Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 6
download
Luận văn phân tích những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng đặc biệt khó khăn nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ YẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO CHO CÁC XÃ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8 34 04 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ VÂN HƢƠNG HÀ NỘI - NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận văn với đề tài “Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu độc lập do chính tác giả thực hiện, không sao chép ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác, các tài liệu tham khảo và trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận văn đều có xuất xứ, nguồn gốc, tác giả cụ thể và đƣợc ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo của luận văn. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về lời cam đoan trên./. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Yến
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn với đề tài “Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh”, trƣớc hết tôi xin đặc biệt cảm ơn Giảng viên - PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hƣơng, Học viện hành chính Quốc gia đã tận tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, lãnh đạo Khoa sau đại học, lãnh đạo Khoa Hành chính học, các thầy, các cô giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, các huyện, xã đã tạo những điều kiện tốt nhất, cung cấp tài liệu, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi vƣợt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này. Với những điều kiện khách quan và chủ quan, luận văn không thể tránh khỏi còn có một số thiếu sót.Rất mong tiếp tục nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn góp phần tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Yến
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 XĐGN Xóa đói giảm nghèo 2 KT-XH Kinh tế - Xã hội 3 XHCN Xã hội chủ nghĩa 4 CNN – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 5 ĐBKK Đặc biệt khó khăn
- MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 9 DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ 9 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết đề tài luận văn ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn ................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................... 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ......................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN.......................................................................... 7 1.1. Đói nghèo và tác động đói nghèo đến phát triển kinh tế - xã hội .................. 7 1.1.1. Quan niệm về đói nghèo ..................................................................... 7 1.1.2.Tác động của đói nghèo đối với sự phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo .............................................. 11 1.2. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn ............................... 15 1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 15 1.2.2.Vai trò của chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn ... 18 1.2.3. Nội dung chính sách hỗ trợ giảm nghèovùng đặc biệt khó khăn...... 19 1.3. Quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo ...................................... 21 1.3.1. Xây dựng kế hoạch ........................................................................... 21
- 1.3.2. Phổ biến tuyên truyền chính sách ..................................................... 22 1.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách ....................................... 22 1.3.4. Duy trì chính sách ............................................................................. 23 1.3.5. Điều chỉnh chính sách ....................................................................... 23 1.3.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách ............................ 23 1.3.7. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm .................................................. 24 1.4. Chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn ....................................................................................... 25 1.5. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn .............................................................................................................. 26 1.5.1. Vị trí địa lý và giao thông ................................................................. 26 1.5.2. Trình độ học vấn, chất lƣợng lao động và khả năng tham gia vào thị trƣờng lao động ...................................................................................... 26 1.5.3. Sự gia tăng dân số và cơ cấu dân cƣ ................................................. 27 1.5.4.Phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt của ngƣời dân ................ 27 1.5.5.Năng lực tổ chức, quản lý của nhà nƣớc và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo ................................................. 27 1.5.6. Nguồn lực .......................................................................................... 28 Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH QUẢNG NINH ................... 30 2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, thiên nhiên ......................................................... 30 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh ...................................... 31 2.1.3.Thực trạng nghèo ở Quảng Ninh hiện nay......................................... 32
- 2.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn .............. 36 2.2.1. Cơ sở lý luận và pháp lý ................................................................... 36 2.2.2. Mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 38 2.2.3. Biện pháp của chính sách .................................................................. 38 2.2.4. Thực trạng thực hiện chính sách theo quy trình ............................... 40 2.2.5. Kết quả thực hiện một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo tỉnh Quảng Ninh năm 2017 ................................................................................ 51 2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh ........................................................................... 55 2.3.1. Ƣu điểm............................................................................................. 55 2.3.2. Hạn chế, yếu kém .............................................................................. 57 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .......................................... 59 Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 61 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH QUẢNG NINH ................................................................................................................... 62 3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo.................... 62 3.1.1. Quan điểm ......................................................................................... 62 3.1.2. Mục tiêu ............................................................................................ 62 3.2. Giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo và giảm nghèo bền vững vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh .................................................. 65 3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện xoá đói, giảm nghèo ............. 65 3.2.2. Nhóm giải pháp về việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là ở cấp cơ sở .............................................................. 73 3.2.3. Nhóm giải pháp về việc tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ hiệu quả cho ngƣời nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................ 75
- 3.2.4. Nhóm giải pháp tác động trực tiếp đến hộ nghèo, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, các xã, thôn đặc biệt khó khăn .................. 80 3.2.5. Nhóm giải pháp tạo môi trƣờng tiếp cận nguồn lực thuận lợi cho ngƣời nghèo các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh ............................ 84 Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 93 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 97 PHỤ LỤC: MÔ TẢ QUÁ TRÌNH VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ......................... 102 2. Phƣơng pháp thực hiện ......................................................................... 102
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ ………………………………………………………….12 Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020 của 22 xã ĐBKK……………….........................36 Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 - 2020 của 11 thôn ĐBKK …………………………... 38 Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2017 ………….…62 Bảng 3.1: Lộ trình hoàn thành chƣơng trình 135, đồng thời ra khỏi diện đặc biệt khó khăn của 22 xã đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh ……………………. 71 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Đánh giá của ngƣời dân về việc tiếp thu của chính quyền với góp ý của dân về cách thức thực hiện chính sách ......…………………………………... 45 Hình 2.2. Tình hình nắm bắt thông tin chính sách xóa đói giảm nghèo đang triển khai ………………………..…………………………………………...........48 Hình 2.3. Đánh giá của ngƣời dân về sự phù hợp của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng ĐBKK……………….………………………………………… 51 Hình 2.4. Đánh giá của ngƣời dân về hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng……………………...…………………………………..52 Hình 2.5. Đánh giá của ngƣời dân về hiệu quả thực hiện một số chính sách………………….……………………………………...……………………... 53
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài luận văn Đói nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển thì đói nghèo không những là vấn đề xã hội mà còn là một trong những thách thức đối với sự phát triển. Do vậy, các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã nỗ lực tìm các giải pháp để giảm đói nghèo,thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo ở phạm vi quốc gia và quốc tế. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong cải cách và phát triển kinh tế, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên cơ sở phát huy tối đa nguồn nội lực, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quá trình hoạch định và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo (XĐGN) nhƣ: Nghị quyết 30a/2008/NQ-CPcủa Chính Phủ về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa...Nằm ở phía Đông Bắc Tổ quốc,Quảng Ninh có vị trí địa kinh tế, địa chính trị chiến lƣợc, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đƣờng biên giới trên bộ (118,3 km) và trên biển với Trung Quốc. Với hơn 80% diện tích là đồi núi, Quảng Ninh có 113 xã thuộc vùng dân tộc và miền núi, giao thông đi lại khó khăn, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) chậm phát triển so với các vùng khác trong tỉnh, trong cả nƣớc. Trong những năm qua, Quảng Ninh đã tích cực thực hiện chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo và thu đƣợc một số kết quả đáng kể: Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,28% (7.896 hộ); hộ cận nghèo 3,04% (10.546 hộ). Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chƣa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao, đặc biệt ở vùng ngƣời dân tộc thiểu số. Còn có những hạn chế nhƣ việc thực hiện chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo ở các địa bàn không đều, nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo của các cấp lãnh đạo và ngƣời dân còn chƣa đầy đủ... Thực trạng trên đặt ra yêu cầu rất cần thiết phải có giải pháp mạnh, cách làm phù hợp, cụ thể, rõ việc từ ở cấp xã, quyết liệt ở cấp huyện, sự quan tâm của cấp tỉnh mới có thể đƣa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu chƣơng trình 135 trong giai đoạn 2016 - 2020. 1
- Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn chỉ ra những ƣu điểm, tồn tại và nguyên nhân để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong thời gian tới, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ Chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn Nghiên cứu về chính sách nói chung và chính sách giảm nghèo nói riêng là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã đƣợc công bố và tiếp cận ở nhiều giác độ khác nhau, chẳng hạn: - Nguyễn Chí Công (2014), Đề tài nghiên cứu khoa học “Xóa đói giảm nghèo ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay”, trƣờng Đại học Vinh đã phân tích, đánh giá thực trạng nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian tới trên địa bàn huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. - Nguyễn Thị Hoa (2009), Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015” đã phân tích, đánh giá một số chính sách giảm nghèo của Việt Nam từ năm 1998 đến nay và đề xuất định hƣớng hoàn thiện nhằm nâng cao tác động của chúng đến công cuộc giảm nghèo của Việt Nam trong thời gian tới. - Hà Quang Khuê (2010), Báo cáo chuyên đề “nghiên cứu khái niệm, giải nghĩa và sử dụng thuật ngữ vùng đặc biệt khó khăn”, Phó trƣởng phòng quản lý khoa học và HTQT, Viện dân tộc học đã dƣa ra khái niệm về thuật ngữ, thực trạng xây dựng tiêu chí phân vùng đặc biệt khó khăn; đề xuất các căn cứ, nguyên tắc phân vùng và kiến nghị sử dụng thuật ngữ. - Hà Quế Lâm (2002), "Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã làm rõ một số một số đặc điểm địa lý, kinh tế và nhân văn ở vùng dân tộc thiểu số ở nƣớc ta; khái quát về tình trạng nghèo đói ở vùng dân tộc thiểu số ở nƣớc ta. Trên cơ sở 2
- đánh giá thực trạng về XĐGN, tác giả đƣa ra khuyến nghị về định hƣớng và một số giải pháp để thực hiện công tác XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nƣớc ta. - Lê Quốc Lý (2012), "Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã luận giải về vấn đề đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công cuộc đổi mới, chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực thi chính sách XĐGN, từ đó đề xuất, định hƣớng, xây dựng mục tiêu, cơ chế và chính sách, những giải pháp để XĐGN cho giai đoạn phát triển tiếp theo. - Nguyễn Thị Ngọc (2012), Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị,“Xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phân tích, làm rõ thực trạng và nguyên nhân của tình trạng đói nghèo ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, từ đó đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện trong giai đoạn 2011 - 2020. - Nguyễn Ngọc Pháp (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế, “Giải pháp xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Krong bong, tỉnh Đắc Lắc”, Đại học Đà Nẵng đã phân tích, đánh giá thực trạng, đồng thời nghiên cứu đƣa ra những giải pháp đồng bộ nhằm xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện. - Nguyễn Ngọc Sơn (2012), “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 181, tháng 7/2012 đã chỉ ra thực trạng và kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo ở Việt Nam và đƣa ra định hƣớng hoàn thiện chính sách giảm nghèo đến năm 2020. - Nguyễn Thế Tân (2015), "Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Đức Thắng (2016), Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020”, Học viện hành chính Quốc gia đãlàm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách XĐGN; phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc trên cơ sở các bƣớc trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách XĐGN; 3
- đề xuất các giải pháp mới nhằm nâng cao kết quả tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc nƣớc ta đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu đã đƣợc các tác giả phân tích và làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về chính sách, chính sách xóa đói giảm nghèo, các quy trình thực hiện chính sách...Về thực tiễn, các đề tài trên đã đề xuất một số giải pháp góp phần giúp các nhà quản lý hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Đây là những công trình, sản phẩm trí tuệ có ý nghĩa, có tính kế thừa cho những nhà nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu hoàn chỉnh về chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn nói chung và vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Vì vậy, đề tài "Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh "sẽ là đóng góp mới trong việc đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tại một địa phƣơng, từ đó có thể áp dụng cho các địa phƣơng khác có điều kiện tƣơng tự. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh, luận văn phân tích những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng đặc biệt khó khăn nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến chính sách, chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn; vai trò của nhà nƣớc trong công tác xóa đói giảm nghèo… - Nghiên cứu, phân tích, thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại và tìm hiểu những nguyên nhân của thực trạng. 4
- - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng ĐBKK tỉnh Quảng Ninh 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay. - Về không gian: Tập trung tại 22 xã và 11 thôn ĐBKK tỉnh Quảng Ninh. - Về nội dung: Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các xã vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lê Nin; nền tảng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về chính sách xóa đói giảm nghèo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp trong đó tập trung vào một số phƣơng pháp sau: + Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có những luận cứ khoa học cho việc đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo và giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn làm cơ sở đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh. +Phương pháp điều tra: Đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là các đối tƣợng ngƣời nghèo ở một số xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh nhằm đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo (Cụ thể xem ở Phụ lục). +Phương pháp thống kê: Đƣợc tác giả sử dụng để xử lý các số liệu thu thập đƣợc từ kết quả điều tra, khảo sát. +Phương pháp phân tích, đánh giá: Đề tài đã tiến hành phân tích, đánh giá 5
- thực trạng thực hiện các chính sách để từ đó chỉ ra đƣợc khó khăn, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân làm cơ sở cho những giải pháp ở Chƣơng 3. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn,so sánh, tổng hợp,... để thu thập thêm những thông tin phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện chính sách XĐGN. - Luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phù hợp với đặc thù của tỉnh Quảng Ninh góp phần thành công chính sách XĐGN và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc vào năm 2020, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho những ngƣời làm công tác giảng dạy về chính sách, cho sinh viên, học viên tra cứu, khảo nghiệm trong quá trình học tập và nghiên cứu về chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng ĐBKK Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Ninh Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo vùng đặc biệt khó khăn ở Quảng Ninh 6
- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN 1.1. Đói nghèo và tác động đói nghèo đến phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Quan niệm về đói nghèo 1.1.1.1. Quan niệm đói nghèo trên thế giới Đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đƣa ra khái niệm khác nhau về đói nghèo, nhƣng nhìn chung, chúng không có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để xác định đói nghèo trong các khái niệm này là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con ngƣời về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau giữa các khái niệm là mức đo lƣờng độ thoả mãn cao hay thấp, mà mức đo lại phụ thuộc vào trình độ phát triển KT-XH cũng nhƣ phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Tại Hội nghị bàn về xoá đói, giảm nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 cũng đáng đƣợc chú ý. Hội nghị này cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con ngƣời, mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển KT-XH, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy đƣợc xã hội thừa nhận".Có thể xem đây là khái niệm chung nhất về đói nghèo, một khái niệm có tính chất hƣớng dẫn về phƣơng pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ quát về đói nghèo. Đói nghèo là sự tổng hợp nhiều yếu tố (Thu nhập, điều kiện, chăm sóc sức khỏe, điều kiện tiếp cận dịch vụ xã hội, điều kiện tham gia hoạt động của cộng đồng xã hội) và đƣợc phân chia theo nhiều mức độ, cấp độ khác nhau. Có thể tiếp cận chung về khái niệm "đói nghèo" nhƣ sau: "Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được đáp ứng những điều kiện cơ bản về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được thamgia vào các quyết định của cộng đồng". 1.1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam Căn cứ trên thực tế về trình độ phát triển KT-XH của nƣớc ta và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cƣ hiên nay, có thể đánh giá đói nghèo theo 4 7
- chỉ tiêu chính: thu nhập; nhà ở và tiện nghi sinh hoạt; tƣ liệu sản xuất và vốn liếng để dành. Song, ở nƣớc ta, do nền văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam, nên quan niệm về đói nghèo không chỉ đơn thuần đề cập đến vấn đề thu nhập vật chất mà còn liên quan đến khía cạnh bản sắc văn hoá, đạo đức, nhân văn... Trong các tiêu chí nhƣ thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hƣởng thụ văn hoá,...thì tiêu chí thu nhập về kinh tế là đáng chú ý hơn cả. Ở nƣớc ta chỉ tiêu đánh giá hộ giàu, nghèo, đói, có thể dựa trên chỉ tiêu chính là thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng (hoặc năm) đƣợc đo lƣờng bằng chỉ tiêu giá trị quy đổi hoặc hiện vật quy đổi. Căn cứ vào mức sống thực tế và trình độ phát triển KT-XH, từ năm 1993 đến nay, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã 6 lần công bố tiêu chí cụ thể để đánh giá hộ nghèo. Các tiêu chí này cũng thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia. Giai đoạn 2006 - 2010, chuẩn nghèo ở Việt Nam đƣợc áp dụng nhƣ sau: (1) Thu nhập bình quân đầu ngƣời đối với khu vực nông thôn dƣới 200.000 đồng/ngƣời/tháng. (2)Thu nhập bình quân đầu ngƣời đối với khu vực thành thị dƣới 260.000đồng/ngƣời/tháng. Tuy nhiên, chuẩn nghèo đói của nƣớc ta trên chƣa đánh giá đƣợc đúng thực tế nghèo, còn cách quá xa so với chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới với ngƣỡng USD/ngƣời/ngày, [24]. Giai đoạn 2011 - 2015, chuẩn về hộ nghèo và cận nghèo ở Việt Nam đƣợc áp dụng nhƣ sau: (1) Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hơn chuẩn nghèo (Vùng nông thôn có mức thu nhập từ 400.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống; vùng thành thị có mức thu nhập từ 500.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống). Trong hộ nghèo lại có hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đây là các hộ gia đình dân tộc sống ở vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo. Các hộ này còn tồn tại phong tục tập quán sản xuất mang nặng tính tự nhiên, chủ yếu phát nƣơng làm rẫy, tổng giá trị tài sản bình quân đầu ngƣời dƣới 1 triệu đồng. (2) Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời cao hơn hộ nghèo tính theo vùng. Vùng nông thôn: từ 401.000 - 520.000 đồng/ngƣời/tháng; Vùng thành thị: từ 501.000 - 650.000 đồng/ngƣời/tháng, [27]. 8
- Giai đoạn 2016-2020, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; trong đó, quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lƣờng nghèo đa chiều; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 [34]. Theo đó, các tiêu chí tiếp cận đo lƣờng nghèo đa chiều gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. - Với tiêu chí về thu nhập, quy định chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/ngƣời/tháng; ở khu vực thành thị 900.000 đồng/ngƣời/tháng. Quy định chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/ngƣời/tháng; ở khu vực thành thị 1.300.000 đồng/ngƣời/tháng. - Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, Quyết định nêu rõ, các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ:(1)y tế, (2)giáo dục, (3)nhà ở, (4)nƣớc sạch và vệ sinh, (5) thông tin. - Các chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: (1)tiếp cận các dịch vụ y tế; (2)bảo hiểm y tế; (3)trình độ giáo dục của ngƣời lớn; (4)tình trạng đi học của trẻ em; (5)chất lƣợng nhà ở; (6)diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời; (7)nguồn nƣớc sinh hoạt; (8)hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; (9)sử dụng dịch vụ viễn thông; (10) Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Quyết định cũng quy định rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Bảng 1.1: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ STT Chuẩn nghèo Tiêu chí Có thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng trên Hộ nghèo khu 1 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số vực nông thôn đo lƣờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 9
- Có thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng trên Hộ nghèo khu 2 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số vực thành thị đo lƣờng mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ cận nghèo Có thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng trên 700.000 đồng 3 khu vực nông đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dƣới 03 chỉ số đo lƣờng thôn mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Có thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng trên 900.000 đồng Hộ cận nghèo 4 đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dƣới 03 chỉ số đo lƣờng khu vực thành thị mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ có mức sống trung bình ở khu Có thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng trên 1.000.000 5 vực nông thôn đồng đến 1.500.000 đồng. Hộ có mức sống Có thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng trên 1.300.000 6 trung bình ở khu đồng đến 1.950.000 đồng. vực thành thị Mức chuẩn nghèo trên là căn cứ để đo lƣờng và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của ngƣời dân; là cơ sở xác định đối tƣợng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách KT-XH khác trong giai đoạn 2016-2020. Tóm lại, đến nay quan niệm về đói nghèo ở Việt Nam đã ngày càng phản ánh đúng bản chất của đói nghèo. Nếu nhƣ nhu cầu hỗ trợ của ngƣời nghèo vào những năm 90 của thế kỷ 20 chỉ giới hạn đến nhu cầu "ăn no, mặc ấm", thì ngày nay, ngƣời nghèo còn có nhu cầu đƣợc hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa...Tiếp đến là nhu cầu đƣợc trợ giúp để hạn chế rủi ro, quan trọng hơn là đƣợc quyền tham gia nhiều hơn và có hiệu quả hơn vào các hoạt động của xã hội. Điều này cho thấy Việt Nam đang hƣớng đến mục tiêu XĐGN bền vững theo đó, việc xây dựng chuẩn nghèo sẽ theo hƣớng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu 10
- hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Căn cứ vào hƣớng tiếp cận đói nghèo đa chiều nêu trên, các giải pháp trong chƣơng 3 của luận văn sẽ đƣợc xây dựng nhằm hƣớng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững cho vùng ĐBKK tỉnh Quảng Ninh. 1.1.2.Tác động của đói nghèo đối với sự phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo Đói nghèo không những ngăn cản hộ nghèo có thể phát huy hết nguồn lực của chính họ và xã hội để có cuộc sống đầy đủ hơn, mà còn hạn chế sự phát triển kinh tế chung của đất nƣớc.Hộ đói nghèo không có khả năng cho con em học vấn và tay nghề tốt, do đó, trong ngắn hạn dẫn đến hiện tƣợng trẻ em thất học, bỏ học, về lâu dài dẫn đến giảm năng lực sản xuất của gia đình và mất cơ hội tăng thu nhập. Đói nghèo còn khiến hộ gia đình không có khả năng nuôi dƣỡng con cái khoẻ mạnh, không có khả năng để hƣởng thụ văn hoá, không có kinh phí chữa bệnh khi ốm đau..., do đó càng làm cho mức sống về lâu dài giảm sút hơn. Đặc biệt, hộ nghèo hầu nhƣ không có khả năng tích luỹ cho đầu tƣ mở rộng sản xuất, không có tài sản thế chấp khi đi vay, khó tiếp cận thị trƣờng tín dụng chính thức vì mức độ rủi ro khi cho họ vay cao, chi phí cho vay lớn, nên các tổ chức tín dụng ngại cho ngƣời nghèo vay. Vì không có vốn, trình độ học thức và tay nghề thấp, nên các hộ gia đình đói, nghèo không có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của gia đình. Hậu quả của tất cả các tác động kể trên là ngƣời nghèo rơi vào vòng xoáy không có lối thoát: không có điều kiện để nâng cao mức sản xuất nên không có thu nhập; không có thu nhập nên không đƣợc hƣởng thụ sự đào tạo và không thể cải thiện năng lực sản xuất. Nếu không có sự hỗ trợ của xã hội và Nhà nƣớc thì vòng xoáy đó sẽ đẩy ngƣời nghèo vào con đƣờng bần cùng hoá và ngày càng nghèo khổ hơn. Về mặt quốc gia, đói nghèo đi liền với sự lạc hậu, là một cửa ải phải vƣợt qua để tiến tới một xã hội giàu có, phồn vinh và văn minh. Đói, nghèo là một hiện tƣợng KT-XH ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của cả cộng đồng dân cƣ, xã hội, gây trở ngại tới sự phát triển chung của đất nƣớc. Tác động này thể hiện trên các mặt sau đây: 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 47 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn