intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Thi Thui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

183
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về chính sách xây dựng đô thị thông minh, thực trạng chính sách xây dựng đô thị thông minh tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> NGUYỄN TRUNG THÀNH<br /> <br /> CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH<br /> TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ<br /> THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 1<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> NGUYỄN TRUNG THÀNH<br /> <br /> CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH<br /> TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ<br /> THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Chuyên ngành:<br /> Mã số<br /> :<br /> <br /> Chính sách công<br /> 834.04.02<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> TS. TRẦN MINH ĐỨC<br /> <br /> HÀ NỘI, năm 2018<br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Hiện nay, việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh đã trở thành<br /> một xu thế tất yếu tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Trong đó, nổi<br /> bật là các thành phố như Singapore (Singapore), Lon Don (Anh quốc), Seoul<br /> (Hàn Quốc), Auckland (New Zealand), Melbourne (Úc), Kobe (Nhật Bản),<br /> Barcelona (Tây Ban Nha)…v.v. Xu thế này được các chuyên gia, nhà khoa<br /> học đánh giá xuất phát từ những lý do chủ yếu sau: thứ nhất, tốc độ đô thị<br /> hóa tăng nhanh đã tạo ra sức ép ngày càng lớn đối với phương thức quản lý,<br /> điều hành của chính quyền và chất lượng đời sống của người dân đô thị; thứ<br /> hai, các tiến bộ vượt bậc về khoa học – công nghệ của thế giới, nhất là trong<br /> lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông, công nghệ số đã tạo cơ hội ngày<br /> càng lớn cho việc hiện thực hóa xây dựng đô thị thông minh; thứ ba, tiếp tục<br /> phát huy hiệu quả cao nhất các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong<br /> môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các đô thị trong thời đại toàn cầu hóa; thứ<br /> tư, xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững, an toàn, tiết kiệm, công bằng,<br /> dân chủ, công khai, lấy người dân làm trung tâm của sự phát triển.<br /> Qua thực tế triển khai, cũng như qua đánh giá của các nhà khoa học,<br /> chuyên gia, việc xây dựng đô thị thông minh ở các nước trên thế giới đã cơ<br /> bản đạt được những kết quả như mong muốn so với mục tiêu, yêu cầu đề ra<br /> như: Tăng chất lượng cuộc sống cùng các dịch vụ thiết yếu đi kèm; tăng tính<br /> hiệu quả của bộ máy hành chính; tăng tính liên kết dọc giữa các hệ thống hạ<br /> tầng kỹ thuật với nhau và hạ tầng xã hội với nhau, cũng như liên kết ngang<br /> giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng sự tương tác trong nội bộ cộng<br /> đồng dân cư cũng như giữa cộng đồng dân cư với chính quyền; giảm chi phí;<br /> giảm thời gian chờ đợi hoặc thời gian đi lại; giảm tiêu thụ các nguồn tài<br /> 3<br /> <br /> nguyên thiên nhiên cũng như lãng phí không cần thiết các nguồn lực xã hội.<br /> Xuất phát từ tình hình thực tiễn thế giới cũng như ở Việt Nam, cuối<br /> năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1819/QĐ-TTg,<br /> phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ<br /> quan nhà nước, trong đó đã đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ: “Triển khai đô thị<br /> thông minh ít nhất tại 3 địa điểm theo tiêu chí do Bộ TT&TT hướng dẫn”.<br /> Tiếp đó, tháng 11/2016, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của<br /> Đảng cũng nhấn mạnh một số nội dung ưu tiên phát triển đô thị thông minh.<br /> Đến tháng 12/2016, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số<br /> 10384/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng: “Bộ TT&TT khẩn<br /> trương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng,<br /> ban hành các tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh và hướng dẫn<br /> các địa phương thực hiện.”Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính<br /> phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 58/BTTTTKHCN, ngày 11/01/2018 về việc “Hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về<br /> công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt<br /> Nam” nhằm bước đầu thúc đẩy thống nhất nhận thức và quan điểm về ứng<br /> dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh<br /> trên cả nước.<br /> Thành phố Đà Nẵng nói chung, quận Thanh Khê nói riêng là một trong<br /> những đô thị có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước. Cũng như nhiều đô thị<br /> khác, thành phố và quận cũng đang đối mặt với những thách thức trong quá<br /> trình đô thị hóa, nhất là trên các lĩnh vực đất đai, nhà ở, môi trường, an ninh trật tự, giao thông, sử dụng tài nguyên, y tế, giáo dục…v.v. Trước tình hình<br /> đó, thành phố Đà Nẵng đã sớm có chủ trương xây dựng đô thị thông minh để<br /> khắc phục những hạn chế, bức xúc nêu trên, đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu<br /> lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp, khai thác tối đa các nguồn lực<br /> 4<br /> <br /> để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ngày càng cao và xây dựng thành phố phát<br /> triển bền vững trong tương lai. Từ năm 2014, thành phố Đà Nẵng đã phê<br /> duyệt Đề án xây dựng thành phố thông minh hơn, Đề án xác định 5 lĩnh vực<br /> ưu tiên triển khai là: giao thông thông minh, thoát nước thông minh, cấp nước<br /> thông minh, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm và xây dựng thành phố kết<br /> nối. Thành phố cũng đã phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel<br /> xây dựng Khung kiến trúc tổng thể thành phố thông minh, để làm cơ sở triển<br /> khai đồng bộ, thống nhất các ứng dụng thành phố thông minh tại Đà Nẵng.<br /> Là một trong những quận trung tâm của thành phố Đà Nẵng, quận<br /> Thanh Khê cũng đã tiến hành các bước cụ thể hóa Đề án của thành phố trên<br /> một số lĩnh vực và đạt được kết quả ban đầu như: xây dựng chính quyền điện<br /> tử, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, đổi mới y tế, giáo dục. Nhận<br /> thức về đô thị thông minh cũng từng bước được hình thành trong đội ngũ cán<br /> bộ, công chức và ở các ngành, các cấp. Tuy nhiên, những kết quả đó vẫn còn<br /> khiêm tốn so với các mục tiêu, yêu cầu, nội dung của một đô thị thông minh<br /> đặt ra từ lý luận, cũng như thực tiễn, trong đó việc xây dựng một hệ thống lý<br /> luận đầy đủ, khoa học về đô thị thông minh vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy,<br /> tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách xây dựng đô thị thông minh là yêu<br /> cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài để khắc phục những mặt<br /> hạn chế do quá trình đô thị hóa diễn ra, đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực<br /> phát triển và sức cạnh tranh đô thị, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời<br /> sống của nhân dân. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc học viên chọn đề tài:<br /> “Chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành<br /> phố Đà Nẵng” làm Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công là hết<br /> sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Hiện nay, việc nghiên cứu, định hướng chính sách xây dựng đô thị<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2