intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô trung bình của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu những yếu tố chính tác động tới quy mô trung bình của các DNNVV của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2011. Từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao quy mô trung bình, góp phần nắm bắt cơ hội, phát huy điểm mạnh để khắc phục điểm yếu, vượt qua những thách thức của DNNVV Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô trung bình của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------------------------- NGUYỄN ÁNH DƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TRUNG BÌNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------------------------- NGUYỄN ÁNH DƯƠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TRUNG BÌNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016 Tác giả Nguyễn Ánh Dương
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Tập luận văn này là sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức lý thuyết và thực tế mà tôi tích lũy được trong quá trình học tập tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Để hoàn thành, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân và tổ chức. Đầu tiên, xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy Vũ Thành Tự Anh, người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn tôi suốt quá trình thực hiện luận văn, bắt đầu từ việc lựa chọn vấn đề chính sách, thiết lập các giả thuyết nghiên cứu cho tới những công việc cuối cùng để hoàn thành. Tôi xin cảm ơn thầy Huỳnh Thế Du, người đã khích lệ tôi lựa chọn hướng đi mới, gắn liền với vấn đề chính sách rõ ràng hơn. Cảm ơn thầy Đinh Công Khải, thầy Cao Hào Thi, và thầy Lê Việt Phú đã giúp tôi làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp định lượng. Cảm ơn thầy Phạm Thế Anh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp tôi có được dữ liệu quý giá. Tôi cũng dành lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbight cùng với các thành viên trong “gia đình” MPP7 đã song hành cùng tôi trong suốt gần 2 năm vừa qua. Nguyễn Ánh Dương Học viên lớp MPP7, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
  5. -iii- TÓM TẮT Giai đoạn 2006 – 2011, quy mô trung bình của DNNVV Việt Nam khu vực ngoài quốc doanh ngày càng suy giảm cả về tiêu chí lao động và nguồn vốn, trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì. Nghịch lý này vừa khó có thể chấp nhận, vừa gây nên những khó khăn cho sự phát triển kinh tế. Đó là nguy cơ mất thị phần ngay trên “sân nhà”; chất lượng việc làm thấp, khả năng đầu tư hạn chế, cản trở việc đạt năng suất cao; giảm lợi nhuận; khả năng chống chọi với yếu tố tiêu cực như khủng hoảng kinh tế bị hạn chế của các DNNVV. Dựa trên nhiều nghiên cứu trước đây như North (1990), VELP (2013), Vũ Thành Tự Anh (2015), sử dụng 9 chỉ tiêu PCI cùng với biến Khủng hoảng kinh tế và biến Ngành nghề trong giai đoạn 2006 - 2011, xử lý dữ liệu bảng bằng mô hình FE, luận văn sẽ đưa ra giải đáp cho các yếu tố then chốt ảnh hưởng tới quy mô lao động trung bình, đồng thời gợi ý chính sách dưới góc độ Nhà nước tạo tiền đề cho sự phát triển của DNNVV Việt Nam. Qua phân tích, những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quy mô lao động trung bình của DNNVV khu vực ngoài quốc doanh giai đoạn 2006 – 2011 được xác định là: (i) Chất lượng đào tạo lao động; (ii) Tính thực thi của hệ thống pháp luật; (iii) Quyền sở hữu đất đai; (iv) Chi phí không chính thức; và (v) Chi phí giao dịch như Chi phí gia nhập thị trường, Chi phí thời gian. Mặc dù có mức độ khác nhau, sự tác động của những yếu tố này lên quy mô lao động trung bình của DNNVV phù hợp với các nghiên cứu đi trước, đặc biệt là quan điểm, nhìn nhận của nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam về vấn đề chính sách trên. Tương ứng với 5 yếu tố trên là 5 nhóm giải pháp. Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo lao động theo hướng thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp. Thứ hai, đảm bảo tính thực thi của pháp luật bằng hai yêu cầu: (i) đơn giản về số lượng nhưng nâng cao chất lượng của văn bản pháp luật; và (ii) tính thượng tôn pháp luật. Thứ ba, quyền sở hữu đất đai của doanh nghiệp cần được đảm bảo thông qua hạn chế tối đa việc thu hồi, nâng thời hạn cho thuê, đồng thời, xác lập quyền sở hữu một cách rõ ràng. Thứ tư, không chỉ có hình phạt thích đáng, kết hợp truyền thông mà quan trọng là phải chống từ nguồn là yêu cầu để ngăn chặn tham nhũng. Cuối cùng, ứng dụng công nghệ thông tin, quy định thanh tra một lần và báo cáo một cửa, tăng tính cạnh tranh là giải pháp cho vấn đề Chi phí giao dịch. Vấn đề về thay đổi tư duy, sức ỳ và áp dụng linh hoạt với từng đối tượng cũng được yêu cầu. Từ khóa: Quy mô doanh nghiệp, thể chế, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  6. -iv- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii TÓM TẮT......................................................................................................................... iii MỤC LỤC .........................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................................vi DANH MỤC BẢNG........................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vii DANH MỤC HỘP .......................................................................................................... vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ......................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................3 1.3 Câu hỏi chính sách .........................................................................................................4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.6 Kết cấu của luận văn ......................................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH...................................6 2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 6 2.1.1 Khái niệm và phân loại ............................................................................................... 6 2.1.2 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam ......................................................7 2.1.3 Tiêu chí đánh giá sự phát triển....................................................................................8 2.2 Lý thuyết “mới” về doanh nghiệp ..................................................................................8 2.3 Thể chế ...........................................................................................................................9 2.4 Tại sao phải phát triển từ các doanh nghiệp nhỏ thành những doanh nghiệp lớn? ......10
  7. -v- 2.5 Các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quy mô lao động trung bình của các DNNVV và giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................................13 2.5.1 Quyền sở hữu tài sản.................................................................................................13 2.5.2 Tham nhũng ..............................................................................................................14 2.5.3 Chi phí giao dịch .......................................................................................................15 2.5.4 Tính thực thi của hệ thống pháp luật ........................................................................15 2.5.5 Hỗ trợ doanh nghiệp .................................................................................................16 2.5.6 Khủng hoảng kinh tế và yếu tố ngành nghề.............................................................. 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 19 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................................19 3.2 Nguồn dữ liệu ..............................................................................................................19 3.2.1 Biến phụ thuộc ..........................................................................................................20 3.2.2 Biến độc lập ..............................................................................................................20 3.2.3 Biến kiểm soát và biến tương tác ..............................................................................21 3.3 Phương trình hồi quy ...................................................................................................22 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................24 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .....................................................................................24 4.2 Những yếu tố then chốt tác động tới quy mô lao động trung bình của các DNNVV ..26 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................................34 5.1 Kết luận ........................................................................................................................34 5.2 Kiến nghị chính sách....................................................................................................35 5.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 38 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 44
  8. -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations CIEM Central Institute for Economic Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Management Trung ương DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DoE Department of Economics Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FE Fixed Effects Hiệu ứng cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội ILSSA Institute of Labour Science and Viện Khoa học lao động và xã hội Social Affairs OECD Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development PCI Provincial Competitiveness Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Index RE Random Effects Hiệu ứng ngẫu nhiên TFP Total-factor productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp TNHH Trách nhiệm hữu hạn UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Hiệp Programme Quốc VCCI Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp and Industry Việt Nam VELP Vietnam Executive Leadership Chương trình lãnh đạo cao cấp Việt Program Nam VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai
  9. -vii- DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Định nghĩa DNNVV của các vùng, quốc gia khác nhau .....................................6 Bảng 2.2: Phân loại DNNVV theo quy định của Chính phủ ...............................................7 Bảng 3.1 Yếu tố sử dụng trong 3 chỉ tiêu PCI ...................................................................21 Bảng 3.2: 5 giả thuyết về môi trường thể chế kinh tế tương ứng với 9 chỉ tiêu PCI .........21 Bảng 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu phân theo quy mô lao động............................... 26 Bảng 4.2: Kết quả ước lượng tác động của các yếu tố thể chế tới quy mô lao động trung bình của doanh nghiệp theo mô hình FE ...........................................................................27 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1 Sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam phân theo quy mô giai đoạn 2002 – 2011 ..........................................................................................................1 Hình 1.2: Quy mô lao động bình quân của DNNVV ngoài quốc doanh giai đoạn 2006 – 2011 ..........................................................................................................2 Hình 1.3: Quy mô vốn bình quân của DNNVV ngoài quốc doanh giai đoạn 2006 – 2011 ..........................................................................................................2 Hình 2.1. Một số chỉ tiêu so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp phân theo quy mô ....11 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...............................................................................18 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................19 Hình 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu phân theo loại hình doanh nghiệp .....................24 Hình 4.2: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu phân theo 6 vùng kinh tế ..................................25 DANH MỤC HỘP Trang Hộp 4.1: Than trời vì chi phí ngoài luồng ....................................................................... 31
  10. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Có một đặc điểm chung của nhiều nền kinh tế trên thế giới là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tỷ lệ rất lớn (năm 2014, tỷ lệ này tại các quốc gia đang phát triển châu Á là 96%, ADB, 2015) và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Ở các nước thu nhập cao, DNNVV đóng góp trên 55% GDP và trên 65% số việc làm, con số này ở các nước thu nhập thấp lần lượt là 60% và 70% (OECD, 2004 trích trong Mbugua, Mbugua, Wangoi, Ogada và Kariuki, 2013). Không là ngoại lệ, tỷ lệ DNNVV tại Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 95% trong giai đoạn 2006 – 2011 và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Nếu xét theo tiêu chí quy mô lao động, tỷ lệ DNNVV năm 2013 theo điều tra của Tổng cục Thống kê là 98,61%. Tuy nhiên, một nghịch lý đang đặt ra là cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, thị trường ngày càng mở rộng, tăng trưởng kinh tế được duy trì (tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế giai đoạn 2006 – 2011 là 6,3%/năm, đồng thời nếu lấy năm 2005 là năm gốc, thì GDP bình quân đầu người tăng từ 740 USD/người/năm năm 2006 lên 947 USD/người/năm vào năm 2011 (phụ lục 1)) nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp siêu nhỏ tăng lên một cách nhanh chóng, trong khi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa và lớn có xu hướng giảm xuống. Hình 1.1 Sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam phân theo quy mô giai đoạn 2002 – 2011 (%) Nguồn: VCCI, Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2012
  11. -2- Chính điều này đã làm cho quy mô trung bình DNNVV đang ngày càng giảm cả về tiêu chí lao động và nguồn vốn. Hai hình sau thể hiện quy mô lao động trung bình; vốn bình quân của DNNVV thuộc khu vực ngoài quốc doanh sau khi đã khử lạm phát bằng chỉ số GDP deflator trong giai đoạn 2006 – 2011. Hình 1.2: Quy mô lao động bình quân của DNNVV ngoài quốc doanh giai đoạn 2006 – 2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 – 2011. Hình 1.3: Quy mô vốn bình quân của DNNVV ngoài quốc doanh giai đoạn 2006 – 2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006 – 2011.
  12. -3- Nếu xét chung cho các doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu của VCCI, năm 2007 có bình quân 49 lao động/doanh nghiệp thì tới năm 2014 con số này chỉ là 29. Nếu tính riêng doanh nghiệp ngoài nhà nước (99% là doanh nghiệp siêu nhỏ) thì mức giảm từ 27 lao động/doanh nghiệp năm 2007 xuống còn 18 lao động/doanh nghiệp năm 2014 (Lê Thúy, 2015). Trong những năm gần đây, đã có sự xuất hiện của một vài công ty, tập đoàn lớn kinh tế tư nhân ở Việt Nam như Sam Sung, Vingroup, FPT, Hoàng Anh Gia Lai. Tuy nhiên điều này lại tạo nên hiện tượng “the middle missing” mà các nước có thu nhập thấp đang gặp phải. Hay nói cách khác, ở các nước thu nhập thấp có một số lượng lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ và một vài doanh nghiệp lớn nhưng lại thiếu đi các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Theo Bouazza, Ardjouman và Abada (2015), dù có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng nhiều thách thức đang chờ đợi các DNNVV ở trên thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Cùng với toàn cầu hóa thì doanh nghiệp Việt Nam lại đang “li ti hóa”. Rõ ràng, sự “nhỏ đi” của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ là một hiện tượng khó chấp nhận mà còn đang gây nên những khó khăn cho nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê (2013), giai đoạn 2006 – 2011, doanh nghiệp siêu nhỏ tăng lên rất nhanh nhưng hầu như không có lãi. Để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam không thể trông chờ vào những doanh nghiệp siêu nhỏ như hiện nay. Nhiều chuyên gia kinh tế đã ví von rằng, hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam như những chiếc thuyền thúng ra biển lớn, hòng đối đầu với bão tố, cá mập. Với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn, khu vực Nhà nước chiếm nguồn lực khá lớn nhưng lại hoạt động kém hiệu quả, đóng góp khiêm tốn vào sự phát triển đất nước (Vũ Thành Tự Anh, 2015b). Trong khi, sự hưng thịnh của một quốc gia cũng không thể trông chờ vào những doanh nghiệp nước ngoài. Đi tìm lời giải cho bài toán các yếu tố then chốt nào ảnh hưởng tới quy mô trung bình của các DNNVV trong giai đoạn 2006 - 2011 là một yêu cầu cơ bản và thực sự cần thiết. Đây là cơ sở để thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển, nâng cao quy mô của các DNNVV nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong thời gian tới. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu những yếu tố chính tác động tới quy mô trung bình của các DNNVV của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2011. Từ đó đưa ra những khuyến nghị
  13. -4- chính sách nhằm nâng cao quy mô trung bình, góp phần nắm bắt cơ hội, phát huy điểm mạnh để khắc phục điểm yếu, vượt qua những thách thức của DNNVV Việt Nam. 1.3 Câu hỏi chính sách Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi chính sách sau: (i) Những yếu tố then chốt nào ảnh hưởng đến quy mô trung bình của DNNVV Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2011? (ii) Những chính sách khả thi nào Nhà nước cần hỗ trợ nhằm nâng cao quy mô trung bình của DNNVV Việt Nam trong thời gian tới? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy mô lao động trung bình của các DNNVV Việt Nam thuộc khu vực ngoài quốc doanh và được đăng ký theo Luật doanh nghiệp. Điều này được lý giải như sau: + Các doanh nghiệp Nhà nước là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế nên đã nhận được những ưu đãi nhất định. Đó là những doanh nghiệp mà không cần cạnh tranh vẫn là người thắng cuộc (VELP, 2013). + Tuy nhiên, tầm quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước đang ngày càng mờ nhạt (VELP, 2013) và thay vào đó là sự nổi lên của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với hiệu quả ngày càng được khẳng định. + Các doanh nghiệp FDI gần như “bỏ qua” sự tác động bởi hệ thống thể chế trong nước, mà chủ yếu là hoạt động dựa vào thể chế bên ngoài (VELP, 2013). Ngay cả những vụ tranh chấp cũng nhờ tòa án bên ngoài xử lý. Nghiên cứu của Phạm Thế Anh và Chu Thị Mai Phương (2015) cũng cho rằng, môi trường thể chế kinh tế ít tác động tới doanh nghiệp FDI hơn doanh nghiệp trong nước. + Các doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chính thức sự tác động của các yếu tố nghiên cứu cũng như những giải pháp đưa ra. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện nghiên cứu các DNNVV thuộc khu vực ngoài quốc doanh (chỉ thuộc khu vực tư nhân) trong phạm vi cả nền kinh tế Việt Nam tồn tại trong suốt
  14. -5- khoảng thời gian từ 2006 đến 2011. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu của các biến độc lập (các thành phần PCI của 63 tỉnh, thành) cùng nằm trong giai đoạn trên. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng định lượng nhằm tìm hiểu những nguyên nhân gây tác động lớn nhất đến quy mô lao động trung bình của các DNNVV thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Nguồn thông tin lấy từ dữ liệu thứ cấp, bao gồm các số liệu đã được thu thập của Tổng cục thống kê, VCCI và các nghiên cứu trong nước và nước ngoài. 1.6 Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương. Chương 1 nhằm giới thiệu về luận văn bao gồm bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi chính sách, đồng thời nêu lên đối tượng, phạm vi cũng như khái quát về phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày một số khái niệm quan trọng, cơ sở lý thuyết và các giả thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Nội dung của chương 3 trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu mà luận văn sẽ thực hiện. Chương 4 thực hiện việc phân tích các dữ liệu thu thập được để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết đã nêu trong chương 2. Chương 5 là phần kết luận của luận văn và từ đó nêu lên những kiến nghị chính sách từ những dữ liệu phân tích trong chương 4.
  15. -6- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Nội dung của Chương 2 trình bày một số khái niệm quan trọng liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở những nghiên cứu đi trước liên quan, mô hình các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quy mô lao động trung bình của DNNVV được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu. 2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1 Khái niệm và phân loại Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa phân theo quy mô doanh thu, số lao động hoặc nguồn vốn được gọi chung là DNNVV. Theo Bouazza, Ardjouman và Abada (2015), không có tiêu chuẩn cố định cho những doanh nghiệp nào là DNNVV. Điều này phụ thuộc vào quan điểm, tiêu chí xác định từng cá nhân cũng như tổ chức. Bảng 2.1: Định nghĩa DNNVV của các vùng, quốc gia khác nhau Vùng hoặc quốc gia Số lao động tối đa Doanh thu tối đa Giá trị tài sản tối đa Liên minh Châu Âu 10 – 250 40 triệu Euro - Ngân hàng thế giới 300 15 triệu Đôla 15 triệu Đôla Quỹ tiền tệ quốc tế 100 3 triệu Đôla - Ngân hàng phát triển châu Phi 50 - - Ngân hàng phát triển châu Á Không có định nghĩa cụ thể. Sử dụng định nghĩa của nhiều chính phủ khác nhau. UNDP 200 - - OECD 20 – 500 - - Algeria 10 – 250 < 20 triệu Euro - Trung Quốc < 2000 300 triệu NDT 400 triệu NDT Nguồn: Lấy từ Bouazza, Ardjouman và Abada (2015), Bảng 1, trang 112. Đối với Việt Nam, quan điểm về DNNVV được Chính phủ nêu rõ trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. Tuy nhiên, mỗi khu vực sản xuất lại có tiêu chí riêng, thể hiện ở bảng sau:
  16. -7- Bảng 2.2: Phân loại DNNVV theo quy định của Chính phủ Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Khu vực Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm 10 người 20 tỷ đồng Từ trên Từ trên Từ trên nghiệp và thủy sản trở xuống trở xuống 10 người 20 tỷ đồng đến 200 người đến đến 200 người 100 tỷ đồng 300 người II. Công nghiệp và 10 người 20 tỷ đồng Từ trên Từ trên Từ trên xây dựng trở xuống trở xuống 10 người 20 tỷ đồng đến 200 người đến đến 200 người 100 tỷ đồng 300 người III. Thương mại và 10 người 10 tỷ đồng Từ trên Từ trên Từ trên dịch vụ trở xuống trở xuống 10 người 10 tỷ đồng đến 50 người đến đến 50 người 50 tỷ đồng 100 người Nguồn: Lấy từ Nghị định 56/2009/NĐ-CP năm 2009, trang 2. 2.1.2 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế là quan điểm đã được khẳng định trong nhiều báo cáo và nghiên cứu. Thứ nhất, với số lượng rất lớn, DNNVV đóng góp quan trọng vào tổng sản lượng và tạo ra nhiều việc làm. Theo Tổng cục Thống kê (2013), năm 2011, số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ 97,6% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động. Số lượng lao động làm việc trong các DNNVV vào cuối năm 2011 là 5,06 triệu người (cao hơn 2,07 lần năm 2006), trong đó khu vực ngoài nhà nước có tỷ lệ thu hút nhiều lao động nhất. Trong khi khu vực FDI có mức tăng việc làm thấp hơn, và khu vực nhà nước lại có sự sụt giảm. Đối với ngân sách quốc gia, Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2006, loại hình DNNVV đóng góp 45 ngàn tỷ đồng và năm 2011 đã tăng lên tới 177,8 ngàn tỷ đồng. Thứ hai, các DNNVV đóng vai trò trụ cột của kinh tế địa phương. Nếu như các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, tổng công ty được thành lập và hoạt động tại các trung tâm của các thành phố lớn thì các DNNVV lại phân bố khắp mọi nơi. Từ đó, khai thác và phát huy một cách tối đa các nguồn lực tại chỗ. Một đặc điểm minh họa cho vấn đề này là khả năng thu hút vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi tại các khu vực dân cư. Chính điều này đã tạo điều kiện công ăn việc làm và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của mỗi địa phương. Thứ ba, DNNVV đóng vai trò không nhỏ trong việc góp phần tạo nên sự năng động của nền kinh tế. Với quy mô của mình, các DNNVV là những “vệ tinh” cực kỳ năng động, linh hoạt
  17. -8- cho các doanh nghiệp lớn thông qua các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ. Bên cạnh đó, chính quy mô nhỏ là cơ sở cho những ý tưởng của những nhà kinh doanh hình thành. 2.1.3 Tiêu chí đánh giá sự phát triển Để đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Theo Sharu và Guyo (2013), phát triển của DNNVV có thể được đo lường bằng sự tăng lên của tài sản, thị phần, lợi nhuận và đầu ra. Nhưng, theo hai tác giả, do những khó khăn trong việc đo lường những tiêu chí trên, sự tăng lên của doanh thu và số lượng lao động trong một giai đoạn cụ thể nào đó là cơ sở được sử dụng phổ biến nhất. Nghiên cứu của Woldie, Leighton và Adesua (2008) sử dụng quan điểm, sự phát triển của doanh nghiệp tương đương với sự tăng lên của doanh thu. Quan điểm sử dụng lao động và doanh thu cũng được ủng hộ bởi Soini và Veseli (2011), ngoài ra, hai tác giả cũng đưa ra đề nghị sử dụng tiêu chí giá trị gia tăng ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu này, đánh giá sự phát triển của một doanh nghiệp dựa trên tiêu chí quy mô lao động. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, tiêu chí lao động sẽ phản ánh chính xác sự phát triển của doanh nghiệp, còn đối với vốn, do yếu tố lạm phát, trượt giá nên vốn là con số ảo và thậm chí là trở thành thảm họa. Nhiều nghiên cứu cũng sử dụng số lượng lao động để phản ánh quy mô doanh nghiệp (Bonaccorsi, 1992; Calof, 1994; Kalafsky, 2004; Majocchi, 2005; Wlliams, 2011; trích trong Monteiro, Moreira và Sousa, 2013). Với quy ước, những doanh nghiệp có số lao động 10 người trở xuống gọi là doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp có từ 11 người tới 200 người là doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp có từ 201 người tới 300 người là doanh nghiệp vừa; và doanh nghiệp có số lao động từ 301 người trở lên là doanh nghiệp lớn. 2.2 Lý thuyết “mới” về doanh nghiệp Khái niệm về doanh nghiệp, lý thuyết tân cổ điển truyền thống cho rằng doanh nghiệp là một “hộp đen” đơn vị sản xuất và được đặc trưng bởi hàm sản xuất Q = F(K, L) = a.kαlβ. Tuy nhiên, theo lý thuyết chi phí giao dịch của Coase thì nguyên nhân của việc thành lập doanh nghiệp là do “có một chi phí giao dịch khi sử dụng cơ chế giá cả”. Các loại chi phí khi sử dụng cơ chế giá cả bao gồm: Chi phí tìm kiếm thông tin (chi phí để đánh giá nhu cầu khách hàng, chi phí tìm kiếm bạn hàng, chi phí xác định giá cả); Chi phí phân tích và lựa chọn mức giá thích hợp; và Chi phí thương lượng, ký kết, chế tài hợp đồng. Theo Coase
  18. -9- (1937), “doanh nghiệp bao gồm một hệ thống các mối quan hệ, ra đời khi sự điều động các nguồn lực phụ thuộc vào một nhà doanh nghiệp”. Có 3 nhân tố quyết định quy mô của doanh nghiệp theo Coase, bao gồm: - Tương quan giữa chi phí bên trong doanh nghiệp và chi phí giao dịch ngoài thị trường; - Khả năng và mức độ phạm sai lầm khi số giao dịch tăng lên; - Biến động của thị trường như nhu cầu, giá, yếu tố đầu vào,… Coase (1937) cũng đề cập tới những lý thuyết về doanh nghiệp của những nghiên cứu khác. Lý thuyết quản trị công ty của Berle và Means; Jensen và Fama; La Porta, Lopez deSilanes, Shleifer và Vishny đề cao sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Sự tách bạch này xuất phát từ quy chế trách nhiệm hữu hạn và tư cách pháp nhân. Đặc trưng tách quyền kiểm soát và quyền sở hữu xuất hiện ở các công ty hiện đại. Nếu như hai quyền này không tách rời nhau thì quy mô của công ty không thể lớn lên được. Thực tế được chứng minh ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, kinh doanh hộ gia đình. Theo lý thuyết quyền sở hữu của Hart, Grossman và Moore, doanh nghiệp được xác định theo công nghệ như mô hình tân cổ điển nhưng trong trường hợp này công nghệ lại được xác định bằng tài sản vật chất và tài sản vô hình. Hai điểm cần chú ý trong lý thuyết này là tính không hoàn chỉnh của hợp đồng do yếu tố bất định và quyền quyết định những vấn đề không được quy định bởi hợp đồng của người có quyền sở hữu. Williamson đưa ra lý thuyết mới về chi phí giao dịch nhằm giải thích cho mức độ hội nhập hàng dọc, tức là giải thích lý do tại sao một số hoạt động được đưa vào nội bộ doanh nghiệp và tại sao một số hoạt động được để lại bên ngoài thị trường. Câu trả lời là mức chi phí giao dịch. Giao dịch có chi phí cao là những giao dịch liên quan đến những tài sản có tính chuyên biệt cao. Khả năng phát triển của doanh nghiệp trong các thị trường cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất của những tài sản chuyên biệt mà doanh nghiệp có. 2.3 Thể chế Theo North (1990), thể chế là những quy tắc hay luật chơi do con người tạo ra để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình. Như vậy, thể chế bao gồm luật lệ (có thể là chính thức và không chính thức) và cơ chế thực thi (thực thi từ bên trong và thực thi từ bên ngoài). Có thể nói thể chế là một khái niệm rất rộng. Nghiên cứu này tập trung vào thể chế kinh tế chính
  19. -10- thức, tức là những nội dung có liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp như vấn đề quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, hệ thống pháp lý cũng như những hỗ trợ cho sự phát triển. Nếu như chi phí để thực hiện các giao dịch giữa các tác nhân với nhau không có, thì theo định lý Coase, các thể chế là không cần thiết. Tuy nhiên thực tế, chi phí giao dịch là tồn tại và thậm chí là ở mức rất cao. Chính điều này yêu cầu sự tồn tại của thể chế nhằm làm giảm chi phí giao dịch. Khi có chi phí giao dịch, các thất bại của thị trường, bao gồm: Độc quyền, Bất cân xứng thông tin, Hàng hóa công, và Ngoại tác, sẽ làm cho: (i) Thị trường không tồn tại; (ii) Thị trường không hiệu quả và phân bổ sai nguồn lực; và (iii) Nhà nước can thiệp, nhưng không hiệu quả (Nguyễn Xuân Thành, 2014). Nếu thể chế hỗ trợ thị trường một cách hữu hiệu thì những vấn đề trên được khắc phục. Thị trường sẽ nâng cao mức độ cạnh tranh giữa các chủ thể với nhau. Không chỉ vậy, thông tin về các điều kiện thị trường của các hàng hóa và thành viên được lưu chuyển. Ngoài ra, thể chế xác định và thực thi các quyền sở hữu, các hợp đồng, đồng thời trả lời cho những câu hỏi như ai? Làm gì? Hưởng lợi ích gì? Trả chi phí gì? (Nguyễn Xuân Thành, 2014). 2.4 Tại sao phải phát triển các doanh nghiệp nhỏ thành những doanh nghiệp lớn? Đã có nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề quy mô của doanh nghiệp nên như thế nào. “Small is beautifull” là quan điểm phổ biến vào những năm 1970 của các nhà kinh tế. Khẳng định này càng được thuyết phục, nhất là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế, vì ưu điểm như quy mô nhỏ nên bộ máy linh hoạt, cơ chế ra quyết định nhanh chóng, thích nghi với thay đổi của môi trường (Lương Minh Huân và Đặng Thị Phương Hoa, 2014). Tuy nhiên, một nền kinh tế không thể trông chờ vào những doanh nghiệp nhỏ vì nếu tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngày càng lớn, sức cạnh tranh cho bản thân mỗi doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung là không cao, đặc biệt khi mà sự hội nhập sâu của nền kinh tế toàn cầu. Với những điều khoản khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hay Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam rất khó có thể chống chọi với các doanh nghiệp quy mô lớn hơn nhiều của nước ngoài, thậm chí là phải nhường thị trường nội địa.
  20. -11- Kết quả của các cuộc điều tra từ CIEM, DoE và ILSSA (2014) cho thấy rằng, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng có nhiều thuận lợi cũng như đóng góp cho tăng trưởng nhiều hơn. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa có tỷ lệ thoát khỏi thị trường thấp hơn từ 3% tới 6% so với các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ. Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu khác thể hiện qua hình sau: Hình 2.1. Một số chỉ tiêu so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp phân theo quy mô Nguồn: CIEM, DoE và ILSSA, Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013. Lương Minh Huân và Đặng Thị Phương Hoa (2014) chỉ ra rằng, doanh nghiệp nhỏ chủ yếu hoạt động thị trường trong nước, còn đối với thị trường nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và lớn. Theo Vũ Thành Tự Anh (2015a), các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ là cản trở cho việc đạt được năng suất cao do không đạt hiệu quả về kinh tế theo quy mô và chuyên môn hóa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ thuận chiều có ý nghĩa thống kê giữa quy mô của doanh nghiệp và lợi nhuận (Pervan và Visic, 2012), giữa quy mô (số lượng lao động) với mức độ hội nhập quốc tế của doanh nghiệp (Ruzzier và Ruzzier, 2015), năng suất lao động và TFP (Leung, Meh và Terajima, 2008), các vấn đề liên quan đến xuất khẩu (Monteiro, Moreira và Sousa, 2013; Calof, 1994; Majocchi và đ.t.g, 2005;Williams, 2011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1