intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: GDP danh nghĩa mục tiêu - Một lựa chọn cho chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của NHNN trong vai trò bình ổn vĩ mô gần một thập kỷ vừa qua và kiểm định các điều kiện cần thiết cho việc áp dụng GDP danh nghĩa mục tiêu ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: GDP danh nghĩa mục tiêu - Một lựa chọn cho chính sách tiền tệ ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------------------------ TRẦN ĐĂNG NHÂN GDP DANH NGHĨA MỤC TIÊU: MỘT LỰA CHỌN CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------------------------ TRẦN ĐĂNG NHÂN GDP DANH NGHĨA MỤC TIÊU: MỘT LỰA CHỌN CHO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. JAMES RIEDEL ThS. ĐỖ THIÊN ANH TUẤN TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2016
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết thể hiện quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Trần Đăng Nhân
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến thầy James Riedel và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã tận tình góp ý, hướng dẫn trực tiếp cho tôi trong quá trình chuẩn bị đề cương, viết bản thảo và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Châu Văn Thành và thầy Huỳnh Thế Du đã có những gợi ý đề tài và định hướng nghiên cứu cho luận văn. Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến các Thầy Cô giáo cùng các anh chị làm việc tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã luôn đồng hành, hỗ trợ tích cực tôi trong suốt 2 năm học tập và nghiên cứu tại đây. Những kiến thức và kỹ năng đạt được nơi đây cũng sẽ là hành trang quý giá cho chặng đường tiếp theo của tôi. Lời sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp MPP7 đã luôn giúp đỡ, chia sẻ và khích lệ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Trần Đăng Nhân
  5. -iii- TÓM TẮT Việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tồn tại nhiều trục trặc trong nỗ lực nhằm ổn định hóa nền kinh tế Việt Nam: sự tùy nghi của chính sách, định giá cao tiền đồng, kiểm soát lạm phát, và phản ứng của chính sách tiền tệ với cú sốc cung và cú sốc ngoại thương. NHNN đang thực thi chính sách có tính chất tùy nghi bởi liên tục điều chỉnh nhiều mục tiêu đã cam kết và một mục tiêu nổi bật trong số đó là neo tỷ giá vào đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên về lý thuyết lẫn thực tế, cơ chế tỷ giá này gây ra rủi ro rất lớn cho nền kinh tế. Những trục trặc của khuôn khổ chính sách tiền tệ hiện hành là cơ sở đề xuất thay đổi cách thức điều hành của NHNN, chuyển từ tùy nghi sang theo quy tắc mà cụ thể là lạm phát mục tiêu và GDP danh nghĩa mục tiêu – neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ. Luận văn sử dụng mô hình lý thuyết đơn giản của Bhandari và Frankel (2015) được rút gọn để so sánh hai quy tắc trên trong thực thi chính sách tiền tệ. Theo đó, GDP danh nghĩa mục tiêu vượt trội hơn lạm phát mục tiêu nhờ tối thiểu hóa sự biến động của sản lượng, lạm phát và tỷ giá hối đoái, nếu như cú sốc cung và/hay cú sốc ngoại thương tồn tại và đường tổng cung có dạng tương đối thoải. Nghiên cứu ước lượng các tham số của đường tổng cung bằng phương pháp bình phương tối thiểu hai giai đoạn (2SLS). Kết quả ước lượng cho thấy có đủ cơ sở để tin rằng GDP danh nghĩa mục tiêu tốt hơn so với lạm phát mục tiêu, đặc biệt dưới tác động của cú sốc cung và cú sốc ngoại thương. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra một số gợi ý chính sách, đảm bảo việc thực thi GDP danh nghĩa mục tiêu sẽ giảm nhẹ sự bất ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Gợi ý chính sách bao gồm: (i) thay vì kiên định với chính sách tiền tệ đa mục tiêu, NHNN nên tập trung vào một mục tiêu định hướng chính sách là GDP danh nghĩa mục tiêu, (ii) bằng cách công bố khoản biến thiên tăng trưởng GDP danh nghĩa cho vài năm tới và cam kết thực hiện nhằm đảm bảo độ tín nhiệm cho chính sách, và đồng thời (iii) chuyển từ cơ chế tỷ giá hối đoái neo vào đồng đô la Mỹ sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý Từ khóa: Chính sách tiền tệ, cú sốc cung, cú sốc ngoại thương, tỷ giá thả nổi có quản lý, lạm phát mục tiêu, GDP danh nghĩa mục tiêu.
  6. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................ii TÓM TẮT .........................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.............................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh chính sách ..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5 1.6. Cấu trúc của nghiên cứu .............................................................................................. 5 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT GDP DANH NGHĨA MỤC TIÊU ................... 6 2.1. Tại sao đặt ra mục tiêu trong thực thi chính sách tiền tệ? ........................................... 6 2.2. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................ 9 2.2.1. Tổng quan nghiên cứu thế giới ............................................................................ 9 2.2.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 12 2.3. Khung lý thuyết so sánh GDP danh nghĩa mục tiêu và lạm phát mục tiêu ............... 14 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG ÁP DỤNG GDP DANH NGHĨA MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM ................................................................................................................................ 19 3.1. Chính sách tiền tệ của Việt Nam ............................................................................... 19 3.2. Những trục trặc của chính sách tiền tệ ...................................................................... 20 3.2.1. Chính sách tùy nghi và định giá cao tiền đồng .................................................. 20 3.2.2. Kiểm soát lạm phát ........................................................................................... 22 3.2.3. Cú sốc cung và cú sốc ngoại thương ................................................................. 24 3.3. Phương pháp ước lượng đường tổng cung................................................................ 25 3.4. Các biến trong mô hình và dữ liệu ............................................................................ 27 3.5. Kết quả ước lượng ..................................................................................................... 29
  7. -v- CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 32 4.1. Kết luận nghiên cứu .................................................................................................. 32 4.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................ 33 4.3. Hạn chế của luận văn ................................................................................................ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 37 PHỤ LỤC 1...................................................................................................................... 42 PHỤ LỤC 2...................................................................................................................... 44 PHỤ LỤC 3...................................................................................................................... 46 PHỤ LỤC 4...................................................................................................................... 51 PHỤ LỤC 5...................................................................................................................... 56 PHỤ LỤC 6...................................................................................................................... 58
  8. -vi- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ tiếng Anh Từ tiếng Việt 2SLS Two Stage Least Squares Bình phương tối thiểu 2 giai đoạn ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á ADF Augmented Dickey-Fuller AIC Akaike Information Criterion Autoregressive Integrated Moving ARIMA Trung bình trượt kết hợp tự hồi quy Average CEIC CEICData.com CHXHCNVN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng EIA Energy Information Administration Fed Federal Reserve System Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GDP Deflator Chỉ số khử lạm phát GDP IFS International Financial Statistics Thống kê Tài chính Quốc tế (IMF) IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế M2 Cung tiền mở rộng NEER Nominal Effective Exchange Rate Tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu dụng Nominal/Real Gross Domestic NGDP/RGDP GDP danh nghĩa/thực tế Product NHNN Ngân hàng Nhà nước National Rural Employmnet NREG Guarantee Organization for Economic Co- OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế operation and Development OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất thông thường REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng SAC Sample Autocorrelation Tự tương quan mẫu SPAC Sample Partial Correlation Tự tương quan riêng phần mẫu SIC Schwarz Information Criterion
  9. -vii- TCTK Tổng cục Thống kê USD United States Dollar Đô la Mỹ Viet Nam Institute for Economic Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính VEPR and Policy Research sách VND Đồng Việt Nam/Tiền đồng
  10. -viii- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Trung bình và độ lệch chuẩn của lạm phát và tăng trưởng (%)......................... 1 Bảng 2.1: Sự biến động của các biến vĩ mô trong mô hình ............................................. 13 Bảng 2.2: Điều kiện độ dốc đường tổng cung (1/b) ......................................................... 17 Bảng 3.1: Kiểm tra tính dừng các biến ............................................................................ 28 Bảng 3.2: Kết quả ước lượng mô hình ............................................................................. 29 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tăng trưởng kinh tế theo xu hướng dài hạn và lạm phát (%) ............................ 2 Hình 2.1: Trọng số tương đối trong quy tắc chính sách tiền tệ ........................................ 13 Hình 3.1: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NEER) và thực tế (REER) hiệu dụng ................. 21 Hình 3.2: Lạm phát ở một số nước Đông Nam Á, giai đoạn 2001-2014 ......................... 22 Hình 3.3: Tăng trưởng cung tiền và lạm phát (%) ........................................................... 23 Hình 3.4: Mối quan hệ giữa giá dầu và lạm phát ............................................................. 25
  11. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh chính sách Việt Nam liên tiếp trải qua nhiều đợt bất ổn kinh tế vĩ mô trong gần thập kỷ vừa qua. So với giai đoạn trước đó, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP biến động mạnh hơn nhiều. Bảng 1.1 cho thấy độ lệch chuẩn của lạm phát và tăng trưởng kinh tế tăng lần lượt từ 2,4% và 0,86% trong giai đoạn 2002-2006 lên 7,44% và 1,39% trong giai đoạn 2007-2011. Ngoài ra, từ năm 2007 đến 2011, lạm phát trung bình cao hơn 7% trong khi tăng trưởng GDP trung bình lại thấp hơn 1% so với giai đoạn trước. Trong những năm 2012-2014, lạm phát và tăng trưởng đều giảm phản ánh sự suy giảm kinh tế mà Việt Nam đã và đang phải trải qua. Bảng 1.1: Trung bình và độ lệch chuẩn của lạm phát và tăng trưởng (%) Chỉ báo 2002-2006 2007-2011 2012-2014 2007-2014 Trung Độ Trung Độ Trung Độ Trung Độ bình lệch bình lệch bình lệch bình lệch chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn Lạm phát 6.29 2.40 13.23 7.44 6.66 3.32 10.76 6.95 Tăng trưởng GDP 7.78 0.86 6.50 1.39 5.40 0.67 5.40 1.28 Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK. Để bình ổn nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ đã phải can thiệp bằng hàng loạt chính sách (Hình 1.1). Khi đối mặt với dòng vốn ngoại chảy vào ồ ạt năm 2007, NHNN đã thực thi các biện pháp vô hiệu hóa nhưng không hiệu quả hoàn toàn (Tô Trung Thành, 2013).1 Kết quả là cung tiền tăng một cách thụ động, nền kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng nóng với tỷ lệ lạm phát đạt mức gần 28% trong quý 3/2008. Trong suốt giai đoạn này, Chính phủ đã phải ban hành một số chính sách kiềm chế lạm phát, bình ổn nền kinh tế vĩ mô như quy định tỷ lệ tổng giá trị các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán trên tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng không vượt quá 3%, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đầu năm 2008, những giải pháp mạnh mẽ hơn được thực thi như yêu cầu các ngân hàng thương mại mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, các cơ quan nhà nước phải giảm ít nhất 10% các khoản chi tiêu thường xuyên. Thế nhưng, vào cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, khi lạm phát mới có dấu hiệu cải 1 Chính sách vô hiệu hóa về cơ bản là chính sách bơm hút nội tệ từ lưu thông nhằm vô hiệu hóa hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc mua bán ngoại tệ tới giá trị đồng nội tệ.
  12. -2- thiện sau một loạt chính sách can thiệp thì dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam lại rơi vào suy thoái, tăng trưởng giảm sút kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (Rosengard và Huỳnh Thế Du, 2009). Hình 1.1: Tăng trưởng kinh tế theo xu hướng dài hạn và lạm phát (%) 10 30 9 8 25 7 20 6 5 15 Chính Chính Chính 4 sách sách sách 10 3 chống chống kích 2 lạm cầu lạm 5 1 phát phát 0 0 2007Q1 2007Q2 2007Q3 2007Q4 2008Q1 2008Q2 2008Q3 2008Q4 2009Q1 2009Q2 2009Q3 2009Q4 2010Q1 2010Q2 2010Q3 2010Q4 2011Q1 2011Q2 2011Q3 2011Q4 2012Q1 2012Q2 2012Q3 2012Q4 2013Q1 2013Q2 2013Q3 2013Q4 2014Q1 2014Q2 2014Q3 2014Q4 Tăng trưởng GDP Tăng trưởng GDP theo xu hướng dài hạn Lạm phát Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK. Năm 2009, Chính phủ thực hiện chương trình kích cầu quy mô lớn nhằm ứng phó với ảnh hưởng bất lợi của suy thoái kinh tế thế giới và những yếu kém nội tại của nền kinh tế. Những chính sách gồm như giãn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 tháng, hỗ trợ lãi suất 4% trung và ngắn hạn, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao trong năm 2011, Chính phủ (2011) đã ban hành Nghị quyết 11 nhằm bình ổn kinh tế vĩ mô thông qua bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%, giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Về mặt lý thuyết, Chính phủ quản lý tổng cầu bằng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là cần thiết nhằm hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhưng trên thực tế, chính sách bình ổn có thể làm cho nền kinh tế thêm bất ổn. Nghiên cứu của Đinh Tuấn Minh và cộng sự (2010) cho thấy gói hỗ trợ lãi suất thuộc gói kích cầu năm 2009 đã giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn lưu động để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm, phần nào đảm bảo
  13. -3- an sinh xã hội, nhưng việc duy trì chính sách hỗ trợ lãi suất quá lâu đã đưa nền kinh tế rơi vào bất ổn với lạm phát cao. Phạm Thế Anh (2012) nghiên cứu định lượng tác động của các chính sách quản lý tổng cầu đối với tăng trưởng và nhận định các chính sách bình ổn chủ yếu gây ra lạm phát cao, thay vì thúc đẩy tăng truởng kinh tế. Mặc dù lạm phát ở mức thấp trong hai năm vừa qua, lạm phát của Việt Nam cao hơn nhiều so với những nước mới nổi khác ở Đông Nam Á kể từ giữa năm 2007. Một lý do là tăng trưởng cung tiền đã làm gia tăng lạm phát (Phạm Thế Anh, 2012; Pham Thi Thu Tra và Riedel, 2012). Có thể nói chính sách tiền tệ tỏ ra kém hiệu quả trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Thêm vào đó, hiện tại cơ chế neo tỷ giá theo đồng đô la Mỹ (giữ ổn định tỷ giá) cũng đang gặp trục trặc. Tiền đồng lên giá thực làm suy yếu khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam (Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự, 2010). Tính đến tháng 5/2015, NHNN không điều chỉnh tỷ giá đủ mạnh để hỗ trợ xuất khẩu một phần là do NHNN đã sử dụng hết mức điều chỉnh lũy kế 2% theo như cam kết hồi đầu năm, một phần là lo ngại tăng gánh nặng nợ công và lạm phát (Thanh Thanh Lan, 2015). Các đợt điều chỉnh tỷ giá và biên độ tiếp theo trong năm 2015 chứng tỏ NHNN khá lúng túng, bị động trong bình ổn thị trường ngoại hối – sự tùy nghi hay không nhất quán theo thời gian. Chính sách tiền tệ đa mục tiêu đang được áp dụng ở Việt Nam, gồm như kiểm soát giá cả, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định ngân sách, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh quốc gia (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2012). Theo Bhattacharya (2013), chính sách tiền tệ kém hiệu quả một phần bởi NHNN theo đuổi những mục tiêu xung đột nhau. Cụ thể, bốn mục tiêu chủ yếu định hướng chính sách tiền tệ ở Việt Nam những năm qua bao gồm thúc đẩy tăng trưởng, chống lạm phát, ổn định tỷ giá và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính. Nghiên cứu của Đinh Tuấn Minh và Đặng Ngọc Tú (2011) kết luận chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 có tính chất tùy nghi nhiều hơn là tuân theo quy tắc nhất định nào do liên tục không đạt nhiều mục tiêu như đã cam kết. Các nhà điều hành chính sách tiền tệ thiếu một cơ sở lý thuyết đằng sau mỗi quyết định dẫn tới những phản ứng thụ động, kém hiệu quả và thậm chí gây các cú sốc cho nền kinh tế (Phạm Thế Anh, 2011). Bởi vì chính sách tiền tệ hiện hành đã tỏ ra không hiệu quả trong vai trò bình ổn kinh tế vĩ mô, cho nên chúng ta cần một cách tiếp cận mới. NHNN đang hướng đến điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu, song bên cạnh những thành công đã được chứng minh ở
  14. -4- các nước khác, nó cũng có những điểm yếu cố hữu.2 Một lựa chọn khác có thể tốt hơn cho NHNN là GDP danh nghĩa mục tiêu. Nhiều nghiên cứu cho thấy GDP danh nghĩa mục tiêu vượt trội hơn so với lạm phát mục tiêu trong ổn định hóa nền kinh tế, đặc biệt ở những nước thường xuyên đối mặt với cú sốc cung và cú sốc ngoại thương (Bhandari và Frankel, 2015; Sumner, 2014). Cả lạm phát và GDP danh nghĩa mục tiêu đều phản ứng tốt với cú sốc phía cầu, chẳng hạn đầu tư công và nhu cầu hàng hóa xuất khẩu, tuy nhiên lạm phát mục tiêu không phản ứng tốt với cú sốc cung chẳng hạn như bão lụt và hạn hán, và cú sốc ngoại thương gồm như biến động giá dầu và giá lương thực, do chỉ tập trung vào ổn định giá cả nhưng làm biến động sản lượng rất lớn, trong khi đó GDP danh nghĩa mục tiêu hướng đến cả sản lượng và giá cả, và do đó giảm nhẹ tác động của các cú sốc này lên sự ổn định vĩ mô. Bài viết này sử dụng khung lý thuyết so sánh hai quy tắc trên của Bhandari và Frankel (2015) để đánh giá sự thích hợp của GDP danh nghĩa mục tiêu cho trường hợp Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của NHNN trong vai trò bình ổn vĩ mô gần một thập kỷ vừa qua và kiểm định các điều kiện cần thiết cho việc áp dụng GDP danh nghĩa mục tiêu ở Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Có hai câu hỏi chính sách cần được giải đáp trong nghiên cứu: Tại sao Việt Nam cần một mục tiêu danh nghĩa mới cho chính sách tiền tệ? Và liệu GDP danh nghĩa mục tiêu có thích hợp ở Việt Nam hay không? 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời câu hỏi thứ nhất, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp sử dụng các nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thời gian vừa qua cũng như phân tích những mặt mạnh và yếu của lạm phát mục tiêu và GDP danh nghĩa mục tiêu trong bình ổn nền kinh tế. Tiếp đến, bài viết này sử dụng phương pháp 2SLS ước lượng các tham số đường tổng cung để trả lời câu hỏi thứ hai. Nói cách khác, để chứng tỏ GDP danh nghĩa mục tiêu tốt hơn lạm phát mục tiêu, mô hình hồi 2 NHNN (Chỉ thị 01/NHNN, 2016) tuyên bố sử dụng lạm phát mục tiêu, nhưng cũng đạt ra các mục tiêu khác như tăng trưởng kinh tế, phương tiện thanh toán và tín dụng. Những nỗ lực gần đây cho thấy NHNN đang nghiên cứu lạm phát mục tiêu. Website của cơ quan này lưu trữ một số bài viết về lạm phát mục tiêu, có thể dễ dàng tìm kiếm với từ khóa “Lạm phát mục tiêu”.
  15. -5- quy ước lượng độ dốc của đường tổng cung trong điều kiện xảy ra cú sốc cung và cú sốc ngoại thương - các điều kiện cần thiết áp dụng GDP danh nghĩa mục tiêu ở Việt Nam. Luận văn sẽ giải thích rõ hơn phương pháp nghiên cứu định lượng này ở Chương 3. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Bài viết tập trung nghiên cứu chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2014. Giai đoạn nghiên cứu đã có thể dài hơn nếu như không có giới hạn về số liệu đầu tư công và lượng mưa. Đặc trưng nổi bật của giai đoạn này là những năm đầu các cân đối vĩ mô khá ổn định, nhưng từ năm 2007 trở đi, Việt Nam đã liên tiếp trải qua các đợt bất ổn kinh tế vĩ mô. 1.6. Cấu trúc của nghiên cứu Bài nghiên cứu này được chia thành gồm bốn chương. Chương 1 giới thiệu bối cảnh cho việc đề xuất áp dụng quy tắc mới trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, bao gồm lạm phát mục tiêu và GDP danh nghĩa mục tiêu. Trong Chương 2 thảo luận khung lý thuyết về GDP danh nghĩa mục tiêu và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ở trong và ngoài nước. Chương 3 đầu tiên đề cập đến những trục trặc trong thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Phần tiếp theo của Chương 3, dựa trên cơ sở khung lý thuyết ở Chương 2, sử dụng phương pháp định lượng ước lượng độ dốc đường tổng cung, chứng minh nền kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi các cú sốc cung và cú sốc ngoại thương cũng như sự vượt trội của GDP danh nghĩa mục tiêu so với lạm phát mục tiêu khi ứng phó với các cú sốc như vậy. Chương cuối cùng đưa ra các kết luận nghiên cứu và đề xuất áp dụng GDP danh nghĩa mục tiêu như một quy tắc trong quản lý chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian tới.
  16. -6- CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT GDP DANH NGHĨA MỤC TIÊU 2.1. Tại sao đặt ra quy tắc trong thực thi chính sách tiền tệ? Cũng giống như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ là một công cụ giúp bình ổn tổng cầu, và vì vậy giúp bình ổn kinh tế vĩ mô của một nước. Chính sách tiền tệ liên quan đến các biện pháp can thiệp của ngân hàng trung ương bằng cách thay đổi cung tiền và lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế (Fed, 2014). Một định nghĩa khác, chính sách tiền tệ ngăn chặn đồng tiền của một nước khỏi nguy cơ trở thành một tác nhân chính gây ra các biến động kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho sự ổn định của nền kinh tế (Friedman, 1968). Một chủ đề tranh luận giữa các nhà kinh tế là liệu ngân hàng trung ương nên cam kết đi theo quy tắc bằng cách công bố một hay nhiều mục tiêu trung gian hình thành chính sách tiền tệ như thế nào hay đuợc quyết định một cách tùy nghi (Mankiw, 2014). Những người phản đối chính sách tiền tệ theo quy tắc cho rằng rất khó xác định rõ ràng mục tiêu nào tốt, khả năng dự báo kinh tế có độ chính xác không cao, trong khi đó chính sách tùy nghi có tính linh hoạt hơn.3 Những nguời ủng hộ lập luận rằng chính sách tùy nghi có thể gây ra nhiều hậu quả do sự thiếu năng lực của các nhà điều hành chính sách, lạm dụng quyền lực chính trị và sự không nhất quán theo thời gian trong việc quản lý chính sách tiền tệ (dẫn tới lạm phát nhiều hơn mong đợi). Hơn nữa, việc đặt ra mục tiêu chính sách cung cấp một cái neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ, tức là giúp định hình kỳ vọng.4,5 Nhưng nếu theo quy tắc, thì vấn đề là nên theo quy tắc nào? Quy tắc chủ động hay thụ động? Có năm quy tắc có thể áp dụng cho chính sách tiền tệ. Thứ nhất là ngân hàng trung ương thiết lập mục tiêu cung tiền. Những nhà kinh tế thuộc phái trọng tiền cho rằng cung tiền nên đuợc giữ tỷ lệ gia tăng cố định nhằm duy trì tỷ lệ lạm phát thấp – một quy tắc thụ động.6 Theo Friedman (1968), bằng cách giữ ổn định tốc độ tăng cung tiền hàng năm, nó sẽ giúp ổn định hóa nền kinh tế, bởi những giai đoạn tăng trưởng cung tiền ổn định tương ứng với 3 Chính sách theo quy tắc có thể xếp vào dạng tùy nghi khi điều chỉnh hoặc không đạt mục tiêu đã cam kết. 4 Neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ là một mục tiêu trung gian mà các nhà điều hành theo đuổi nhằm đạt mục tiêu chính sách, ví dụ như đặt ưu tiên ổn định giá cả và sản lượng. 5 Kỳ vọng của cá nhân và doanh nghiệp có hợp lý tùy thuộc một phần vào dự đoán về chính sách kinh tế của chính phủ trong tương lai (Phạm Chung và cộng sự, 2011). 6 Quy tắc thụ động là chính sách ổn định không xét đến tình trạng của nền kinh tế, còn quy tắc chủ động cố gắng điều chỉnh biến động chu kỳ kinh tế - quy tắc phản hồi. Quy tắc cung tiền là một quy tắc thụ động, các quy tắc còn lại là quy tắc chủ động.
  17. -7- sự ổn định tương đối của nền kinh tế, và ngược lại. Tuy vậy, sự ổn định của cung tiền chỉ giúp bình ổn nền kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn tùy vào sự ổn định hay không ổn định của tốc độ lưu chuyển tiền. Trên thực tế, trong trường hợp nền kinh tế rơi vào suy thoái hay khủng hoảng, tốc độ lưu chuyển tiền biến động mạnh và rất khó dự đoán, vì vậy việc cứng nhắc theo đuổi một mức tăng tưởng cung tiền sẽ không giúp trung hoà sự biến động của tăng trưởng cũng như lạm phát. Mục tiêu tỷ giá cũng là một lựa chọn của các ngân hàng trung ương. Frankel (2012) xem xét một số ưu điểm của cơ chế tỷ giá cố định và cơ chế tỷ giá thả nổi, và nhận định cơ chế tỷ giá nào hiệu quả hơn tùy thuộc vào tình hình của mỗi quốc gia. Ưu điểm nổi bật nhất của cơ chế tỷ giá cố định là cung cấp một cái neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ. Nếu không theo bất kỳ quy tắc nào, ngân hàng trung ương có khuynh hướng gây ra tình trạng thiên lệch lạm phát. Nhưng nếu cố định tỷ giá và lạm phát thấp ở các nước khác mà cũng áp dụng tỷ giá cố định, thì công chúng sẽ ít kỳ vọng về lạm phát và kết quả là lạm phát thấp tương ứng. Tỷ giá cố định còn tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư nhờ giảm độ biến thiên của tỷ giá. Mặt khác, hai ưu điểm nổi bật nhất của cơ chế tỷ giá thả nổi là cho phép thực thi chính sách tiền tệ độc lập và tự động điều chỉnh với các cú sốc ngoại thương. Chẳng hạn, giá xuất khẩu hàng hóa cơ bản giảm mạnh làm điều kiện trao đổi ngoại thương trở nên bất lợi (TOT),7 kéo theo thâm hụt thương mại lớn, nếu tỷ giá được thả nổi thì ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất và phá giá đồng tiền để cải thiện cán cân thương mại cũng như tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng trung ương cũng có thể áp dụng quy tắc Taylor để xác lập mức lãi suất chính sách và điều chỉnh cung tiền để đạt mức lãi suất này. Đây là quy tắc được đề xuất bởi nhà kinh tế John Taylor (1993). Theo đó, ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất điều hành một khi lạm phát lệch khỏi mức mục tiêu và/hoặc GDP thực lệch khỏi GDP tiềm năng trong dài hạn. Tuy nhiên, quy tắc Taylor không đưa vào các cú sốc kinh tế bất thường và các biến số kinh tế khác ngoài tăng trưởng và lạm phát có thể ảnh hưởng đến lãi suất, nên khó đưa ra một chỉ báo lãi suất tốt trong ngắn hạn (Svensson, 2003). Một mục tiêu khác mà ngân hàng trung ương nhiều nước đang áp dụng là tuyên bố một mức lạm phát mục tiêu nào đó và điều chỉnh cung tiền để đảm bảo đạt mục tiêu này cộng thêm một biên độ cho phép. Ngoài khắc phục điểm yếu của mục tiêu tăng trưởng cung tiền, chính 7 TOT = PX/PM, trong đó PX là giá xuất khẩu, PM là giá nhập khẩu. Cú sốc ngoại thương tích cực là khi giá xuất khẩu hàng hóa cơ bản tăng và/hoặc giá nhập khẩu hàng hóa cơ bản giảm.
  18. -8- sách lạm phát mục tiêu được các nhà kinh tế học ủng hộ bởi cho phép ngân hàng trung ương tập trung vào các mối quan tâm trong nước, dễ thuyết phục và giải thích đối với công chúng, đồng thời tăng sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của ngân hàng trung ương trong việc đạt được mục tiêu này (Mishkin, 2000). Ngược lại, Mishkin (2000) cũng dẫn ra một số bất lợi của lạm phát mục tiêu. Chẳng hạn như lạm phát mục tiêu quá cứng nhắc, có khả năng tăng tính bất ổn cho nền kinh tế do việc bỏ qua sự trồi sụt của sản lượng và giá cả. Cuối cùng, ngân hàng trung ương có thể công bố GDP danh nghĩa mục tiêu. Về mặt lý thuyết, cả lạm phát mục tiêu và GDP danh nghĩa mục tiêu đều phản ứng hiệu quả với cú sốc cầu. Lấy ví dụ, tâm lý lạc quan nào đó khiến cho các nhà đầu tư và hộ gia đình tăng đầu tư và tiêu dùng nhiều hơn. Nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng, tăng trưởng kinh tế và lạm phát mới bắt đầu tăng cao. Điều này sẽ làm cho cả lạm phát và GDP danh nghĩa vượt xa khỏi mục tiêu đã cam kết. Vì thế, các nhà hoạch định chính sách cần phản ứng liền sau bằng cách thắt chặt tiền tệ sao cho tiệm cận mục tiêu. Ngược lại, khi lạm phát và GDP danh nghĩa mới có xu hướng thấp hơn mục tiêu, các nhà điều hành cần tăng cung tiền hoặc giảm lãi suất. Tuy vậy, GDP danh nghĩa mục tiêu vượt trội hơn lạm phát mục tiêu trong trường hợp có cú sốc cung và cú sốc ngoại thương (Bhandari và Frankel, 2015; Sumner, 2014). Chẳng hạn, cú sốc cung tiêu cực xảy ra gồm như khô hạn, bão lụt, xâm ngập mặn, sâu bệnh, công nhân đình công, bạo động, chiến tranh và các cú sốc khác. Nếu lạm phát dần vuợt xa khỏi lạm phát mục tiêu thì chính sách tiền tệ cần thắt chặt để giảm mức giá xuống, nhưng cũng làm sụt giảm nghiêm trọng thêm sản lượng (và tất nhiên GDP danh nghĩa). Trong khi dưới cơ chế GDP danh nghĩa mục tiêu, các nhà điều hành chính sách tiền tệ không cần phản ứng điều chỉnh chính sách, có thể chấp nhận lạm phát cao miễn sao đạt được mục tiêu. Nếu GDP danh nghĩa thấp hơn mục tiêu, ngân hàng trung ương có thể phá giá đồng nội tệ, giúp cải thiện cán cân thương mại và chia tác động tiêu cực của cú sốc lên cả lạm phát và sản lượng. Ngược lại, cú sốc cung tích cực, chẳng hạn như phát minh công nghệ, khiến cho đường tổng cung dịch qua phải. Khi lạm phát bắt đầu thấp hơn mục tiêu, ngân hàng trung ương phải thực thi chính sách tiền tệ mở rộng nhưng động thái này có nguy cơ gây ra một đợt bùng phát giá tài sản nếu như sản lượng vượt quá mức tiềm năng. Dưới cơ chế GDP danh nghĩa mục tiêu, ngân hàng trung ương được phép linh hoạt điều chỉnh chính sách, thậm chí rút bớt tiền khỏi lưu thông ngay sau khi có dấu hiệu cho thấy lạm phát và giá tài sản tăng lên. Hơn nữa, GDP danh nghĩa mục tiêu tốt hơn lạm phát mục tiêu khi có biến động điều kiện trao đổi ngoại
  19. -9- thương. Lấy ví dụ, giá hàng hóa cơ bản xuất khẩu giảm, GDP danh nghĩa mục tiêu cho phép đồng nội tệ giảm giá giúp cải thiện cán cân thương mại và tăng trưởng, nhưng lạm phát mục tiêu lại ngăn cản sự phá giá đồng tiền do lo ngại lạm phát, bởi vậy xuất khẩu ròng và tăng trưởng kinh tế càng xấu đi. Trường hợp giá hàng hóa cơ bản nhập khẩu tăng, lạm phát mục tiêu yêu cầu phải thắt chặt tiền tệ khiến đồng nội tệ lên giá, gây bất lợi thêm cho cán cân thương mại, ngược lại GDP danh nghĩa mục tiêu không phản ứng như vậy. Cho nên GDP danh nghĩa mục tiêu (và quy tắc Taylor) giống chính sách tùy nghi ở ưu điểm này nhưng cũng có ưu điểm của một quy tắc chính sách tiền tệ là sự minh bạch và tránh thiên lệch lạm phát (Bhandari và Frankel, 2015; Frankel, 2014). 2.2. Tổng quan nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan nghiên cứu thế giới Cho đến nay hầu như chưa có một nước nào tuyên bố một cách chính thức áp dụng GDP danh nghĩa mục tiêu trong thực thi chính sách tiền tệ. Vì vậy những nghiên cứu sau đây chủ yếu dựa trên phân tích mô phỏng và lập luận lý thuyết. Trước hết, luận văn tóm lượt một số nghiên cứu so sánh lạm phát mục tiêu và GDP danh nghĩa mục tiêu trên thế giới. Mặc dù nhìn nhận GDP danh nghĩa mục tiêu như một sự lựa chọn cho chính sách tiền tệ bên cạnh lạm phát mục tiêu, tuy nhiên, Bernanke và Mishkin (1997) cũng đã đưa ra ba lý do giải thích vì sao lạm phát mục tiêu tốt hơn cho chính sách tiền tệ. Thứ nhất, lạm phát được đo lường kịp thời và thường xuyên hơn GDP danh nghĩa. Thứ hai, lạm phát mục tiêu có sự linh hoạt, cho phép đạt được mục tiêu bình ổn nền kinh tế trong ngắn hạn hơn. Thứ ba, khái niệm lạm phát mục tiêu được hiểu dễ dàng hơn bởi công chúng, vì vậy chiến lược truyền thông và minh bạch chính sách sẽ tốt hơn so với khái niệm GDP danh nghĩa mục tiêu. Mishkin và Posen (1997) cho rằng một bất lợi của lạm phát mục tiêu là nó có thể dẫn tới sự bất ổn định của sản lượng, cho nên GDP danh nghĩa mục tiêu nổi lên sự một lựa chọn thay thế. Trong khi GDP danh nghĩa mục tiêu có những đặc tính giống với lạm phát mục tiêu, nó còn có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Xét về điểm mạnh, nó tránh vấn đề biến động của tốc độ chu chuyển tiền tệ và sự bất nhất theo thời gian, cho phép ngân hàng trung ương duy trì một chính sách tiền tệ độc lập. Một điểm mạnh nữa là ngoài lạm phát, GDP danh nghĩa mục tiêu còn hướng đến mục tiêu sản lượng bởi vậy có thể làm giảm sự biến động của sản lượng thực.
  20. -10- Tuy vậy, cũng theo Mishkin và Posen (1997), GDP danh nghĩa mục tiêu có hai bất lợi so với lạm phát mục tiêu. Đầu tiên, ngân hàng trung ương phải công bố một con số tăng trưởng GDP tiềm tăng nhưng đây thực sự là vấn đề bởi lẽ tăng trưởng tiềm năng rất khó được dự báo chính xác. Dự báo tăng trưởng kinh tế tiềm năng quá cao hoặc quá thấp so với thực tế gây ra sự thiên lệch lạm phát khi áp dụng GDP danh nghĩa mục tiêu. Thứ hai, GDP danh nghĩa mục tiêu kém minh bạch hơn do cả GDP danh nghĩa và thực tế khá mơ hồ đối với công chúng so với lạm phát mục tiêu. Ngoài những bất lợi nêu trên, GDP danh nghĩa mục tiêu có nhiều điểm mạnh nếu được áp dụng. McCallum (1996) tranh luận rằng lạm phát mục tiêu giúp ngân hàng trung ương tập trung vào một mục tiêu duy nhất trong dài hạn và giúp hạn chế những áp lực chính trị vốn thường có thiên hướng gây ra lạm phát và tư duy thiển cận. Nhưng cũng có những quy tắc khác có thể làm những điều tương tự. McCallum (1996) đề xuất thay thế lạm phát mục tiêu bằng một quy tắc chi tiêu danh nghĩa – GDP danh nghĩa – thậm chí cả khi mục tiêu cơ bản (nhưng không phải duy nhất) của chính sách tiền tệ là ngăn ngừa lạm phát. Lý do là bởi giá cả hàng hóa và dịch vụ phản ứng một cách chậm chạm so với sản lượng mỗi khi có sự thay đổi chính sách tiền tệ, vì vậy giá cả thường biến động chu kỳ mạnh hơn. Bên cạnh đó, rất khó quản lý chính sách tiền tệ để đạt được mục tiêu lạm phát hơn so với mục tiêu GDP danh nghĩa, bởi vì tác động của chính sách tiền tệ rất khó phân tách ra bao nhiêu lên lạm phát, bao nhiêu lên sản lượng. Ngược lại, ngân hàng trung ương có thể dự đoán chính xác hơn đối với GDP danh nghĩa. Một lý do quan trọng nữa là tăng trưởng GDP thực dài hạn có tính độc lập đối với cung tiền cho nên nếu tỷ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa được giữ càng gần với giá trị mục tiêu (dựa vào tỷ lệ tăng trưởng trung bình dài hạn kỳ vọng) thì lạm phát cũng sẽ càng gần hơn với giá trị dài hạn kỳ vọng của nó. Sự khác nhau giữa lạm phát mục tiêu và GDP danh nghĩa mục tiêu là do cách thức phản ứng đối với cú sốc cung (Sumner, 2014). Chẳng hạn, cuộc cách mạng máy tính đẩy năng suất tăng với tốc độ chưa từng thấy cuối những năm 1990 ở Mỹ. Bởi vì tiền lương danh nghĩa kết dính hay tăng chậm trong ngắn hạn, cho nên năng suất cao hơn khiến nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tỷ lệ thất nghiệp xuống rất thấp. Tuy nhiên đến đầu những năm 2000, Mỹ chứng kiến sự sụp đổ bong bóng dotcom. Suốt thời kỳ bong bóng công nghệ, nếu Fed áp dụng GDP danh nghĩa mục tiêu thay vì lạm phát mục tiêu thì lẽ ra chính sách tiền tệ cần thắt chặt để ngăn ngừa khủng hoảng. Cũng theo Sumner (2014), một điểm mạnh nữa của GDP danh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0