Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP. Nha Trang
lượt xem 6
download
Khoá luận này được thực hiện nhằm hiểu được yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP. Nha Trang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU --------------------------------- ĐẶNG THỊ HOÀI HƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ TNDN TRÊN ĐỊA BÀN TP. NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 Mã số sinh viên: 18110134 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN NHÀN Bà Rịa Vũng Tàu - Năm 2021
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn thành phố Nha Trang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu và chi tiết kết quả nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Nội dung nghiên cứu của đề tài này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nội dung nghiên cứu trong luận văn này. Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2021 Tác giả luận văn Đặng Thị Hoài Hương
- -ii- LỜI CÁM ƠN Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể giảng viên Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và giảng viên Viện đào tạo quốc tế và sau đại học nói riêng, những người đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành bài luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. HỒ VĂN NHÀN, Người đã tận tình hướng dẫn trực tiếp để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp MBA19K10 đã hỗ trợ và có những ý kiến đóng góp vô cùng hữu ích để bài Luận Văn của tôi được hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi đã cố gắng tham khảo, trao đổi, tiếp thu ý kiến nhưng do giới hạn về kiến thức, khả năng thực tiễn và lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của quý Thầy/Cô để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cảm ơn Đặng Thị Hoài Hương
- -iii- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC ...................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................viii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... ix TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................... x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 1 1.1. Giới thiệu .............................................................................................. 1 1.2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................... 1 1.2.1 Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết ........................................................ 1 1.2.2 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ............................................................... 1 1.3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu ................................................................. 2 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3 1.4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 3 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................ 4 1.4.3. Đối tượng khảo sát (unit of observation): ................................................. 4 1.4.4. Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 4 1.4.5. Giới hạn vấn đề nghiên cứu: .................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................ 4
- -iv- 1.7. Kết cấu của luận văn:............................................................................. 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................. 6 2.1. Các khái niệm nghiên cứu .......................................................................... 6 2.1.1. Khái niệm về thuế TNDN........................................................................ 6 2.1.2. Vai trò của thuế TNDN ........................................................................... 6 2.1.3. Khái niệm thất thu thuế ........................................................................... 8 2.1.4. Các dạng biểu hiện của thất thu thuế TNDN ............................................ 8 2.1.5. Những nguyên nhân cơ bản của thất thu thuế: ......................................... 9 2.1.6. Ảnh hưởng của thất thu thuế: ................................................................ 10 2.1.7. Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế TNDN ....................... 11 2.2. Lược khảo các nghiên cứu ngoài nước và trong nước ............................... 12 2.2.1. Nghiên cứu ngoài nước ......................................................................... 12 2.2.2. Nghiên cứu trong nước .......................................................................... 13 2.2.3 Xuất phát từ khoảng trống thực tế qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................ 14 2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu .................................... 15 2.3.1. Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 15 2.3.2. Các giả thiết nghiên cứu: ....................................................................... 17 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 18 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 19 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 19 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................ 20 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..................................................... 21 3.3. Xây dựng các thang đo trong mô hình nghiên cứu .................................... 21
- -v- 3.3.1. Thang đo về Hệ thống chính sách Thuế TNDN: .................................... 22 3.3.2. Thang đo về Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN: ...................................... 22 3.3.3. Thang đo về Ứng dụng công nghệ QL: .................................................. 23 3.3.4. Thang đo về Công tác kiểm tra giám sát: ............................................... 23 3.3.5. Thang đo về Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT:24 3.3.6. Thang đo về Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng:...................... 25 3.3.7. Thang đo về Công tác chống thất thu thuế: ............................................ 25 3.4. Mô tả dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 26 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 26 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 28 3.5. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ...................................................... 31 3.5.1. Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha .......................... 31 3.5.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA ............................................................ 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 38 4.1. Khái quát về thành phố Nha Trang và Chi cục Thuế thành phố Nha trang 38 4.1.1.Tình hình kinh tế xã hội thành phố Nha Trang ....................................... 38 4.1.2. Chi cục Thuế thành phố Nha Trang ....................................................... 38 4.2. Diễn biến nội dung chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang41 4.2.1 Kết quả thu thuế tại Chi cục Thuế thành phố Nha Trang ........................ 41 4.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động tới tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn thành phố Nha Trang ................................................ 46 4.3.1. Kết quả thống kê về mô tả dữ liệu mẫu nghiên cứu ............................... 46 4.3.2. Kiểm định thang đo ............................................................................... 48 4.4 Thảo luận kết quả kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ......... 65
- -vi- 4.4.1 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................... 65 4.4.2 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................. 65 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố và so sánh với các nghiên cứu trước có liên quan............................................................................................ 66 4.6.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu các nhân tố .............................................. 66 4.6.2 So sánh với các nghiên cứu trước có liên quan ....................................... 68 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................. 68 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...................................... 69 5.1.Định hướng công tác thu thuế nói chung và thuế tndn nói riêng trên địa bàn TP nha trang. ............................................................................................ 69 5.1.1 Mục tiêu của công tác tăng cường chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. ............................................................................................... 69 5.1.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành Phố Nha Trang. ........ 69 5.2.HÀM Ý QUẢN TRỊ .................................................................................. 73 5.2.1 Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng ............................................ 73 5.2.2 Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT................... 73 5.2.3. Hệ thống chính sách thuế TNDN:.......................................................... 74 5.2.4. Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN: .......................................................... 74 5.2.5: Công tác kiểm tra giám sát .................................................................... 75 5.3: Hạn chế của nghiên cứu và kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo: ...... 76 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................i PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................... v
- -vii- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh DN Doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp TP Thành phố Statistical Product and SPSS Services Solutions VIF Variance Inflation Factor GTGT Giá trị gia tăng CSKCB Cơ sở khám chữa bệnh CCT Chi cục thuế NSNN Ngân sách nhà nước
- -viii- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước .................................................... 12 Bảng 3. 1. Thang đo về Hệ thống chính sách Thuế TNDN ................................... 22 Bảng 3. 2. Thang đo về Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN...................................... 22 Bảng 3. 3. Thang đo về Ứng dụng công nghệ QL ................................................. 23 Bảng 3. 4. Thang đo về Công tác kiểm tra giám sát ............................................. 24 Bảng 3. 5.Thang đo về Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT 24 Bảng 3. 6. Thang đo về Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng ................... 25 Bảng 3. 7. Thang đo về Công tác chống thất thu thuế .......................................... 26 Bảng 3. 8. Bảng xác định kích thước mẫu khảo sát .............................................. 27 Bảng 3. 9. Bảng phân bổ số lượng khảo sát công chức ........................................ 27 Bảng 3. 10. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các thang đo Công tác chống thất thu thuế ........................................................................................ 32 Bảng 3. 11. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo Công tác chống thất thu thuế .............................................................................................. 34 Bảng 3. 12. Kết quả EFA cho các biến độc lập .................................................... 34 Bảng 3. 13. Kết quả EFA cho biến phụ thuộc ...................................................... 36
- -ix- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2. 1.Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy ........................................ 13 Hình 2. 2.Mô hình nghiên cứu Lê Xuân Trường và TS Nguyễn Đình Chiến. .......... 14 Hình 2. 3.Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 16 Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 20 Hình 4. 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Nha Trang .................... 40 Hình 4. 2. Phân phối phần dư chuẩn hóa............................................................... 59 Hình 4. 3. Biểu đồ tần số Q-Q Plot ........................................................................ 60 Hình 4. 4. Biểu đồ phân tán của phần dư ............................................................... 60 Hình 4. 5.Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh…………………..…………………………66
- -x- TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu đã trình bày một cách tổng quát lý thuyết về công tác chống thất thu thuế TNDN, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN thông qua việc tổng hợp phân tích các số liệu thu thập. *Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. - Mục tiêu cụ thể: + Hiểu được yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. + Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. + Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. *Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện theo trình tự: Nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng Trong nghiên cứu định lượng, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình và phân tích phương sai ANOVA. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 23. * Kết quả nghiên cứu: Các kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh cho thấy có 05 nhân tố tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang đó là: Hệ thống chính sách thuế TNDN, Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN, Công tác kiểm tra giám sát, Chính sách tuyên truyền và động viên
- -xi- khuyến khích NNT, Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng. Năm yếu tố này lý giải được 53.0% Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang, các mối quan hệ này đều thỏa mãn cụ thể như sau: - Hệ thống chính sách thuế TNDN: Giả thuyết H1, được chấp nhận, khẳng định Hệ thống chính sách thuế TNDN có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy công chức càng quan tâm đến Hệ thống chính sách thuế TNDN thì Công tác chống thất thu thuế càng cao. - Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN: Giả thuyết H2, được chấp nhận, khẳng định Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN thì Công tác chống thất thu thuế càng cao. - Công tác kiểm tra giám sát: Giả thuyết H4, được chấp nhận, khẳng định Công tác kiểm tra giám sát có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Công tác kiểm tra giám sát thì Công tác chống thất thu thuế càng cao - Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT: Giả thuyết H5, được chấp nhận, khẳng định Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT thì Công tác chống thất thu thuế càng cao. - Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng: Giả thuyết H6, được chấp nhận, khẳng định Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng thì Công tác chống thất thu thuế càng cao.
- -xii- * Hạn chế của nghiên cứu và kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo: Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ thực hiện thông qua việc khảo sát các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế TNDN tại TP Nha Trang. Khả năng tổng quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nghiên cứu được thực hiện tại một số thành phố khác vì môi trường vùng, miền, địa phương khác nhau lại có phong tục tập quán, thói quen và các yếu tố văn hóa khác nhau do đó tính tuân thủ thuế TNDN cũng khác nhau. Thứ hai, cách chọn mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp phân tầng, chỉ thực hiện trên phạm vi TP. Nha Trang nên tính đại diện sẽ không cao khó có thể tổng quát hoá để áp dụng cho các đối tượng nộp thuế và các loại thuế khác. Thứ ba, qua lược khảo các nghiên cứu trước liên quan đến công tác chống thất thu Thuế, còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến công tác chống thất thu Thuế TNDN tại Chi cục thuế TP. Nha Trang như: Chế độ sổ sách kế toán, tính tuân thủ của người nộp thuế…., do vậy các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện mở rộng theo hướng bổ sung các yếu tố khác ảnh hưởng đến công tác chống thất thu Thuế TNDN.
- -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu Chương 1 giới thiệu cơ sở nền tảng của vấn đề nghiên cứu liên quan đến luận văn. Bố cục trình bày của chương 1 bao gồm: (1) Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, (2) Mục tiêu nghiên cứu, (3) Câu hỏi nghiên cứu, (4) Phương pháp nghiên cứu, (5) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; (6) Ý nghĩa, đóng góp mới của kết quả nghiên cứu và (7) Kết cấu của luận văn. 1.2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Theo luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực ngày 01/07/2007 đã trao quyền tự chủ cho người nộp thuế. Có thể nói sự ra đời của luật quản lý thuế là một bước ngoặt trong cải cách hành chính nâng cao trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp đối với nhà nước. Nhưng cũng chính từ đây tình trạng gian lận, trốn thuế ngày càng phức tạp rất khó phát hiện với nhiều hình thức ngày càng tinh vi. Đặt ra yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế phải chặt chẽ, chuyên nghiệp và hiệu quả. Bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt thì một lượng lớn các doanh nghiệp có ý thức tự giác và tuân thủ pháp luật chưa cao thì nguy cơ thất thoát thuế là rất lớn. Do đó để công tác quản lý thuế có hiệu quả cao cần đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát tình hình kê khai của người nộp thuế. Những nội dung không trung thực được phát hiện từ kiểm tra hồ sơ khai thuế là cơ sở đầu tiên cho quá trình giám sát việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Theo đó, cơ quan thuế có căn cứ để tiếp tục yêu cầu người nộp thuế giải trình, kiểm tra xác định rủi ro, đảm bảo công tác chống thất thu Ngân sách có hiệu quả cao. 1.2.2 Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khóa nào và thất thu thuế ngày càng có biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp trong nền kinh tế thị trường mở rộng phát triển hiện nay, tình trạng này rất dễ thấy trong thuế TNDN. Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh không xuất
- -2- hóa đơn cho khách hàng, còn khách hàng thì rất nhiều người cũng không có nhu cầu lấy hóa đơn (trừ những doanh nghiệp cần có hóa đơn để khấu trừ thuế giá trị gia tăng), doanh nghiệp cố tình đưa vào tính thuế TNDN nhiều chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh.... Theo Tapchithue.com.vn (2013). Trong những năm qua, việc quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh tế trên địa bàn Chi cục Thuế TP Nha Trang đã đạt được những kết quả tích cực. Thành phố Nha Trang là địa phương có địa bàn rộng, đa dạng, là thành phố du lịch thu hút rất đông khách du lịch và tính chất hoạt động của các tổ chức nộp thuế ngày càng diễn biến phức tạp. Công tác quản lý thuế trong suốt thời gian vừa qua tại Chi cục Thuế TP Nha Trang dù đã được nâng cao rõ rệt, số tiền thuế thu được qua các năm ngày càng tăng, nhờ chính sách thuế đã phần nào hợp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển; nuôi dưỡng được nguồn thu; ngành thuế đã dần hiện đại hóa, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế, tăng hiệu quả trong quản lý thuế; tuy nhiên, trong quá trình tổ chức quản lý thu thuế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Trước đòi hỏi cấp thiết đó, qua quá trình học tập, nghiên cứu lý luận tại Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn từ công tác Quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế TP Nha Trang, bản thân tôi cũng là người đang công tác tại Chi cục Thuế này nên hiểu được những tồn tại trong công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang nên tôi chọn đề tài: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP. Nha Trang” làm luận văn thạc sỹ. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thực hiện tốt công chống thất thu thuế TNDN ở Chi cục Thuế TP. Nha Trang. 1.3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. - Mục tiêu cụ thể:
- -3- + Hiểu được yếu tố nào ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. + Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. + Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa TP.Nha Trang. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang ? Các yếu tố đó có mối quan hệ với nhau không? Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang ? Làm thế nào để tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang trong giai đoạn tới. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu diễn biến hiện trạng thất thu thuế và công tác chống thất thu thuế TNDN, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang. Đối tượng khảo sát: Các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế TNDN tại TP Nha Trang. Không gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu tại địa bàn TP Nha Trang, chi cục thuế TP Nha Trang. Thời gian nghiên cứu khảo sát trong giai đoạn từ 2017 - đến 2019. 1.4.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Do còn hạn chế về năng lực và thời gian thực hiện nên đề tài vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng trạng thất thu thuế và công tác chống thất thu thuế TNDN, các quy định về chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang do CCT TP Nha Trang quản lý.
- -4- 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu diễn biến hiện trạng thất thu thuế và công tác chống thất thu thuế TNDN, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang. 1.4.3. Đối tượng khảo sát (unit of observation): Các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực thuế TNDN tại TP Nha Trang. 1.4.4. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tập trung chủ yếu tại địa bàn TP Nha Trang, chi cục thuế TP Nha Trang. 1.4.5. Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Do còn hạn chế về năng lực và thời gian thực hiện nên đề tài vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng trạng thất thu thuế và công tác chống thất thu thuế TNDN, các quy định về chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Nha Trang do CCT TP Nha Trang quản lý. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo trình tự: Nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng Trong nghiên cứu định lượng, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình và phân tích phương sai ANOVA. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 23. 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng đề tài “các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Nha Trang” là việc làm cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài thể hiện qua các nội dung sau đây: - Đóng góp về mặt khoa học: Đề tài đã có đề xuất nhiều giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn công tác chống thất thu thuế TNDN hiện tại và trong
- -5- thời gian tới. Tạo cơ sở khoa học cho các cơ quan Thuế có những định hướng trong chống thất thu thuế TNDN mang lại hiệu quả cao. - Đóng góp về mặt thực tiễn: Thứ nhất, đề ra được mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN Thứ hai, chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế, góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới công tác chống thất thu thuế TNDN. Thứ ba, đưa ra những giải pháp, hàm ý quản trị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Nha Trang. 1.7. Kết cấu của luận văn: Với vấn đề nêu trên đề tài được cấu trúc thành 5 chương • Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu • Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về chống thất thu thuế TNDN • Chương 3: Thiết kế nghiên cứu (Phương pháp nghiên cứu) • Chương 4: Kết quả nghiên cứu • Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 này tác giả nêu bật lên sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, ý nghĩa cũng như giới hạn của đề tài. Kết cấu của đề tài dự kiến. Chương này làm cơ sở lý luận và nền tảng của các chương sau đó.
- -6- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm về thuế TNDN Theo Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đối tượng của thuế TNDN là thu nhập của các doanh nghiệp được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc hình thành doanh thu đó. 2.1.2. Vai trò của thuế TNDN Về lý thuyết, thuế TNDN là một trong những sắc thuế quan trọng nhất trong hệ thống thuế nó thực hiện vai trò của hệ thống thuế nói chung, đó là: Huy động nguồn lực cho NSNN và Thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô. Huy động nguồn lực cho NSNN là chức năng vốn có đầu tiên ngay từ khi thuế xuất hiện và phát triển cho tới ngày nay. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia trên thế giới mà nguồn thu cho ngân sách nhà nước có khác nhau, song tựu chung lại thì sẽ bao gồm những bộ phận như: tài nguyên, tài sản, thuế, phí và lệ phí, trong đó số thu từ thuế thường chiếm khoảng 80 – 90% tổng số thu NSNN hàng năm ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Điều tiết kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là kinh tế hàng hóa thì nhà nước đã đóng vai trò ngày càng lớn trong quản lý, điều hành nền kinh tế nhằm hạn chế những bất cập của kinh tế thị trường. Để thực hiện vai trò này, nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, song trong đó tài chính, thuế là một trong những công cụ rất mạnh và có hiệu quả cao. Với hệ thống nhiều sắc thuế, mỗi một sắc thuế lại có những tác động lớn tới những mặt khác nhau của đời sống kinh tế, nên thuế có vai trò lớn trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, bằng biện pháp giảm thuế suất, mở rộng ưu đãi thuế có thể thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh sản xuất để có tăng trưởng cao vượt qua khó khăn về tăng trưởng. Khi lạm phát có dấu hiệu tăng cao, thuế có thể tác động làm giảm giá hàng tiêu dùng, giảm chi phí sản xuất và tác động làm cho lạm phát
- -7- giảm. Thuế có vai trò lớn trong việc tác động tới quan hệ tích lũy – tiêu dùng, đầu tư – tiết kiệm, cân đối tiền – hàng, thúc đẩy xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, kiểm soát và định hướng tiêu dùng, thực hiện công bằng xã hội, khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của một ngành, một sản phẩm cụ thể cũng như có tác động làm cho nền kinh tế phát triển hài hòa, bền vững. Đó chính là vai trò quan trong của thuế mà các chính phủ đã khai thác, sử dụng để phục vụ cho thực hiện các chức năng của nhà nước là quản lý, kiểm soát nền kinh tế, khắc phục những thiếu sót của kinh tế thị trường. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, với vị trí là một trong những sắc thuế quan trọng nhất của hệ thống thuế nên nó có đầy đủ những chức năng, vai trò của hệ thống thuế nói chung. Bên cạnh đó, điểm mạnh của sắc thuế này còn thể hiện qua việc nội dung sắc thuế này có quy định rất rõ về: thuế suất phổ thông (hiện nay ở Việt nam là 20%), thuế suất ưu đãi (dưới 20%) và những quy định về miễn giảm thuế (miễn cao nhất là 4 năm và giảm 50% trong thời hạn 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế); quy định cho phép chuyển lỗ trong thời hạn 5 năm;quy định về trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ từ lợi nhuận trước thuế và rất nhiều các quy định khác nhằm tạo điều kiện và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn kinh doanh vào những ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư phát triển. Những quy định đó đã tạo những điều kiện tốt cho hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, cơ cấu đầu tư phù hợp hay nói cách khác là góp phần thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, việc có những quy định về miễn giảm thuế, ưu đãi thuế đã có tác động tích cực khuyến khích những ngành nghề, những lĩnh vực phát triển theo định hướng và chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, nhưng nếu không cẩn trọng thì điều đó lại tạo ra môi trường đầu tư bất bình đẳng và bị các doanh nghiệp lợi dụng tạo ra cơ cấu kinh tế mất cân đối hay nói cách khác là tạo ra sự méo mó trong nền kinh tế, làm suy giảm hiệu quả, hiệu lực của chính sách. Về cơ chế tác động của thuế TNDN tới nền kinh tế. Thuế TNDN là sắc thuế trực thu, nên việc tăng giảm thuế sẽ ngay lập tức tác động tới thu nhập cũng như lợi ích của nhà đầu tư. Ví dụ, khi chính phủ tăng thuế, nhà đầu tư sẽ phải nộp thuế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định mua vé máy bay qua mạng
98 p | 839 | 226
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 822 | 192
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
107 p | 225 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tìm hiểu ca từ của nhạc sĩ trẻ (qua các ca khúc tiếng Việt được yêu thích trên trang mạng mp3.zing.vn trong năm 2012)
341 p | 180 | 39
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Các chỉ số sinh học và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì của nữ Êđê và kinh tỉnh Đăk Lăk
81 p | 163 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Vận tải Thương mại Huy Hoàng
114 p | 45 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975
122 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ E-mobile Banking tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
91 p | 15 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua Bất động sản tại Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
120 p | 34 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu bấc thấm thoát nước để gia cố nền đất yếu cho nền đường bộ tại Tp Hải Phòng
103 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu áp dụng cọc cát để gia cố nền đường trên đất yếu tại Hải Phòng
76 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Marketing thương mại: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng với The Coffee House và đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng của khách hàng
130 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu một số phương pháp mã hóa có thể chối từ và xây dựng ứng dụng phục vụ công tác cơ yếu
72 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại chi nhánh Công ty TNHH MTV dược phẩm TW2 Tây Nguyên
133 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn