intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ gia đình ở huyện biên giới Thạnh Hóa, tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tiễn, tác giả phân tích và tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ dân huyện Thạnh Hóa. Từ đó giúp cho việc đưa ra các chính sách, chương trình, dự án nhằm thoát nghèo bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ gia đình ở huyện biên giới Thạnh Hóa, tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH –––––––––––––––––– NGUYỄN HOÀNG MINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN BIÊN GIỚI THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH –––––––––––––––––– NGUYỄN HOÀNG MINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN BIÊN GIỚI THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ Tp.Hổ Chí Minh, năm 2015
  3. i LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý, thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức khoa học quý báu và đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ đã dành nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và toàn thể cán bộ, công chức cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học giúp nâng cao trình độ, hiểu biết để phục vụ tốt hơn cho công tác tại địa phương trong thời gian tới. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Bảo hiểm Xã hội tỉnh; lãnh đạo, công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạnh Hóa và cán bộ xóa đói giảm nghèo, Trưởng, Phó trưởng các Ấp thuộc 3 xã Thủy Tây, Thủy Đông, Tân Tây đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè những người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Tác giả
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Hoàng Minh, là học viên lớp Cao học Chính sách công. Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học kinh tế TP. HCM, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô Khoa Kinh tế phát triển, tôi đã hoàn thành đề tài luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo ở huyện biên giới Thạnh Hóa, tỉnh Long An”. Tôi cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các số liệu và đoạn trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều này là trung thực và chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ............................................... vi TÓM TẮT ............................................................................................................. vii CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................01 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................01 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................02 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................02 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................02 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................02 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................02 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................03 1.6. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................03 1.7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................04 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................05 2.1. Khái niệm nghèo ......................................................................................05 2.2. Phân loại nghèo ........................................................................................06 2.2.1. Nghèo tuyết đối ..................................................................................06 2.2.2. Nghèo tương đối ................................................................................06 2.3. Các phương pháp xác định đối tượng nghèo ............................................07 2.3.1. Dựa vào tiêu chí chi tiêu hộ gia đình .................................................07 2.3.2. Dựa vào thu nhập hộ gia đình ............................................................07 2.3.3. Phương pháp xếp hạng nghèo ............................................................08 2.3.4. Phương pháp vẽ bản đồ ......................................................................08 2.4. Một số lý thuyết về nghèo ........................................................................09
  6. iv 2.4.1. Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế ..........................09 2.4.2. Lý thuyết về nghèo đói và bất bình đẳng trong thu nhập ...........10 2.4.3. Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và tình trạng nghèo ở nông thôn ......................................................................................................11 2.4.4. Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế ..........................12 2.4.5. Mô hình nghèo đói của Gillis-Perkins-Roemer-Snodgrass ........13 2.5. Khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm liên quan .............................14 2.5.1. Theo Country Economic Report ....................................................14 2.5.2. Theo Nguyễn Trọng Hoài................................................................15 2.5.3. Theo Nguyễn Sinh Công ....................................................................16 2.6. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo...................................16 2.6.1. Việc làm .............................................................................................16 2.6.2. Trình độ học vấn ..............................................................................17 2.6.3. Giới tính .............................................................................................18 2.6.4. Quy mô hộ ........................................................................................19 2.6.5. Tuổi của chủ hộ ................................................................................19 2.6.6. Nguồn vốn chính thức ........................................................................19 2.6.7. Về đất đai ...........................................................................................20 2.6.8. Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu ....................................22 2.6.9 Nghèo theo vị trí địa lý. ......................................................................22 2.7. Đặc điểm người nghèo .............................................................................23 2.8. Đề xuất mô hình nghiên cứu ....................................................................23 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NGHÈO Ở HUYỆN THẠNH HÓA VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................................................24 3.1. Tổng quan tình hình nghèo ở Việt Nam ...................................................24 3.2. Khái quát về tỉnh Long An và thực trạng nghèo của tỉnh ............... 24
  7. v 3.3. Khái quát về huyện Thạnh Hóa và thực trạng nghèo ở huyện ....... 26 3.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu .................................................................30 3.4.1 Khung phân tích ................................................................................30 3.4.2. Sử dụng thu nhập bình quân làm tiêu chí phân tích nghèo .........31 3.4.3. Cơ sở xác định nghèo ......................................................................31 3.4.4. Giải thích các biến .............................................................................32 3.4.5. Mô hình kinh tế lượng hồi quy Binary Logit ...............................34 3.5. Nguồn dữ liệu ...........................................................................................36 3.5.1. Số liệu sơ cấp .....................................................................................36 3.5.2. Số liệu thứ cấp....................................................................................36 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................37 4.1. Mô tả, phân tích dữ liệu nghiên cứu ....................................................37 4.1.1. Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình ...........................37 4.1.2. Nghèo và giới tính của chủ hộ .......................................................37 4.1.3. Nghèo và trình độ học vấn của chủ hộ ..........................................38 4.1.4. Nghèo và quy mô diện tích đất ......................................................39 4.1.5.Nghèo và tình trạng của hộ có người đi làm xa ..................................40 4.1.6. Nghèo và vay vốn của chủ hộ ............................................................40 4.1.7.Nghèo và quy mô hộ gia đình ........................................................41 4.1.8. Nghèo và nghề nghiệp của chủ hộ .................................................42 4.1.9. Nghèo và tuổi của chủ hộ...................................................................42 4.1.10. Khả năng tiếp cận với các điều kiện sinh sống cơ bản..............43 4.2. Kiểm định sự tương quan các biến độc lập trong mô hình ................46 4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy Logit các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình .........................................................................46 4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ gia đình ........47
  8. vi 4.3.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê .............................................48 4.3.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình......................................49 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .....................................50 5.1. Kết luận ....................................................................................................50 5.2. Gợi ý chính sách .......................................................................................51 5.2.1. Nâng cao trình độ học vấn, giải quyết việc làm ...........................51 5.2.2. Tiếp cận đất đai ................................................................................52 5.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ............................................52 5.2.4. Các chính sách khác ........................................................................53 5.3. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................53 5.4. Gợi ý nghiên cứu tiếp theo .......................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTG Ngân hàng thế giới HDI Chỉ số phát triển con người GNP Tổng sản phẩm quốc dân AusAID Cơ quan phát triển quốc tế Australia Oxfam Ủy ban Oxfam cho cứu trợ nạn đói ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á ESCAP Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á và Thái Bình Dương NGO Tổ chức Phi Chính phủ ODA Chương trình hỗ trợ phát triển chính thức USD Đồng đô la Mỹ VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam SIDA Dự án của Thụy Điển
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Danh mục các bảng Bảng 1.1. Phân phối mẫu ở 3 xã nghiên cứu ........................................... 3 Bảng 2.1. Trình độ học vấn của người nghèo ....................................... 18 Bảng 2.2. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình phân theo nhóm chi tiêu ........................................................................................................ 21 Bảng 3.1. Tổng hợp số liệu nghèo ............................................................... 29 Bảng 4.1. Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ ............................ 37 Bảng 4.2. Nghèo phân nhóm hộ theo giới tính ........................................... 37 Bảng 4.3. Học vấn, trình độ theo nhóm hộ ................................................. 38 Bảng 4.4. Diện tích đất sản xuất .................................................................. 39 Bảng 4.5. Hộ gia đình trong việc "làm xa" ................................................. 40 Bảng 4.6. Tình hình vay vốn của hộ gia đình ............................................. 40 Bảng 4.7. Số người trung bình trong hộ ...................................................... 41 Bảng 4.8. Thống kê nghề nghiệp chủ hộ ..................................................... 42 Bảng 4.9. Thống kê tuổi chủ hộ .................................................................. 42 Bảng 4.10. Tình hình kinh tế đời sống so 2 năm trước ............................... 43 Bảng 4.11. Số hộ gia đình sử dụng nguồn nước ......................................... 43 Bảng 4.12. Số hộ dân sử dụng điện ............................................................. 44 Bảng 4.13. Loại nhà vệ sinh hộ gia đình ..................................................... 44 Bảng 4.14. Loại nhà ở của hộ gia đình ........................................................ 45 Bảng 4.15. Sử dụng nhiên liệu dùng nấu ăn................................................ 45 Bảng 4.16. Tóm tắt kết quả hồi qui logit ..................................................... 46 Bảng 4.17. Ước lượng xác suất nghèo theo tác động từng yếu tố .............. 47 Bảng 4.18. Dự báo tính chính xác của mô hình .......................................... 49 Danh mục sơ đồ Hình 2.1. Đồ thi tương quan giữa tỷ lệ nghèo và hệ số Gini ...................... 11 Hình 2.2. Vòng lẩn quẩn của nghèo ............................................................ 13 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................... 23 Hình 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................ 32
  11. ix TÓM TẮT Đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ gia đình ở huyện biên giới Thạnh Hóa, tỉnh Long An" nhằm xác định nguyên nhân tác động đến nghèo của hộ gia định ở huyện biên giới này. Số liệu được được phân tích từ 150 hộ gia đình vùng này và xác định yếu tố chịu ảnh hưởng đến nghèo là: việc làm của chủ hộ, qui mô hộ gia đình, số năm đi học của chủ hộ, diện tích đất canh tác,... Từ phân tích thực trạng nghèo của các hộ gia đình sẽ làm cơ sơ khoa học tin cậy cho các cấp chính quyền hoạch định, lựa chọn chính sách phù hợp để giảm nhanh tỷ lệ nghèo của huyện so với thời điểm hiện tại.
  12. 1 CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ở mọi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đang sống trong cảnh đói nghèo, kể cả nước phát triển vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo. Tỷ lệ người nghèo ở mỗi nước cũng khác nhau, đối với nước phát triển thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các nước đang phát triển, song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất nhiều. Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề xoá đói giảm nghèo không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng Quốc tế. Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập thấp so thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo là một chiến lược lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của các nước tiên tiến. Chúng ta biết đòi nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát triển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển,… Nhờ chính sách đổi mới, kinh tế nước ta tăng trưởng tương đối nhanh, đời sống đại bộ phận nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Xóa đói giảm nghèo từ chỗ là phong trào (giai đoạn 1990-1997) đến năm 1998 đã trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia. Qua hơn 10 năm thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm đáng kể, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2%. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng ngập lụt,... vẫn đang còn cảnh đói nghèo, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Vấn đề xóa đói giảm nghèo là phải bền vững để đạt được mục tiêu của tỉnh,. Vì vậy việc phân tích, đánh giá đồng thời nghiên cứu đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm xóa đói giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện biên giới Thạnh Hóa, tỉnh Long An trong những năm tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề xóa đói giảm nghèo của cả nước, của tỉnh
  13. 2 Long An nói chung và huyện Thạnh Hoá nói riêng trong quá trình hội nhập và phát triển, tác giả chọn vấn đề “Các yếu tố ảnh hưởng nghèo của hộ gia đình ở huyện biên giới Thạnh Hóa, tỉnh Long An” làm đề tài luận văn thạc sỹ Chính sách công. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tiễn, tác giả phân tích và tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ dân huyện Thạnh Hóa. Từ đó giúp cho việc đưa ra các chính sách, chương trình, dự án nhằm thoát nghèo bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với công tác giảm nghèo cho hộ nghèo. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của các hộ gia đình huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An ? Các giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở các xã thuộc huyện Thạnh Hóa. Bảng 1.1. Phân phối mẫu ở 3 xã nghiên cứu: TT Xã Hộ dân Số mẫu Tỷ lệ (%) 1 Tân Tây 1093 35 3,20 2 Thủy Tây 1117 55 4,92 3 Thủy Đông 1461 60 4,10 Tổng cộng: 3671 150 4,08 Nguồn: Tác giả thực hiện
  14. 3 Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát các hộ gia đình nghèo và không nghèo trên địa bàn 3 xã Tân Tây, Thủy Tây và Thủy Đông thuộc huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Tác giả tiến hành chọn mẫu bằng cách điều tra trực tiếp 150 hộ gia đình thuộc 3 xã Tân Tây, Thủy Tây và Thủy Đông theo cách lấy mẫu như sau: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, theo Green W.H.(1991), số mẫu tối thiểu được xác định: n =50 + 5 x (số biến độc lập) Đề tài chọn 8 biến độc lập. n = 50 + (5 x 8) = 90 Nhưng nhằm mục đích đạt được độ an toàn cao cho đề tài, tác giả quyết định chọn khảo sát 150 mẫu đối với hộ gia đình. Thời gian điều tra từ 01/12/2014 đến 28/02/2015. Theo đó tác giả đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện Thạnh Hóa và Trưởng hoặc Phó trưởng các Ấp thuộc 3 xã nêu trên. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm tìm hiểu về công tác giảm nghèo ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An trong thời gian qua, đề tài sử dụng phương pháp định lượng và thống kê mô tả. Mô tả dữ liệu kết hợp với so sánh dữ liệu sơ cấp và thứ cấp theo số liệu điều tra hộ nghèo. 1.6. Phương pháp thu thập số liệu 1.6.1. Số liệu thứ cấp Các tài liệu, thông tin khái quát về huyện Thạnh Hóa được thu thập Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh và website của Ủy ban nhân dân tỉnh để dùng làm cơ sở so sánh đánh giá với những phần có liên quan trong nghiên cứu. 1.6.2. Số liệu sơ cấp
  15. 4 Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ gia đình nên khi thu thập số liệu tác giả chọn thực hiện điều tra theo phương pháp chọn mẫu định mức. Tác giả tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp 150 hộ gia đình tại huyện Thạnh Hóa theo bảng câu hỏi chuẩn bị trước. Đây là nguồn dữ liệu sơ cấp quan trọng để có thể phản ánh một cách trung thực tình trạng nghèo và các yếu tố ảnh hưởng. Tác giải chọn mẫu điều tra theo hai cấp, trước tiên ba xã được chọn để đại diện cho toàn huyện, sau đó tại mỗi xã sẽ tiến hành chọn mẫu định mức để đảm bảo tính đại diện và có thể suy rộng của mẫu điều tra. Mẫu khảo sát phát ra tương đối đồng đều trên ba xã Tân Tây, Thủy Tây và Thủy Đông. 1.6.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Dữ liệu khảo sát được mã hóa và phân tích bằng phần mềm Stata và Excel. Dữ liệu định tính cũng được tổng hợp và phân tích để có căn cứ khoa học. Thông tin dữ liệu được thể hiện qua các bảng biểu để nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu của luận văn. 1.7. Cấu trúc của luận văn Tác giả sử dụng 5 chương để trình bày luận văn: Chương 1 Phần mở đầu - Giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, cấu trúc luận văn. Chương 2 Cơ sở lý thuyết - Trình bày tổng quan các lý thuyết về nghèo đói liên quan đến khái niệm, thước đo chỉ số nghèo, các phương pháp xác định nghèo, nguyên nhân nghèo và đặc điểm nghèo. Chương 3 Thực trạng nghèo của huyện Thạnh Hóa và xây dựng mô hình nghiên cứu - Mô tả sơ lược về vùng nghiên cứu, khung lý thuyết làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu nghèo cho huyện. Chương 4 Kết quả nghiên cứu. Chương 5 Kết luận và gợi ý chính sách.
  16. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về nghèo Nghèo không có một khái niệm duy nhất. Có thể hiểu nghèo là tình trạng thiếu thốn về nhiều mặt như thiếu cơ hội tạo thu nhập, thu nhập còn hạn chế, thiếu tài sản thiết yếu, dễ bị tổn thương trong các mối quan hệ, .... Theo Ngân hàng thế giới, qua thời gian cũng có những cách tiếp cận khác nhau trong báo cáo của mình. Năm 1990, định nghĩa nghèo đói của tổ chức này bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như dịch vụ y tế, giáo dục, dinh dưỡng. Đến năm 2000 và 2001, Ngân hàng thế giới thêm vào khái niệm tình trạng gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương: Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng, nghèo có nghĩa là đói không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó. (NHTG, 1990). Tại Hội nghị thượng định thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995 định nghĩa "Nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD một ngày cho mỗi người, số tiền coi như đủ để mua sản phẩm thiết yếu để tồn tại (trích theo Nguyễn Trọng Hoài, 2007) Theo Đinh Phi Hổ (2006), bản thân khái niệm nghèo nó cũng bao hàm mức độ nghèo khác nhau, vì trong các nhóm dân cư có người thuộc nhóm nghèo nhưng chưa phải là nghèo nhất trong xã hội mà bị rơi vào tình trạng đói kém. Do đó, cách tiếp cận khác nhau về tình trạng thiếu thốn sẽ phân biệt ngưỡng nghèo khác nhau. Tại Việt Nam, Chính phủ đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng-Cốc (Thái Lan) năm 1993 "Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không
  17. 6 được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương" (trích theo Nguyễn Trọng Hoài, 2007). Theo khái niệm này không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia, chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia và nó thay đổi theo thời gian và không gian. Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo từ đó có chính sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng. Như vậy, tất cả những định nghĩa về nghèo nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: Một là, không được thụ hưởng những yêu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người trong cộng đồng xã hội đó. Hai là, có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. Ba là, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 2.2. Phân loại nghèo 2.2.1. Nghèo tuyệt đối Theo Ngân hàng thế giới, khái niệm nghèo tuyệt đối được hiểu là một người hoặc một bộ phận gia đình khi mức thu nhập của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định. 2.2.2. Nghèo tương đối Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương. Theo Đinh Phi Hổ (năm 2006), nghèo tương đối là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội xét theo không gian và thời gian nhất định.. Như vậy, nghèo tương đối được xác định trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người. Ở bất kỳ xã hội nào, luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội. Do đó, theo khái niệm này thì người nghèo tương đối sẽ luôn hiện diện bất kể trình độ phát triển kinh tế nào.
  18. 7 Liên hợp quốc cũng đưa ra chỉ tiêu để đánh giá mức sống của con người bao gồm cả thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người, thành tựu y tế-xã hội và trình độ văn hóa giáo dục, tổng hợp lại là chỉ số phát triển con người (HDI). 2.3. Các phương pháp xác định đối tượng nghèo 2.3.1. Dựa vào tiêu chí chi tiêu hộ gia đình Những hộ gia đình có mức chi tiêu đầu người không đảm bảo đủ 2100 Kcalo/ngày theo tiêu chuẩn Ngân hàng thế giới thì thuộc diện nghèo. Phương pháp này được áp dụng tại các cuộc điều tra mức sống dân cư hoặc điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng cục thống kê thực hiện. Việc thu thập số liệu điều tra về chi tiêu sẽ tương đối chính xác hơn tiêu chuẩn thu nhập, vì người dân thường dễ dàng cung cấp thông tin về chi tiêu của hộ hơn là các khoản thu nhập. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là mức chi tiêu đôi khi không phản ánh được tình trạng nghèo hay sung túc, đó là trường hợp hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhưng chi tiêu lớn hơn thu nhập nên phải vay tiền để chi tiêu, từ đó dẫn đến nợ nần, lâm vào cảnh nghèo. 2.3.2. Dựa vào tiêu chí thu nhập hộ gia đình Thu nhập càng thấp thì mức độ nghèo càng tăng. Hiện nay, theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau: - Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. - Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. - Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. - Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
  19. 8 Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí thu nhập hộ gia đình để đánh giá nghèo cũng chưa chính xác, đặc biệt là việc thu thập số liệu qua phỏng vấn hộ gia đình, do người dân không nhớ rõ hoặc có tâm lý không muốn khai báo đủ thu nhập. 2.3.3. Phương pháp xếp hạng giàu nghèo Phương pháp này thực hiện thông qua thảo luận nhóm nhằm chọn lựa những hộ nghèo. Những người tham gia bình chọn gồm có chính quyền địa phương và đại diện cộng đồng như: già, trẻ, nam, nữ, người nghèo, người giàu. Nhóm tự đưa ra đặc tính nghèo, sau đó chính quyền phát phiếu ghi tên những hộ trong ấp cho đại biểu tham dự để phân loại hộ vào các mức nghèo, trung bình, khá, giàu. Phương pháp này có tính khách quan và toàn diện. Tuy nhiên, phương pháp này tốn nhiều chi phí. 2.3.4. Phương pháp vẽ bản đồ Phương pháp này được nhóm tác chiến bản đồ nghèo liên Bộ sử dụng để ước lượng các chỉ số nghèo cấp xã, huyện và tỉnh ở Việt Nam. Phương pháp này kết hợp giữa phỏng vấn sâu của điều tra hộ với phạm vi rộng của tổng điều tra dân số. Theo đó các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình sẽ thu thập thông tin không chỉ về chi tiêu hộ gia đình mà còn các biến khác như: qui mô, trình độ học vấn của các thành viên trong hộ, nghề nghiệp và tài sản hộ gia đình. Phương pháp vẽ bản đồ gắn hai cuộc điều tra thông qua ba giai đoạn cụ thể. Giai đoạn thứ nhất liên quan đến việc xác định các biến mô tả các đặc điểm của hộ có thể liên quan đến chi tiêu và nghèo có cả trong điều tra hộ gia đình và tổng điều tra dân số cùng thời kỳ. Giai đoạn thứ hai là đo lường phúc lợi. Chi tiêu bình quân đầu người được ước lượng bằng hàm hồi qui của các đặc điểm hộ theo số liệu điều tra hộ gia đình. Giai đoạn thứ ba, dùng kết quả hồi qui để ước tính chi tiêu hộ gia đình theo kết quả tổng điều tra dân số và mức chi tiêu dự báo này được dùng để đánh giá xem một hộ có nghèo hay không. Về mặt này vẽ bản đồ nghèo vẫn là một phương pháp dựa vào chi tiêu, nhưng nó dựa vào mức chi tiêu dự báo, chứ không phải là chi tiêu của hộ.
  20. 9 Tuy nhiên, phương pháp này cho kết quả không hoàn toàn chính xác. Mặt khác trong giai đoạn thứ hai, những đặc điểm của hộ không thể ước tính giá trị chi tiêu một cách hoàn hảo được, đồng thời có sự khác nhau giữa các hộ điều tra mức sống và các hộ trong điều tra dân số. Do đó, chi tiêu dự báo chỉ có thể ước tính với hai số. 2.4. Một số lý thuyết về nghèo 2.4.1. Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp có từ lâu đời, nên được coi là lĩnh vực sản suất truyền thống. Hoạt động này không những gắn liền với các yếu tố kinh tế - xã hội mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp xét theo đối tượng sản xuất sẽ bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Mọi nỗ lực xóa nghèo đói và bất bình đẳng về thu nhập ở các nước đang phát triển cũng chưa đủ hiệu ứng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Khi vẫn còn một bộ phận lớn dân cư sống ở vùng nông thôn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, công nghiệp chưa đủ sức để lôi kéo hết lao động thặng dư nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế còn bị ảnh hưởng đáng kể bởi tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp, nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển. Nông nghiệp có phát huy được vai trò tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế chỉ khi được quan tâm đầu tư đúng mức và thoát khỏi sự trì trệ lạc hậu. Do đó, phát triển nông nghiệp cũng đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế. Nông nghiệp có những đặc điểm khác biệt: - Nông nghiệp có đối tượng sản xuất là những cây trồng, vật nuôi, chúng có quy luật sinh học riêng gắn với môi trường tự nhiên như nước, đất, thời tiết, khí hậu nên môi trường tự nhiên không thuận lợi sẽ dễ làm tổn thương đến nông dân làm nông nghiệp. - Ruộng đất sử dụng trong nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt, nên việc bảo tồn quỹ đất và nâng cao chất lượng đất là vấn đề tồn tại của nông nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2