Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá lại tính vững mạnh tài chính các dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội và cao tốc TP. Hồ Chí Minh Long Thành Dầu Giây
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dự báo lại lưu lượng giao thông đầu năm 2015 ở hai dự án. Từ năm 2015 về sau, áp dụng tốc độ tăng trưởng lưu lượng giao thông theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB-2008) và Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI- 2008) để dự báo lưu lượng xe mỗi tuyến đường ở các năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá lại tính vững mạnh tài chính các dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội và cao tốc TP. Hồ Chí Minh Long Thành Dầu Giây
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGUYỄN THÙY TRANG ĐÁNH GIÁ LẠI TÍNH VỮNG MẠNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN MỞ RỘNG XA LỘ HÀ NỘI VÀ CAO TỐC TP.HỒ CHÍ MINH-LONG THÀNH-DẦU GIÂY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN NGUYỄN THÙY TRANG ĐÁNH GIÁ LẠI TÍNH VỮNG MẠNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN MỞ RỘNG XA LỘ HÀ NỘI VÀ CAO TỐC TP.HỒ CHÍ MINH-LONG THÀNH-DẦU GIÂY Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. DAVID O. DAPICE ThS. NGUYỄN N THÀNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP.Hồ Chí Minh, ngày 28/04/2013 Tác giả luận văn Trần Nguyễn Thùy Trang
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Quế Giang, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn trong những ngày đầu. Cô đã tận tình truyền đạt kiến thức, góp ý sâu sắc giúp tôi lựa chọn đề tài thích hợp. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành và Thầy David O.Dapice, các Thầy đã định hướng và có những chỉ dẫn sâu sắc, giúp tôi từng bước hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng gởi đến hai Thầy lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã giúp tôi có những định hướng hợp lý trong phân tích kinh tế. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright- Đại học Kinh tế TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp tôi trong học tập, nghiên cứu. Ở Chương trình Fulbright, tôi không chỉ được học tập kiến thức, phương pháp nghiên cứu mà cả tinh thần kỷ luật trong công tác sau này. Tôi xin trân trọng cảm ơn P.Kế hoạch Đầu tư- Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM-CII, Xí Nghiệp Dịch vụ Thu phí thuộc CII, Công ty CP Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải phía Nam đã nhiệt tình cung cấp số liệu mới nhất và những thông tin cần thiết giúp tôi hoàn thiện luận văn. Cảm ơn anh/chị/bạn MPP4 đã chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn Lãnh đạo và các anh chị tại Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM đã hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, con xin chân thành cảm ơn Ba, Mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất, giúp con hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/04/2013 Trần Nguyễn Thùy Trang
- iii TÓM TẮT Dự án xây dựng cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây (HLD) được xây dựng theo phê duyệt của Thủ tướng Chính Phủ ở Quyết định số 101/QĐ-TTg. Quyết định này không đề cập đến việc mở rộng Xa lộ Hà Nội (XLHN). Vì sự chậm triển khai dự án HLD, tuyến XLHN liên tục bị ách tắc từ năm 2008. Vì vậy, UBND TP.HCM quyết định cho Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) làm chủ đầu tư xây dựng mở rộng XLHN. Hai dự án HLD và mở rộng XLHN cùng hoàn thành năm 2015 và có chung giai đoạn thu phí hoàn vốn. Các dự án này chia sẻ lưu lượng giao thông vào và ra TP.HCM theo trục Đông-Bắc TP.HCM. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB- 2008), dự án HLD khả thi trong điều kiện không mở rộng XLHN. Căn cứ lưu lượng xe thực tế qua trạm XLHN giai đoạn 2010-2012 và tốc độ phát triển kinh tế khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, là khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng xe trên tuyến đường này, luận văn dự báo lại lưu lượng xe thời điểm cuối năm 2014, là lưu lượng xe để xác định nhu cầu giao thông cho các năm tiếp theo. Kết quả là trong suốt thời gian thu phí hoàn vốn, tổng lưu lượng xe quy đổi dự báo từ hai dự án luôn cao hơn tổng lưu lượng xe quy đổi dự báo ở luận văn từ 39% đến 46%. Với lưu lượng xe dự báo ở luận văn, phân tích mô phỏng Monte Carlo chỉ rõ dự án HLD không đảm bảo an toàn nợ vay trong các năm duy tu dự án và năm cuối thanh toán vốn gốc và lãi vay ADB (năm 2033). Dự án mở rộng XLHN không đảm bảo an toàn nợ vay trong năm năm đầu thu phí hoàn vốn (2019- 2023) và ngân lưu vào của dự án không đủ trang trải ngân lưu ra ở các năm đại tu dự án (2028 và 2043). Luận văn kiến nghị (i) Tổng Công ty Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) bổ sung thêm vốn chủ sở hữu thanh toán nợ gốc và lãi vay cho HLD năm 2014 trị giá tương đương 550,81 tỷ VND; (ii) UBND TP.HCM thương lượng với CII góp thêm vốn sở hữu hoặc đề nghị Công ty Đầu tư Tài chính TP.HCM tài trợ vốn thanh toán lãi vay Ngân hàng Thế Giới trong thời gian chờ thu phí hoàn vốn (2014-2018) và năm năm đầu thu phí hoàn vốn (2019-2023); (iii) Đề nghị CII và VEC có kế hoạch trích lập dự phòng ở những năm có hệ số an toàn nợ vay cao nhằm đảm bảo khả năng tài chính ở những năm đại tu dự án; (iv) Chính phủ và UBND TP có chiến lược liên kết vùng với các tỉnh trong khu vực nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực ngày một phát triển và gia tăng nhu cầu vận tải trên tuyến XLHN và cao tốc HLD.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ------------------------------------------------------------------------------------------ i LỜI CẢM ƠN ---------------------------------------------------------------------------------------------- ii TÓM TẮT --------------------------------------------------------------------------------------------------iii MỤC LỤC -------------------------------------------------------------------------------------------------- iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT--------------------------------------------------- viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ----------------------------------------------------------------------- ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ --------------------------------------------------------------- xi Chương 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 1 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách .......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu, phương pháp và câu hỏi nghiên cứu ................................................................. 3 Chương 2 : MÔ TẢ DỰ ÁN ...................................................................................................... 4 2.1 Dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây (HLD) ...................... 4 2.2 Dự án mở rộng XLHN ...................................................................................................... 8 Chương 3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU GIAO THÔNG KHU VỰC TP.HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG & BÀ RỊA-VŨNG TÀU ..... 14 3.1 Khung phân tích nhu cầu giao thông............................................................................... 14 3.2 Tăng trưởng kinh tế ......................................................................................................... 16 3.3 Dân số.............................................................................................................................. 17 3.4 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu giao thông ....................................................... 17 Chương 4 : DỰ BÁO LƯU LƯỢNG GIAO THÔNG TRÊN TRỤC ĐÔNG-BẮC CỦA TP.HỒ CHÍ MINH ................................................................................................................... 19 4.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lưu lượng giao thông ..................................... 19 4.2 Độ co giãn cầu giao thông trên tuyến XLHN theo GDP khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn 2011-2012...................................................... 22 4.3 Dự báo nhu cầu vận tải theo độ co giãn cầu giao thông theo GDP khu vực ................... 23 Chương 5 ĐÁNH GIÁ LẠI TÍNH VỮNG MẠNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC DỰ ÁN MỞ RỘNG XA LỘ HÀ NỘI VÀ CAO TỐC TP.HCM-LONG THÀNH-DẦU GIÂY ................. 29 5.1 Khung phân tích .............................................................................................................. 29
- v 5.1.1 Hệ số an toàn nợ vay của dự án (Debt service coverage ratio- DSCR): .................. 29 5.1.2 Phân tích rủi ro ......................................................................................................... 30 5.2 Các thông số vĩ mô .......................................................................................................... 30 5.2.1 Đơn vị tiền tệ và lạm phát USD, VND ..................................................................... 30 5.2.2 Tỷ giá hối đoái VND/USD ....................................................................................... 31 5.3 Đánh giá lại tính vững mạnh tài chính dự án HLD ......................................................... 31 5.4 Đánh giá lại tính vững mạnh tài chính dự án mở rộng XLHN ....................................... 34 Chương 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 38 6.1 Kết luận ........................................................................................................................... 38 6.2 Kiến nghị ......................................................................................................................... 39 6.3 Những hạn chế và hướng phát triển của đề tài ................................................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------------------------- 42 PHỤ LỤC -------------------------------------------------------------------------------------------------- 46 Phụ lục 2.1.1 Kế hoạch huy động vốn dự án HLD ------------------------------------------------- 46 Phụ lục 2.1.2 Kế hoạch huy động vốn và trả nợ vay JBIC ---------------------------------------- 47 Phụ lục 2.1.3 Kế hoạch huy động vốn và trả nợ vay ADB ---------------------------------------- 48 Phụ lục 2.2 Kế hoạch đầu tư, xây dựng dự án HLD --------------------------------------------- 49 Phụ lục 2.3 Dự báo lưu lượng giao thông trên đường cao tốc HLD--------------------------- 50 Phụ lục 2.4 Chi phí vận hành, bảo trì hằng năm và duy tu dự án HLD --------------------- 50 Phụ lục 2.5 Tiến độ đầu tư xây dựng dự án mở rộng XLHN --------------------------------- 52 Phụ lục 2.6 Ngân lưu nợ vay HFIC --------------------------------------------------------------- 53 Phụ lục 2.7 Chi phí vốn CII xác định theo mô hình CAPM ---------------------------------- 54 Phụ lục 2.8 Nhu cầu giao thông trên XLHN đoạn Cầu Rạch Chiếc- Ngã tư Thủ Đức ---- 55 Phụ lục 2.9 Tốc độ phát triển nhu cầu giao thông trên XLHN đoạn cầu Rạch Chiếc- Ngã tư Thủ Đức ----------------------------------------------------------------------------- 55 Phụ lục 2.10 Mức giá thu phí năm 2001 của trạm XLHN -------------------------------------- 55 Phụ lục 2.11 Dự kiến mức giá thu phí từ 01/01/2019 ------------------------------------------- 56
- vi Phụ lục 2.12 Biểu giá thu phí giao thông của Xí nghiệp dịch vụ Thu phí thuộc CII từ ngày 01/07/2011 ----------------------------------------------------------------------------- 56 Phụ lục 2.13 Chi phí quản lý và tổ chức hoạt động thu phí, chi phí duy tu, trùng tu, đại tu dự án XLHN mở rộng ước tính theo đơn giá năm 2009 ------------------------ 57 Phụ lục 4.1 Tăng trưởng kinh tế khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn 2010-2012 và mục tiêu tăng trưởng kinh tế khu vực đến 2015, định hướng đến 2020 (2025) ------------------------------------------------ 58 Phụ lục 4.2 Tổng số lượt hành khách vận chuyển, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển, tổng số lượt hành khách luân chuyển, tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo địa phương của TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu ------------------------------------------------------------------------- 63 Phụ lục 4.3 Hệ số quy đổi các phương tiện giao thông sang đơn vị PCU------------------- 64 Phụ lục 4.4 Tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe trên tuyến XLHN mở rộng sau năm 2012 -- 64 Phụ lục 4.5 Tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe trên tuyến cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây sau năm 2014 ------------------------------------------------------------------- 65 Phụ lục 4.6 So sánh tổng lưu lượng xe quy đổi lưu thông trên tuyến XLHN mở rộng và cao tốc HLD dự báo ở luận văn và tổng lưu lượng xe tương đương dự báo ở hai dự án-------------------------------------------------------------------------------- 65 Phụ lục 4.7 Tỷ trọng các phương tiện giao thông chuyển từ XLHN sang cao tốc HLD thời điểm đầu năm 2015 ------------------------------------------------------------------- 66 Phụ lục 4.8 Tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe trên tuyến XLHN mở rộng sau năm 2014 73 Phụ lục 4.9 Tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe trên tuyến cao tốc HLD sau năm 2014 ---- 67 Phụ lục 4.10 So sánh tổng lưu lượng xe quy đổi dự báo ở luận văn với tổng lưu lượng xe quy đổi dự báo từ hai dự án mở rộng XLHN và cao tốc HLD ----------------- 68 Phụ lục 5.1 Tỷ giá mua VND của ngân hàng Nhà nước Việt Nam -------------------------- 70 Phụ lục 5.2 Phân tích độ nhạy hệ số an toàn nợ vay dự án HLD ----------------------------- 71 Phụ lục 5.3 Ngân lưu ròng, ngân lưu nợ vay và hệ số an toàn nợ vay dự án HLD trường hợp LLX đoạn TP.HCM-Long Thành luận văn dự báo ------------------------- 77 Phụ lục 5.4 Kết quả chạy mô phỏng Monte Carlo giá trị DSCR dự án HLD--------------- 79
- vii Phụ lục 5.5 Ngân lưu ròng, ngân lưu nợ vay, hệ số an toàn nợ vay của dự án mở rộng XLHN trường hợp LLX luận văn dự báo ----------------------------------------- 80 Phụ lục 5.6 Phân tích độ nhạy xác định các biến ảnh hưởng đến DSCR dự án mở rộng XLHN ---------------------------------------------------------------------------------- 83 Phụ lục 5.7 Kết quả chạy mô phỏng Monte Carlo giá trị DSCR dự án mở rộng XLHN - 87
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Ngân hàng Phát triển Châu ADB Asian Development Bank Á AP Account Payable Khoản phải trả BOT Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao Built- Operation- Tranfer CB Số dư tiền mặt Cash Balance CĐT Chủ đầu tư CF Ngân lưu Cash Flow CII Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM Debt Service Coverage DSCR Hệ số an toàn nợ vay Ratio ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HĐND Hội đồng nhân dân Ho Chi Minh City Finance HFIC Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM & Investment State-owned Company Ho Chi Minh - Long HLD Cao tốc TP.Hồ Chí Minh- Long Thành- Dầu Giây Thanh - Dau Giay Expressway IRR Suất sinh lợi nội tại Internal Rate of Return Japan Bank for International JBIC Cooperation Lãi suất thả nổi bằng lãi suất liên ngân hàng LIBOR London LLX Lưu lượng xe NCF Ngân lưu ròng Net Cash Flow NPV Giá trị hiện tại ròng Net Present Value OCR Nguồn vốn vay thông thường Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistance PCU Đơn vị xe con quy đổi Passenger Car Unit TĐT Tổng đầu tư TEDI Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp UBND Ủy ban Nhân dân Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt VCB Vietcombank Nam Viet Nam Expressway VEC Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam Corporation Weighted Average Cost of WACC Chi phí vốn bình quân trọng số dự án Capital WB Ngân hàng Thế Giới Worldbank XLHN Xa lộ Hà Nội
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tính tỷ lệ CB của trạm thu phí XLHN ............................................................... 6 Bảng 2.2: Bảng tính tỷ lệ AP của Xí nghiệp dịch vụ thu phí thuộc CII ..................................... 7 Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng lưu lượng xe giai đoạn 2013-2014 .......................................... 25 Bảng 4.2: Tổng LLX quy đổi đoạn TP.HCM-Long Thành thời điểm đầu năm 2015 .............. 26 Bảng 4.3: Tổng LLX quy đổi lưu thông trên tuyến XLHN mở rộng và qua trạm thu phí XLHN thời điểm đầu năm 2015 ........................................................................................................... 27 Bảng 5.1: Tỷ lệ lạm phát USD ................................................................................................ 31 Bảng 5.2: Tỷ lệ lạm phát VND ................................................................................................ 31 Bảng 5.3: Ngân lưu ròng dự án, ngân lưu nợ vay và hệ số an toàn nợ vay dự án HLD trường hợp LLX đoạn TP.HCM –Long Thành dự báo ở chương 4 ..................................................... 32 Bảng 5.4: Ngân lưu ròng, ngân lưu nợ vay và DSCR dự án mở rộng XLHN trường hợp LLX dự báo ở chương 4 .................................................................................................................... 35 Bảng 6.1: Vốn cần bổ sung thanh toán WB .............................................................................. 40 CÁC BẢNG BIỂU Ở PHỤ LỤC Bảng 4.1.1 Tổng sản phẩm và giá trị ngành khai thác mỏ Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2001- 2011 ------------------------------------------------------------------------------------------ 58 Bảng 4.1.2 Tổng sản phẩm khu vực TP.HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu theo giá so sánh 1994 --------------------------------------------------------- 59 Bảng 4.1.3 Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn 2006-2012 ---------------------------------------------------------- 60 Bảng 4.1.4 Tốc độ tăng trưởng GDP mục tiêu khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu -------------------------------------------------------------------------- 63 Bảng 5.2.1 Biến thiên lạm phát USD và VND giai đoạn 2004-2012 ----------------------------- 71 Bảng 5.2.2 Kết quả phân tích độ nhạy DSCR nhỏ nhất theo biến lạm phát VND -------------- 72 Bảng 5.2.3 Kết quả phân tích độ nhạy DSCR nhỏ nhất theo biến lạm phát USD--------------- 72 Bảng 5.2.4 Kết quả phân tích độ nhạy hệ số an toàn nợ vay nhỏ nhất dự án HLD theo biến tốc độ tăng lưu lượng xe ----------------------------------------------------------------------- 73
- x Bảng 5.2.5 Kết quả phân tích độ nhạy DSCR theo thay đổi lưu lượng xe giai đoạn 2013-2014 ------------------------------------------------------------------------------------------------ 74 Bảng 5.2.6 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của phí giao thông đến DSCR dự án theo từng kịch bản tăng phí giao thông-------------------------------------------------------------------- 75 Bảng 5.2.7 Độ nhạy DSCR nhỏ nhất theo thay đổi lãi suất LIBOR ----------------------------- 76 Bảng 5.6.1 Kết quả phân tích DSCR nhỏ nhất dự án mở rộng XLHN theo lạm phát VND -- 83 Bảng 5.6.2 So sánh tốc độ tăng lưu lượng xe thực tế qua trạm XLHN giai đoạn 2010-2012 và tốc độ tăng lưu lượng xe theo nghiên cứu của TEDI (2008) ------------------------- 84 Bảng 5.6.3 Kết quả chạy độ nhạy DSCR theo tốc độ tăng lưu lượng xe so với dự báo ở nghiên cứu của TEDI (2008) --------------------------------------------------------------------- 85 Bảng 5.6.4 Phân tích độ nhạy DSCR nhỏ nhất theo thay đổi lưu lượng xe dự báo ban đầu --- 85 Bảng 5.6.5 Phân tích độ nhạy DSCR nhỏ nhất theo mức tăng phí giao thông sau mỗi năm năm ở dự án mở rộng XLHN ------------------------------------------------------------------- 86
- xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Cơ cấu vốn của dự án cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây ............................ 4 Hình 2.2: Cấu trúc dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội ..................................................................... 12 Hình 3.1: Minh họa các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao thông ....................................... 15 Hình 4.1: Phân tích hồi quy giữa GDP khu vực theo giá so sánh và tổng số lượt hành khách và tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển ................................................................................. 21 Hình 4.2: Phân tích hồi quy giữa GDP khu vực theo giá so sánh và tổng số lượt hành khách và tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển. .................................................................................... 21
- 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh và vấn đề chính sách Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng giao thông tốt giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí vận chuyển, tạo điều kiện cho con người tiếp cận các dịch vụ và tiện ích từ xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, trao đổi, giao lưu kinh tế ở địa phương và khu vực. Trong giai đoạn 2006- 2011, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện đầu tư các dự án giao thông trọng điểm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố như: nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Văn Trỗi- Nam Kỳ Khởi Nghĩa, xây dựng mới Đại lộ Đông - Tây, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, hầm Thủ Thiêm, cầu Bình Triệu 1 và Bình Triệu 2, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Nhị Thiên Đường 2, cầu Tân Thuận 2,…Các dự án lớn có thu phí như cầu Bình Triệu 1, cầu Phú Mỹ đều có vấn đề về tính khả thi tài chính. Hiện nay, hai dự án lớn được hoàn vốn dưới hình thức thu phí giao thông đang được đầu tư trên địa bàn Thành phố là cao tốc TP.Hồ Chí Minh- Long Thành- Dầu Giây (HLD) và mở rộng Xa lộ Hà Nội (XLHN). Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt ở quyết định số 101/QĐ-TTg, xác định xây dựng đường cao tốc HLD thành trục hướng tâm đối ngoại, có năng lực thông xe lớn. Quy hoạch này không đề cập đến mở rộng XLHN. Dự án HLD bắt đầu từ nút giao An Phú với Đại lộ Đông Tây ở Quận 2, qua Quận 9, TP.HCM, và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Cẩm Mỹ, Thống Nhất thuộc Đồng Nai, kết thúc tại Dầu Giây, Đồng Nai. Dự án HLD tạo một tuyến giao thông mới với tốc độ cao (120 km/h), là tuyến đường chính kết nối TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, các khu kinh tế phát triển ở phía Bắc và phía Đông TP.HCM, sân bay Quốc tế mới Long Thành, hệ thống cảng biển nước Sâu Bà Rịa- Vũng Tàu. HLD chia sẻ lưu lượng giao thông trên trục XLHN, giảm tình trạng quá tải, ách tắc giao thông liên tục xảy ra trên XLHN từ năm 2008.
- 2 Theo Quyết định 101/QĐ-TTg, dự án HLD được triển khai xây dựng trong giai đoạn 2008- 2012, và bắt đầu khai thác vào năm 2013. Tuy nhiên, đến ngày 03/10/2009, dự án HLD mới được khởi công và dự kiến hoàn thành và đi vào khai thác năm 20141. Trong thời gian dự án HLD bị trì hoãn đầu tư thì trục đường XLHN liên tục bị ách tắc. Ngày 23/01/2008, UBND TP.HCM có văn bản số 556/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (CII) làm chủ đầu tư (CĐT) dự án mở rộng XLHN theo hình thức Xây dựng- Kinh doanh- Chuyển giao (BOT). Ngày 02/04/2009, dự án mở rộng XLHN được khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành toàn bộ trục chính vào tháng 12/2014, tháng 12/2015 hoàn thành toàn bộ trục đường song hành phải, tháng 12/2018 hoàn thành toàn bộ trục đường song hành trái và toàn dự án.2 Theo tiến độ xây dựng hiện nay, khả năng chỉ có đoạn TP.HCM- Long Thành sẽ thông xe kỹ thuật vào năm 2014. Dự báo nhu cầu giao thông ở nghiên cứu khả thi dự án HLD trong 30 năm, từ năm 2013 đến năm 2042, do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB- Asian Developmet Bank ) và Công ty Đầu tư Phát triển Đường Cao tốc Việt Nam (Vietnam Expressway Corporation- VEC) thực hiện trên cơ sở lưu lượng giao thông trên các tuyến đường hiện hữu trong khu vực dự án, mạng lưới các tuyến đường có trong quy hoạch 101/QĐ-TTg và không mở rộng XLHN. Từ dự báo nhu cầu giao thông trên, dự án HLD được đánh giá là khả thi về mặt tài chính nếu được tài trợ bằng vốn ODA với mức phí lưu thông 900 VND/PCU/km trong thời gian khai thác từ 2013- 20423. Hai dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2015 và đều được hoàn vốn dưới hình thức thu phí giao thông. Tuyến XLHN mở rộng chia sẻ lưu lượng giao thông trên tuyến HLD. Khi đó, nhu cầu giao thông trên tuyến HLD sẽ không như dự báo ban đầu, và tính vững mạnh tài chính của hai dự án này sẽ thay đổi so với dự báo và ảnh hưởng đến việc trả nợ của các dự án. Từ lý do này, tác giả chọn đề tài “Đánh giá lại tính vững mạnh tài chính của các dự án Mở rộng XLHN và Cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây dựa trên dự báo mới về lưu lượng giao thông” làm chủ đề nghiên cứu của luận văn. 1 Tổng công ty Phát triển Đường Cao tốc Việt Nam (2009) 2 Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM. 3 ADB (2008).
- 3 1.2 Mục tiêu, phương pháp và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là dự báo lại lưu lượng giao thông đầu năm 2015 ở hai dự án. Từ năm 2015 về sau, áp dụng tốc độ tăng trưởng lưu lượng giao thông theo nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB-2008) và Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI- 2008) để dự báo lưu lượng xe mỗi tuyến đường ở các năm tiếp theo. Căn cứ vào lưu lượng xe dự báo ở luận văn, tác giả phân tích tài chính và phân tích rủi ro tính vững mạnh tài chính dự án dựa trên tiêu chí DSCR, và từ đó, đưa ra các khuyến nghị chính sách. Phương pháp nghiên cứu là phân tích lưu lượng giao thông vào và ra TP.HCM theo hướng Đông- Bắc qua trạm thu phí XLHN so với tăng trưởng GDP của khu vực TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn 2010-2012. Từ đó, tính độ co giãn của cầu giao thông theo tăng trưởng GDP khu vực các tỉnh thành trên vào thời điểm cuối mỗi giai đoạn. Căn cứ vào tốc độ tăng GDP mục tiêu của các tỉnh thành do Bộ chính trị, Quốc hội đưa ra, tác giả tính tốc độ tăng cầu giao thông ở tương lai của khu vực. Dựa vào khung phân tích lợi ích và chi phí, luận văn đánh giá lại tính vững mạnh tài chính của dự án cao tốc HLD và Mở rộng XLHN. Cụ thể luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, căn cứ vào số liệu lưu lượng giao thông và tốc độ tăng trưởng GDP khu vực gần đây nhất, dự báo lưu lượng giao thông ở hai tuyến đường Xa lộ Hà Nội và cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây sẽ thay đổi như thế nào so với dự báo trong báo cáo khả thi của hai dự án? Thứ hai, tính khả thi tài chính của hai nhóm dự án trên như thế nào nếu lưu lượng giao thông trong tương lai khác so với trong báo cáo khả thi của hai dự án ? Từ kết quả các nghiên cứu trên, đề ra các kiến nghị chính sách đảm bảo quyền lợi của các nhà tài trợ vốn và chủ đầu tư cho hai dự án trên.
- 4 Chương 2 : MÔ TẢ DỰ ÁN 2.1 Dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây (HLD) Dự án HLD do Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Dự án HLD giai đoạn 1 dài 55 km, bề rộng nền đường 27,5 mét với 4 làn xe, sau khi hoàn thành được vận hành dưới hình thức thu phí giao thông. Trong giai đoạn 2, HLD được mở rộng đến 42,5 mét với 8 làn xe. Phần lớn vốn đầu tư dự án HLD được tài trợ từ vốn vay ODA từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Chính phủ Việt Nam tiếp nhận hai khoản vay này và cho VEC vay lại. Thực tế, dự án HLD khởi công xây dựng trễ một năm so với kế hoạch. Tác giả không có thông tin về tổng mức đầu tư theo tiến độ thực tế. Vì vậy, luận văn sử dụng mô hình tài chính cơ sở và chuyển tiến độ đầu tư ở mô hình cơ sở theo thời điểm khởi công thực tế. Kế hoạch huy động vốn và trả nợ JBIC và ADB phù hợp với tiến độ xây dựng thực tế và thỏa thuận tín dụng ban đầu, được thể hiện chi tiết ở phụ lục lục 2.1.1, 2.1.2 và 2.1.3. Hình 2.1: Cơ cấu vốn của dự án cao tốc TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây Công ty Đầu tư Ngân hàng Hợp tác Ngân hàng Phát triển Phát triển đường cao Quốc tế Nhật Bản Châu Á tốc Việt Nam (VEC) (JBIC) (ADB) Vốn chủ sở hữu 0.46 triệu USD 0,51 441,91 triệu USD 441.91 360,18 triệu USD 372.16 (0.06%) (0,06%) (54.25%) (55,06%) (45.69%) (44,88%) Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (HLD) Nguồn: Tác giả vẽ theo thông tin của ADB (2008). Tổng chi phí đầu tư dự án HLD là 18.409,83 tỷ VND được ước tính ở thời điểm cuối năm 2008 theo giá danh nghĩa, bao gồm chi phí xây dựng, đất đai, đền bù, giải tỏa, rà phá bom mìn, dịch vụ tư vấn, quản lý, phí cam kết tài trợ, dự phòng tăng chi phí thực và dự phòng lạm phát, lãi vay trong thời gian xây dựng. Tiến độ đầu tư dự án được trình bày ở phụ lục 2.2.
- 5 Tốc độ trượt giá vật tư xây dựng cầu, đường bộ Luận văn giả định tốc độ trượt giá vật tư xây dựng cầu, đường bộ bằng lạm phát của đơn vị tiền sử dụng mua vật tư xây dựng . Chi phí vốn dự án HLD: Dự án HLD được JBIC tài trợ 55,06% tổng chi phí đầu tư, ADB tài trợ 44,88% tổng chi phí đầu tư, vốn chủ sở hữu VEC chiếm 0,06% tổng chi phí đầu tư. Do vậy, chi phí vốn bình quân của dự án (WACC) gần bằng chi phí nợ vay. Tính toán ở mô hình cơ sở, chi phí nợ vay danh nghĩa của dự án tính theo VND là 6,72%/năm, và WACC dự án là 6,72%/năm. Phí giao thông và dự báo lưu lượng xe Mức phí giao thông dự kiến là 900 VNĐ/ một đơn vị xe quy đổi/km theo giá năm 2007, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng với thuế suất 10%. Phí giao thông được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát VND hằng năm. VEC được quyền thu phí giao thông trong 30 năm kể từ năm đầu tiên đi vào hoạt động (2015) cho đến hết năm 2044. Nhu cầu giao thông trên tuyến HLD do VEC và ADB dự báo đã tính đến lượng hành khách từ sân bay Quốc tế mới Long Thành, với giả định sân bay mới bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 20154. Sân bay Long Thành đảm nhận tất cả hành khách quốc tế đến miền nam Việt Nam và 10% hành khách nội địa. Dự báo nhu cầu giao thông cho dự án HLD thể hiện ở Phụ lục 2.3. Chi phí vận hành, bảo trì hằng năm và duy tu của dự án HLD được thể hiện chi tiết ở phụ lục 2.4. Doanh thu Dự án cao tốc HLD thu phí theo số đơn vị xe con quy đổi phương tiện giao thông và số kilomet xe lưu thông trên tuyến đường. Do vậy, vé tháng và vé quý không làm giảm doanh thu dự án. 4 ADB (2008, tr. 45)
- 6 Doanh thu đoạn Tổng số PCU Chiều dài đoạn Phí giao thông TP.HCM-Long = đoạn TP.HCM- * TP.HCM- * năm i/ Thành năm i Long Thành năm i Long Thành PCU/km Doanh thu đoạn Tổng số PCU Chiều dài đoạn Phí giao thông Long Thành- = đoạn Long Thành * Long Thành- * năm i/ Dầu Giây năm i -Dầu Giây năm i Dầu Giây PCU/km Vốn lưu động Dự án HLD và mở rộng XLHN đều được khai thác dưới hình thức thu phí giao thông. Do đó, vốn lưu động của các dự án khi đi vào hoạt động chỉ có cân đối tiền mặt (CB) để thực hiện giao dịch, trừ đi các khoản phải trả (AP) gồm chi phí điện, nước, và điện thoại hỗ trợ hoạt động hằng ngày. Dự án HLD và mở rộng XLHN đều thuộc khu vực Đông - Bắc TP.HCM. Dự án mở rộng XLHN được mở rộng căn cứ trên tuyến XLHN. Do vậy, luận văn sử dụng tỷ lệ CB so với doanh thu năm 2012 của trạm thu phí XLHN và bình quân tỷ lệ AP so với tổng chi phí hoạt động của Xí nghiệp dịch vụ thu phí thuộc CII năm 2011 và 2012 để tính tỷ lệ CB và AP cho hai dự án. Bảng 2.1: Bảng tính tỷ lệ CB của trạm thu phí XLHN Năm 2012 Khoản mục (ĐVT: 1000 VNĐ) Doanh thu trạm thu phí Xa lộ Hà Nội 110.273.577 Cân bằng tiền mặt thực hiện giao dịch 14.171.000 Tiền mặt tại quầy giao dịch 10.980.000 Tiền mặt dự phòng 3.191.000 Tỷ lệ CB/doanh thu 12,85%
- 7 Bảng 2.2: Bảng tính tỷ lệ AP của Xí nghiệp dịch vụ thu phí thuộc CII 2011 2012 Trung bình (ĐVT: 1000VNĐ) (ĐVT: 1000VNĐ) Tổng chi phí hoạt động văn phòng 3.939.010 3.648.674 Xí nghiệp dịch vụ thu phí Chi phí hoạt động trạm thu phí Xa 6.062.787 6.963.686 lộ Hà Nội Trong đó: Khoản phải trả 684.861 685.330 Điện 550.793 571.7100 Nước 37.988 4.239 Điện thoại 96.080 109.292 Tỷ lệ AP/tổng chi phí hoạt động 6,847% 6,458% 6,65% Nguồn: Xí nghiệp dịch vụ thu phí thuộc CII Từ Bảng 2.1 và 2.2, luận văn giả định tỷ lệ cân bằng tiền mặt của hai dự án bằng tỷ lệ cân bằng tiền mặt năm 2012 của Trạm thu phí XLHN là 12,85% doanh thu và tỷ lệ khoản phải trả bằng trung bình tỷ lệ khoản phải trả năm 2011 và 2012 của trạm thu phí XLHN là 6.65% tổng chi phí hoạt động. Kết quả thẩm định tài chính dự án HLD5 Tuyến đường cao tốc HLD rút ngắn khoảng cách giao thông so với tuyến đường XLHN và có tốc độ thiết kế cao nên tiết kiệm thời gian lưu thông, tiết kiệm chi phí vận hành cho phương tiện tham gia lưu thông. Vì vậy, dự án HLD có hiệu quả kinh tế. Dự án HLD có kết quả thẩm định tài chính khả thi theo quan điểm tổng đầu tư (TĐT) và chủ đầu tư (CĐT). Giá trị hiện tại ròng (NPV) theo quan điểm TĐT bằng 19.900,79 tỷ VND và NPV theo quan điểm CĐT bằng 6.139,42 tỷ VND đều lớn hơn không. HLD có suất sinh lợi nội tại danh nghĩa (IRR) là 12,44%, lớn hơn chi phí vốn bình quân (WACC) danh nghĩa của dự án (6,72%). Tỷ lệ an toàn trả nợ (DSCR) của dự án trong suốt vòng đời của dự án đều lớn hơn 1,62. Như vậy, xét về tiêu chuẩn NPV và IRR danh nghĩa trên quan điểm TĐT và CĐT, dự án HLD đều khả thi về tài chính khi dự án được tài trợ bằng vốn vay ADB và JBIC với lãi suất thấp (6,72%/năm tính theo VND). Về tỷ lệ an toàn trả nợ, dự án HLD có DSCR lớn hơn 1,62 trong suốt thời gian trả nợ. 5 Theo kết quả thẩm định lại của tác giả căn cứ vào các thông số và dự báo nhu cầu giao thông ở nghiên cứu khả thi ban đầu của dự án HLD.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 88 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 55 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn