intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là đánh giá mức độ sử dụng nợ vay của các DNNY. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của thực trạng sử dụng nợ đến khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của các DN này cũng như những ảnh hưởng đến các chỉ báo kinh tế vĩ mô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ——————— DOÃN THỊ THANH THỦY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ————————— CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT DOÃN THỊ THANH THỦY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Doãn Thị Thanh Thủy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Quế Giang đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Cô đã có những chỉ dẫn quý báu và những góp ý sâu sắc giúp tôi có định hướng rõ ràng và từng bước hoàn thành nghiên cứu này. Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành đã gợi mở ý tưởng và giúp tôi định hình nội dung nghiên cứu từ những ngày đầu tiên. Chân thành cảm ơn thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã góp ý và cung cấp một số tài liệu quan trọng giúp tôi hoàn chỉnh Luận văn này. Trân trọng cảm ơn các Quý Thầy, Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức và chia sẻ hiểu biết thực tế giúp tôi có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện nghiên cứu này cũng như những ứng dụng hữu ích trong nghề nghiệp. Cảm ơn anh Nguyễn Hoài Nam và bạn Đỗ Hoàng Phương đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm dữ liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết, bộ dữ liệu chính được sử dụng để thực hiện Luận văn này. Chân thành cảm ơn các Cán bộ Nhân viên của Trường, các Anh Chị và các Bạn lớp MPP4 đã giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập cũng như thực hiện Luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với tầm hiểu biết còn hạn hẹp và nguồn lực giới hạn, Luận văn không thể tránh những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của Quý Thầy, Cô, các Anh Chị và các Bạn quan tâm đến chủ đề này để Luận văn được hoàn thiện hơn!
  5. iii TÓM TẮT Trong hai năm 2011 và 2012, trên 108 nghìn doanh nghiệp Việt Nam rơi vào khó khăn, dẫn đến phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động với nguyên nhân được cho là do vay nợ quá cao. Luận văn được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011 thông qua dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp. Cơ sở đánh giá là so sánh với tỷ số chuẩn chung và với bình quân doanh nghiệp phi tài chính tại Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ và các nền kinh tế mới nổi. Ảnh hưởng của việc vay nợ đến khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp và nền kinh tế cũng được phân tích thông qua các kỹ thuật phân tích Dupont, mô hình điểm Z của Altman và đối chiếu tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP Việt Nam với ngưỡng nợ theo kết quả thực nghiệm trong các nghiên cứu trước. Về mặt vi mô, phân tích cho thấy trong các năm 2008 – 2011, các doanh nghiệp niêm yết trong các ngành Xây dựng, Thông tin, Khai khoáng, Bất động sản, Thương mại - Dịch vụ và Công nghiệp đang sử dụng nợ vay ở mức cao. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp này còn chiếm dụng vốn lẫn nhau nhiều, dẫn đến một số doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ kéo theo những doanh nghiệp khác rơi vào khó khăn. Trong khi đó, khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết giảm dần từ năm 2009, đến năm 2011 có đến 18% số doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (chiếm 41,21% dư nợ của các doanh nghiệp niêm yết) và 10% không đủ khả năng trả lãi (chiếm 8,48% dư nợ). Những ngành vay nợ cao có tỷ lệ lớn số doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ việc tăng đòn bẩy tài chính với xác suất phá sản cao. Về mặt vĩ mô, dư nợ tín dụng dành cho khu vực tư nhân của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011 là 90% - 112%, đã vượt ngưỡng nợ so với GDP (80 – 100%), có thể gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP. Vay nợ cao vượt quá khả năng thanh khoản dẫn đến phá sản doanh nghiệp và hệ quả là gia tăng tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thiếu việc làm và tăng thâm hụt ngân sách do Chính phủ phải thực thi các chính sách hỗ trợ. Từ kết quả phân tích, Luận văn đề xuất Chính phủ cần giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra bằng những chính sách hỗ trợ trực tiếp từ phía người tiêu dùng và các chương trình xúc tiến thương mại quốc tế thay vì tập trung vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay. Đồng thời, Chính phủ cần hoàn thiện các
  6. iv cơ chế, luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ và mua bán, sáp nhập doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ, lành mạnh hóa tình hình tài chính hoặc chuyển đổi sang chủ sở hữu, nhà điều hành hiệu quả hơn. Luận văn cũng khuyến cáo các Ngân hàng thương mại cần thực hiện chặt chẽ hơn các quy định về cấp tín dụng trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có hiệu quả, không nên dựa chủ yếu vào tài sản đảm bảo. Các doanh nghiệp đang vay nợ cao cần giảm dần đòn bẩy tài chính, tăng hiệu quả hoạt động tài chính và khả năng thanh khoản thông qua rà soát, loại bỏ các hoạt động không hiệu quả nhằm tránh phân tán nguồn vốn hoạt động. Về lâu dài, việc tái cấu trúc nợ doanh nghiệp phải được xem xét toàn diện và thực hiện dứt khoát. TỪ KHÓA Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết, nợ vay, đòn bẩy tài chính.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii TỪ KHÓA ........................................................................................................................... iv MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT .............................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ....................................................................... x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC............................................................................................ xi CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ............................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.5 Nguồn dữ liệu .............................................................................................................. 4 1.5.1 Báo cáo tài chính doanh nghiệp ............................................................................ 4 1.5.2 Các số liệu thống kê .............................................................................................. 5 1.6 Kết cấu của nghiên cứu ................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP........................................................................................ 6 2.1 Quyết định vay nợ của các doanh nghiệp phi tài chính ............................................... 6
  8. vi 2.1.1 Cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp ..................................................................... 6 2.1.2 Các tiêu chí đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp .................................................................................................................. 7 2.2 Ảnh hưởng từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô .................................................................................................................... 10 2.2.1 Ảnh hưởng tích cực............................................................................................. 10 2.2.2 Ngưỡng nợ tối ưu ................................................................................................ 10 2.2.3 Ảnh hưởng tiêu cực............................................................................................. 11 CHƯƠNG 3 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG ........................................................................................................................ 13 3.1 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 13 3.1.1 Về cơ cấu sở hữu ................................................................................................ 13 3.1.2 Về cơ cấu ngành.................................................................................................. 14 3.1.3 Các chỉ tiêu kế toán tổng hợp ............................................................................. 15 3.2 Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp .......................................... 16 3.2.1 Tình hình sử dụng nợ vay ................................................................................... 16 3.2.2 Tình hình sử dụng nợ phải trả khác .................................................................... 18 3.3 Tác động của hiện trạng sử dụng đòn bẩy tài chính .................................................. 21 3.3.1 Tác động đến khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp........................................................................................................................... 21 3.3.2 .Tác động đến kinh tế vĩ mô Việt Nam ............................................................... 29 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................... 33 4.1 Kết luận ...................................................................................................................... 33 4.2 Khuyến nghị chính sách ............................................................................................. 34 4.2.1 Đối với các doanh nghiệp ................................................................................... 35
  9. vii 4.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại ..................................................................... 35 4.2.3 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ...................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 37 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 43
  10. viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp DNNY Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ĐBTC Đòn bẩy tài chính EBIT Earnings Before Interest and Taxes - Lợi nhuận trước thuế và lãi vay GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước HNX Hanoi Stock Exchange - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HSX Hochiminh Stock Exchange - Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ROA Return on Total Assets - Suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Return on Equity - Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu SXKD Sản xuất kinh doanh TCTK Tổng cục thống kê Việt Nam TD Tín dụng
  11. ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tỷ lệ vốn góp của nhà nước trong các DNNY (tại 1/4/2013) ............................. 14 Bảng 3.2. Kết quả phân ngành đối với các DNNY tại 31/12/2011 ..................................... 14 Bảng 3.3. Thống kê các chỉ tiêu kế toán của 634 DNNY tại 31/12/2011............................ 15 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng chi phí lãi vay, dư nợ và lãi suất vay so với EBIT (2009- 2011) .................................................................................................................................... 22 Bảng 3.5. Kết quả phân tích Dupont tổng 290 DNNY ........................................................ 25 Bảng 3.6. Thống kê tỷ số đòn bẩy kép 289 DNNY (2008-2011) ........................................ 26
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế (2004 – 2012) ............................... 2 Hình 2.1. Khuôn khổ phân tích tài chính ............................................................................... 7 Hình 3.1. Số DNNY thời điểm 31/12 hằng năm (2008 – 2011) .......................................... 13 Hình 3.2. Tỷ số nợ vay bình quân hằng năm (2008 – 2011) ............................................... 16 Hình 3.3. Tỷ số nợ vay bình quân ngành của DNNY (nhóm 1) tại 31/12 (2008 – 2011) ... 17 Hình 3.4. Tỷ số nợ vay của DNNY Việt Nam so với một số quốc gia năm 2011 ............... 18 Hình 3.5. Cơ cấu nguồn vốn 290 DNNY tại 31/12 (2008 – 2011) ...................................... 18 Hình 3.6. Tỷ số đòn bẩy (2008 – 2011) ............................................................................... 19 Hình 3.7. Tỷ số nợ phải trả (2008 – 2011)........................................................................... 19 Hình 3.8. Tỷ số nợ phải trả của các DNNY tại 31/12 (2008 – 2011) .................................. 20 Hình 3.9. Các tỷ số thanh khoản lãi và nợ ngắn hạn (2008 – 2011) .................................... 21 Hình 3.10. Thống kê tỷ số thanh toán lãi vay (2008 – 2011) .............................................. 23 Hình 3.11. Thống kê tỷ số thanh khoản hiện hành (2008 – 2011)....................................... 24 Hình 3.12. Tỷ số ngân lưu từ hoạt động kinh doanh so với nợ ngắn hạn và tổng nợ phải trả ............................................................................................................................................. 24 Hình 3.13. Tỷ lệ số DNNY chịu tác động tiêu cực từ ĐBTC (2008 – 2011) ...................... 26 Hình 3.14.Tỷ lệ DNNY chịu tác động tiêu cực từ ĐBTC tính theo vốn đầu tư chủ sở hữu (2008 – 2011) ....................................................................................................................... 27 Hình 3.15. Hệ số Z” tương ứng theo tỷ số đòn bẩy của 634 DNNY tại 31/12/2011 ........... 28 Hình 3.16. Tỷ lệ tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân/GDP Việt Nam (2006 – 2011) ...... 31 Hình 3.17. Tín dụng từ khu vực ngân hàng/GDP (1995 – 2011) ........................................ 31 Hình 3.18. Tín dụng cho khu vực tư nhân/GDP (1995 – 2011) .......................................... 31
  13. xi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Các tỷ số đòn bẩy và tỷ số thanh khoản.............................................................. 43 Phụ lục 2. Mối quan hệ giữa ROA và ROE, tỷ số đòn bẩy kép ........................................... 46 Phụ lục 3. Một số cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ tình trạng vay quá mức ......... 49 Phụ lục 4. Danh mục phân ngành các DNNY ..................................................................... 52 Phụ lục 5. Báo cáo tài chính hợp nhất của 290 DNNY thời điểm 31/12 hằng năm ............ 53 Phụ lục 6. Phân tích cơ cấu .................................................................................................. 55 Phụ lục 7. Phân tích xu hướng ............................................................................................. 57 Phụ lục 8. Các tỷ số đòn bẩy bình quân của các DNNY ..................................................... 59 Phụ lục 9. So sánh tỷ số nợ vay bình quân ngành của DN các quốc gia năm 2011 ............ 60 Phụ lục 10. Tỷ số nợ bình quân ngành của 290 DNNY tại 31/12 hằng năm (2008-2011) .. 61 Phụ lục 11. Thống kê tỷ số thanh toán lãi vay, tỷ số thanh khoản hiện hành của 290 DNNY Việt Nam .............................................................................................................................. 62 Phụ lục 12. Các tỷ số hiệu quả hoạt động bình quân của 290 DNNY ................................. 63 Phụ lục 13. So sánh khác biệt tỷ số tài chính giữa DN tư nhân và DN có vốn nhà nước.... 64 Phụ lục 14. Khả năng phá sản của DNNY các ngành theo mô hình điểm Z tại thời điểm 31/12/2011 ........................................................................................................................... 66
  14. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Năm 2011 - 2012, nhiều doanh nghiệp (DN), kể cả DN lớn, đã rơi vào tình trạng khó khăn, phá sản. Theo Tổng cục thống kê (TCTK, 2012b và 2013b), số DN giải thể, ngừng hoạt động năm 2011 là 53.972 DN (tăng 24,8% so với năm 2010) và năm 2012 là 54.261 DN (tăng 0,54% so với năm 2011). Tổng số DN giải thể, ngừng hoạt động trong hai năm này bằng con số DN ngừng hoạt động của cả 12 năm trước (Hồ Hường, 2013). Các bình luận trên thông tin đại chúng cho rằng do DN đã quá phụ thuộc vốn vay, lạm dụng đòn bẩy tài chính (ĐBTC) để mở rộng quy mô quá nhanh, đầu tư trái ngành tràn lan trong những năm tăng trưởng nóng (Quang Anh (2012); Nam Phong (2012); N.Trần Tâm, Chí Nhân, Thanh Xuân (2012)). Khi nền kinh tế khó khăn, nguồn tín dụng bị siết lại và lãi suất vay tăng cao, các DN này rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: vay vốn khó vì hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) không đủ lợi nhuận trả lãi, nhưng nếu không vay thì khó duy trì hoạt động. Tuy vậy, các nhận định này không đi kèm số liệu chứng minh các DN vay vốn quá cao. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành (2012) cho biết tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân vào quý 2/2012 của 647 DN phi tài chính niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Hà Nội (HNX) (gọi tắt là DNNY) bằng 1,53 lần. Tỷ số này là cao so với con số bình quân đối với các DNNY tại Hoa Kỳ là 1,20 lần và Trung Quốc là 1,06 lần vào cuối năm 2011. Nhưng nợ phải trả là một chỉ tiêu kế toán tổng hợp chỉ các khoản tài trợ cho tổng tài sản không từ nguồn vốn chủ sở hữu, gồm nợ vay các tổ chức tài chính, nợ phải trả người bán, các khoản ứng trước, nợ thuế… Không thể dựa vào tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu để khẳng định các DN Việt Nam đang vay vốn quá nhiều. Trong khi đó, theo Báo cáo kết quả điều tra thực trạng và tình hình khó khăn của DN tháng 4/2012 của TCTK (2012a),1 đa số các DN Việt Nam cho biết “lãi suất vay vốn quá cao” và 1 Điều tra của TCTK thực hiện từ ngày 01/4/2012 đến 25/4/2012 với mẫu gồm 10.120 DN, được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên, rải đều theo quy mô lao động, đại diện cho toàn quốc và các ngành kinh tế cấp I. Kết quả báo cáo tổng hợp từ 8.373 phiếu điều tra thu được, trong đó có: 319 DN nhà nước, 7.343 DN ngoài nhà nước và 711 DN có vốn đầu tư nước ngoài.
  15. 2 “tiếp cận vốn khó khăn” là hai trong ba yếu tố cản trở lớn nhất đến hoạt động SXKD bên cạnh yếu tố “lạm phát cao và biến động thất thường”. Các DN phản ánh khó tiếp cận vốn chủ yếu thuộc các ngành: Xây dựng (45,1%), Vận tải kho bãi (37,9%), Khai khoáng (35,7%) và Thương mại (34,9%). Theo đó, nhiều DN đề nghị Nhà nước ổn định và hỗ trợ lãi suất vay vốn, tạo điều kiện để DN tiếp cận vốn thuận lợi hơn. Từ góc độ vĩ mô, tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng (TD) trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua biến động liên tục nhưng luôn duy trì mức tăng trưởng cao tính đến năm 2010 và chỉ bắt đầu giảm thấp trong năm 2011 và 2012. Hình 1.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế (2004 – 2012) 60% 53,89% 50% 41,65% 40% 37,53% 31,04% 31,19% 30% 25,44% 25,43% 20% 14,47% 8,91% 10% 0% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: NHNN (Báo cáo thường niên 2004-2012) Thực tế trên đặt ra vấn đề cần xác định rõ thực trạng sử dụng ĐBTC của các DN Việt Nam trong giai đoạn gần đây cũng như những ảnh hưởng từ thực trạng này đến khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của DN và đến nền kinh tế Việt Nam. Từ đó có thể đề xuất những chính sách phù hợp để Chính phủ hỗ trợ DN giải quyết các vướng mắc liên quan đến vay nợ. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là đánh giá mức độ sử dụng nợ vay của các DNNY. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của thực trạng sử dụng nợ đến khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của các DN này cũng như những ảnh hưởng đến các chỉ báo kinh tế vĩ mô. Đề tài hướng đến mục tiêu này vì khối DN đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định mức tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm. Theo TCTK (2013a), năm 2011, Việt Nam
  16. 3 có 325.879 DN đang hoạt động, tạo việc làm cho 10,8 triệu người, bằng 21,5% số lao động cả nước.2 Năm 2009, khu vực DN đóng góp khoảng 60% GDP cả nước (TCTK, 2010). Trong đó, các DNNY là một phần quan trọng trong khối DN cổ phần nói riêng và khu vực DN nói chung. Cụ thể, tổng nguồn vốn của các DNNY bằng 5,6% giá trị vốn SXKD của DN toàn quốc năm 2011 (TCTK, 2013a) và 22,5% tổng vốn SXKD của các DN cổ phần năm 2010 (TCTK, 2012c). Tổng giá trị tài sản dài hạn của các DNNY bằng 5,8% tổng giá trị tài sản dài hạn của DN cả nước năm 2011 (TCTK, 2013a) và bằng 24,8% giá trị tài sản dài hạn của các DN cổ phần năm 2010 (TCTK, 2012c). Năm 2011, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các DN này bằng 30,60% tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế. Tổng vay nợ ngắn và dài hạn các DNNY là 262 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,26% tổng dư nợ nền kinh tế (2,83 triệu tỷ đồng – NHNN, Báo cáo thường niên 2011). Từ bối cảnh và mục tiêu trên, đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: i. Thực trạng sử dụng ĐBTC của các DNNY của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011 như thế nào? ii. Việc sử dụng ĐBTC của các DNNY có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thanh khoản , hiệu quả hoạt động tài chính của bản thân DN và kinh tế vĩ mô của Việt Nam? iii. Chính phủ nên thực hiện chính sách điều tiết như thế nào để hỗ trợ DN thoát khỏi khó khăn liên quan đến ĐBTC? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn phân tích thực trạng sử dụng ĐBTC và hiệu quả sử dụng nợ của các DNNY trên HNX và HSX. Các DNNY được chọn để nghiên cứu vì có thông tin được công bố khá đầy đủ, BCTC được kiểm toán nên đảm bảo độ minh bạch, khá chính xác. 2 Đến 1/7/2011, cả nước có 50,352 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc (TCTK, 2013a).
  17. 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Thời gian phân tích từ năm 2008 đến năm 2011. Đề tài chọn giai đoạn nghiên cứu này vì sau thời điểm tăng trưởng TD cao đột biến trong năm 2007, từ năm 2008 TD trở lại mức tăng trưởng 25,4% tương đương năm 2006 trước đó. Trong giai đoạn 2008 – 2011, nền kinh tế suy giảm với tốc độ tăng trưởng sản lượng chậm và biến động liên tục (tăng giảm trong khoảng 5,3% – 6,8%, luôn thấp hơn mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1994-2011 là 7,2%, (ADB, 2012)). Đồng thời nổi lên hàng loạt vấn đề về thanh khoản của ngân hàng, nợ xấu cũng như tình trạng SXKD khó khăn, phá sản tăng mạnh của khối DN Việt Nam. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tập trung phân tích BCTC của các DNNY. Phương pháp chính được sử dụng là phân tích tỷ số gồm các tỷ số tài chính liên quan đến cơ cấu vốn, ĐBTC, và thanh khoản. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích xu hướng và so sánh được sử dụng kết hợp để nhận định mức độ sử dụng ĐBTC của các DNNY trong từng ngành. Ngoài ra, để tìm hiểu tác động của việc sử dụng ĐBTC đến khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của DN, tác giả thực hiện phân tích Dupont và thống kê mô tả các tỷ số sinh lợi, khả năng thanh khoản, gánh nặng lãi vay của DN với từng mức độ sử dụng ĐBTC. Đồng thời, tác giả so sánh tỷ lệ TD/GDP của Việt Nam với các quốc gia khác và với ngưỡng nợ được xác định từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó để biết lượng TD cho DN hiện nay có quá nhiều không và chiều hướng tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 1.5 Nguồn dữ liệu 1.5.1 Báo cáo tài chính doanh nghiệp Dữ liệu chính cho nghiên cứu là BCTC cuối kỳ từ năm 2008 đến 2011 đã kiểm toán, được các DNNY công bố trên HSX và HNX. Bộ dữ liệu sử dụng trong Luận văn do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài chính Gafin tổng hợp và tác giả thu thập bổ sung từ các trang tin chứng khoán (hnx.vn, hsx.vn, cafef.vn, cophieu68.com).
  18. 5 1.5.2 Các số liệu thống kê Về vi mô, để phục vụ cho mục đích so sánh, luận văn tìm kiếm thông tin tỷ số nợ bình quân của DN phi tài chính các nước từ cơ quan Thống kê, Sở giao dịch chứng và bộ dữ liệu Damodaran Online. Về vĩ mô, các chỉ số tốc độ tăng trưởng TD, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ tổng dư nợ TD/GDP hàng năm 2008 – 2011 và một số chỉ số khác được thu thập từ nguồn Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, World Bank. 1.6 Kết cấu của nghiên cứu Tiếp sau Chương 1 vừa trình bày, Chương 2 sẽ giới thiệu lý thuyết phân tích tài chính và các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến vấn đề vay nợ của DN, các tác động từ việc sử dụng nợ của DN đến kinh tế vĩ mô. Trong Chương 3, tác giả sẽ phân tích BCTC của các DNNY và nhận định thực trạng sử dụng ĐBTC của DNNY ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011. Đồng thời phân tích tác động của thực trạng vay nợ đến khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động tài chính của các DN và nền kinh tế. Phần cuối của nghiên cứu (Chương 4) sẽ tóm tắt các phát hiện chính và gợi ý chính sách nhằm góp phần giải quyết những vướng mắc hiện tại của các DNNY.
  19. 6 CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Quyết định vay nợ của các doanh nghiệp phi tài chính 2.1.1 Cơ cấu vốn và ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp Cơ cấu vốn (capital structure) của DN là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu (gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường) trong tổng số nguồn vốn của DN. Đòn bẩy tài chính (financial leverage) là mức độ sử dụng các chứng khoán có chi phí cố định trong cơ cấu nguồn vốn của DN (Nguyễn Minh Kiều, 2006). ĐBTC làm gia tăng độ lớn dao động suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường so với dao động của mức sinh lợi trên tài sản của DN. Trên thực tế, hầu hết các DN đều sử dụng ĐBTC với mục đích chính là tăng lợi nhuận cho cổ đông thường, tăng giá trị DN thông qua lợi ích từ lá chắn thuế. Theo định đề M&M I (Modigliani và Miller, 1958) được điều chỉnh cho trường hợp có thuế thu nhập thì giá trị của DN có vay nợ sẽ lớn hơn giá trị của DN không vay nợ một khoản bằng giá trị hiện tại của lá chắn thuế (tích số của thuế suất thuế thu nhập DN và giá trị nợ vay). Tuy nhiên, định đề M&M II cũng cho rằng chi phí vốn chủ sở hữu của DN có vay nợ tăng đồng biến với tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là khi DN tăng vay nợ, rủi ro sẽ tăng lên và nhà đầu tư sẽ yêu cầu suất sinh lợi trên vốn cao hơn. Khi kinh doanh thuận lợi, các cổ đông của DN có vay vốn sẽ thu được suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao hơn DN không vay vốn. Ngược lại, nếu kinh doanh không thuận lợi, khi DN vay nợ, các cổ đông thường sẽ nhận mức sinh lợi thấp hơn hay lỗ nhiều hơn trường hợp không vay nợ. Theo Brealey và Myers (1996), việc sử dụng ĐBTC có thể khiến DN rơi vào khốn đốn tài chính (financial distress), tức là tình trạng DN không thực hiện được cam kết thanh toán với các chủ nợ hay thực hiện được một cách khó khăn. Tình trạng khốn đốn tài chính nếu không dẫn đến phá sản thì cũng gây tốn kém cho DN. Chi phí khốn đốn tài chính gồm: chi phí của việc phá sản, chi phí do mâu thuẫn quyền lợi giữa chủ nợ và cổ đông dẫn đến các
  20. 7 quyết định yếu kém trong hoạt động SXKD và đầu tư, chi phí soạn thảo, giám sát và cưỡng chế thực thi hợp đồng nợ. Do vậy, mỗi DN sẽ chọn một cơ cấu vốn phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động SXKD và khả năng chấp nhận rủi ro của mình trong mỗi thời kỳ cụ thể. 2.1.2 Các tiêu chí đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Để đánh giá thực trạng sử dụng nợ và ảnh hưởng của ĐBTC đến khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động tài chính DN, tác giả kết hợp phân tích tỷ số với phân tích so sánh dựa trên BCTC các DNNY. Hình 2.1. Khuôn khổ phân tích tài chính Phân tích tỷ số: •Nhóm tỷ số đòn bẩy •Nhóm tỷ số thanh khoản •Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động tài chính •Khả năng phá sản Đánh giá: •Tình hình sử dụng nợ •Ảnh hưởng của nợ đến sức khỏe tài chính của DN (Khả năng thanh khoản; Hiệu quả hoạt động tài chính; Rủi ro phá sản) Phân tích so sánh: •So sánh xu hướng •So sánh ngang: với quốc gia khác, theo ngành •Phân tích cơ cấu Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Nguyễn Minh Kiều (2006, Hình 17.2 và Hình 17.3 ) 2.1.2.1 Nhóm tỷ số đòn bẩy và khả năng thanh khoản Nhóm tỷ số đòn bẩy thể hiện cơ cấu vốn và mức độ sử dụng nợ của các DNNY. Các tỷ số được phân tích trong nhóm này gồm: tỷ số đòn bẩy, tỷ số nợ phải trả và tỷsố nợ vay. Nhóm tỷ số thanh khoản cho biết khả năng trả nợ và lãi vay của DN, gồm các tỷ số thanh toán lãi vay, tỷ số thanh khoản hiện hành, tỷ số thanh khoản nhanh và tỷ số ngân lưu từ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2