Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975
lượt xem 11
download
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975 trình bày về truyện ngắn yêu nước ở Huế trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam giai đoạn 1964 – 1975; chân dung thế hệ trẻ trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam qua truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975,... Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH HOÀNG HƯƠNG THẢO TRUYỆN NGẮN YÊU NƯỚC Ở HUẾ GIAI ĐOẠN 1964 – 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 34 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HỮU TÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010
- LỜI CẢM ƠN Xin chân thành biết ơn: Sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Hữu Tá, Sự cung cấp tư liệu và những chỉ dẫn quý báu của nhà văn Trần Duy Phiên cũng như một số nhà thơ trong nhóm Việt, của anh Trần Xuân Thắng – con trai cố thi sĩ Trần Quang Long; Sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học và Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, cũng như của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp Trường THPT Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk; Cùng gia đình và bạn bè; Đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này, cũng như đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập. Hoàng Hương Thảo
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1.Lý do chọn đề tài Từ cuối năm 1963, bối cảnh lịch sử - xã hội ở Huế nói riêng và ở đô thị miền Nam nói chung có những biến đổi lớn lao mà nổi bật là sức trỗi dậy mạnh mẽ của phong trào cách mạng quần chúng trên “trận địa đường phố” với sự tham gia đông đảo của thế hệ trẻ đã làm điêu đứng thêm một chế độ đang trên đà tan rã, khủng hoảng. Chiến tranh, cùng với sự xuất hiện đông đảo của quân viễn chinh Mỹ trở nên khốc liệt hơn lúc nào hết. Trong hoàn cảnh lịch sử đầy máu lửa ấy, những cây bút trẻ giàu nhiệt huyết và đầy tài năng trên mặt trận văn hóa của đô thị Huế đã thực sự trở thành những ngọn lửa tranh đấu, làm nên một giai đoạn phát triển vượt bậc và đầy khởi sắc của bộ phận văn học yêu nước về nhiều thể loại, trong đó đáng chú ý là truyện ngắn. Để rồi giờ đây, sau hơn 30 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, lần giở lại những sáng tác của một thế hệ đã biết sống và dám chết cho độc lập, tự do ở thành thị miền Nam mà Huế là một trong những trung tâm tranh đấu ngày ấy, ta vẫn không khỏi ngạc nhiên tự hỏi: Tại sao trong một hoàn cảnh xã hội vô cùng phức tạp và ngặt nghèo, các cây bút yêu nước ấy vẫn có thể tạo nên một bộ phận truyện ngắn đậm đà giá trị tư tưởng và đạt đến một trình độ nghệ thuật khá cao như thế? …Phải chăng chính lương tri và trách nhiệm của người cầm bút trước hiện tình đất nước, chính tình tự dân tộc, ước muốn làm một điều gì đó cho quê hương và cả khát vọng tự khẳng định đã thôi thúc thế hệ các nhà văn, nhà thơ còn rất trẻ ấy coi hoạt động sáng tạo văn chương như một cách thế dấn thân và tranh đấu của chính mình. Xác định đề tài là truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975, luận văn hướng tới việc khẳng định một thành tựu rất đáng ghi nhận của văn học yêu nước ở Huế trong chặng đường hơn mười năm này; đồng thời qua việc thực hiện đề tài này, người viết hy vọng sẽ góp được phần nhỏ vào công việc tìm hiểu văn học thành thị miền Nam – một vấn đề còn chưa được nghiên cứu nhiều. Bên cạnh đó, với suy nghĩ rằng mọi công sức, thành quả cha anh để lại bao giờ cũng là di sản của truyền thống mà những thế hệ con cháu đời sau phải có sứ mệnh gìn giữ và trao truyền, tiếp nối, người viết mong muốn công trình khiêm tốn này sẽ là một sự thể hiện tấm lòng tri ân đối với công lao của những nhà văn đã đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình, thống nhất Tổ quốc, cho công lý và lẽ phải trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt lúc bấy giờ. 1.2. Mục đích nghiên cứu Luận văn dự định tập trung giải quyết các yêu cầu cơ bản sau: 1.2.1 Về mặt lý luận:
- Khái quát bối cảnh lịch sử của bộ phận thơ văn yêu nước ở Huế - một trong những trung tâm tranh đấu của phong trào đô thị miền Nam giai đoạn 1964 – 1975. Xác định vị trí của truyện ngắn yêu nước ở Huế trong hệ thống bộ phận văn học yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975 và truyện ngắn yêu nước, tiến bộ thành thị miền Nam cùng giai đoạn . Xác định và đánh giá những đặc điểm, thành tựu cơ bản, nổi bật, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975. 1.2.2 Về mặt thực tiễn: Đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu về một bộ phận văn học yêu nước để lại những dấu ấn khó phai mờ trong dòng văn học thành thị miền Nam thời trước 1975. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nhà trường. Góp phần giữ gìn một thành tựu đáng ghi nhận của nền văn học dân tộc nói chung và văn học hiện đại nói riêng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.2 Đối tượng nghiên cứu Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn yêu nước ở Huế trong giai đoạn 1964 – 1975, giai đoạn trước đó (1954 – 1963) được giới thiệu một cách khái quát nhằm đạt đến một cái nhìn toàn cảnh và làm nổi rõ sự khởi sắc của giai đoạn sau. Khái niệm “yêu nước” ở đây được người viết phân định với khái niệm “phản chiến”. Khác với các nhà văn phản chiến phản đối chiến tranh bất luận loại chiến tranh nào (vệ quốc hay xâm lăng…), các nhà văn yêu nước không chấp nhận sự thống trị của ngoại bang, đề cao dân tộc và độc lập dân tộc. Nói như Phạm Thanh Hùng, họ là “những con người ở nhiều vị trí và hoàn cảnh sống khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của cách mạng và kháng chiến. Họ có thể là cán bộ kháng chiến “nằm vùng” hay người công dân yêu nước bình thường, đồng tình với cộng sản hay không, đứng trên lập trường cách mạng hay lập trường dân tộc…; những gì họ viết ra phải làm sao vượt qua được chế độ kiểm duyệt của chính quyền nhằm cổ vũ hòa bình, chống chiến tranh xâm lược, khơi dậy truyền thống quật cường, khích lệ tinh thần dân tộc, tình đoàn kết yêu thương giống nòi” và “dù mức độ có khác nhau, tác phẩm của họ vẫn mang hơi thở nhân dân, sức sống dân tộc, thấm đượm tình yêu quê hương đất nước và tinh thần nhân văn” [31; tr.4]. Từ cách hiểu đó, đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận văn sẽ là tất cả những truyện ngắn được sáng tác trong giai đoạn 1964 – 1975 của các nhà văn sau: Trần Quang Long, Trần Duy Phiên, Trần Hữu Lục, Trần Hồng Quang, Huỳnh Ngọc Sơn và Tiêu Dao Bảo Cự. Ngoài ra, một số truyện ngắn của các cây bút
- trẻ vốn nổi danh trên văn đàn về thơ ca như Tần Hoài Dạ Vũ, Thái Ngọc San, Ngô Kha cũng được chú ý nhằm đạt đến cái nhìn toàn cảnh. Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu như vậy, luận văn sẽ mô tả, khái quát những nét chính của phong trào đấu tranh đô thị ở miền Nam nói chung và ở Huế nói riêng với tư cách là hoàn cảnh lịch sử của sự ra đời bộ phận văn học yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975. Bước tiếp theo, luận văn đi vào xác định vị trí của thể loại truyện ngắn trong bức tranh toàn cảnh của văn học yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975 . Cuối cùng, phần trọng tâm của luận văn sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ xác định, đánh giá những thành tựu nổi bật, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975. Ở phần này, bộ phận truyện ngắn được nghiên cứu sẽ được đặt trong thế đối sánh với một số truyện ngắn các cây bút đô thị miền Nam cùng giai đoạn để làm nổi rõ vị trí cũng như những đóng góp của nó. 2.2 . Phạm vi nghiên cứu : Với việc xác định đối tượng như trên, luận văn dự định sẽ khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn yêu nước ở Huế trong khoảng thời gian 11 năm (từ 1964 – 1975) từ các nguồn tư liệu chính sau: - Các truyện ngắn và thơ, lý luận phê bình của những tác giả tham gia phong trào đấu tranh đô thị ở Huế giai đoạn 1964 – 1975 in trên các báo, tạp chí ra đời ở miền Nam trước 1975. - Các tập truyện ngắn của Trần Quang Long, Trần Hữu Lục, Trần Duy Phiên,…cũng như các tác phẩm thuộc các thể loại khác của các nhà văn trong và ngoài nhóm Việt được in riêng hoặc đăng rải rác trên báo chí trước 1975. - Tuyển tập thơ văn yêu nước của tuổi trẻ Huế nói riêng và tuổi trẻ miền Nam nói chung xuất bản sau 1975. Ngoài ra, các bài viết, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Huế; các sáng tác của các tác giả cùng thời ở Huế cũng như ở các địa phương khác sẽ được vận dụng trong quá trình nghiên cứu khi cần thiết. Tiểu sử của các tác giả cũng được tìm hiểu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tuy nhiên nhân thân của các nhà văn sau 1975 sẽ không thuộc phạm vi quan tâm của luận văn. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Liên quan đến đề tài của luận văn đã có một số thành tựu nghiên cứu đi trước và cả các bài viết nghiêng về giới thiệu hay cảm nhận. Trước 1975, do hoàn cảnh khách quan nên không có những trang viết mang tính nghiên cứu hoàn chỉnh về các nhà văn yêu nước ở Huế. Sau ngày đất nước thống nhất, nhiều bài viết và công trình nghiên cứu được công bố hoặc ít hoặc nhiều có đề cập đến truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn
- 1964 - 1975, nhưng đều thống nhất ở sự khẳng định vị trí quan trọng của bộ phận văn học này. Chẳng hạn, sách giáo khoa Ngữ văn dành cho học sinh khối 12 hệ nâng cao của Bộ Giáo dục Đào tạo, NXB Giáo dục, năm 2007 sau khi nhận định về văn học vùng địch tạm chiếm: “Từ khoảng giữa những năm sáu mươi trở đi, người ta thấy xuất hiện hàng loạt những cây bút trẻ, phần lớn là học sinh, sinh viên, chưa có kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng có văn hóa và đầy nhiệt tình yêu nước” (tr.13) đã kể ra một số tác giả tiêu biểu , trong đó có Trần Quang Long. Tuy nhiên, nhìn tổng quát, truyện ngắn của Trần Quang Long chưa được chú ý nghiên cứu mà hầu như các bài viết về nhà thơ, nhà văn này vẫn dừng lại ở sự hồi tưởng về cuộc đời hoặc nhận xét chung về sáng tác thơ. Nổi trội hơn vẫn là những bài viết, bài nghiên cứu về nhóm Việt. Nhân kỷ niệm sự kiện báo Đứng Dậy ra số 100 vào năm 1977, nhà văn Trần Hữu Lục trong bài hồi tưởng Những ngày Đối Diện in trên số báo này đã ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ về một thời kỳ đấu tranh sôi nổi, hào hùng trong sự kết đoàn bền chặt của anh em nhóm Việt và báo Đối Diện. Trên vị thế của một người trong cuộc, ông nghiêm khắc tự phê phán “chúng tôi chưa thực hiện đúng mức sứ mệnh của văn nghệ. Một số bài thơ chưa thoát khỏi cái không khí u uẩn, ngậm ngùi, tiêu cực. Kết thúc truyện còn quẩn quanh, bế tắc và không tưởng ở trong truyện: Ngón tay chết của Huỳnh Ngọc Sơn – Tiếng chim bìm bịp gọi người về của Võ Trường Chinh – Tư Giò của Trần Duy Phiên – Thằng con trai khu vườn chiếc quan tài của Trần Hồng Quang – Người tình lạ mặt của Trần Hữu Lục...” [58;tr.21]. Nhưng đồng thời ông cũng ghi nhận những bước tiến mới trong tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn nhóm Việt từ 1972. Mười năm sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiều bài nghiên cứu cũng như một số tuyển tập tác phẩm của các nhà văn yêu nước, tiến bộ trước ngày giải phóng được giới thiệu. Trong số ấy, rất đáng chú ý là bài Những chặng đường của nhóm Việt của Trần Thức và Hoàng Dũng trên Tạp chí Sông Hương số 15, 1985 (sau in lại trong phần phụ lục của Tuyển tập truyện ngắn Việt và Tuyển tập thơ nhạc họa Việt, 1997). Đúng như tựa đề, hai nhà nghiên cứu đã điểm lại các chặng đường phát triển của nhóm Việt: từ Hội Hồng Sơn đến nhóm Việt, nhóm Việt trước và sau khi hợp tác với Đối Diện, nhóm Việt từ khi được sự chỉ đạo từ Đảng đồng thời cũng ghi nhận ý nghĩa lớn lao của nhóm Việt trong phong trào tranh đấu ở miền Nam. Bên cạnh đó, vào năm 1986, cuốn sách Mùa xuân chim én bay về cũng được ra mắt bạn đọc . Trong lời giới thiệu ở đầu sách, Huỳnh Như Phương khi điểm lại quá trình phát triển của truyện ngắn yêu nước tiến bộ miền Nam (1954 – 1975) đã đặc biệt lưu ý đến sự khởi sắc của dòng truyện ngắn này sau 1968: “Đội ngũ sáng tác ngày càng được bổ sung và đã trở thành quen thuộc với bạn đọc như Vũ Hạnh, Võ Hồng, Sơn Nam, Nguyễn Văn Xuân, Minh Quân..., xuất hiện hàng loạt các cây bút trẻ sung sức: Trần Hữu Lục (tức Trần Phước Nguyện), Võ Trường Chinh, Trường Sơn Ca (tức Tiêu Dao Bảo Cự) (…) Mỗi truyện ngắn của họ trực diện đả kích chế độ, áp bức ,bóc lột, phơi bày những thủ đoạn của bọn cướp nước và bán nước,
- nói lên sự chịu đựng gian khổ của quần chúng lao động” [116;tr.7]. Mấy năm sau, một tuyển tập văn học đồ sộ với những bài nghiên cứu công phu, nghiêm túc được xuất bản: Tiếng hát những người đi tới (1993). Trong bài viết với tựa đề Vẻ đẹp và vẻ đáng yêu của một thế hệ, cũng là lời giới thiệu phần truyện ngắn trong tuyển tập này, Vũ Hạnh đã nêu lên những cảm nhận thực sự sâu sắc và xúc động về những “chiến hữu” của ông trong một thời kỳ đấu tranh không thể nào quên. Sau đó, ông ghi lại những đánh giá tinh tế của mình về một số truyện ngắn tiêu biểu: Địa ngục trần gian của Tiêu Dao Bảo Cự, Mặt trời mù của Trần Hồng Quang, Tư Giò của Trần Duy Phiên, Ngủ ấp của Trần Hữu Lục, Bông cúc vàng của Trần Quang Long. Huỳnh Như Phương một lần nữa chứng tỏ tâm huyết của mình với di sản văn học quá khứ qua lời giới thiệu trong Tuyển tập truyện ngắn Việt, 1997. Nhà nghiên cứu đã có một cái nhìn vừa mang tính toàn cảnh lại vừa rất chi tiết, kỹ lưỡng về ý nghĩa tư tưởng cũng như những nét đặc sắc về phong cách của các truyện ngắn của nhóm Việt. Theo ông, “sự xuất hiện của nhóm Việt trong sinh hoạt văn học ở miền Nam những năm 1965 – 1975 có thể xem như một cách trả lời về thái độ của nhà văn trước xã hội và con người trong một hoàn cảnh cực đoan của đời sống (...) Trong mười năm hoạt động của mình, các nhà văn nhóm Việt đã bày tỏ một thái độ dấn thân ngày càng sâu sắc, vừa trên bình diện ý thức công dân, vừa trên bình diện ý thức nghệ sĩ” [23] . Về nội dung tư tưởng, ông đặc biệt chú ý đến hình ảnh của một thế hệ tuổi trẻ bị săn đuổi với những khắc khoải, những ước mơ và tình liên đới với đồng bào mình. Huỳnh Như Phương cũng khẳng định giá trị của phương thức hiện thực chủ nghĩa trong việc phản ánh và miêu tả hiện thực của nhóm Việt mà nổi bật là tố cáo sự băng hoại của xã hội và trở thành “chứng từ” về đời sống tâm hồn của cả một lớp người, vạch trần sự phi nhân của chế độ nhà tù đồng thời , xây dựng những hình tượng nông dân giàu tính điển hình. Nhà nghiên cứu đã điểm qua phong cách nổi bật của từng tác giả trong nhóm Việt và ông cũng không quên chỉ ra những hạn chế tất yếu trong các sáng tác của họ. Trong một công trình nghiên cứu – biên soạn có chất lượng - Nhìn lại một chặng đường văn học (2000), PGS.Trần Hữu Tá cũng đã dành một phần không nhỏ trong việc giới thiệu và nhận định về văn học yêu nước ở Huế với một số đặc điểm và thành tựu nổi bật của nó. Ông điểm qua những giai đoạn phát triển của phong trào yêu nước ở Huế, một trong những trung tâm tranh đấu của phong trào yêu nước, cách mạng thành thị miền Nam. Đặc biệt, ông đi sâu vào giới thiệu nhóm Việt – “một hiện tượng rất đẹp” trong phong trào tranh đấu. Trong phần khái quát những thành tựu của khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng, Trần Hữu Tá cũng có những nhận định sâu sắc về sáng tác thơ và truyện ngắn của những cây bút ở Huế trong một cái nhìn toàn cảnh. Năm 2005 đánh dấu sự ra mắt bạn đọc của khá nhiều ấn phẩm về văn học yêu nước ở Huế. Bài viết Có một thời để nhớ của Trần Thức in ở đầu cuốn sách Viết trên đường tranh đấu. Đây vốn là
- bài được ông viết vào năm 1986 sau đó có bổ sung sửa chữa và in lại trong tuyển tập nói trên. Trần Thức khẳng định: “Trong lịch sử đấu tranh kiên cường của nhân dân Huế, có thể nói, chưa bao giờ sức mạnh của văn nghệ được phát huy một cách tập trung và đạt được nhiều thành tựu như trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Và cũng chưa bao giờ cuộc chiến đấu trên “trận địa đường phố” lại tập hợp được một đội ngũ đông đảo, trẻ trung, có ý thức về tính mục đích trong hoạt động sáng tạo của mình như trong thời kỳ 1954 – 1975” [25;tr.7]. Tác giả bài viết cũng lần lượt điểm qua các thời kỳ phát triển của văn học yêu nước ở Huế với ba giai đoạn: 1954 – 1960, 1960 – 1968 và 1969 – 1975. Ông đặc biệt nhấn mạnh hai thuộc tính riêng của dòng văn học được khai sinh trên “trận địa đường phố” này: Trước hết “người cầm bút trong phong trào đô thị phải lách qua nghìn cửa ải để tìm ra một cách nói, làm thế nào để tránh bộc lộ lực lượng mà vẫn có thể hướng tình cảm, nhận thức của người đọc đi vào quỹ đạo cách mạng” do đó, “rất nhiều trường hợp, phải đọc giữa hai hàng chữ mới tìm thấy thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi” (tr.11). Thứ hai là tính chất “ phong trào” của dòng văn học này, vì thế “không ít tác phẩm còn nhiều hạn chế về mặt nghệ thuật” nhưng “chắc chắn vẫn còn một số quả xanh” (tr.8). Bên cạnh những bài nghiên cứu công phu, bài cảm nhận của một người đọc – nhà văn Kim Quyên: Bút nhóm Việt và những năm tháng ấy [124] được đăng trên trang web Vietnamnet, 30/4/2005 có một dấu ấn riêng. Tự thấy mình là “người tri âm tri kỷ của dòng văn học Huế”, Kim Quyên đã nói lên sự ngưỡng mộ của mình về một thế hệ tuổi trẻ: “Ngày ấy… Họ là những chàng sinh viên trẻ của đất kinh kỳ, gương mặt khôi ngô tuấn tú, lòng đầy lãng mạn mộng mơ, trái tim tràn tình yêu quê hương, đất nước, con người. Nhưng từ khi non sông bị gót giày quân xâm lược dày xéo, quê làng nhuộm máu lửa, dân lành bị áp bức đoạ đày, họ đâu thể ngồi yên trên ghế nhà trường, họ đã dấn thân cùng dân tộc bằng chính thể xác và tâm hồn mình, bằng trí tuệ và ngòi bút của mình, những ngòi bút tràn ứ lòng căm hận bọn đế quốc, những dòng chữ như có lửa, có máu rỏ xuống từng trang giấy. Những tên tuổi quen thuộc của bút nhóm VIỆT như: Võ Quê, Đông Trình, Bửu Chỉ, Nguyễn Phú Yên, Trần Hữu Lục,Trần Duy Phiên, Trần Hồng Quang, Huỳnh Ngọc Sơn, Trường Sơn Ca, Võ Trường Chinh, Tần Hoài Dạ Vũ, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Đông Nhật, Lê Gành… với lời thơ, câu văn, bút ký, bài hát, tranh vẽ… đã một thời từng gây sóng gió điên đảo cho chế độ cũ và khắc những dấu ấn không quên trong lòng người đọc.” . Sau đó, Kim Quyên lần lượt đánh giá một số tác phẩm tiêu biểu của các tác giả nhóm Việt để chứng minh cho nhận định “Lực lượng viết văn xuôi càng ngày càng hùng hậu, tập hợp được nhiều cây viết có tâm huyết, tài năng và dũng cảm, không sợ chết chóc tù đày, theo từng giai đoạn lịch sử đấu tranh của dân tộc mà xây dựng những truyện ngắn, những bút ký đã miêu tả, khắc họa thật tỉ mỉ qua những chi tiết rất thật, rất tài hoa.”.
- Tiếp đó, năm 2007, Phác họa chân dung một thế hệ được xuất bản. Có thể nói, Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật với tấm lòng biết ơn và tình bè bạn, tình đồng chí , đã thực sự khắc họa nên bức chân dung rất đẹp của một thế hệ tuổi 20 trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở các đô thị tiêu biểu của miền Nam. Là người trong cuộc, đã từng sống và tham gia tích cực trong phong trào tranh đấu của tuổi trẻ đồng thời cũng là thành viên của nhóm Việt, Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật đã có những trang viết đầy xúc động về nhóm Việt cũng như các tác giả tiêu biểu của văn học yêu nước ở Huế như Trần Quang Long, Ngô Kha... Được viết bởi các tác giả mà hầu hết là những nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp, Chân dung Huế (2009) là đầu sách chuyên đề có giá trị do tủ sách Nhớ Huế liên kết với Nhà xuất bản Trẻ phát hành. Trong 22 nhân vật đương thời được vẽ chân dung có hai nhà văn đã sớm nổi danh trước 1975 với nhiều truyện ngắn yêu nước: Trần Duy Phiên và Trần Hữu Lục.Với văn phong mềm mại, uyển chuyển khá hấp dẫn, các bài viết đã tái hiện thật sinh động cuộc đời hoạt động và sáng tác sôi nổi mà trong đó đáng chú ý hơn cả là quãng thời gian tranh đấu tại đô thị miền Nam trước ngày giải phóng của cả hai cây bút trên. Với bài Trần Duy Phiên – hai quê hương, một ngòi bút, nhà văn Trần Hữu Lục đã điểm lại quãng đời tuổi trẻ của Trần Duy Phiên “một trong số những cây bút chủ lực văn xuôi của Việt” từ khi còn là “một sinh viên năng động” gắn liền tên tuổi mình với các tờ báo phong trào như Hướng Đi (1963), Đỉnh Triều (1965), Việt (1966) đến khi đi dạy ở KonTum và cùng các thành viên khác của nhóm Việt phụ trách toàn bộ phần văn học – nghệ thuật của Đối Diện. Theo Trần Hữu Lục, “ngày đó, Trần Duy Phiên đã tạo ấn tượng với một văn phong sắc cạnh, mạnh mẽ và lôi cuốn” [26;tr.177] qua hai giai đoạn sáng tác. Ông viết : “Đọc lại một số truyện ngắn của anh (tức Trần Duy Phiên – HHT c.t), tôi bắt gặp tuổi thơ và thời trai trẻ của mình. Anh viết về đám học trò khắc khoải trong ngôi trường miền núi đìu hiu, những hình ảnh tuổi thơ bị săn đuổi trên chính quê hương nhưng vẫn không nguôi hướng đến ngày mai (Nắng đẹp sân trường, Thư học trò..). Giai đoạn kế tiếp, truyện ngắn của Trần Duy Phiên là bản cáo trạng về băng hoại của xã hội, về thân phận nghèo hèn, về nỗi thất vọng, oán hờn và cả nỗi khát khao thầm lặng của những con người bị tước đoạt quyền sống trong các trại tạm cư và các khu rác ngoại thành (Tư Giò, Sáu Dền, Mặt Đất Quê Ngoại…), nhưng vẫn còn nuôi hy vọng vào mai sau (Trốn, Chim tha lửa…).”(tr.177). Trong bài viết khá dài Trần Hữu Lục – như là “hạt bụi quê hương”, hai tác giả Nguyệt Cầm – Thanh Hà đã tái hiện thật ấn tượng quãng đời tuổi trẻ không thể nào quên của Trần Hữu Lục qua ba đề mục nhỏ: Thời hoa niên , Ô cửa hoa vàng và Những ngày Đối Diện. Trần Hữu Lục – người con của vùng quê Vân Dương ấy, ngay từ khi còn là sinh viên Đại Học Sư Phạm Huế đã “hoạt động năng nổ trong Tổng hội sinh viên Huế, là chủ biên tập san “Thân Hữu” của trường Đại Học Sư Phạm Huế, là chủ bút báo “Sinh viên Huế”, thành viên của nhóm Việt” (tr.137) và ngay từ những năm 1967, 1968 “ngoài các truyện ngắn: Tuổi đồng quê (Tên truyện ban đầu là Những bàn chân
- bẩn), Sa lầy, Cách một dòng sông, Hát rong trên đồng, Cầu sương mù…cùng in trên báo Văn và được báo này đưa vào danh sách 10 cây bút trẻ có triển vọng ở Sài Gòn, anh còn viết một số truyện ngắn đầy trăn trở và trách nhiệm như Về nguồn, Di vật (tạp chí Đất Nước), Chứng từ, Xóm hói, Đá trăm năm (tạp chí Đối Diện)…” (tr.137). Đến khi dạy học ở Đà Lạt và cộng tác với Đối Diện, Trần Hữu Lục vẫn là tác giả của những trang văn “dấn thân, nhập cuộc với hiện thực quê hương nhức nhối, nồng nàn tinh thần yêu nước, tiến bộ”. Ông “đã có những ngày “đối diện” với lương tri của người cầm bút, trách nhiệm của người trí thức trước vận mệnh của đất nước” (tr.142). Có thể nói, bài viết đã cung cấp cho người đọc một khối tư liệu khá phong phú và bổ ích về nhà văn xứ Huế trên. Gần đây nhất, năm 2010, trên trang web điện tử của Tạp chí Sông Hương, Trần Hữu Lục một lần nữa đề cập đến Văn chương nhóm Việt, chủ yếu dưới dạng điểm lại hai ấn phẩm đã được xuất bản trước đó: Tuyển tập truyện ngắn Việt và Tuyển tập thơ nhạc họa Việt. Tuy rằng Trần Hữu Lục tập trung nói nhiều về sáng tác thơ hơn cả, nhưng những nhận định khái quát của ông về văn chương của nhóm Việt trong bài viết này cũng rất đáng chú ý: “Vào thời thanh xuân, những tác giả trẻ của Nhóm Việt đã có những hoạt động tích cực, trở thành một trong những trường hợp tiêu biểu về khuynh hướng hiện thực và cách mạng trong phong trào văn học yêu nước những năm tháng đó (…) Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà văn, thơ Nhóm Việt đã nhiều lần được chọn vào các tuyển tập văn học trong hơn 20 năm qua. Với ý thức dấn thân trong một chọn lựa nghệ thuật, dẫu sau một khoảng cách 30 năm, vẫn mang ý nghĩa tinh khôi của nó. Sáng tác của mỗi tác giả trong Nhóm Việt, tuy hòa chung vào phong trào đấu tranh đô thị miền Nam, nhưng đã sớm bộc lộ sắc thái, nét riêng rất dễ nhận biết của mỗi người.” [60] Như vậy có thể nói, cho đến nay, vẫn chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975. Song, các ý kiến, nhận xét được nêu ra, dù có khi chỉ dừng lại ở cảm nhận hay giới thiệu cũng đã giúp người viết rất nhiều trong sự sưu tập tài liệu và định hướng nghiên cứu của mình . 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu nói trên, người viết dự định vận dụng các phương pháp sau trong quá trình thực hiện luận văn: 4.1. Phương pháp lịch sử - xã hội Luận văn vận dụng quan điểm lịch sử xã hội để tìm hiểu truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975 nói riêng và văn học yêu nước ở Huế nói chung trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn của nhân dân đô thị miền Nam, đặc biệt là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, văn học nghệ thuật nhằm đi đến cách lý giải và cắt nghĩa
- đúng đắn, khách quan, công bằng về những đóng góp cũng như những mặt hạn chế mà các tác giả đã thể hiện trong tác phẩm của họ. 4.2. Phương pháp hệ thống Truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975 sẽ được nhìn nhận trong hệ thống các thể loại của văn học yêu nước ở Huế cũng như trong sự đối sánh với truyện ngắn của các tác giả cùng thời. Tập hợp tác phẩm của mỗi tác giả cũng được coi là một hệ thống để rút ra nhận định về phong cách. Đồng thời mỗi tác phẩm cũng được coi là một hệ thống hoàn chỉnh để phân tích đặc điểm về nội dung và nghệ thuật. 4.3. Phương pháp so sánh Bộ phận truyện ngắn được nghiên cứu sẽ được đặt trong thế đối sánh với một số truyện ngắn yêu nước, truyện ngắn phản chiến của các nhà văn cùng thời và cả ở giai đoạn trước trong điều kiện cho phép. Sự đối sánh này sẽ giúp làm sáng tỏ thêm giá trị tư tưởng tích cực, tiến bộ cũng như tạo tiền đề cho sự ghi nhận những nét độc đáo, những cống hiến riêng của các cây bút trẻ yêu nước ở Huế giai đoạn này. 4.5. Phương pháp phân tích – tổng hợp Nếu phương pháp phân tích giúp luận văn tìm và xác định được những cái hay, cái mới và những đóng góp của các nhà văn trong các tác phẩm thì nhờ phương pháp tổng hợp, luận văn có thể đưa ra những nhận định chung nhất, khái quát nhất về truyện ngắn yêu nước ở Huế, từ đó đi đến những kết luận cụ thể về thành tựu và những đóng góp của truyện ngắn ở Huế cho văn học thành thị miền Nam nói riêng, văn học nước nhà nói chung. Ngoài ra, phương pháp thống kê sẽ được vận dụng để đưa ra những căn cứ, minh chứng xác thực cho nhận định khi cần thiết. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Nhận thức đây là đề tài mang ý nghĩa khoa học thực sự, chúng tôi đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu với hy vọng nếu đề tài thành công sẽ có thể đem đến những đóng góp sau: Góp phần mang lại một cái nhìn toàn diện về bộ phận văn học yêu nước ở Huế trong thời kỳ chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đặc biệt là ở giai đoạn 1964 – 1975. Sưu tầm, tập hợp lại trong điều kiện cho phép những sáng tác trước 1975 của các tác giả được đề cập. Nghiên cứu chi tiết và đưa ra những nhận định tổng quát về thành tựu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975; đồng thời khẳng định đóng góp lớn lao của nó cho dòng văn học yêu nước, tiến bộ thành thị miền Nam nói riêng và văn học nước nhà nói chung.
- Đặc biệt luận văn sẽ góp phần bổ sung vào những công trình nghiên cứu văn học yêu nước, tiến bộ thành thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 và kế thừa một số nghiên cứu đi trước, nó cũng góp một phần nhỏ bổ khuyết cho bức tranh văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX. 6. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chúng tôi tổ chức luận văn theo các nội dung chính sau: Chương 1: Truyện ngắn yêu nước ở Huế trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam giai đoạn 1964 – 1975 Chương này sẽ giới thiệu khái quát những nét chung đáng chú ý về văn hóa và con người xứ Huế. Sau đó, bối cảnh lịch sử giai đoạn 1964 – 1975 được chú trọng tái hiện, mà trọng tâm là phong trào đô thị Huế. Cuối cùng, luận văn ghi nhận truyện ngắn như là thành tựu đáng chú ý của văn học yêu nước ở Huế giai đoạn này. Chương 2: Chân dung thế hệ trẻ trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam qua truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975 Chương 2 sẽ đi vào tìm hiểu những đóng góp lớn về nội dung tư tưởng của truyện ngắn yêu nước ở Huế 1964 – 1975, trong đó thành tựu nổi bật chính là chân dung tinh thần của thế hệ trẻ trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam mà các tác giả trẻ đã thể hiện qua bốn mối quan hệ chính yếu: tuổi trẻ với hiện tình đất nước, tuổi trẻ trong tình liên đới với tha nhân, tuổi trẻ với sứ mệnh lịch sử và tuổi trẻ với giá trị văn hóa truyền thống. Chương 3: Những thành tựu nổi bật về nghệ thuật tự sự của truyện ngắn yêu nước ở Huế giai đoạn 1964 – 1975 Bốn phương diện đáng chú ý về nghệ thuật tự sự của truyện ngắn yêu nước ở Huế hơn 10 năm cuối của cuộc chiến tranh sẽ được luận văn chú trọng nghiên cứu và khẳng định thành tựu. Đó là: nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thời gian và không gian nghệ thuật, chất Huế trong ngôn từ và giọng điệu truyện ngắn.
- CHƯƠNG I TRUYỆN NGẮN YÊU NƯỚC Ở HUẾ TRONG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1964 - 1975 1.1. NÉT CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI XỨ HUẾ Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ “Xứ Huế” được nhắc đến trong câu ca dao mang ý vị như một lời mời gọi tha thiết và chất chứa niềm tự hào đáng yêu về quê hương xứ sở trên không chỉ riêng thành phố Huế theo địa phận hành chính bây giờ mà hiểu rộng ra, tên gọi ấy còn chỉ trấn Thuận Hóa xưa của Đại Việt và phần nào cả Bình Trị Thiên hiện nay. Tuy nhiên, nhắc đến một vùng văn hóa xứ Huế, bao giờ tâm thức của những người dân Việt cũng nhớ về tỉnh Thừa Thiên Huế mà Huế chính là trung tâm kết tinh, hội tụ và lan tỏa những nét đẹp tinh túy nhất, lấp lánh nhất. Thiên nhiên, đất trời đã ban tặng cho Huế một cảnh quan thiên nhiên thật kỳ thú, trữ tình với sự phức tạp và đa dạng hiếm thấy về địa hình sinh thái: núi đồi, sông ngòi, biển cả, đầm phá. Màu xanh điệp trùng của những khu rừng tự nhiên mà tiêu biểu là Bạch Mã với một ngày đủ cả bốn mùa hòa lẫn cùng màu xanh của biển, của những con sông ở dải đất miền Trung này . Người ta có thể thả hồn cùng áng mây chiều trên đỉnh Hải Vân , tiếng sóng vỗ rì rào của biển khơi dưới chân đèo, ánh trăng dát bạc trên mặt phá Tam Giang, đầm Cầu Hai và chơi vơi theo màu tím của sông Hương lúc chiều về. Kể từ những lớp lưu dân đầu tiên theo thuyền hoa của công chúa Huyền Trân “mượn màu son phấn, Đền nợ Ô,Ly”, con người xứ Huế đã bằng bàn tay, khối óc và cả trái tim mình dẫy cỏ lật đá và hòa nhịp làm một với thiên nhiên, đất trời theo cảm thức sâu xa của người Á Đông để trong một thời gian dài chúng ta có Huế như là một thành phố - vườn nổi tiếng thế giới với một nền ẩm thực đặc sắc và bao hoa thơm trái ngọt dâng tặng cho đời: quýt Hương Cần, dâu Truồi, thanh trà Nguyệt Biều, nhãn lồng Kim Long, vải trạng Phụng Tiên, cau Nam Phổ, trầu Chợ Dinh…Huế quả thực là “bài thơ tuyệt tác”, là “thành phố của sự hài hòa trọn vẹn”, là “nghệ thuật cộng thêm vào thiên nhiên như là một vẻ đẹp bổ sung”…*. * Lời phát biểu của Tổng Giám đốc UNESCO Amadou –Mahtar-M’bow, năm 1981.
- Nếu Huế là một hình hài thì có thể nói sông Hương chính là linh hồn, là tâm linh của nó. Dòng sông thiêng ấy quả thực đã thao thiết chảy không ngừng trong nỗi niềm sầu xứ, đã góp phần không nhỏ dệt nên tính cách sâu lắng, trầm tư và tâm hồn biết yêu cái Đẹp của những con người nơi đây. “Sông Hương đã khơi nguồn cho nhiều suối thơ (…) thi ca trở thành một sinh hoạt tinh thần rộng khắp, cho già trẻ gái trai, cho mọi nghề, mọi nhà, như thể là một sinh hoạt lao động hàng ngày, giống như người ta hít thở không khí vậy” [180;tr.59]. Đêm đêm trên chiếc thuyền của các cô lái đò, ta nghe được những giọng hò mái nhì mái đẩy tình tứ, lả lướt mà nếu tỉnh táo sẽ nhận thấy âm hưởng của nhạc Chàm được phổ vào điệu hát nỉ non vương vấn nỗi buồn. Trên dòng Hương giang lúc dịu dàng trầm lắng theo mảnh trăng hạ tuần , lúc lại dữ dội hào hùng như lưỡi kiếm dựng trời xanh ấy, những người con ưu tú của nhân dân Huế hay những thi nhân từng sinh sống ở đất thần kinh như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Cư Trinh, Miên Thẩm, Miên Trinh, Đặng Huy Trứ, Phan Bội Châu…đã viết lên những áng thơ văn “mang tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, mang tư tưởng yêu nước thân dân và ghi đậm dấu vết sử thi của một vùng đất” [30;tr.552] tạo nên một truyền thống văn học rất đáng tự hào. Đến Huế, dù ít dù nhiều, ai cũng thấy đây là xứ sở của cái Đẹp. Đẹp trong lời ăn tiếng nói, trong tâm hồn và lối sống thường ngày. Sống trên dải đất miền Trung nhỏ hẹp, hữu tình nhưng còn quá nhiều khó khăn, khắc nghiệt này, người xứ Huế trao truyền cho nhau tấm lòng biết quý trọng và chắt chiu cái Đẹp như một di sản tinh thần. Họ nâng tất cả những gì tưởng như nhỏ nhoi và bình dị nhất lên bình diện cái Đẹp: một tà áo dài tím kín đáo gợi nhớ gợi thương, chiếc nón bài thơ trắng trong nghiêng nghiêng một sớm Tràng Tiền, một tiếng “dạ” ngọt ngào… Nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường, “trên lĩnh vực tính cách Huế, thích sống văn hóa hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu có” [182;tr.16]. Người Huế có một ý thức mĩ cảm rất rõ rệt và cùng với điều đó là đời sống nội tâm tinh tế, thấm đẫm chất trữ tình, nhuần nhị. Tựa như nước sông Hương, người nơi đây sống hiền hòa, thanh bạch với cỏ cây, họ giấu kín nỗi niềm nơi những câu hát vần thơ. Con người hành động trong họ khi cần thiết phải bộc lộ ra bên ngoài thì mạnh mẽ và dữ dội vô bờ, nhưng tự bản chất, họ vẫn sống thiên về xu hướng tâm linh, thiên về là “một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị” [182;tr.7]. Với địa cuộc đế vương và số phận lịch sử độc đáo, vùng đất thần kinh này đã từng là “phên dậu thứ tư” của nước Đại Việt xưa, là vùng tranh chấp trong suốt hai thế kỷ (1558 – 1786) giữa họ Trịnh và họ Nguyễn và sau đó giữa Tây Sơn và Gia Long, là chốn kinh sư đô hội bậc nhất của Đàng Trong và trong hơn một thế kỷ là thủ phủ của cả nước. Đó là chưa kể đến vai trò của một thành phố lớn thứ ba, trung tâm văn hóa – chính trị lớn thứ hai dưới chế độ cũ miền Nam trước đây. Địa lý và Hương giang nhất phiến nguyệt, Kim cổ hứa đa sầu (Nguyễn Du – Thu chí). Trường giang như kiếm lập thanh thiên (Cao Bá Quát – Hiểu quá Hương giang).
- lịch sử đã khiến Huế trở thành một tâm điểm văn hóa vừa có sức hút vừa có sức lan tỏa. Những người dân Thanh Nghệ di cư đến vùng đất mới ngoài vốn văn hóa làng có sẵn đã linh động tiếp thu và hội nhập với văn hóa bản địa của các dân tộc ít người ở Trường Sơn: Hoa, Chăm, Pa Hy, Pa Kô, Tà Ôi, Cà Tu làm nên một bản sắc Huế vừa giàu tính dân tộc vừa có những nét riêng độc đáo. Huế cũng là trung tâm Phật giáo lớn với những mái chùa cổ kính rêu phong. Đạo Phật với người dân Huế trước hết là một tôn giáo nhưng có lẽ còn hơn cả thế, đó là một lối sống góp phần làm nên phong cách Huế: lối sống Thiền, đặt chữ Tâm lên trên danh lợi, trong đó đặc biệt là chữ Tâm với thiên nhiên, khao khát trở về với thiên nhiên như trở về với bản thể của chính mình. Nho giáo cũng có ảnh hưởng lớn đến khí khái của những nhà nho thanh bạch và cả những Kẻ Sĩ thời đại ở Huế. Và bên cạnh đó là luồng tư tưởng của Đạo giáo, Thiên Chúa giáo. Đặc biệt, vùng đất này cũng là nơi sớm tiếp nhận tư tưởng của chủ nghĩa Mác mà hai trong số những người con ưu tú của nó là Hải Triều – nhà lý luận văn học mác xít xuất sắc và Tố Hữu – lá cờ đầu của nền thi ca cách mạng. Tất cả những giá trị văn hóa lớn lao ấy đã cùng hòa nhịp để trở thành cái “bên trong” của con người Huế. Ngoài ra, Huế cũng đồng thời là nơi khởi nguồn của nhiều phong trào đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc: phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của các trí thức yêu nước như Trần Cao Vân, Thái Phiên; phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX; cuộc đấu tranh chống thuế năm 1908; cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916; cuộc đấu tranh bảo vệ Phan Bội Châu năm 1925; cao trào cách mạng 1936 – 1939…Có thể nói, ngọn đèn thao thức trong chiếc thuyền của Phan Bội Châu trên Hương giang ngày nào, câu hò mái nhì “Chiều chiều trước bến Văn Lâu” lay động lòng người với nỗi niềm nước non thuở trước chưa bao giờ ngừng nghỉ trong tâm khảm của mỗi người Huế. Chính nền văn hóa bền vững và vô cùng đặc sắc trên cùng với một thực tiễn đấu tranh sinh động trong nhiều thế kỷ đã hun đúc nên nội lực mạnh mẽ của con người xứ Huế. Đây là nền tảng không thể thiếu của phong trào yêu nước của nhân dân Huế giai đoạn 1964 – 1975 và của dòng chảy thơ văn mạnh mẽ trong giai đoạn trên. 1.2. HUẾ TRONG BÃO TÁP CỦA LỊCH SỬ GIAI ĐOẠN 1964 - 1975 Giai đoạn 1964 – 1975 đã in dấu ấn trong lịch sử hiện đại Việt Nam nói chung và Huế nói riêng như một trong những thời kỳ quyết liệt và hào hùng nhất của cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại vì hòa bình, thống nhất, tự do, dân sinh, dân chủ của toàn dân tộc. Hòa mình vào cuộc đấu tranh chung của thành thị miền Nam, nhân dân Huế, với tất cả sức mạnh tinh thần của một nền văn hóa giàu truyền thống được hun cháy lên bởi ngọn lửa của một thời đại bão táp, đã thực sự trở thành những chủ nhân của lịch sử và làm thay đổi lịch sử bằng chính dòng máu nóng của mình. 1.2.1. Sự thay đổi lớn lao về cục diện chính trị ở Huế sau năm 1963
- Trong chế độ cũ ở miền Nam trước đây, Huế có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng của một trung tâm chính trị thứ hai sau Sài Gòn và cũng là nơi tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Dưới thời Ngô Đình Diệm, ở Huế đã thiết lập nên một bộ máy cai trị cực mạnh với những biện pháp sắt máu hòng đè bẹp tinh thần yêu nước, cách mạng vốn đã trở thành truyền thống của nhân dân Huế. Hợp sức với bộ máy chính quyền ở Thừa Thiên và Huế là một bộ máy cai trị cấp miền (gồm các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên). Riêng Huế đã được đặc biệt “ưu đãi” với sự đứng đầu của hai nhân vật có thế lực nghiêng trời: lãnh chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn (tức cậu Út Trầu) và Tổng Giám mục địa phận Huế Ngô Đình Thục. Trong ký ức của người dân Huế, chín năm dưới chế độ nhà họ Ngô là chín năm dưới chế độ tham, trá, bạo như tên một bài vè được lưu truyền tại đây và điển hình cho tội ác của chế độ ấy chính là nhà giam Chín Hầm, một kiểu Côn Đảo ở Huế. Tuy nhiên, “có áp bức có đấu tranh”. Phong trào Phật giáo Huế năm 1963 bùng lên dữ dội đã góp phần thiêu rụi cơ đồ họ Ngô và buộc Mỹ phải “thay ngựa giữa dòng”. Nhưng Mỹ đã không ngờ rằng với sự khủng hoảng triền miên của chế độ Sài Gòn suốt trong những năm sau đó đã đẩy tình hình xã hội miền Nam vào một thời kỳ đen tối nhất. Trước mắt người dân Huế, những chính quyền dù là quân sự hay dân sự nối đuôi nhau ấy chỉ là những “chính phủ Diệm không có Diệm” dưới bàn tay chỉ đạo của Mỹ. Đúng như báo Lập Trường số 24 (5-9-1964) đã chỉ ra rằng: người dân Huế “không còn tin ai nữa ngoài mình. Tất cả đã cướp công cách mạng của dân. Vì mù quáng, vì vị lợi, vì bè đảng, vì đố kỵ, suốt trong 10 tháng vừa qua, tất cả tập đoàn độc tài đã làm cho nhân dân điêu linh đồ thán” (Dẫn theo Lê Cung) [13;tr.75]. Niềm tin, niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng, dân chủ, tự do đã đổ vỡ, đã tan như bong bóng xà phòng. “Những ai nhẹ dạ tin rằng cuộc lật đổ chính phủ Diệm là một cuộc cách mạng thực sự, rằng nền dân chủ phương Tây sẽ nhanh chóng lan truyền đến cái phần đất chiến tranh đầy chết chóc và nghèo đói này hẳn đã tỉnh ngộ, hoặc ít ra là, hẳn phải nghĩ lại. Chính trường miền Nam giống như một ngăn tủ lạnh hơn là một sân khấu của niềm vui; lạnh lẽo, buồn tẻ, đầy chất dối trá và quá nhiều con rối trong tay ngoại bang” [193;tr.84]. Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, nhân dân Huế đã nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết bộ mặt thật của chính quyền và càng quyết tâm đứng lên để cứu lấy quê hương. Hoạt động văn nghệ cũng bước vào một thời kỳ khởi sắc gắn bó máu thịt với phong trào tranh đấu vì lẽ sống hòa bình, tự do, dân chủ của nhân dân. Chiến lược chiến tranh đặc biệt bị phá sản cùng với sự suy yếu không thể gượng dậy của chính quyền Sài Gòn vừa là nguyên nhân đồng thời cũng là hệ quả của buớc phát triển như vũ bão của cách mạng miền Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (từ tháng 6 năm 1969 là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam). Sau năm 1963, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tích cực, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt nhằm đưa phong trào lên
- một thời kỳ mới, thời kỳ phá thế kìm kẹp, giành dân, đưa phong trào đồng bằng lên thế đấu tranh chính trị, quân sự, tiến công địch bằng cả ba mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận. Phong trào đồng khởi diễn ra ở khắp vùng đồng bằng năm 1964 đã hỗ trợ đắc lực đưa phong trào đô thị Huế lên cao. Có thể nói, sau 1963, Huế thực sự bước vào một thời kỳ tranh đấu bão táp. Làn sóng cách mạng không ngừng dâng cao ấy đã là một “sự động viên tinh thần đặc biệt đối với các lực lượng yêu nước nói chung, với văn nghệ yêu nước cách mạng nói riêng trong các thành thị miền Nam” [139;tr. 25], tất nhiên trong đó phải kể đến Huế như một trung tâm tranh đấu. Quá sốt ruột trước sự thất bại thảm hại của bộ máy chính quyền thuộc địa do mình dựng lên, hè năm 1965, quân viễn chinh Mỹ trực tiếp vào miền Nam tham chiến. Sự hiện diện ngày càng đông đảo của những “ông bạn đồng minh” cùng với sự leo thang chiến tranh bắn phá miền Bắc, những cuộc hành quân hủy diệt, những cuộc thảm sát người dân vô tội mà tiêu biểu nhất là vụ Sơn Mỹ (16 – 3 – 1968) cùng với sự khinh thị của lính Mỹ đối với người Việt Nam mà họ gọi là “con vật hai chân”, sự sa đọa đồi trụy, lối sống tư bản chỉ biết đến hưởng thụ đã như một hiện thực quá ư trần trụi và đáng căm phẫn trước mắt nhân dân miền Nam mà trong đó không phải là ít những người đã hô hào cổ vũ cho sự có mặt của ngoại bang. Tại Thừa Thiên Huế, Phú Bài trở thành căn cứ đóng quân đầu tiên của quân đội viễn chinh Mỹ để triển khai chiến lược chiến tranh cục bộ trên địa bàn hai tỉnh Trị - Thiên. Thành phố của sông Hương nổi tiếng thơ mộng và êm đềm vốn đã bị bao trùm bởi bầu không khí chính trị nóng bỏng nay lại thêm rên xiết dưới gót giày đinh của quân xâm lược. Thế nhưng cùng với những xáo trộn ghê gớm ấy là sự thức tỉnh sâu sắc hơn của tinh thần dân tộc và ý chí đấu tranh cho quyền độc lập tự chủ của nhân dân Huế, mà không chỉ riêng Huế, “chống Mỹ đã trở thành tình cảm lớn của đồng bào vùng bị tạm chiếm” [20;389] và đến đây, theo cách nói của Nguyễn Trọng Văn, các nhà văn yêu nước chân chính đã vượt qua “cơn mê lớn nhất của người dân đô thị cũng như của đông đảo người cầm bút trước năm 1963, là sự ngây thơ đến thảm hại và cái ảo tưởng đến kỳ quặc về Mỹ” (Dẫn theo Trần Hữu Tá) [139;tr.109]. 1.2.2. Bão táp tranh đấu của nhân dân đô thị Huế cho một Tổ quốc độc lập, thống nhất Sau năm 1963, ngọn lửa đấu tranh trên mặt trận đường phố ở Huế vốn đã được giương cao trong phong trào Phật giáo trước đó càng bùng lên mạnh mẽ và dữ dội. Có thể dễ dàng nhận thấy một sức sống mãnh liệt đến kỳ lạ của phong trào khi nó liên tiếp được duy trì và phát triển trong suốt những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mặc dù bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn liên tục khủng bố trắng, nhưng qua những giờ phút tưởng chừng tắt lặng hẳn, phong trào đô thị Huế lại được khôi phục, vươn lên thành những cao trào tranh đấu để đi đến thắng lợi cuối cùng. Một điều nữa cũng cần lưu ý, đó là hầu như trong bất cứ sự kiện, hành động tranh đấu nào cũng đều lôi cuốn sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân: từ những người dân nghèo thành thị với nỗi lo cơm áo hàng
- ngày như bác xích lô, chị bán hàng rong, anh công nhân… đến các tiểu thương, phật tử, sinh viên học sinh,viên chức và thậm chí đó còn là sĩ quan, binh lính, cảnh sát ly khai với chính quyền. Không chỉ dừng lại ở đó, phong trào đô thị Huế còn được sự ủng hộ và phối hợp nhịp nhàng của phong trào ở nông thôn, các huyện lỵ trong tỉnh Thừa Thiên. Sau những ngày đấu tranh truy quét dư đảng Cần Lao, vạch mặt và trừng trị những tay sai trước đây của gia đình họ Ngô, đòi thực thi dân chủ, phong trào đô thị Huế bước vào một thời kỳ sôi nổi chống các “chính phủ Diệm mà không có Diệm” độc tài, phát xít và cam tâm làm tay sai cho Mỹ lần lượt được dựng lên tiếp đó. Sự ra đời của Hội đồng nhân dân Cứu quốc năm 1964 do bác sĩ Lê Khắc Quyến làm chủ tịch là một bằng chứng về sự đoàn kết tranh đấu của khối liên minh hầu hết các lực lượng đấu tranh chống Mỹ và Nguyễn Khánh tại Thừa Thiên Huế với một lời cam kết “sẽ chiến đấu đến người cuối cùng nếu chính phủ trung ương không thiết lập một nền dân chủ thực sự”[28; tr.413]. Qua năm 1965, liên tục nổ ra những cuộc tổng bãi công, bãi khóa, bãi thị, biểu tình, hội thảo, đốt trụ sở Mỹ nhằm phản đối Trần Văn Hương và sau đó là Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ cùng sự xâm lược và leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ. Tiêu biểu là cuộc biểu tình kéo dài suốt 5 tiếng đồng hồ của hai vạn đồng bào Huế ngày 25 tháng 1, hô to những khẩu hiệu chống Trần Văn Hương và Taylor. Phong trào dâng lên và phát triển tới cao trào đấu tranh chính trị 100 ngày năm 1966 nổ ra từ Huế, Đà Nẵng rồi mau chóng lan khắp các thành thị khác ở miền Nam. Tham gia phong trào ly khai của Huế là một mặt trận rộng rãi của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động, học sinh sinh viên , nhà giáo, nhà báo , văn nghệ sĩ, tín đồ Phật giáo, binh lính sĩ quan quân đoàn I, hàng ngàn cảnh sát, những hội đồng thành phố Huế, Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên và một số tỉnh khác. Sát cánh cùng nhân dân các thành thị khác ở miền Nam, cao trào đấu tranh này ở Huế “đã gây một uy thế chống Mỹ, phẫn nộ và quyết liệt chưa từng thấy” [28;258]. Sau sự kiện “bàn thờ xuống đường”, Huế bị tràn ngập, và qua năm 1967, lực lượng tranh đấu từng bước được khôi phục và duy trì với những cuộc bãi khóa, biểu tình, hội thảo, sinh hoạt văn nghệ của sinh viên học sinh. Đó là giai đoạn ủ lửa để bùng lên dữ dội với lời kêu gọi vùng lên vũ trang khởi nghĩa của Mặt trận Liên Minh Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình tại Huế trong Tết Mậu Thân 1968. Huế mình đẹp nhất lòng dân Mùa thu khởi nghĩa, mùa xuân dậy thành (Tố Hữu – Nước non ngàn dặm) Bước sang năm 1969, phong trào đô thị Huế liên tiếp dâng cao trong hoàn cảnh Mỹ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và thi hành chính sách bình định. Tại Huế, chính quyền Sài Gòn ra sức củng cố lại hậu phương, khủng bố trả thù những người yêu nước, tăng cường bắt lính và bóp nghẹt các quyền dân sinh, dân chủ. Với khẩu hiệu “Tự do hay là chết”, nhân dân Huế đã đứng
- lên chống chiến tranh, đòi hòa bình, đòi cơm áo và quyền làm chủ. Những năm 1970 – 1971 là những năm mà cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao với hoạt động sôi nổi của học sinh sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, các cuộc tự thiêu liên tiếp diễn ra: Thích Chơn Thể, ni cô Tịnh Nhuận, Phan Gia Ly là những “hành động hiến dâng nhục thể cho lý do sinh tồn của Dân Tộc, là cái chết mang ý nghĩa một cứu cánh xã hội nhằm cứu rỗi con người đã 25 năm bị đày đọa trong cuộc chiến tranh tàn khốc phi nhân” [37; tr.75]. Ngày 9 – 5 – 1971, hơn 2 vạn đồng bào và sinh viên, học sinh Huế xuống đường biểu tình đòi hòa bình, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Ngày 28 – 7 – 1971, Đại hội sinh viên học sinh miền Nam kỳ V, thực chất là đại hội mặt trận liên hiệp các tầng lớp nhân dân tổ chức tại Huế, đòi Mỹ rút quân, đòi lật đổ Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, tuyên bố ủng hộ Tuyên bố 7 điểm của Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris. Cái chết của sinh viên Đặng Duy, của học sinh Bảo Dũng và trò hề bầu cử của Nguyễn Văn Thiệu sau đó đã lôi cuốn cả thành phố Huế xuống đường kết án tội ác của Mỹ và tay sai. Chưa bao giờ, tinh thần chống Mỹ - Thiệu lại dâng cao đến thế, đúng như lời thơ khẩu hiệu của sinh viên Huế “Căm hờn lại giục căm hờn. Máu kêu trả máu đầu kêu trả đầu”. Bước sang năm 1973, 1974, Huế cùng nhân dân đô thị miền Nam tập trung đấu tranh bảo vệ những thành quả mà hiệp định Paris thu được đồng thời phát triển phong trào đấu tranh chống độc tài, tham nhũng, đòi dân sinh, mở rộng mạng lưới cách mạng trong nội thành. Nhân dân Huế nhận thức sâu sắc rằng “chỉ có bằng con đường hòa bình người dân Việt Nam mới có thể kiến tạo lại đất nước. Chỉ có bằng con đường hòa giải và hòa hợp dân tộc chúng ta mới có sự đoàn kết rộng rãi, để cùng nhau làm đẹp lại quê hương” (Dẫn theo Lê Cung) [13; tr.137-139]. Sự kiện nổi bật trong năm 1973 là lực lượng cách mạng đã nắm được ban đại diện sinh viên của 3 trong số 5 phân khoa đại học. Ngày 8 – 9 – 1974, 5000 đồng bào Huế xuống đường biểu tình , ra Bản cáo trạng số 1 lên án sự tham nhũng, độc tài của Tổng thống Thiệu, đòi thi hành hiệp định Paris. Sau đó, tháng 11 – 1974, một tổ chức quần chúng rộng rãi – Mặt trận Nhân dân cứu đói Thừa Thiên Huế - ra đời với cáo trạng tố cáo toàn bộ cơ cấu kinh tế chính trị, xã hội miền Nam dưới chế độ Sài Gòn. Càng về cuối cuộc chiến tranh, nhiều tổ chức biến tướng với sự tham gia của cơ sở cách mạng xuất hiện tại Huế: Tổng đoàn học sinh Huế, Đoàn Nữ sinh Áo trắng, Đoàn Nữ sinh Công tác Xã hội, Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống, Lực lượng Hòa hợp Hòa giải Dân tộc, Tổ chức Nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris, Nghiệp đoàn xích lô, Nghiệp đoàn Vận tải, Lực lượng Tiểu thương chợ Đông Ba, Lực lượng giáo chức Huế, các đoàn sinh viên học sinh Phật tử…Tất cả cùng hỗ trợ, phối hợp với lực lượng xung kích của sinh viên các trường Đại học, sẵn sàng chiến đấu để giành độc lập khi có thời cơ. Làn sóng tranh đấu của nhân dân đô thị Huế trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước dù trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn khác nhau nhưng vẫn nhất quán một tính chất nổi bật, xuyên suốt: tính chất dân tộc, dân chủ. Trong một chế độ mà độc tài, tham nhũng đã trở thành một căn bệnh nan
- y, sự đau thương, thống khổ, nghèo đói của dân chúng luôn là một thực tại nhức nhối thì sự đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ đã trở thành mục tiêu bức bách của mọi phong trào tranh đấu. “Tựu trung “chống” hiểu như một phản ứng sinh tồn đích thực của quần chúng bị áp bức, nghèo đói, là đòi hỏi tiêu diệt thực trạng phản cách mạng, phi nhân hiện hữu.” nhưng “tham nhũng, thối nát, chia rẽ, chiến tranh, đồi trụy, lai căng…chỉ là đối tượng nhỏ. Chúng thoát thai từ một đối tượng lớn, một guồng máy lớn, thế lực đế quốc thực dân. Nhìn bề ngoài thế lực đó gồm nhiều hình thức chống đối nhau nhưng sự thực chúng nương nhau để sống mà tác dụng là khai sinh ra thực trạng buồn thảm hiện hữu.” [143; tr.124 – 125]. Đúng như vậy, trong xã hội thuộc địa kiểu mới ở miền Nam trước đây, mục tiêu dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu, lớn lao nhất, là khát vọng độc lập, tự do nung cháy bao trái tim nhiệt huyết. “Tự do hay là chết” đã thực sự trở thành phương châm hành động của người dân Huế. Nhìn lại một chặng đường tranh đấu của đô thị Huế giai đoạn 1964 – 1975, dù ở các mức độ khác nhau, các phong trào đều hướng tới những mục tiêu dân sinh dân chủ điển hình là phong trào chống Nguyễn Khánh năm 1964, phong trào nhân dân chống Nguyễn Văn Thiệu trong những năm đầu thập niên 1970. Tuy nhiên đúng như nhận định của TS.Lê Cung, sẽ là phiến diện nếu cho rằng chỉ khi có khẩu hiệu chống Mỹ thì phong trào mới có tính chất dân tộc, bởi trong một xã hội thuộc địa thì việc chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chính quyền tay sai thực chất cũng là tấn công vào chính sách xâm lược của Mỹ. Từ năm 1964, mục tiêu dân tộc của phong trào đô thị Huế trở nên nổi trội và ngày càng mang tính công khai, quyết liệt. Đặc biệt trong cao trào tranh đấu 1966, phong trào sinh viên và đồng bào Huế những năm đầu 70 đã thực sự nêu cao tinh thần bất khuất chống xâm lăng của nhân dân Việt Nam. Để đạt được các mục tiêu tranh đấu, phong trào đô thị Huế đã là “điểm hội tụ” của nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh: từ tuyên ngôn, kiến nghị đến bãi công, biểu tình; từ tuyệt thực, cầu siêu đến tự thiêu, ra tuyên cáo; rồi các hình thức đốt cháy cơ quan Mỹ, đốt xe Mỹ, đánh lính Mỹ, tổ chức tang lễ, cứu trợ, “những đêm không ngủ”... Có thể nói các hình thức đấu tranh từ hợp pháp, nửa hợp pháp đến bất hợp pháp, từ công khai đến bí mật đã được vận dụng linh hoạt trong tình hình cụ thể. Cũng phải kể đến sự xuất hiện ngày càng nhiều những tổ chức biến tướng và những hình thức báo chí đa dạng. Với sự uyển chuyển, sáng suốt trong đường lối tổ chức và sự quyết liệt trong hành động, phong trào đô thị Huế trong nhiều thời điểm đã là ngòi nổ gây nên phản ứng dây chuyền mạnh mẽ đối với phong trào các đô thị miền Nam và đồng thời cũng được hợp sức, chi viện hữu hiệu từ các trung tâm tranh đấu khác để tiến tới giành thắng lợi cuối cùng. Một điều đặc biệt đáng lưu ý ở phong trào đô thị Huế là vai trò to lớn của tuổi trẻ. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tuổi trẻ bao giờ cũng là nguồn năng lượng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 433 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 347 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 184 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 118 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 135 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 195 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc
120 p | 87 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 103 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương
143 p | 108 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung
129 p | 127 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 134 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 105 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 22 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 80 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn