Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tác động của chính sách tăng tiền lương tối thiểu vùng lên thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
lượt xem 11
download
Đề tài này hướng đến mục tiêu đánh giá tác động chính sách tăng tiền lương tối thiểu vùng ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2014 đến thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp, từ đó, đưa ra những gợi ý chính sách phù hợp trong giai đoạn tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá tác động của chính sách tăng tiền lương tối thiểu vùng lên thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
- 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của cá nhân tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả Nguyễn Hoàng Ngọc Linh
- 2 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân với những kiến thức chuyên môn đã đƣợc tích lũy, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ hết lòng từ phía các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc đến tất cả mọi ngƣời. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Chƣơng trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tâm huyết truyền đạt những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm thực tiễn suốt các môn học trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi rất biết ơn sự hƣớng dẫn, góp ý và chỉ bảo tận tình cùng nhƣ những lời động viên, khích lệ to lớn của thầy giáo, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh. Xin gửi đến thầy cùng gia đình lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất. Chân thành cảm ơn! Nguyễn Hoàng Ngọc Linh
- 3 TÓM TẮT Chính sách tiền lƣơng tối thiểu vùng ở Việt Nam, với vai trò và tầm quan trọng của nó, trong những năm qua đã và đang dành đƣợc rất nhiều sự chú ý của các bên liên quan. Việc đƣa ra những bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách lên các đối tƣợng hƣớng tới sẽ cung cấp những cái nhìn khách quan hơn trong việc thực thi chính sách trong thời gian tới. Luận văn này tập trung nghiên cứu tác động của chính sách tăng tiền lƣơng tối thiểu vùng lên các chỉ tiêu thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong doanh nghiệp ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014. Với phƣơng pháp DiD kết hợp với PSM cùng bộ dữ liệu VHLSS, đề tài đã cung cấp đƣợc bằng chứng thực nghiệm về mức độ tác động của chính sách nhƣ mục tiêu đề ra. Kết quả thu đƣợc có một số điểm đáng lƣu ý: (1) nhóm đối tƣợng là phụ nữ, ngƣời dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, không có kỹ năng hoặc trình độ học vấn thấp có khả năng tiền lƣơng thấp hơn so với các nhóm khác; (2) tỉ trọng tiền lƣơng và thu nhập từ việc làm chính chỉ chiếm 60% đến 70% trong tổng thu nhập bình quân của những lao động chịu ảnh hƣởng từ chính sách; (3) tác động của chính sách tăng tiền lƣơng tối thiểu lên các vùng hầu hết đều cho kết quả không tƣơng xứng kỳ vọng; (4) mặt khác, các tác động này đa số không có ý nghĩa về mặt thống kê; (5) dƣới góc độ của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, chính sách tiền lƣơng ở Việt Nam không gắn liền với năng suất nên có khả năng tạo ra những hiệu ứng tiêu cực lên xã hội. Từ đó, đề tài đƣa ra ba khuyến nghị chính sách: (1) nên thận trọng hơn trong việc điều chỉnh tăng tiền lƣơng tối thiểu vùng ở những năm tiếp theo; (2) xây dựng chính sách tiền lƣơng tối thiểu vùng đa mục tiêu hơn hiện tại; và (3) tăng cƣờng hệ thống giám sát và triển khai thực thi chính sách để tác động chính sách thực sự phát huy trên những đối tƣợng cần hƣớng tới.
- 4 MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................................. 1 1.2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.3. Mục tiêu, câu hỏi, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................... 5 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 5 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 5 1.3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5 1.4. Cấu trúc đề tài ....................................................................................................... 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT........................................ 7 2.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................... 7 2.1.1. Tiền lương và thu nhập ........................................................................................... 7 2.1.2. Tiền lương tối thiểu và tiền lương tối thiểu vùng .................................................... 8 2.1.3. Tác động của chính sách tiền lương tối thiểu và tiền lương tối thiểu vùng ............ 9 2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ............................................................ 12 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tiền lƣơng tối thiểu .................................. 15 CHƢƠNG 3: KHUNG PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT ................................... 19 3.1. Các mô hình đánh giá tác động .......................................................................... 19 3.1.1. Giới thiệu đánh giá tác động ................................................................................. 19 3.1.2. Phương pháp mẫu ngẫu nhiên .............................................................................. 20 3.1.3. Phương pháp điểm xu hướng (PSM – Propensity Score Matching Method) ........ 20 3.1.4. Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DiD – Difference in Difference) ........... 21 3.1.5. Đánh giá về các phương pháp .............................................................................. 23 3.2. Mô hình đề xuất ................................................................................................... 24 3.2.1. Mô hình khác biệt trong khác biệt (DiD) kết hợp điểm xu hướng (PSM) ............. 24 3.2.2. Chiến lược chọn biến ............................................................................................ 25 3.3. Nguồn tài liệu ....................................................................................................... 26 3.4. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 29 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 31
- 5 4.1. Thực trạng chính sách tiền lƣơng tối thiểu ở Việt Nam .................................. 31 4.2. Đánh giá tác động chính sách tăng tiền lƣơng tối thiểu vùng lên thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................... 36 4.2.1. Tổng quan về mẫu khảo sát ................................................................................... 36 4.2.1.1. Giai đoạn 2010 – 2012 .......................................................................................... 36 4.2.1.2. Giai đoạn 2012 – 2014 .......................................................................................... 44 4.2.2. Đánh giá tác động chính sách tăng tiền lương tối thiểu vùng lên thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 ....................... 51 4.2.3. Đánh giá tác động chính sách tăng tiền lương tối thiểu vùng lên thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 ....................... 56 4.2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá tác động chính sách tăng tiền lương tối thiểu vùng lên thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 ............................................................................................................................... 60 4.3. Một số bàn luận thêm về chính sách tăng tiền lƣơng tối thiểu vùng với doanh nghiệp ................................................................................................................... 63 4.4. Tóm tắt chƣơng ................................................................................................... 66 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH................................... 68 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 68 5.2. Khuyến nghị chính sách ...................................................................................... 69 5.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 70 PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 73
- 6 PHỤ LỤC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả các cuộc thƣơng lƣợng về chính sách tăng tiền lƣơng tối thiểu, 2015 -2017 1 Bảng 2.1: Tổng hợp các biến kiểm soát đƣợc sử dụng từ các nghiên cứu liên quan ................ 14 Bảng 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiền lƣơng tối thiểu của một số quốc gia trên thế giới ... 15 Bảng 3.1: Hệ thống các biến, mã hóa và ý nghĩa biến .............................................................. 27 Bảng 3.2: Số quan sát trong các bộ dữ liệu VHLSS 2010 – 2014 ............................................ 28 Bảng 4.1: Mức lƣơng tối thiểu chung ở Việt Nam, giai đoạn 1995 - 2017 .............................. 35 Bảng 4.2: Mức lƣơng tối thiểu vùng ở Việt Nam, giai đoạn 2009 - 2017 ................................ 35 Bảng 4.3: Thống kê số quan sát hai nhóm đối tƣợng giữa các vùng qua các năm 2010 và 2012 ................................................................................................................................ 36 Bảng 4.4: Thống kê các khoản thu nhập bình quân tháng của hai nhóm đối tƣợng, giữa các vùng qua các năm 2010 và 2012 ............................................................................. 37 Bảng 4.5: Thống kê các biến định lƣợng của hai nhóm đối tƣợng giữa các vùng qua các năm 2010 và 2012 ........................................................................................................... 40 Bảng 4.6: Thống kê các thuộc tính của hai nhóm đối tƣợng giữa các vùng qua các năm 2010 và 2012.................................................................................................................... 43 Bảng 4.7: Thống kê số quan sát hai nhóm đối tƣợng giữa các vùng qua các năm 2012 và 2014 ................................................................................................................................ 44 Bảng 4.8: Thống kê các khoản thu nhập bình quân tháng của hai nhóm đối tƣợng, giữa các vùng qua các năm 2012 và 2014 ............................................................................. 46 Bảng 4.9: Thống kê các biến định lƣợng của hai nhóm đối tƣợng giữa các vùng qua các năm 2012 và 2014 ........................................................................................................... 48 Bảng 4.10: Thống kê các thuộc tính của hai nhóm đối tƣợng giữa các vùng qua các năm 2012 và 2014.................................................................................................................... 49 Bảng 4.11: Kết quả ƣớc lƣợng điểm xu hƣớng 2010................................................................ 51 Bảng 4.12: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên tiền lƣơng với mô hình đơn giản giai đoạn 2010 - 2012 .................................................................................................... 53 Bảng 4.13: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên tiền lƣơng với mô hình đầy đủ .......... 53
- 7 Bảng 4.14: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên thu nhập từ việc làm chính với mô hình đơn giản giai đoạn 2010 - 2012 .............................................................................. 54 Bảng 4.15: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên thu nhập từ việc làm chính với mô hình đầy đủ giai đoạn 2010 - 2012.................................................................................. 54 Bảng 4.16: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên tổng thu nhập bình quân với mô hình đơn giản giai đoạn 2010 - 2012 .............................................................................. 55 Bảng 4.17: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên tổng thu nhập bình quân với mô hình đầy đủ giai đoạn 2010 - 2012.................................................................................. 55 Bảng 4.18: Kết quả ƣớc lƣợng điểm xu hƣớng 2012................................................................ 56 Bảng 4.19: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên tiền lƣơng với mô hình đơn giản giai đoạn 2012 - 2014 .................................................................................................... 57 Bảng 4.20: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên tiền lƣơng với mô hình đầy đủ giai đoạn 2012 - 2014 .................................................................................................... 58 Bảng 4.21: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên thu nhập từ việc làm chính với mô hình đơn giản giai đoạn 2012 - 2014 .............................................................................. 58 Bảng 4.22: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên thu nhập từ việc làm chính với mô hình đầy đủ giai đoạn 2012 - 2014.................................................................................. 59 Bảng 4.23: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên tổng thu nhập bình quân với mô hình đơn giản giai đoạn 2012 - 2014 .............................................................................. 59 Bảng 4.24: Kết quả ƣớc lƣợng tác động chính sách lên tổng thu nhập bình quân với mô hình đầy đủ giai đoạn 2012 - 2014.................................................................................. 59 Bảng 4.25: Ƣớc tính chênh lệch giữa tác động thực tế và dự đoán chính sách lên các vùng, giai đoạn 2010 - 2012 .................................................................................................... 61 Bảng 4.26: Ƣớc tính chênh lệch giữa tác động thực tế và dự đoán chính sách lên các vùng, giai đoạn 2012 - 2014 .................................................................................................... 63 Bảng 3.27. Các khoản trích theo lƣơng qua các giai đoạn ....................................................... 64
- 8 PHỤ LỤC HÌNH Hình 1.1: Kết quả so sánh tiền lƣơng tối thiểu và mức sống tối thiểu theo từng vùng .............. 3 Hình 1.2: So sánh tốc độ tăng lƣơng tối thiểu và năng suất lao động qua các năm ................... 4 Hình 2.1: Tiền lƣơng tối thiểu và cung cầu lao động trên thị trƣờng hoàn hảo........................ 10 Hình 2.2: Thống kê cách thức ấn định chính sách lƣơng tối thiểu của các nƣớc trên thế giới . 17 Hình 2.3: Thống kê về phạm vi áp dụng chính sách lƣơng tối thiểu của các nƣớc trên thế giới .................................................................................................................................................. 18 Hình 3.1: Sơ đồ thể hiện phƣơng pháp đánh giá tác động chính sách bằng DiD ..................... 22 Hình 3.2: Tổng hợp một số phƣơng pháp đánh giá tác động theo dạng dữ liệu ....................... 24 Hình 3.3 : Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................... 26 Hình 3.4: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 30 Hình 4.1: So sánh các chỉ tiêu thu nhập của nhóm tham gia năm 2010 ................................... 39 Hình 4.2: So sánh các chỉ tiêu thu nhập của nhóm tham gia năm 2012 ................................... 47 Hình 4.3: Tốc độ tăng tiền lƣơng tối thiểu so với tốc độ tăng của các chỉ tiêu thu nhập ......... 60 Hình 4.4: Tốc độ tăng tiền lƣơng tối thiểu so với tốc độ tăng của các chỉ tiêu thu nhập ......... 62 Hình 4.5: Tốc độ tăng lƣơng tối thiểu với tăng chi phí lƣơng .................................................. 65 Hình 4.6. So sánh tốc độ tăng lƣơng tối thiểu với một số chỉ tiêu khác nhau .......................... 65
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới, chính sách lƣơng tối thiểu ngày càng có một ý nghĩa quan trọng. Một mặt, chính sách tiền lƣơng hợp lý sẽ tạo điều kiện để đảm bảo đời sống tối thiểu cho ngƣời lao động và tạo động lực cho quá trình sản xuất. Mặt khác, các doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững. Nhận diện đƣợc vấn đề này, trên cơ sở đảm bảo công bằng, an sinh xã hội đối với ngƣời lao động và ổn định tình hình kinh tế - xã hội, nhà nƣớc đã luật hóa các chính sách về lao động, tiền lƣơng, trong đó có vấn đề lƣơng tối thiểu. Cụ thể, trong Khoản 1, Điều 91, Luật số 10/2012/QH13, Bộ luật lao động quy định: mức lƣơng tối thiểu là “…mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”. Chính sách lƣơng tối thiểu vùng1 đƣợc ấn định thông qua các cuộc thảo luận tại Hội đồng tiền lƣơng quốc gia trên cơ sở đề xuất của đại diện doanh nghiệp, ngƣời lao động và cơ sở pháp lý. Dựa vào đó, Chính phủ đã cho phép tăng mức lƣơng tối thiểu từ 120 nghìn đồng năm 1996 lên trên 2 triệu đồng tính chung cho các khu vực năm 2015. Tuy nhiên, trải qua hơn 20 năm thực hiện chính sách lƣơng tối thiểu, trƣớc mỗi một lần điều chỉnh luôn có nhiều tranh cãi gay gắt, nảy sinh giữa các bên liên quan. Bảng 1.1: Kết quả các cuộc thƣơng lƣợng về chính sách tăng tiền lƣơng tối thiểu, 2015 -2017 Năm đề xuất Tổng liên đoàn lao động Phòng Thƣơng mại và Công Mức thống nhất 1 Hiện nay đang tồn tại song song hai mức lƣơng tối thiểu: lƣơng tối thiểu vùng (áp dụng đối với ngƣời lao đông tại các doanh nghiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mƣớn lao động và đƣợc tính cho 04 cấp vùng trên cả nƣớc) và lƣơng tối thiểu chung (hay “lƣơng cơ sở”, áp dụng cho ngƣời lao động thuộc khu vực hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc)
- 2 Việt Nam (VGCL) nghiệp Việt Nam (VCCI) (bình quân) 20152 23% 14% 15,25% 20163 16,8% 10% 12,4% 20174 11,11% 4.5 – 5% 7,3% Nguồn: tác giả tự tổng hợp Về phía đại diện cho ngƣời lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng cần nhanh chóng triển khai chính sách tăng lƣơng tối thiểu vùng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho những cá nhân hƣởng hiện tại. Cụ thể, thông qua báo cáo Khảo sát thực tế tiền lương, thu nhập, mức sống tối thiểu của người lao động trong doanh nghiệp năm 2015, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tính toán rằng, với tiền lƣơng tối thiểu hiện tại của 2 vợ chồng (5.160.000đ/tháng) so với mức sống tối thiểu (7.250.000 đồng/tháng) thì chỉ đảm bảo đƣợc 71,2%. Vì vậy, việc tiếp tục điều chỉnh tăng nhanh trong thời gian tới là hết sức cần thiết. 2 Xem:http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/chu-tich-vcci-doanh-nghiep-se-soc-neu-luong-toi- thieu-tang-23-3027127.html, truy cập lúc 14:15, ngày 21/9/2016 3 Xem:http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/luong-toi-thieu-vung-2016-chot-de-xuat-tang-12-4- 20150903131128499.htm, truy cập lúc 14:20, ngày 21/9/2016 4 Xem:http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chot-muc-tang-luong-toi-thieu-vung-2017-chi-tang-73- 20160802130709163.htm, truy cập lúc 14:30, ngày 21/9/2016
- 3 4500 4000 3500 MSTT 1 3000 MSTT 2 MSTT 3 2500 MSTT 4 2000 LTT 1 1500 LTT 2 1000 LTT 3 500 LTT 4 0 2012 2013 2014 2015 Hình 1.1: Kết quả so sánh tiền lƣơng tối thiểu và mức sống tối thiểu theo từng vùng Nguồn: tác giả tổng hợp từ VGCL Trong khi đó, VCCI – đƣợc xem là cơ quan đại diện cho các doanh nghiệp – lại đƣa ra những tranh luận gay gắt về mức điều chỉnh lƣơng tối thiểu hàng năm. Theo tính toán của VCCI, “tổng chi phí lao động của doanh nghiệp trung bình ở mức 2905 triệu đồng/năm. Độ co giãn của cầu lao động từ phía doanh nghiệp đối với chi phí lao động ước lượng bằng - 0,175 và - 0,519 trong ngắn hạn và dài hạn5”. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ với sự ra đời của AEC và tham gia TPP sắp tới, năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp sẽ bị giảm sút đáng kể khi chi phí hoạt động gia tăng trong khi năng suất lao động không theo kịp. 5 Xem:http://dantri.com.vn/viec-lam/luong-toi-thieu-2017-vcci-lo-muc-tang-cao-lam-giam-nguoi-tham-gia-bhxh- 2016072611415345.htm, truy cập lúc 15:00, ngày 21/9/2016
- 4 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% LTT NSLĐ 20.00% 10.00% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 Hình 1.2: So sánh tốc độ tăng lƣơng tối thiểu và năng suất lao động qua các năm Nguồn: tác giả tự tổng hợp dựa vào Báo cáo Năng suất Việt Nam 2014 Vấn đề lƣơng tối thiểu vùng có ảnh hƣởng tới ít nhất 18,7 triệu lao động (chiếm 36% số lƣợng lao động) làm việc trong các doanh nghiệp6, có ảnh hƣởng lớn tới nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, các chính sách điều chỉnh đƣa ra cần đƣợc xem xét kỹ lƣỡng, dựa vào các phân tích và đánh giá cụ thể, vừa tạo ra sức thuyết phục, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích cho các đối tƣợng liên quan. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc đánh giá tác động của chính sách tăng lƣơng tối thiểu vùng lên thu nhập của lao động ở Việt Nam sẽ cung cấp một bằng chứng thực nghiệm đáng giá cho các hàm ý chính sách điều chỉnh lƣơng tối thiểu trong tƣơng lai gần. 1.2. Vấn đề nghiên cứu Những tranh cãi và bức xúc về việc đề xuất mức lƣơng tối thiểu quốc gia của các bên liên quan mặc dù có nhiều lý lẽ song lại thiếu những bằng chứng thực nghiệm định lƣợng để thuyết phục. Vì vậy, việc đƣa ra một kết quả khoa học dựa trên nghiên cứu logic sẽ góp phần quan trọng trong việc mở ra các hàm ý chính sách phù hợp trong giai đoạn hiện nay. 6 Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng thế giới, 7/2015.
- 5 1.3. Mục tiêu, câu hỏi, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đề tài này hƣớng đến mục tiêu đánh giá tác động chính sách tăng tiền lƣơng tối thiểu vùng ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2014 đến thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp, từ đó, đƣa ra những gợi ý chính sách phù hợp trong giai đoạn tới. Mục tiêu cụ thể: (i) Đánh giá tác động của chính sách tiền lƣơng tối thiểu vùng lên thu nhập của lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2014; (ii) Từ đó, đề xuất các khuyến nghị chính sách phù hợp cho chính sách tiền lƣơng tối thiểu vùng ở Việt Nam cho thời gian tới. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi xuyên suốt của nghiên cứu này là: “Tác động của chính sách tăng tiền lương tối thiểu vùng lên thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào?” 1.3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng của nghiên cứu này gồm chính sách tiền lƣơng tối thiểu ở Việt Nam, thu nhập của lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam cùng các đối tƣợng khác có liên quan. Về phạm vi không gian: đề tài sẽ xem xét ảnh hƣởng của chính sách tăng tiền lƣơng tối thiểu ở Việt Nam đối với thu nhập của lao động làm việc trong khối doanh nghiệp. Về phạm vi thời gian: toàn bộ dữ liệu thứ cấp chính đƣợc sử dụng nằm trong giai đoạn 2010 đến 2014.
- 6 1.4. Cấu trúc đề tài Dự kiến đề tài bao gồm 4 chƣơng. Trong đó, ở chƣơng đầu tiên, tác giả sẽ giới thiệu và làm rõ bối cảnh nhiên cứu, vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ mục tiêu, câu hỏi, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc đề tài. Ở chƣơng hai, tác giả sẽ tập trung đi sâu vào việc trình bày các vấn đề lý thuyết liên quan. Tiếp đến, trong chƣơng ba, khung phân tích, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu cần thiết để phục vụ đề tài đƣợc giới thiệu, sau khi đã xem xét, đánh giá các nghiên cứu trƣớc có liên quan. Chƣơng số bốn là nội dung chính của nghiên cứu, đƣợc thiết kế để trình bày các kết quả chính của đề tài. Và cuối cùng, chƣơng số năm sẽ đƣa ra các kết luận cũng nhƣ các gợi ý chính sách khả dĩ, đƣợc rút ra từ những tìm hiểu của quá trình nghiên cứu.
- 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Tiền lương và thu nhập Yếu tố tiền lƣơng đƣợc xác định rõ trong thời kỳ cải cách tiền lƣơng năm 1993 là “...giá cả sức lao động, đƣợc hình thành qua thoả thuận giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế quốc dân. Tiền lƣơng của ngƣời lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và đựơc trả theo năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả công việc”. Ngoài ra, “các chế độ phụ cấp, tiền thƣởng, nâng bậc lƣơng, các chế độ khuyến khích khác có thể đƣợc thoả thuận trong hợp đồng lao động thoả ƣớc tập thể hay quy định trong quy chế của doanh nghiệp”. Quan điểm này đã góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá lại chính sách tiền lƣơng ở Việt Nam từ sau thời kỳ bao cấp, từng bƣớc trả lại đúng bản chất của giá trị sức lao động trên thị trƣờng. Tiếp tục khẳng định quan điểm đó, Điều 55, Bộ Luật Lao Động hiện naychỉ rõ tiền lƣơng của ngƣời lao động là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và đƣợc trả theo năng suất lao động, chất lƣợng và hiệu quả công việc. Theo đó, tiền lƣơng đƣợc xem là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động đã bỏ ra, tính trên số lƣợng và chất lƣợng, đƣợc chủ lao động chi trả theo sự thỏa thuận, thống nhất của các bên liên quan, theo quy định pháp luật. Tiền lƣơng nếu đƣợc quy định đúng đắn và phù hợp trong thị trƣờng minh bạch sẽ tạo ra động lực to lớn kích thích ngƣời lao động gia tăng năng suất và làm việc hiệu quả hơn, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ. Trái lại, nếu tồn tại thị trƣờng bất cân xứng, giá trị sức lao động có thể bị định giá quá cao hoặc quá thấp, lúc đó, hoặc là doanh nghiệp sẽ đƣợc lợi nhƣng lao động phải làm việc quá sức hoặc ngƣời lao động hƣởng lƣơng cao nhƣng giới chủ phải gánh chịu chi phí quá lớn. Một điều đáng lƣu ý là dù tiền lƣơng có biến động thế nào đi nữa vẫn phải đủ để bù đắp và tái tạo đƣợc sức lao động tối thiểu, duy trì khả năng làm việc. Đây là luận điểm quan trọng để hình thành nên mức tiền lƣơng tối thiểu.
- 8 Bên cạnh đó, tiền lƣơng còn là một thành tố quan trọng cấu thành thu nhập cá nhân. Theo wikipedia, thu nhập cá nhân là thuật ngữ đề cập đến tất cả các khoản thu nhập của một cá nhân kiếm đƣợc trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lƣơng, đầu tƣ và các khoản khác, nó là tổng hợp của tất cả các thu nhập thực nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này, nhằm đánh giá chính xác tác động của tiền lƣơng tối thiểu vùng, tác giả sẽ xem xét chỉ tiêu thu nhập theo 3 mức độ: (1) chỉ xem xét thu nhập của lao động là tổng mức tiền lƣơng, tiền công bình quân nhận đƣợc mỗi tháng; (2) ngoài tiền công, tiền lƣơng còn kèm thêm tổng giá trị quy đổi của hiện vật, các khoản ngoài lƣơng mà họ nhận đƣợc bình quân mỗi tháng. Và tất cả các thành phần tạo nên 2 loại thu nhập này chỉ tính cho công việc chiếm nhiều thời gian nhất của lao động, bỏ qua sự ảnh hƣởng của việc tham gia các công việc khác. Hay nói cách khác, cách tiếp cận này sẽ giả định rằng, một lao động sẽ sống hoàn toàn dựa vào thu nhập đến từ một công việc chính duy nhất. Khi đó, việc bóc tách tác động chính sách tiền lƣơng tối thiểu vùng sẽ chính xác hơn; Và (3) thu nhập bình quân mà mỗi cá nhân có đƣợc từ tất cả các nguồn khác nhau. 2.1.2. Tiền lương tối thiểu và tiền lương tối thiểu vùng Điều 91, chƣơng VI, Bộ Luật lao động Việt Nam năm 2012 quy định: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”7. Đó là số tiền trả cho ngƣời lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cƣờng độ lao động bình thƣờng, lao động chƣa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để ngƣời lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Mức lƣơng tối thiểu này đƣợc dùng làm cơ sở để tính các mức lƣơng trong hệ thống thang lƣơng, bảng lƣơng, mức phụ cấp lƣơng và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật. Thông thƣờng, căn cứ để tính lƣơng tối thiểu hiện đƣợc dựa trên bốn yếu tố, gồm 7 http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2012-142187.aspx, truy cập lúc 10:10 ngày 21/11/2016
- 9 nhu cầu sống tối thiểu của ngƣời lao động; nhu cầu thị trƣờng lao động; tốc độ tăng GDP và mức độ trƣợt giá. Theo đó, mức lƣơng tối thiểu đƣợc xác định theo tháng, ngày, giờ và đƣợc xác lập theo vùng, ngành... Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của ngƣời lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lƣơng trên thị trƣờng lao động, Chính phủ công bố mức lƣơng tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lƣơng quốc gia. Mức lƣơng tối thiểu ngành đƣợc xác định thông qua thƣơng lƣợng tập thể ngành, đƣợc ghi trong thỏa ƣớc lao động tập thể ngành nhƣng không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu vùng do Chính phủ công bố. Tuy nhiên, sau giai đoạn năm 2008, chính sách tiền lƣơng tối thiểu đƣợc chia làm hai phần: mức lƣơng tối thiểu vùng và mức lƣơng cở sở với hàm ý và cách áp dụng khác nhau, đƣợc phân biệt nhƣ phần phụ lục 2. Đối với mức lƣơng tối thiểu vùng, toàn quốc đƣợc chia làm 4 vùng theo quy định (xem phụ lục 1)8. 2.1.3. Tác động của chính sách tiền lương tối thiểu và tiền lương tối thiểu vùng Trong phần này, tác giả sẽ xem xét tác động của chính sách tiền lƣơng tối thiểu và tiền lƣơng tối thiểu vùng lên ba khía cạnh: lao động và thị trƣờng lao động, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Đối với lao động và thị trƣờng lao động Theo lý thuyết kinh tế học vi mô về thị trƣờng lao động, cầu lao động phản ánh năng suất biên của lao động và tại điểm cân bằng thị trƣờng, mỗi công nhân đƣợc trả lƣơng theo giá trị mà ngƣời đó đóng góp thêm cho hoạt động sản xuất. Nhƣ vậy, mức lƣơng trong thị trƣờng hoàn hảo sẽ đƣợc hiệu chỉnh về điểm cân bằng theo cung và cầu lao động [Xem hình 2.1]. Vì vậy để phát huy tác dụng của chính sách, chính phủ sẽ thiết lập lƣơng tối thiểu cao hơn lƣơng cân bằng, ở mức Wmin. Hành động này về thực chất là việc quy định một mức giá 8 http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-dinh-153-2016-ND-CP-muc-luong-toi-thieu-vung-doi- voi-nguoi-lao-dong-lam-viec-theo-hop-dong-lao-dong-319987.aspx, truy cập lúc 15:00 ngày 21/11/2016
- 10 sàn cho thị trƣờng lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động, buộc các doanh nghiệp không đƣợc trả hơn mức lƣơng tối thiểu này. Hệ quả là, do ngƣời thuê lao động phải trả lƣơng cao hơn mức cân bằng nên họ sẽ giảm số lao động cần thuê xuống mức cân bằng, ở mức QD. Ngƣợc lại, do mức tiền lƣơng Wmin cao hơn mức cân bằng W0 nên sẽ có thêm một lƣợng lao động mới tham gia thị trƣờng, khiến cung lao động lúc này tăng lên mức QS. Sự chênh lệch lao động giữa cung và cầu chính là lƣợng lao động thất nghiệp do chính sách gây ra. Tiền lƣơng S Wmin W0 W1 D Số lao động QD Q0 QS Nguồn: tác giả tổng hợp Hình 2.1: Tiền lƣơng tối thiểu và cung cầu lao động trên thị trƣờng hoàn hảo Trong thực tế, đa số các lao động sẽ đƣợc trả lƣơng cao hơn so với mức lƣơng tối thiểu quy định bởi hai nguyên nhân: (1) để ổn định đƣợc lao động vì ngƣời lao động không phải nghỉ việc hoặc chuyển sang đối thủ cạnh tranh; (2) là lý thuyết tiền lƣơng hiệu quả cho rằng nếu lao động đƣợc trả lƣơng cao hơn thì năng suất lao động cũng cao hơn. Vì vậy, tiền lƣơng tối thiểu chỉ phát huy tác dụng đối với những lao động có kỹ năng thấp và thiếu kinh nghiệm vì chính sách làm tăng mức lƣơng mà họ thực sự kiếm đƣợc trên thị trƣờng lao động tự do. Bên cạnh đó, cần chú ý rằng, thị trƣờng lao động ở các nƣớc hầu nhƣ không hoàn hảo, do đó, tác động thất nghiệp gây ra trong mô hình lý thuyết cần đƣợc phân tích thận trọng.
- 11 Đối với doanh nghiệp Xét về khía cạnh tích cực, chính sách tiền lƣơng tối thiểu sẽ tạo động lực cho ngƣời lao động tham gia sản xuất, nâng cao tay nghề, đồng thời tạo áp lực buộc doanh nghiệp phải nâng cao năng lực để tồn tại bao gồm cả năng lực quản trị, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng làm việc để tạo ra sự gắn bó đối với lao động. Nhƣng trên thực tế đây không phải là mục tiêu dễ đạt đƣợc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, mặt trái của việc tăng lƣơng đối với các doanh nghiệp lại dễ dàng đƣợc nhận thấy hơn, trong cả ngắn hạn và dài hạn. Thứ nhất, tăng gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp. Rõ ràng, với các quy định ràng buộc hiện nay, doanh nghiệp là đối tƣợng chịu tác động trực tiếp của chính sách tăng lƣơng tối thiểu vùng. Khi tiền lƣơng tối thiểu tăng lên, đồng nghĩa với các khoản chi phí trích theo lƣơng sẽ tăng, từ đó làm gia tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Thứ hai, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực quản trị muốn nâng cao cần có thời gian dài. Nhƣng doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn đối với gánh nặng chi trả lƣơng và các khoản theo lƣơng tăng thêm trƣớc mắt. Gánh nặng chi phí gia tăng khi năng suất lao động không tăng, việc cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực tay nghề công nhân, năng lực quản trị đòi hỏi cần có thời gian và kinh phí không nhỏ, dẫn tới hệ lụy khiến doanh nghiệp đứng trƣớc nguy cơ thu hẹp quy mô sản xuất. Để giải quyết tình trạng trên, doanh nghiệp sẽ phải tăng giá thành sản phẩm điều này xét về lâu dài sẽ là bất lợi bởi làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp so với hàng hóa của các doanh nghiệp khác và hàng hóa nƣớc ngoài. Đối với toàn bộ nền kinh tế Tác động tích cực đầu tiên mà chính sách tiền lƣơng tối thiểu mang lại cho xã hội liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện bất bình đẳng. Bên cạnh đó, việc tăng lƣơng tối thiểu nếu đƣợc tính toán hợp lý sẽ là đòn bẩy để gia tăng năng suất, từ đó, gia tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Tuy nhiên, xét về mặt hạn chế, rõ ràng, đối với những quốc gia theo đuổi ngành công nghiệp thâm dụng lao động, việc tăng lƣơng tối thiểu làm giảm sức cạnh tranh về giá đối với
- 12 hàng hóa sức lao động. Hệ quả là, các dòng vốn đầu tƣ sẽ chảy sang các nƣớc có nguồn lao động rẻ hơn. Ngoài ra, việc tăng tiền lƣơng tối thiểu làm tăng chi phí doanh nghiệp có thể tạo ra sự suy giảm cạnh tranh về giá của hàng hóa nội địa so với hàng nhập khẩu. Và cuối cùng, nếu chính sách tăng lƣơng tối thiểu kéo dài, không kiểm soát, nếu gây ra thất nghiệp sẽ để lại những hệ lụy xấu trong việc an sinh xã hội. Chính sách tiền lƣơng tối thiểu vùng Đối với chính sách tiền lƣơng tối thiểu vùng, việc phân chia theo 4 vùng nhằm đảm bảo ba nguyên tắc9: Thứ nhất, theo mức tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm cho tiền lƣơng tối thiểu đƣợc ấn định phù hợp với khả năng của nền kinh tế, giải quyết mối quan hệ giữa cống hiến và hƣởng thụ, giữa tích luỹ, và tiêu dùng, tái đầu tƣ trong cân đối vĩ mô. Thứ hai, theo chỉ số giá sinh hoạt, bảo đảm cho tiền lƣơng tối thiểu luôn giữ đƣợc sức mua thực tế. Thứ ba, theo cung cầu lao động, cụ thể là theo giá tiền công thực tế trả trên thị trƣờng. Nhƣ vậy, việc phân vùng sẽ góp phần chi tiết hóa mức lƣơng tối thiểu, đảm bảo sự công bằng tƣơng đối trong xã hội. Tuy nhiên, việc xác định các vùng để phân chia là hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với những khu vực có địa giới giáp ranh. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan Hiện nay, các nghiên cứu về chính sách tiền lƣơng tối thiểu quốc gia là khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên, việc xem xét tác động của chính sách này lên thu nhập của lao động vẫn còn hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu trong nƣớc. Trong quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy có bốn bài nghiên cứu khá tƣơng đồng nhƣ sau: Thứ nhất, bài nghiên cứu của Helen Bewley, David Wilkinson (2015), The impact of the national minimum wage on employment and hours: Bài nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp DiD để đo lƣờng tác động của tiền lƣơng tối thiểu lên tình trạng việc làm và số giờ lao 9 Xem: http://vietbao.vn/Kinh-te/Se-co-4-vung-luong-toi-thieu/65085036/87/, truy cập ngày 30/11/2016 lúc 20:20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 87 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 78 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn