intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Cải thiện sinh kế cho hộ dân xã Đắk Plao, huyện Đắk Llong, tỉnh Đắk Nông khi phải di dời do dự án thuỷ điện Đồng Nai 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ dân tái định cư trên địa bàn xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhằm nhận diện sự biến động về sinh kế trước và sau tái định cư cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực hình thành sinh kế. Từ đó đề xuất những chính sách nhằm cải thiện sinh kế của các hộ dân di cư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Cải thiện sinh kế cho hộ dân xã Đắk Plao, huyện Đắk Llong, tỉnh Đắk Nông khi phải di dời do dự án thuỷ điện Đồng Nai 3

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ĐẶNG THỊ THU VÂN CẢI THIỆN SINH KẾ CHO HỘ DÂN XÃ ĐẮK PLAO, HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG KHI PHẢI DI DỜI DO DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------------- ĐẶNG THỊ THU VÂN CẢI THIỆN SINH KẾ CHO HỘ DÂN XÃ ĐẮK PLAO, HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG KHI PHẢI DI DỜI DO DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN ĐỒNG NAI 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN GIÁP TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tiến hành khảo sát, phỏng vấn lãnh đạo, người dân, tham khảo tài liệu để viết. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được trích nguồn và có độ chính xác cao nhất trong tầm hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2017 Tác giả Đặng Thị Thu Vân
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô giáo cùng các anh chị nhân viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin phép được gửi tới Thầy Nguyễn Văn Giáp người đã trực tiếp hướng dẫn tôi đề tài này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Trong quá trình hướng dẫn, Thầy đã gợi mở cách tiếp cận và nhiệt tình trao đổi những vướng mắc đề tài gặp phải để giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đắk Glong, các cán bộ tại Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đắk Glong, cán bộ tại xã Đắk Plao và các cán bộ làm việc tại Ban QLDA thủy điện 6 đã giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn, điều tra khảo sát và cung cấp những thông tin hữu ích phục vụ cho bài luận văn. Cuối cùng, cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại chương trình. Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Đặng Thị Thu Vân
  5. -iii- TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh người dân xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải di dời cả xã đến nơi ở mới TĐCĐC để nhường chỗ cho công trình Thủy điện Đồng Nai 3. Người dân về nơi ở mới đã hơn 6 năm với nhà xây mới, cơ sở hạ tầng tốt hơn, đi lại gần trung tâm huyện hơn nhưng vấn đề đền bù cho người dân vẫn chưa được giải quyết xong và người dân bị động trông chờ chính sách hỗ trợ Nhà nước. Kết quả nghiên cứu đề tài dựa trên khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 1999) phân tích năm yếu tố của nguồn vốn sinh kế nhằm đánh giá những trở ngại trong việc cải thiện sinh kế của các hộ dân. Với 85% hộ nghèo có trình độ dân trí thấp có lối sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên khi tài nguyên thiên nhiên không còn ưu đãi cho họ cộng thêm cách chi tiêu không hợp lý nên tiền đền bù phần lớn tiêu hết và bị động trong chiến lược sinh kế để duy trì cuộc sống của mình. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề ra một số nhóm giải pháp để cải thiện sinh kế các hộ dân: Thứ nhất, Nhóm chính sách về nguồn vốn con người: động viên trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường, quan tâm giáo dục với nữ giới, thực hiện KKHGĐ, tăng đào tạo nghề nông thôn và định hướng đầu ra sau khi học xong. Thứ hai, Nhóm chính sách về nguồn vốn tự nhiên: đảm bảo đền bù thỏa đáng cho người dân về đất đai và quan tâm nguồn nước tưới cho người dân. Thứ ba, Nhóm chính sách về nguồn vốn tài chính: hướng dẫn người dân cách chi tiêu hợp lý, cách tiết kiệm tiền cho tương lai và luôn theo dõi giám sát sử dụng vốn vay của bà con để phát huy được hiệu quả kinh tế. Thứ tư, Nhóm chính sách về nguồn vốn vật chất: đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân và xây dựng chợ nông thôn để người dân có điều kiện trao đổi hàng hóa tạo thêm việc làm cho người dân và hạn chế được tình trạng tăng giá khi cả xã chỉ phụ thuộc vào các quầy tạp hóa. Thứ năm, Nhóm chính sách về nguồn vốn xã hội: tăng cường vai trò của hội nông dân và lịch họp thôn cần được thông báo cụ thể đến từng hộ. Thứ sáu, Các khuyến nghị với Chính quyền khi phải di dân làm công trình thủy điện: thực hiện điều tra xã hội học để đạt được sự đồng thuận của người dân trước khi triển khai dự án thủy điện, bên cạnh đó đạo đức nghề nghiệp với người làm công tác TĐCĐC là vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của người dân nên cần có các biện pháp răn đe, xử lý nghiêm khi vi phạm và để tránh thất thoát tiền đền bù, đền bù sai đối tượng cần có các quy định cụ thể, rõ ràng, nhất quán giữa các cấp chính quyền.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ................................................................................... vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách ................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 5 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5 1.5 Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......... 6 2.1 Các khái niệm ............................................................................................................... 6 2.2 Khung phân tích ........................................................................................................... 7 2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan ............................................................................... 9 2.4 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 11 2.4.1 Tiến trình nghiên cứu .......................................................................................... 11 2.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................................... 12 2.4.3 Cách thức chọn mẫu khảo sát .............................................................................. 12 2.4.4 Cách thu thập dữ liệu khảo sát............................................................................. 13 2.4.5 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 14 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................. 15 3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên............................................................................... 15 3.2 Đặc điểm dân số và hoạt động sinh kế ....................................................................... 15 3.3 Điều kiện kinh tế xã hội xã Đắk Plao......................................................................... 16 3.4 Các chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với người dân ................................................ 17 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 19
  7. -v- 4.1 Nguồn vốn sinh kế của các hộ tái định cư tại xã Đắk Plao ........................................ 19 4.1.1 Nguồn vốn con người .......................................................................................... 19 4.1.2 Nguồn vốn tự nhiên ............................................................................................. 22 4.1.3 Nguồn vốn tài chính ............................................................................................ 25 4.1.4 Nguồn vốn vật chất .............................................................................................. 27 4.2 Bối cảnh tổn thương ................................................................................................... 33 4.3 Chiến lược sinh kế ứng phó với tổn thương ............................................................... 35 4.4 Kết quả sinh kế ........................................................................................................... 35 4.5 Ghi nhận một số kết quả phỏng vấn sâu .................................................................... 37 4.6 Bất cập trong cải thiện sinh kế tại xã Đắk Plao.......................................................... 38 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 41 5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 41 5.2 Khuyến nghị chính sách ............................................................................................. 42 5.2.1 Nhóm chính sách về nguồn vốn con người ......................................................... 42 5.2.2 Nhóm chính sách về nguồn vốn tự nhiên ............................................................ 42 5.2.3 Nhóm chính sách về nguồn vốn tài chính ........................................................... 42 5.2.4 Nhóm chính sách về nguồn vốn vật chất ............................................................. 42 5.2.5 Nhóm chính sách về nguồn vốn xã hội ............................................................... 43 5.2.6 Các khuyến nghị với Chính quyền khi phải di dân làm công trình thủy điện ..... 43 5.3 Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 44 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 47
  8. -vi- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Association of South East ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Asian Nations BHYT - Bảo hiểm y tế BQLDATĐ - Ban quản lý dự án thủy điện CCB - Cựu chiến binh Department for International Cơ quan phát triển Quốc tế - Vương quốc DFID Development Anh DTTS Dân tộc thiểu số EVN Vietnam Electricity Tập đoàn điện lực Việt Nam GCNQSDĐ - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB - Giải phóng mặt bằng HĐND - Hội đồng nhân dân KHHGĐ - Kế hoạch hóa gia đình NN&PTNT - Nông nghiệp và phát triển nông thôn Organization for Economic OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Cooperation and Development TĐC - Tái định cư TĐCĐC - Tái định canh định cư THCS - Trung học cơ sở TN - Thanh niên UBND - Ủy ban nhân dân
  9. -vii- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 1.1 Bản đồ thủy điện Đồng Nai 3 ...........................................................................................1 Hình 1.2 Bản đồ Khu tái định cư xã Đắk Plao.................................................................................2 Sơ đồ 2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững theo DFID ............................................................... 7 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tiến trình thực hiện nghiên cứu .......................................................................... 11 Bảng 2.1 Thống kê số mẫu điều tra theo thôn tại xã Đắk Plao ..................................................... 13 Bảng 4.1 Thông tin chung về hộ gia đình ..................................................................................... 19 Hình 4.1 Thành phần hộ dân tộc trong phiếu điều tra .................................................................. 19 Hình 4.2 Trình độ học vấn (không học và tiểu học) của chủ hộ ................................................... 20 Hình 4.3 Tỷ lệ hộ gia đình có trên 2 con theo dân tộc .................................................................. 20 Hình 4.4 Trình độ học vấn thấp (không học và tiểu học) theo giới tính ....................................... 21 Bảng 4.2 Tỷ lệ hộ có trẻ em nữ bỏ học so với hộ có trẻ em nam bỏ học theo dân tộc ................. 21 Bảng 4.3 Tỷ lệ chủ hộ có trình độ thấp (không học và tiểu học) theo dân tộc ............................. 22 Hình 4.5 Địa hình rẫy dốc ............................................................................................................. 23 Hình 4.6 Đường vào rẫy ............................................................................................................... 23 Hình 4.7 Khu vực lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 (Đắk Plao cũ).................................................. 24 Hình 4.8 Tình hình nước tưới ....................................................................................................... 25 Hình 4.9 Mục đích sử dụng tiền bồi thường của hộ dân ............................................................... 26 Hình 4.10 Tình hình vay mượn..................................................................................................... 26 Hình 4.11 Tình hình điện thắp sáng .............................................................................................. 27 Hình 4.12 Tình hình đường giao thông ........................................................................................ 27 Hình 4.13 Tình hình nước sinh hoạt ............................................................................................. 28 Hình 4.14 Tình hình truyền hình .................................................................................................. 29 Hình 4.15 Tình hình loa ................................................................................................................ 29 Hình 4.16 Tình hình trường học ................................................................................................... 29
  10. -viii- Hình 4.17 Tình hình nhà văn hóa ................................................................................................. 30 Hình 4.18 Tình hình trạm y tế....................................................................................................... 30 Bảng 4.4 Biến động tài sản phục vụ sản xuất ở nơi mới .............................................................. 31 Hình 4.19 Biến động tài sản sinh hoạt tăng ở nơi mới ................................................................. 32 Hình 4.20 Tỷ lệ hộ có người tham gia vào các tổ chức ................................................................ 32 Hình 4.21 Tỷ lệ hộ thu thập các nguồn thông tin ......................................................................... 33 Hình 4.22 Tỷ lệ hộ chịu ảnh hưởng của cú sốc............................................................................. 34 Hình 4.23 Tỷ lệ hộ phân theo các khoản chi nhiều........................................................................36
  11. -1- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách Công trình Thủy điện Đồng Nai 3 nằm trên sông Đồng Nai có công suất 180 MW do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là chủ đầu tư. Phạm vi công trình nằm trên địa phận 2 tỉnh gồm: Phía bờ phải của sông Đồng Nai thuộc địa phận các xã Quảng Khê và xã Đắk Plao huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông; phía bờ trái của sông Đồng Nai thuộc địa phận các xã Lộc Lâm và Lộc Phú huyện Bảo Lâm, xã Đinh Trang Thượng huyện Di Linh, xã Tân Thanh huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Công trình Thủy điện Đồng Nai 3 được khởi công xây dựng vào năm 2004, hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2011. Toàn bộ xã Đắk Plao cũ với hơn năm trăm hộ gia đình đã di dời đến nơi ở mới vào tháng 7 năm 2010 gọi là xã Đắk Plao mới cách khoảng 30km, cách trung tâm huyện 12 km. Phần đất của xã Đắk Plao mới ở vị trí thôn 6, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông thuộc khu lâm nghiệp gồm hai khu 650 ha và khu 206 ha. Hình 1.1: Bản đồ thủy điện Đồng Nai 3 Nguồn: Ban Quản lý dự án thủy điện 6
  12. -2- Hình 1.2: Bản đồ Khu tái định cư xã Đắk Plao Nguồn: Ban Quản lý dự án thủy điện 6 Tổng số hộ di dời chịu ảnh hưởng từ dự án là 507 hộ (số liệu do cán bộ thống kê xã cung cấp). Theo báo cáo số 109 của Sở NN & PTNT tỉnh Đắk Nông ngày 27/01/2016: Số hộ
  13. -3- được hỗ trợ tái định cư về đất ở, nhà ở là 432 hộ. Tổng số hộ dân xã Đắk Plao đủ điều kiện (có hộ khẩu, GCNQSDĐ nông nghiệp, GCNQSDĐ thổ cư từ năm 2010 trở về trước và nguồn sống chính dựa vào đất nông nghiệp) được bố trí đất sản xuất là 460 hộ với diện tích là 1 hộ/1ha và số hộ không đủ điều kiện tái định canh là 108 hộ nhưng vẫn được bố trí đất sản xuất với diện tích 0,5ha/hộ. Như vậy tổng diện tích đất sản xuất cần thực hiện để bố trí cho 568 hộ là 514 ha. Đối với dự án thủy điện Đồng Nai 3 do phải di dời toàn bộ xã nên người dân được hưởng thêm một số chính sách đặc thù về hỗ trợ tái định cư đối với hộ dân đủ điều kiện gồm 1 căn nhà trị giá 112 triệu đồng, nhận hỗ trợ 3 năm lương thực, cấp 400 m2 đất ở, 1 ha đất sản xuất, ngoài ra được nhận khoán từ 4-5 ha đất lâm nghiệp. Chủ đầu tư là EVN đã đầu tư xây dựng khu đất tái định cư định canh là 650 ha để cấp cho các hộ dân đã đủ điều kiện và không đủ điều kiện của xã. Trong 650 ha chỉ có 164 ha đất là đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp, diện tích còn lại không đủ điều kiện để sản xuất do đất quá dốc. Do vậy, chủ đầu tư khai phá thêm 206 ha đất, số diện tích này bố trí tái định cư 113 ha nên chỉ còn 93 ha để bố trí đất sản xuất. Như vậy tổng diện tích đất sản xuất đủ điều kiện để bố trí cho người dân xã Đắk Plao tại khu 650 ha và 206 ha mới được 257 ha/514 ha nên diện tích đất sản xuất còn thiếu là 257 ha. Trong lúc chia đất cho các hộ dân có hiện tượng tranh chấp với các hộ đã canh tác từ trước (gồm cả hộ dân sinh sống lâu năm ở đây và dân nơi khác đến) nên các hộ dân xã Đắk Plao không tổ chức sản xuất trên đất được chia. Ở khu 650 ha đã được người dân khai hoang trồng cây nông, lâm nghiệp gồm cả đối tượng được cấp đất (một số lấn chiếm thêm để canh tác) và đối tượng không được cấp đất nhưng đến xâm canh lấn chiếm. Ngoài ra, có 35 hộ đã được Ban quản lý dự án Thủy điện 6 giao đất nhưng không nằm trong quyết định phê duyệt các hộ được cấp đất tái định canh của UBND huyện Đắk Glong. Ở khu 206 ha cũng xảy ra hiện tượng như khu 650 ha. Tiền đền bù phần lớn người dân tiêu hết, vấn đề chia đất còn gặp những trở ngại, đáng lẽ những hộ được chia đất phải nhận được quyền lợi bồi thường một cách xứng đáng và thuận lợi như tinh thần của Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất với tiêu chí “nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” nên hơn 6 năm về nơi ở mới mà cuộc sống người dân ở vùng tái định canh định cư vẫn gặp nhiều khó khăn về sinh kế.
  14. -4- Người dân về nơi ở mới đã lâu nhưng vẫn không hài lòng về nhiều vấn đề. Mặc dù các hạng mục công trình phúc lợi khu tái định cư Đắk Plao đã được đầu tư xây dựng đầy đủ theo quy hoạch được phê duyệt và bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng, qua khảo sát vấn đề cấp nước sinh hoạt và nước tưới vẫn là vấn đề lớn với người dân bị phản ánh nhiều nhất, tiếp đến là sự xuống cấp của đường giao thông. Sự gia tăng của giá cả sinh hoạt cũng gây khó khăn cho cuộc sống người dân. Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ thường xuyên chậm trễ của Ban QLDATĐ 6 gây bức xúc với đối tượng thụ hưởng. Vấn đề hỗ trợ lương thực thêm 2 năm cho các hộ dân chưa có đất sản xuất chưa được thực hiện. Tình trạng 42 hộ vẫn còn ở lại xã Đắk Plao cũ không chịu lên nơi mới là vấn đề chưa giải quyết được. Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Khu vực các hộ dân đang sinh sống thuộc vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng. Hiện nay, UBND tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét, quyết định chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thành Vườn quốc gia Tà Đùng. Đồng thời, UBND tỉnh Đắk Nông cũng đang đề cử Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thành Vườn di sản ASEAN mới của Việt Nam. Do đó, tỉnh sẽ kiên quyết không để người dân sinh sống trong khu vực này”. Ông Tùng cũng cho biết thêm: “UBND tỉnh đã đề nghị huyện vận động người dân về hết khu tái định cư vì đất ở đây đã được Ban quản lý Dự án Thủy điện 6 đền bù nên phải thu hồi lại để giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng tổ chức trồng rừng”, (Bình Minh, 2016). Với mong muốn người dân lấy lại tâm lý và ổn định cuộc sống nơi ở cũ, tác giả thực hiện đánh giá hiện trạng đời sống sinh kế và các nguồn lực hiện có của người dân di dân thuộc xã Đắk Plao, phân tích các cú sốc người dân tái định cư thủy điện gặp phải, đánh giá tác động của chính sách và việc triển khai thực hiện chính sách tái định cư thủy điện đến sinh kế của người dân để từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp với người dân. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ dân tái định cư trên địa bàn xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhằm nhận diện sự biến động về sinh kế trước và sau tái định cư cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực hình thành sinh kế. Từ đó đề xuất những chính sách nhằm cải thiện sinh kế của các hộ dân di cư.
  15. -5- 1.3 Câu hỏi nghiên cứu a) Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, hiện trạng sinh kế của các hộ dân xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông sau khi di dời do thuỷ điện Đồng Nai 3 hiện nay có gì bất cập? b) Câu hỏi nghiên cứu thứ hai, những bất cập trong chính sách và việc triển khai chính sách di dời người dân cho thuỷ điện Đồng Nai 3 là gì? c) Câu hỏi nghiên cứu thứ ba, những giải pháp nào thích hợp để cải thiện sinh kế cho hộ dân xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sinh kế của các hộ dân thuộc xã Đắk Plao di dời cho thuỷ điện Đồng Nai 3, các chính sách liên quan đến việc TĐCĐC của các hộ dân. Đối tượng khảo sát là 52 hộ dân ở xã Đắk Plao và một số hộ ở khu Tà Đùng. Phạm vi nghiên cứu là địa bàn xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017. 1.5 Cấu trúc luận văn Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Tổng quan địa bàn nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  16. -6- CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày khung phân tích về sinh kế, các khái niệm cơ bản, những nét chính một số nghiên cứu trước và cách thiết kế nghiên cứu của luận văn. 2.1 Các khái niệm Sinh kế là hoạt động mà con người sử dụng nguồn vốn vật chất (nguồn tài nguyên và các khoản dự trữ như hàng nông nghiệp cất trữ trong kho) và phi vật chất (quan hệ xã hội, kiến thức và phương thức tiếp cận) tạo ra thu nhập nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu. Sinh kế được xem là bền vững khi người dân có thể đối phó và phục hồi trước các cú sốc của tự nhiên và xã hội; quan trọng hơn là người dân có thể duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản của mình trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác của thế hệ tiếp theo (Chambers và Conway, 1991). Hộ gia đình tái định cư trong đề tài là hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án thủy điện Đồng Nai 3 phải di dời đến nơi ở mới. Hộ gia đình tái định cư tập trung là hộ gia đình được quy hoạch đến nơi ở mới tạo thành điểm dân cư mới. Khu tái định cư là nơi được quy hoạch để bố trí từ hai điểm tái định cư trở lên, chẳng hạn như khu TĐC xã Đắk Plao có 5 điểm tái định cư thôn 1, 2, 3, 4, 5; khu TĐC có cơ sở hạ tầng, công trình công cộng và đất dành cho hoạt động sản xuất. Người Mạ (tên gọi khác là Châu Mạ và các nhóm địa phương, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn) cư trú ở Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. Tuy nhiên, người Mạ sống tập trung ở Lâm Đồng là chủ yếu. Địa bàn cư trú ban đầu của người Mạ trước đây ở đâu cho đến nay chưa xác định được. Hoạt động kinh tế chủ yếu là việc đốt rừng làm rẫy, trồng lúa. Những hoạt động săn bắt, hái lượm cũng còn tồn tại như hoạt động kinh tế phụ để bổ sung nguồn lương thực cho gia đình. Ngoài ra, người Mạ còn phát triển hai nghề thủ công là rèn và dệt. Những sản phẩm của nghề rèn gồm có công cụ sản xuất hoặc vũ khí. Về nghề dệt, những chiếc khăn, tấm váy, mền, với hoa văn tinh tế và đầy màu sắc do người Mạ dệt là sản phẩm trao đổi được ưa chuộng ở vùng Nam Tây nguyên, (Phạm Thị Hồng Thủy, 2011).
  17. -7- 2.2 Khung phân tích Đề tài sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững (Sơ đồ 2.1) của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 1999) trước hết xác định các yếu tố hình thành sinh kế con người và sau đó giúp chỉ ra tác động của các chính sách đến các yếu tố đó. Trong khung sinh kế bền vững, năm tài sản sinh kế được đề cập gồm: nguồn vốn con người, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn vật chất và nguồn vốn xã hội; năm tài sản tạo thành năm đỉnh của hình ngũ giác cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa chúng đảm bảo ổn định sinh kế và giảm nghèo. Như vậy, sinh kế không chỉ phụ thuộc vào một loại tài sản mà phụ thuộc vào sự kết hợp của các tài sản khác nhau. Sơ đồ 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững theo DFID Ghi chú: H: Nguồn vốn con người S: Nguồn vốn xã hội N: Nguồn vốn tự nhiên P: Nguồn vốn vật chất F: Nguồn vốn tài chính Các cơ cấu và quy Kết quả sinh kế TÀI SẢN SINH KẾ trình chuyển đổi Bối cảnh dễ bị Cơ cấu H -Thu nhập tăng tổn thương Ảnh hưởng -Thể chế CÁC CHIẾN và các LƯỢC SINH KẾ -Phúc lợi nâng cao -Các cấp chính -Các cú sốc S N nguồn tiếp quyền -Tính bền vững cao -Các xu hướng cận -Khu vực -An ninh lương thực -Tính mùa vụ tư nhân tăng cường -Luật -Chính sách -Sử dụng các nguồn P F -Văn hóa lực tự nhiên bền Quy trình vững Nguồn: DFID,1999 Trong khung phân tích sinh kế, việc phân tích sinh kế dựa trên mối liên hệ của các nhóm yếu tố sau: Bối cảnh dễ bị tổn thương là những tình huống bất lợi xảy ra khi con người không có khả năng đối phó. Có 3 loại tổn thương: (i) Thứ nhất, các cú sốc như tai nạn đi rừng hoặc khi làm việc, bệnh tật mất khả năng lao động, dịch bệnh làm thiệt hại tài sản hộ gia đình. (ii) Thứ hai, các xu hướng như sự suy giảm tài nguyên rừng, nguồn nước có thể khai thác, biến đổi khí hậu bất lợi. (iii) Thứ ba, tính mùa vụ như tình trạng được mùa mất giá khi lượng
  18. -8- cung vượt quá lượng cầu, khi hết vụ thiếu việc làm hoặc vào vụ thu hoạch chính thiếu lao động. Tài sản sinh kế gồm năm loại:(DFID, 1999) Nguồn vốn con người gồm các kỹ năng, kiến thức, ý tưởng sáng tạo, sức khỏe lao động, khả năng ứng phó trước các cú sốc giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và cải thiện đời sống. Trong mỗi hộ gia đình vốn con người gồm số lượng và chất lượng lao động sẵn có, vốn con người khác nhau tùy theo quy mô hộ gia đình, trình độ, kỹ năng, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe…Vốn con người đóng vai trò quan trọng trong các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình trong việc tạo ra và sử dụng bốn nguồn lực sinh kế còn lại của hộ gia đình. Vốn con người sẽ phát triển thông qua giáo dục và tiếp cận các dịch vụ y tế. Nguồn vốn tự nhiên gồm các loại tài nguyên thiên nhiên gồm đất đai, nguồn nước, rừng, biển, không khí, hệ động, thực vật… do con người khai thác phục vụ cho cuộc sống. Vốn tự nhiên có vai trò quan trọng với hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số có lối sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Đối với người dân xã Đắk Plao thì sinh kế của họ phụ thuộc vào một số loại tài nguyên quan trọng như đất đai, nguồn nước, rau rừng, cá suối. Như vậy nguồn vốn tự nhiên vô cùng quan trọng đối với người dân xã Đắk Plao. Nguồn vốn vật chất gồm tài sản công cộng và tài sản sở hữu tư nhân. Tài sản công cộng gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống điện, đường, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc) và cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, trạm y tế). Tài sản sở hữu tư nhân gồm các phương tiện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Với người dân Đắk Plao, tài sản vật chất có nhà cửa, xe máy, tivi, điện thoại, dụng cụ lao động, quầy tạp hóa, đồ nghề sửa xe. Nguồn vốn tài chính gồm các nguồn lực hỗ trợ chính thức như tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm, trợ cấp hay vốn vay để đáp ứng nhu cầu sinh kế người dân hoặc các nguồn tài chính phi chính thức như hụi, vay nặng lãi, sự hỗ trợ của người thân. Các nguồn vốn phi chính thức với chi phí cao nên cân nhắc lựa chọn vì các nguồn vốn này thường không bền vững với việc thực hiện các chiến lược sinh kế. Nguồn vốn xã hội được định nghĩa bởi OECD là mạng lưới với các quy tắc, các giá trị và các sự hiểu biết được chia sẻ giúp làm thuận lợi sự hợp tác giữa các nhóm. Trong định nghĩa này, mạng lưới là các liên kết thế giới thực giữa các nhóm hoặc các cá nhân như
  19. -9- mạng lưới bạn bè, mạng lưới gia đình, mạng lưới đồng nghiệp. Vốn xã hội có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Woolcock & Narayan, 2000). Vốn xã hội đưa đến sự hỗ trợ lẫn nhau, sự hợp tác và lòng tin từ đó giúp nâng cao học vấn, cải thiện điều kiện chăm sóc trẻ em, mang lại an toàn cho cộng đồng và tạo ra hạnh phúc về mặt vật chất lẫn tinh thần. Các cơ cấu và quy trình chuyển đổi là yếu tố thể chế, tổ chức, chính sách, pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân (DFID, 1999). Chiến lược sinh kế là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà người dân sử dụng để thực hiện mục tiêu sinh kế của họ hay đó là một loạt các quyết định nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn vốn hiện có. Chiến lược sinh kế là một quá trình liên tục nhưng những thời điểm quyết định có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại đối với chiến lược sinh kế. Đó có thể là lựa chọn cây trồng vật nuôi, thời điểm bán, sự bắt đầu đối với một hoạt động mới hay thay đổi quy mô hoạt động (Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 3, năm 2012). Kết quả sinh kế là mong muốn của các hộ dân đạt được thông qua chiến lược sinh kế. Mọi người mong muốn tăng thu nhập, tăng cường phúc lợi, giảm tính dễ bị tổn thương, tăng cường an ninh lương thực và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Muốn vậy hộ dân cần xây dựng chiến lược sinh kế dựa vào khả năng tiếp cận các loại nguồn vốn tại địa phương và các chính sách hiện hành của các cấp chính quyền trong nỗ lực giảm nghèo của người dân Đắk Plao. Sự ảnh hưởng của 5 loại nguồn vốn tiếp cận tác động đến kết quả sinh kế của các hộ dân trong nỗ lực giảm nghèo. 2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan Hà Mỹ Trang (2016), sinh kế cho hộ dân tộc Khmer nghèo trường hợp phường 2, xã Hoà Lạc và xã Vĩnh Hải tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Đề tài sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID, 1999), nghiên cứu phân tích năm yếu tố của nguồn vốn sinh kế để đánh giá những rào cản trong việc cải thiện sinh kế của các hộ dân tộc Khmer nghèo. Các giải pháp được đưa ra: công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển giáo dục trong đó chú trọng tuyên truyền giáo dục ý thức người dân. Hạn chế của đề tài là tỷ lệ hộ khảo sát chỉ chiếm 1,8% tổng hộ vì tổng thể quá lớn đến 5300 hộ.
  20. -10- Lương Đình Huyên (2014), cải thiện sinh kế những hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La trên địa bàn thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Dự án di dân tái định cư ở Điện Biên chậm tiến độ và nảy sinh các bất cập. Quỹ đất nông nghiệp của thị xã bị lấy đi gần hết trong khi việc khai hoang, cải tạo đất trả cho nông dân chưa được giải quyết. Sản xuất kém phát triển nên ít việc làm, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân và người tái định cư với học vấn thấp, kỹ năng lao động thuần nông gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn sinh kế. Để cải thiện sinh kế ở Điện Biên, tác giả đưa ra các giải pháp liên quan đến: đơn giản thủ tục hành chính để người dân nhanh chóng nhận hỗ trợ; huy động nguồn thu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam và những địa phương có số thu ngân sách từ thủy điện Sơn La để lập quỹ hỗ trợ người tái định cư; lập quỹ đất sản xuất đủ màu mỡ, đủ nước tưới tạo ra sinh kế bền vững cho người tái định cư nông nghiệp; có chính sách ưu đãi đầu tư thu hút doanh nghiệp; đào tạo nghề phi nông nghiệp cho nông dân; phát triển du lịch miền Tây Bắc. Hạn chế của đề tài là chưa phỏng vấn ý kiến của các nhà quản lý các cấp chính quyền để có các kênh thông tin đối chiếu, so sánh. Nguyễn Thị Minh Phương (2012) nghiên cứu sinh kế đồng bào dân tộc Ê Đê tại xã Eabar, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk. Sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số phụ thuộc vào tự nhiên. Hoạt động sinh kế phổ biến là chăn thả gia súc tập trung trong rừng còn trồng trọt chỉ là hoạt động thứ yếu. Thu nhập đến từ các sản phẩm ở rừng và nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ lớn. Tài sản sinh kế các hộ gặp thách thức lớn nhất là vốn con người với sự hạn chế về trình độ học vấn, thiếu kỹ năng kỹ thuật, tiếp đó là vốn tự nhiên và vốn tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện sinh kế cho đồng bào Ê Đê ở vùng nghiên cứu đặc biệt là nhóm hộ cận nghèo và hộ nghèo. Giải pháp đưa ra là tập huấn kiến thức nông nghiệp cho bà con, quan tâm đến việc làm với người được đào tạo và quản lý tốt đồng vốn khi giao vốn tín dụng cho bà con. Hạn chế của đề tài là chưa đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các chính sách với người dân ở địa bàn nghiên cứu. Vương Thị Bích Thủy (2012) nghiên cứu về Sinh kế cho người dân bị thu hồi đất – khu Kinh tế Đông Nam, Nghệ An. Đề tài nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đối với đời sống của người nông dân để tìm ra chính sách đảm bảo sinh kế bền vững. Việc thu hồi đất nông nghiệp tạo ra cú sốc lớn đẩy người dân rơi vào tình trạng mất đất sản xuất hay mất nghề do chuyển địa điểm. Tiền đền bù được dùng vào làm nhà, mua sắm trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2