 24 nghìn tấn năm 2000. Panama: Đứng hàng thứ ba về nuôi tôm chân trắng với sản lượng năm 1999 là 10 nghìn tấn. Các nước khác: Tiếp theo 3 nước dẫn đầu về nuôi tôm chân trắng là Êquađo, Mêhicô và Panama là các nước Mỹ La tinh khác như Belize, Vênêzuêla, Pêru, Colômbia… Sau khi được nhiều nước châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tôm chân trắng được di giống sang Mỹ. Từ đây tôm chân trắng lan sang Đông Á và Đông Nam Á. Trung Quốc là nước châu Á nuôi tôm chân trắng sớm nhất. Từ năm 1998 Trung Quốc đã công bố nuôi tôm chân trắng thành công. Năm 2000 Trung Quốc đã xuất khẩu sản phẩm tôm chân trắng. Nhiều nước châu Á khác như Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và Việt Nam... cũng đã nhập nội tôm chân trắng để nuôi với hy vọng đa dạng hoá các sản phẩm tôm xuất khẩu (www.fishternet, 2006). 4
  14. Tháng 05/2001 Inđônêxia cũng nhập đối tượng mới này vào nuôi, vì tôm sú mất giá do dịch bệnh và môi trường suy thoái (Tạp chí Thủy sản, 2006). Năm 2002 Thái Lan chính thức nhập tôm chân trắng vào nuôi, năm 2003 sản lượng đạt 170,000 tấn, năm 2004 là 300,000 tấn, chiếm 84% sản lượng tôm của nước này. Năm 2003, hai loài này chiếm tới 77% tổng sản lượng tôm nuôi và 50 - 60% tổng sản lượng tôm thương mại trên thị trường thế giới. Năm 2003, sản lượng tôm nuôi của châu Á là 1,35 triệu tấn đứng đầu về sản lượng tôm thế giới, chiếm 86% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu. Trung Quốc vẩn là quốc gia đứng đầu với sản lượng với 390 nghìn tấn, tiếp theo là Thái Lan 280 nghìn tấn, giảm 9% so với năm 2000, Indonexia 160 nghìn tấn, Ấn Độ 150 nghìn tấn,và Việt Nam 224 nghìn tấn (Tạp chí Thủy sản, 2004). Sau đây là tên và sản lượng một số loài tôm nuôi chính trên thế giới được thể hiện qua Bảng 2.2. Bảng 2.2: Sản lượng các loài tôm nuôi chính trên thế giới (tấn). Loài 1999 2000 2001 2002 2003 Tôm sú 547.621 633.594 676.262 593.011 666.071 Tôm chân trắng 186.113 145.387 280.114 430.976 723.858 Tôm he 67.464 70.190 70.507 75.718 78.018 Tôm rảo 20.566 20.547 20.009 22.379 23.215 Tôm thẻ Ấn Độ 11.428 16.417 25.559 25.736 31.560 Tổng số 833.192 1.164.408 1.348.275 1.405.367 1.804.932 Đặc biệt, việc phát triển của việc nuôi loài tôm này ở Châu Á là nhân tố quyết định. Giai đoạn từ 2001-2006, trong khi tôm sú chỉ cố gắng duy trì ở một sản lượng nhất định, thì ở Châu Á, tôm thẻ chân trắng nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn năm 2006 Qua Bảng 2.2 ta thấy tôm sú có sản lượng cao nhất ở giai đoạn từ năm 1999- 2001, kế đó là tôm thẻ chân trắng, tôm he, tôm rảo… Nhưng đến năm 2003 thì tôm thẻ chân trắng đứng đầu với sản lượng 723,8 nghìn tấn. Qua đó ta thấy tốc độ tăng sản lượng của tôm thẻ chân trắng là nhanh nhất, đều đó cho thấy tôm chân trắng đang thay thế dần tôm sú và trở thành đối tượng nuôi số một trên thế giới. 5
  15. Hiện nay, Trung Quốc là nước có sản lượng tôm chân trắng lớn nhất thế giới, năm 2006 đã đạt hơn 1 triệu tấn, trong đó 80% được tiêu thụ trong nước. Trở về từ Hội nghị Goal (Globle Outlook for Aquaculture Leadership 2007). TS. Nguyễn Hữu Dũng cho biết, báo cáo của TS. James Anderson cho thấy, tốc độ tăng trưởng tôm nuôi thế giới đang phụ thuộc hoàn toàn vào tôm thẻ và ước đạt 1,8 triệu tấn năm 2009. Tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng chiếm tới 2/3 tôm nuôi toàn thế giới (www.Vietnamnet.vn ) 2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam và ĐBSCL Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995- 2003 tăng từ 6,664 tỷ đồng lên 24,125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10 năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991- 1995) và 10% (giai đoạn 1996- 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tăng nhanh một cách đáng kể. Năm 2000 diện tích nuôi là 259,688 ha và đến 2001 là 449,275 ha. Sản lượng tôm 103,845 tấn năm 2000, năm 2001 đạt sản lượng 162,713 tấn (Tạp chí thuỷ sản, 2004). Đến năm 2003, đã sử dụng 612,778 ha nước mặn, lợ và 254,835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580,465 ha (Niên giám Thống kê, 2005 ), và đến năm 2006 tổng sản lượng thủy sản là 3,695,927 với tổng diện tích mặt nước nuôi là 1,050,000 (Bộ Thủy sản, 2005). Tôm thẻ chân trắng đã được Công ty nuôi trồng thủy sản Duyên Hải nhập về nuôi thử từ năm 2001. Con giống chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Hawaii, Đài Loan, sau đó tự sản xuất và nuôi trên qui mô nhỏ chủ yếu ở các tỉnh Miền Trung và ven biển phía Bắc. Năm 2002 diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước là 20 ha, với sản lượng là 670 tấn, năm 2004 là 1,263 ha, sản lượng 3,959 tấn. Đến năm 2005 có 15 tỉnh nuôi với diện tích 1,433 ha (Tạp chí Thủy sản, 2006). Bộ Thủy sản trước đây đã ban hành Công văn số 475/TS-NTTS ngày 6/3/2006 về việc phát triển nuôi tôm chân trắng: “Bộ chủ trương trước mắt các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; thành phố Hồ Chí Minh không được sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng” vì một số tỉnh đã sản xuất thử tôm giống và nuôi tôm chân trắng thương phẩm, kết quả có nơi cho năng suất khá cao và có hiệu quả kinh tế. Nhưng ở nhiều nơi, năng suất nuôi không ổn định. Hiện tượng tôm nuôi chậm lớn, nhiễm bệnh xảy ra dẫn 6
  16. đến hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí một số hộ nuôi tôm chân trắng bị lỗ vốn. Qua 4 năm chỉ đạo thực hiện việc nuôi tôm chân trắng ở nước ta, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III đã nghiên cứu sản xuất giống và nuôi khảo nghiệm, nhìn chung quản lý và phát triển đúng hướng; cơ bản đảm bảo an toàn sinh học, trình độ kỹ thuật nhiều nơi được cải thiện. Đến ngày 25/1/2008, Bộ NN&PTNT ban hành Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi TTCT (Litopenaeus vanamei hoặc Penaeus vannamei), Chủ trương của Bộ là cho phép nuôi tôm chân trắng để đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, tận dụng tiềm năng diện tích đủ điều kiện nuôi. Song, cần tránh tình trạng nuôi ồ ạt không đủ điều kiện dẫn đến rủi ro đáng tiếc xảy ra. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng (2007) diện tích NTTS ở ĐBSCL không ngừng tăng. Từ năm 1998 đến năm 2002 diện tích tăng gấp 2 lần, năm 2006 là 747,296 ha đạt 101% so với năm 2005. Theo Ban chỉ đạo chương trình phát triển NTTS năm 2006 có 519,130 ha nuôi tôm sú chiếm 69,5% diện tích nuôi trồng của cả vùng. Hiện nay diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL phát triển được trên 540,000 ha, chiếm gần 90% diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, tôm sú 538,800 ha, tôm thẻ chân trắng 807 ha , tôm chân trắng đã phát triển được trên 800 ha trên vùng đất nuôi tôm sú truyền thống nên cần phải phát triển tốt hệ thống thủy lợi, hướng dẫn người nuôi tôm nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, kiểm soát... nuôi tôm chân trắng theo hình thức thâm canh, nhưng phải đảm bảo các điều kiện theo tiêu chuẩn mà Bộ vừa ban hành (www.VietNamNet.vn ). 2.3 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre Tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh năm 2008 là 42,100 ha. Trong đó,diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh là 6,247 ha, đạt 103%. Tổng sản lượng nuôi đạt 158,995 tấn, vượt 48,6% kế hoạch. Bảng 2.3 Biến động về diện tích nuôi tôm ở tỉnh Bến Tre. Năm Tổng diện Diện tích nuôi Diện tích nuôi tôm Sản tích nuôi tôm sú TC (ha) thẻ chân trắng lượng(tấn) tôm TC(ha) (ha) 2004 31,674 5,328 20,561 2005 32,253 6,021 24,074 2006 31,262 5,778 22,159 2007 31,705 5,841 24,157 2008 31,462 5,597 176 21,265 7
  17. Về tôm sú, tổng diện tích nuôi năm 2008 là 31.426 ha, chiếm 74,64% tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh. Diện tích thâm canh, bán thâm canh 5.597 ha, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha mặt nước. Ta thấy diện tích nuôi tôm qua các năm không có sự biến động lớn. Nuôi quảng canh, tôm rừng, tôm lúa 25.800 ha, năng suất bình quân 200 kg/ha. Theo đánh giá của ngành thủy sản, năm 2008 đa số người nuôi áp dụng nghiêm túc qui trình nuôi và các khuyến cáo của ngành nên tôm phát triển rất tốt, năng suất, sản lượng đều đạt cao, kích cỡ tôm khi thu hoạch khá lớn, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu. Do ảnh hưởng giá cả nên phần lớn người nuôi đều không có lãi cao (Báo cáo của sở Thủy sản Bến Tre qua các năm). Sau khi có Chỉ thị 228 của Bộ NN&PTNT cho phép các tỉnh ĐBSCL được nuôi tôm chân trắng, một số hộ nuôi tôm sú không hiệu quả ở: Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri, đã di nhập giống và nuôi thâm canh tôm chân trắng với mật độ 80-100 con/m2 chủ yếu trên diện tích các ao nuôi không còn phù hợp với con tôm sú. Đến nay diện tích thả nuôi đạt 176 ha, qua quá trình nuôi cho thấy, tôm phát triển khá tốt, đạt năng suất cao 7 tấn/ha, có thể thay thế cho nuôi tôm sú ở những vùng nuôi không thuận lợi, tuy nhiên vẫn có những trường hợp nuôi không hiệu quả. Hiện ngành thủy sản đang tiến hành hoàn chỉnh qui trình kỹ thuật, quản lý chất lượng con giống, qui hoạch vùng nuôi, hướng dẫn người nuôi để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, ngành cũng đang tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất giống, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống có chất lượng tốt tại chổ. Tỉnh Bến Tre đã có kế hoạch phát triển 1.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng ở các huyện ven biển Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri…,và dự kiến năm 2009 diện tích nuôi tôm sú và tôm chân trắng thâm canh, bán thâm canh là 5,500 ha (www.Bentre.gov.vn, 2008). 2.4 Điều kiện tự nhiên Bến Tre là một trong 13 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2,315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km) bao gồm 7 huyện: Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm và thị xã Bến Tre. Khí hậu ở Bến Tre là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26- 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1,250– 1,500 mm (www.bentre.gov.vn). Độ mặn xảy ra cao nhất từ tháng 2- 3. Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực 8
  18. bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh đến chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m. Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Bến Tre 2.5 Tài nguyên thiên nhiên Tổng diện tích đất tự nhiên là 231,500 ha. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Bến Tre có 6 nhóm đất. Nhóm đất liếp: 62,972 ha (26,7% diện tích toàn tỉnh), phân bố chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và thị xã Bến Tre. Đây là nhóm đất không còn ở trạng thái tự nhiên, được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau: phù sau, phèn, mặn. Đất thường ít chua, hàm lượng dinh dưỡng trung bình. Nhóm đất cồn cát: 9,729 ha (4,2% diện tích toàn tỉnh), phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Nhóm đất này có đặc tính chung là tơi xốp, dễ thoát nước, giữ nước và giữ phân kém, nghèo chất dinh dưỡng. Đây là nhóm đất được sử dụng lâu đời nhất, là địa bàn cư trú chủ yếu của nhân dân trong tỉnh. Nhóm đất này được chia làm 2 loại: đất cồn cát 2,549 ha và đất cồn cát bị nhiễm mặn 7,181 ha. 9
  19. Nhóm đất phù sa: 11,846 ha (5,1% diện tích toàn tỉnh), đây là nhóm đất trồng lúa chủ yếu ở tỉnh Bến Tre, tập trung ở huyện Chợ Lách, Giồng Trôm, Châu Thành và rải rác ở Mỏ Cày, thị xã Bến Tre, Giồng Trôm. Đây là loại đất thích hợp nhất cho cây lúa. Đất có thành phần chủ yếu là sét, có xác thực vật phân hủy tương đối nhiều, lượng dinh dưỡng khá, ít chua. Nhóm đất phèn: 2,464 ha (1% diện tích toàn tỉnh), chủ yếu là loại đất phèn ít, phân bố tập trung ở 2 huyện Châu Thành và Chợ Lách. Đất thường bị chua, đặc biệt vào mùa khô, tuy nhiên khả năng gây độc cho cây trồng không lớn, vì vậy hầu hết diện tích đất phèn ở Bến Tre đều canh tác được 2 vụ lúa, mặc dù năng suất vụ lúa đông xuân thường không cao. Nhóm đất mặn chua: 47,028 ha (20% diện tích toàn tỉnh) đây là nhóm đất có diện tích khá lớn, phân bố tập trung ở 4 huyện bị nhiễm mặn là Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri và Mỏ Cày. Đất mặn chua ở Bến Tre ít khi tập trung thành những vùng rộng lớn, thường là những khu vực nhỏ vài trăm hécta, độ chua thấp (36,253 ha). Nhóm đất này thường có 2 dạng, dạng ít hữu cơ và dạng có nhiều hữu cơ trong các tầng đất sâu. Do ảnh hưởng của triều, đất thường vừa bị chua vừa bị mặn, gây hạn chế nhiều đến khả năng sử dụng cho nông nghiệp. Nhóm đất mặn: 64,592 ha (27,4% diện tích toàn tỉnh), trong đó loại đất mặn nhiều (55,291 ha) thường tập trung ở các huyện ven biển của tỉnh. Đất bị mặn chủ yếu do tác động của nước triều và nước ngầm mặn, thường xảy ra vào mùa khô, do đó hầu hết diện tích đất mặn chỉ canh tác được một vụ lúa mùa mưa. Sản xuất nông nghiệp ngày càng mở rộng, nhu cầu thâm canh, tăng vụ ngày càng được chú trọng, đặc biệt đối với vùng đất hẹp người đông. Tài nguyên biển rất đa dạng và phong phú: Động vật nổi: ở vùng cửa sông Bến Tre có khoảng 280 loài tảo đơn bào. Trong mùa khô, chúng xâm nhập và chiếm lĩnh các dạng thủy vực ở sâu trong nội địa. Tuy nhiên, càng vào sâu nội địa, số lượng và tính đa dạng của tảo cũng giảm đi do nước bị ngọt hoá, trừ một số loài có biên độ sinh thái rộng sống cả ở môi trường biển và môi trường sông. Các kết quả điều tra ghi nhận được các loại trùng bánh xe khoảng 12 loài, nhóm có cơ thể lớn hơn như râu ngành gồm 11 loài và chân chèo gồm 10 loài. Về mật độ, có sự biến động khá lớn theo mùa: mật độ động vật nổi mùa khô cao gấp 10 lần so với mùa mưa. Trong không gian xê dịch, mật độ động vật nổi tăng dần từ sông ra biển. Vào tháng 3, 1m3 nước sông chứa 22.000 con, 10
  20. khi ra đến cửa sông con số cực đại là 280,000 con trong 1m3 nước (tăng gấp 12,5 lần) rồi giảm đi khi ra biển khơi, nơi có độ muối cao. Động vật đáy: kết quả điều tra cho thấy động vật đáy ở Bến Tre thuộc 3 nhóm chính: loại thân mềm (mollusca), giun đất (annelia) và tiết túc (arthopoda), trong đó chủ yếu là lớp giáp xác chân bụng, loại hai mảnh vỏ, những động vật đại diện điển hình cho môi trường mặn, lợ. Các loài cá: Các công trình nghiên cứu, khảo sát ở sông và ven biển tỉnh Bến Tre đã phát hiện được 120 loài cá thuộc 43 họ, nằm trong 15 bộ cá. Bộ cá vược chiếm ưu thế cả về họ (21 họ) lẫn về loài (54 loài), bộ cá trích chiếm 2 họ gồm 15 loài, bộ cá bơn có 3 loài. Căn cứ vào điều kiện sinh thái, có thể phân thành các nhóm sau đây:  Nhóm cá nước lợ gồm các loài thường xuyên sống ở môi trường lợ, mặn thường là những loài có kích thước nhỏ như cá kèo, cá bống cát.  Nhóm cá biển di cư vào vùng nước lợ, đôi khi cả vùng nước ngọt, gồm nhiều loại, được phân bố rộng ở các vùng ven bờ sông, gồm có loại cá sống nổi thuộc họ cá trích, loại sống ở đáy ăn động vật đáy như cá đối, cá bống dừa.  Nhóm cá nước ngọt sống trong sông rạch, thường xâm nhập vùng nước lợ vào mùa mưa, khi lưu lượng của nước sông tương đối lớn. Đó là loại cá mè vinh, cá mè dãnh, cá rô biển, cá trê vàng.  Nhóm cá sống trên đồng ruộng, mà các loài đại diện là cá lóc, cá rô, cá trê, cá sặc. . Các loại tôm, qua các cuộc điều tra, đã nhận diện được 20 loại trong địa bàn tỉnh Bến Tre, trong đó tôm biển có 12 loài (thuộc 5 họ) và 8 loài tôm nước ngọt (thuộc 2 họ). Về tôm nước mặn, thì tôm tự nhiên hiện diện phổ biến nhất là tôm thẻ (penaeus merguiensis), còn tôm được nuôi phổ biến là tôm sú (penaeus monodon). Có hai vụ tôm giống trong năm: vụ chính vào tháng 4 âm lịch và vụ phụ vào tháng 7 âm lịch. 2.6 Một số đặc điểm sinh học của tôm chân trắng. 2.6.1 Tên gọi. Tên khoa học: Penaeus vannamei(Bone, 1993) . Tên tiếng Anh: White Shrimp. Tên FAO: Tôm chân trắng, Camaron patiblanco. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2