intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hiệu quả đổi mới công nghệ doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu là phân tích mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009 từ đó đề xuất chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện năng lực đổi mới công nghệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích hiệu quả đổi mới công nghệ doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ BẾN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ BẾN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn được thực hiện bởi chính tôi. Các thông tin trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn được trích nguồn đầy đủ và chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Bến
  4. - ii - LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đinh Công Khải và PGS TS. Phạm Duy Nghĩa. Các thầy đã giúp đỡ, động viên, định hướng và dành cho tôi những lời khuyên quý giá giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Ngô Đăng Thành, chị Đoàn Minh Trà My đã hỗ trợ tôi trong việc tiếp cận phương pháp và số liệu để hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn những người bạn lớp MPP8 đã luôn đồng hành, động viên và hỗ trợ tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị nhân viên trong trường đã hỗ trợ, giúp đỡ trong thời gian tôi học tập ở trường. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Bến
  5. - iii - TÓM TẮT Nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian dài nhờ tăng trưởng từ vốn và lao động. Tuy nhiên, tăng trưởng dựa trên các yếu tố vốn và lao động đang có xu hướng giảm nên xu hướng tăng trưởng dựa vào yếu tố công nghệ sẽ phù hợp và bền vững đối với Việt Nam. Đổi mới công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Luận văn sử dụng phương pháp định lượng trong đó mô hình phân tích đường bao giới hạn DEA được dùng để đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam. Các tính toán được thực hiện dựa trên khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới hai năm 2009 và 2015. Theo đó, kết quả chỉ ra mặc dù hiểu rõ về vai trò của đổi mới công nghệ nhưng tỷ lệ chi đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp hiện vẫn ở mức thấp, đồng thời hiệu quả đổi mới công nghệ thấp. Các doanh nghiệp đang sử dụng lãng phí nguồn lực và thiếu đầu tư đổi mới công nghệ khiến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam vừa thiếu hiệu quả kỹ thuật, vừa thiếu cả hiệu quả theo quy mô thực hiện đổi mới công nghệ. Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý để hoàn thiện chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư đổi mới công nghệ. Thứ nhất, các giải pháp cần tập trung tạo môi trường tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sẵn có của thế giới và mở rộng quy mô đổi mới công nghệ. Thứ hai, dựa trên hiệu quả của các chính sách khuyến khích và hiệu quả của hoạt động R&D của doanh nghiệp thì Nhà nước không nên can thiệp vào các hoạt động R&D mà để thị trường tự điều tiết. Cuối cùng, cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp học tập, tiếp thu các kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  6. - iv - MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................................. viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................ 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4 1.6 Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ........................................ 6 2.1 Khái niệm .................................................................................................................... 6 2.1.1 Hiệu quả ................................................................................................................... 6 2.1.2 Năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ......................................................... 6 2.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...................................................................... 7 2.2 Lược khảo các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp ...................... 9 2.2.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp .......................................................................................................... 9 2.2.2 Các lý thuyết về chấp nhận công nghệ và lan tỏa công nghệ .................................... 11 2.2.3 Tổng quan về đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh tại Việt Nam ................... 12
  7. -v- 2.3 Các chính sách ưu đãi đổi mới công nghệ tại Việt Nam ............................................. 15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN THÔNG TIN ................... 17 3.1 Phương pháp phân tích màng bao số liệu để phân tích hiệu quả ................................. 17 3.2 Các biến trong mô hình DEA ..................................................................................... 20 3.2.1 Các biến đầu vào mô hình DEA .............................................................................. 21 3.2.2 Các biến đầu ra mô hình DEA ................................................................................ 22 3.3 Nguồn thông tin ......................................................................................................... 24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 25 4.1 Thống kê mô tả .......................................................................................................... 25 4.2 Phân tích kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 27 4.2.1 Hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào .................................................................... 27 4.2.2 Hiệu quả kỹ thuật theo quy mô định hướng đầu vào ................................................ 30 4.3. Phân tích mục tiêu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới công nghệ ........................................................................................................................................ 34 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 35 5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 35 5.2 Khuyến nghị chính sách............................................................................................. 36 5.3 Hạn chế nghiên cứu ................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 38 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 41
  8. - vi - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CIEM Central Institute for Economic Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung Management ương CRS Constant returns to scale Hiệu quả không đổi theo quy mô DEA Data envelopment analysis Phương pháp phân tích bao dữ liệu DMU Decision making unit Đơn vị ra quyết định DRS Decreasing returns to scale Hiệu quả giảm theo quy mô FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài IRS Increasing returns to scale Hiệu quả tăng theo quy mô PPF Production possibilities frontier Đường giới hạn khả năng sản xuất R&D Reasearch and deverlopment Nghiên cứu và phát triển TFP Total Factor Productivity Năng suất các yếu tố tổng hợp TE Technical efficiency Hiệu quả kỹ thuật TNDN Thu nhập doanh nghiệp VRS Variable returns to scale Hiệu quả thay đổi theo quy mô VNPI Vietnam National Productivity Viện Năng suất Việt Nam Institute WB World Bank Ngân hàng Thế giới
  9. - vii - DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.2: Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2014 ...................................................................................................................... 2 Bảng 3.1: Tóm tắt mô tả các biến đầu vào, đầu ra sử dụng trong mô hình ....................... 23 Bảng 4.1: Điểm hiệu quả và tỷ lệ doanh nghiệp hiệu quả ................................................. 27 Bảng 4.2: Điểm hiệu quả định hướng đầu vào phân theo nhóm ngành ............................ 29 Bảng 4.3: Điểm hiệu quả kỹ thuật theo quy mô và tỷ lệ doanh nghiệp hiệu quả .............. 31 Bảng 4.4: Điểm hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô của các doanh nghiệp ................ 32 Bảng 4.5: Hiệu quả quy mô của doanh nghiệp ................................................................. 32
  10. - viii - DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á giai đoạn 2010 – 2013 ................................................... 1 Hình 3.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất của hai sản phẩm H1, H2 .......................... 17 Hình 3.2: Đường bao giới hạn trong trường hợp tối thiểu hóa đầu vào ............................ 18 Hình 3.3: Hiệu quả không đổi/ thay đổi theo quy mô và đường bao giới hạn PPF ............ 19 Hình 4.1: Đồ thị số lượng – tỷ lệ các doanh nghiệp phân theo điểm hiệu quả ................... 28 Hình 4.2: Điểm hiệu quả trung bình phân theo nhóm ngành............................................. 30
  11. -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê năm 2015, khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp hơn 40% GDP, hơn 31% giá trị xuất khẩu, 29% thu ngân sách và hơn 5 triệu việc làm. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những khó khăn, thách thức lớn khi mà dư địa phát triển dựa vào vốn và lao động đang thu hẹp lại trong khi năng suất lao động đang ngày càng sụt giảm. Doanh nghiệp Việt Nam với lực lượng chính là các doanh nghiệp nhỏ, hạn chế về nguồn lực, năng lực cạnh tranh thấp, phát triển chủ yếu dựa vào vốn và lao động trong khi tỷ lệ đóng góp từ nhân tố tổng hợp (TFP) thấp 20% (giai đoạn 2010 – 2013), và thấp hơn mức trung bình của các quốc gia đang phát triển 30% (Võ Trí Thành, 2013). Hình 1.1: Đóng góp của các yếu tố vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số quốc gia châu Á giai đoạn 2010 - 2013 Việt Nam 67% 13% 20% Trung Quốc 69% 3% 28% Ấn Độ -4% 59% 45% Indonesia 55% 15% 30% Nhật Bản -17% 10% 107% Malaysia 54% 23% 23% Philippines 30% 18% 52% Thái Lan 40% 1% 59% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Tăng vốn Tăng lao động Tăng TFP Nguồn: VNPI (2016), Hình 21, trang 33.
  12. -2- Trong khi đó, dù đang hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa có được sự chuẩn bị phù hợp để đón nhận những cơ hội và đáp lại những thách thức từ sự cạnh tranh toàn cầu. Theo VNPI (2016), mặc dù đã mở rộng và đa dạng hơn các mặt hàng sản xuất nhưng Việt Nam vẫn đang mắc kẹt trong các hoạt động có giá trị gia tăng thấp và gặp khó khăn trong việc leo lên vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng. Sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế thấp và thất thường. Theo CIEM (2013), TFP đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2003 – 2006, khoảng 27% nhưng giảm mạnh xuống chỉ còn 13,8% trong giai đoạn 2007 – 2010 và có tăng trở lại trong giai đoạn tiếp theo. Bảng 1.1: Tốc độ tăng TFP của Việt Nam và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2014 Tốc độ Đóng góp của các yếu tố vào Tốc độ Tốc độ Tốc độ tăng tăng GDP (%) Năm tăng vốn tăng lao tăng TFP GDP (%) động (%) (%) (%) Vốn Lao động TFP 2011 6,24 9,26 2,66 0,85 60,61 25,37 14,01 2012 5,25 7,24 2,13 1,03 55,68 24,37 19,95 2013 5,42 6,77 1,53 1,73 50,46 17,04 32,51 2014 5,98 6,82 1,09 2,16 53,42 9,85 36,72 2015 (ước 6,68 7,10 0,21 3,18 49,84 1,74 48,43 tính) BQ 2011 – 2015 5,91 7,43 1,52 1,79 53,42 16,25 30.3 (ước tính) Nguồn: VNPI (2016), Bảng 3, trang 30 Trong khi nền kinh tế trải qua tình trạng năng suất thấp kéo dài và ít cải thiện thì đầu tư đổi mới công nghệ và R&D cũng rất thấp. Việt Nam chi khoảng 0,3 – 0,4% GDP cho hoạt
  13. -3- động R&D năm 2010, thấp hơn nhiều so với mức 2% GDP của Trung Quốc hay 4,5% GDP của Hàn Quốc (VNPI, 2016). Từ R&D đến thiết kế, từ thiết kế đến sản xuất, từ sản xuất đến tiêu thụ là một chuỗi giá trị các sản phẩm. Nếu hoạt động R&D không được chú trọng và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam không thể nào hoàn thành giấc mơ về một vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện năng suất, đổi mới công nghệ là vấn đề cấp bách và cần thực hiện ngay. Về mặt chính sách, Chính phủ đánh giá cao vai trò của đổi mới công nghệ đồng thời có các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp với một loạt các mục tiêu chính sách đã được đề ra nhưng kết quả khá khiêm tốn. Thứ nhất, mục tiêu khuyến khích doanh nghiệp tăng chi tiêu cho các hoạt động nghiên cứu, đổi mới công nghệ đã không đạt được hiệu quả, các doanh nghiệp chi thêm rất thấp cho các hoạt động R&D khi nhận được trợ cấp từ Chính Phủ (Nguyễn Ngọc Duy Tuệ, 2015). Thứ hai, đó là sự thất bại của chính sách lan tỏa công nghệ. Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua, sự lan tỏa công nghệ tại Việt Nam được đánh giá là thấp, đặc biệt là sự lan tỏa không đáng kể từ khối các doanh nghiệp FDI đã góp phần tạo lên tình trạng công nghệ cũ, lạc hậu và kém cạnh tranh (Đỗ Thiên Anh Tuấn và cộng sự, 2015). Cuối cùng, đó là sự thiếu hiệu quả của chính sách hỗ trợ các nghiên cứu có tính đột phá, sáng tạo và mới (Luật công nghệ cao, Luật chuyển giao công nghệ). Mục tiêu này khó mà đạt được khi đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức độ công nghệ thấp, trong khi rủi ro từ đổi mới công nghệ luôn rất cao và chỉ các doanh nghiệp đoán đúng thông tin mới có thể đạt được thành công (Porter, 1991). Mặc dù các nghiên cứu về đổi mới công nghệ cần được nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn, nhưng hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này mới chỉ tập trung vào nhu cầu đổi mới công nghệ, mức độ đổi mới mà chưa có các nghiên cứu về tính hiệu quả cũng như năng lực đổi mới công nghệ. Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất phân tích mối quan hệ giữa năng lực đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó đề xuất chính sách để nâng cao năng lực đổi mới công nghệ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, việc phân tích những bất cập và chệch hướng chính sách là cần thiết để gợi ý các cải thiện chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ hiệu quả từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
  14. -4- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu là phân tích mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009 từ đó đề xuất chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện năng lực đổi mới công nghệ. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện để trả lời hai câu hỏi sau: 1. Năng lực đổi mới công nghệ có tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam không? 2. Chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đổi mới công nghệ? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả năng lực đổi mới công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp để trả lời câu các câu hỏi nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo thêm các báo cáo, nguồn thông tin thứ cấp, nghiên cứu trong nước và ngoài nước để bổ sung thêm thông tin. 1.5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tư nhân, giai đoạn 2009 – 2015 có thực hiện các dự án R&D hoặc thực hiện đổi mới công nghệ trong khoảng thời gian ba năm gần đây với mục tiêu rõ ràng, được định hướng và có chiến lược phát triển. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp. 1.6 Cấu trúc luận văn Luận văn được trình bày thành bốn chương, trong đó Chương 1: Giới thiệu chung bao gồm các nội dung bối cảnh chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết tập trung làm rõ các khái niệm, cơ sở
  15. -5- lý thuyết. Chương 3: Giới thiệu mô hình và lựa chọn biến đưa vào mô hình. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.
  16. -6- CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1 Khái niệm 2.1.1 Hiệu quả Hiệu quả mô tả mối quan hệ giữa nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra. Trong kinh tế, hiệu quả thường được đề cập tới đó là hiệu quả Pareto, theo đó nguồn lực được phân bổ sao cho không có đối tượng nào khấm khá hơn mà không đồng thời làm cho ít nhất một đối tượng khác bị thiệt hại. Hiệu quả có thể được đo lường bằng nhiều phương pháp nhưng nghiên cứu này chỉ đề cập tới khía cạnh hiệu quả kỹ thuật của năng lực đổi mới công nghệ; trong đó hiệu quả được đo lường dựa trên tỷ lệ đầu vào và đầu ra của quá trình thích ứng đổi mới công nghệ. Vì vậy, hiệu quả của đổi mới công nghệ chính là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.1.2 Năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp được hiểu là khả năng triển khai các công nghệ hiệu quả. Việc đánh giá năng lực đổi mới công nghệ nhằm đưa ra các thông tin để doanh nghiệp nắm bắt tình trạng năng lực công nghệ của mình trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh và từ đó cân nhắc đưa ra các quyết định đổi mới công nghệ. Trên thế giới để đánh giá năng lực đổi mới công nghệ sử dụng phương pháp tiếp cận theo đầu vào đầu ra hay phương pháp đo lường công nghệ. Tại Việt Nam, thường sử dụng phương pháp Atlas với các tập trung vào phân tích đánh giá chỉ số hàm lượng công nghệ, môi trường, trình độ, năng lực và nhu cầu công nghệ (Tia sáng, 2016). Đổi mới công nghệ là một quá trình phức tạp, liên quan tới sự tương tác của các yếu tố và nguồn lực khác nhau. Đổi mới công nghệ phức tạp, đa chiều và không thể đo lường trực tiếp (Hansen, 2001, Chiesa và cộng sự, 1998, Guan và Ma, 2003). Kết quả đổi mới công nghệ không chỉ phụ thuộc năng lực đổi mới công nghệ mà còn phụ thuộc các năng lực quan trọng khác của doanh nghiệp như năng lực sản xuất, năng lực tiếp thị, năng lực tổ chức, năng lực học tập và phân bổ nguồn lực (Barney, 1991). Năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp được phản ánh thông qua một nhóm các chỉ tiêu như sự sẵn sàng trong chấp nhận công nghệ, khả năng chuyển các kết quả nghiên cứu thành hàng hóa. Năng lực đổi mới công nghệ là tài sản đặc biệt của doanh nghiệp, bao gồm các lĩnh vực chủ chốt
  17. -7- khác nhau như công nghệ, quy trình, kiến thức, kinh nghiệm và tổ chức. Vì vậy, cần rất nhiều tài sản, nguồn lực và khả năng để đạt được thành công trong đổi mới công nghệ. Theo Evangelista và cộng sự (1997), các hoạt động R&D là thành phần trung tâm của hoạt động đổi mới công nghệ và là yếu tố quan trọng nhất. Có một mối liên kết giữa các tài nguyên vốn có của doanh nghiệp để duy trì lợi thế cạnh tranh. Adler và Shenbar (1990) xác định mối quan hệ đổi mới công nghệ gồm bốn khía cạnh, gồm có: (1) khả năng phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, (2) năng lực phát triển và áp dụng các công nghệ để sản phẩm mới, (3) năng lực phát triển và áp dụng các công nghệ để đáp ứng nhu cầu tương lai và (4) sự sẵn sàng cho các tiếp nhận công nghệ. Mặc dù doanh nghiệp là đối tượng được hưởng lợi từ quá trình đánh giá năng lực đổi mới công nghệ nhưng các doanh nghiệp thường không quan tâm đúng mức tới quá trình đánh giá này. Vì vậy, cần có các tổ chức, cơ quan hỗ trợ thực hiện các phương pháp đánh giá thuyết phục và phổ biến vai trò của việc đánh giá tới các doanh nghiệp để từ đó hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công nghệ, cải thiện năng lực cạnh tranh. 2.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng bên trong hay nội lực của doanh nghiệp và có thể được đo lường bằng mô hình 6M bao gồm máy móc, công nghệ, kỹ thuật; nguồn nhân lực; vốn tài chính; thị trường; tiếp thị và quản lý điều hành (Kotler và Armstrong, 1991 trích trong Hồ Đức Hùng, 2009) Dựa trên sự đa dạng của phương pháp tiếp cận đã hình thành nên nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua quá trình phát triển, theo phương pháp truyền thống năng lực cạnh tranh dựa trên tiền đề các doanh nghiệp đồng nhất về nguồn lực và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, khi môi trường kinh doanh thay đổi tác động tới chiến lược kinh doanh các thuộc tính của các doanh nghiệp cùng ngành sẽ không thể tồn tại lâu, dễ bị bắt chước hoặc mua bán (Baney, 1991) trích trong Phạm Thu Hương, 2017). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là các yếu tố nội hàm của chủ thể theo đó có thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn có thể được hiểu là khả năng
  18. -8- cạnh tranh dưới sự tác động của môi trường cạnh tranh; lợi thế cạnh tranh và vị thế cạnh tranh (Porter, 1996). Năng lực cạnh tranh là dựa trên nguồn lực để tạo ra lợi thế, theo đó giúp các doanh nghiệp duy trì, phân bổ và tổ chức nguồn lực một cách hợp lý để đạt được mục tiêu. Vì vậy, năng lực của doanh nghiệp là yếu tố quyết định và duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt hiệu quả cao (Sanchez và Heene, 1996, 2004). Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố về kiểm soát chi phí đầu vào thấp và sự khác biệt (Porter, 1998). Các doanh nghiệp có thể đạt được cả hai mục tiêu kiểm soát chi phí và tạo sự khác biệt trong ngắn hạn, tuy nhiên cần tập trung vào một yếu tố trong dài hạn. Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí đầu vào nhờ cải thiện quy trình sản xuất, tăng năng suất đồng thời tạo ra sự khác biệt và cải tiến sản phẩm. Đồng thời Porter (1998) cũng chỉ ra một trong ba yếu tố giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh là quá trình cải tiến và nâng cấp công nghệ liên tục. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của quá trình đổi mới công nghệ trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp. Phân tích năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn lực và năng lực nhằm tìm hiểu nguồn gốc của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người (Langlois, 1992, Prahalad và Hamel, 1990, Teece và cộng sự, 1990, Hamel và Heene, 1994, Barney, 1991, Dierickx và Cool, 1989, Peteraf, 1993, Sun, 1994, Sun và Gertsen, 1995, Wernerfelt, 1984). Những nghiên cứu này đã chỉ ra không chỉ các yếu tố công nghệ mà yếu tố quản lý, sản xuất, tiếp thị và môi trường tạo thành nguồn lợi thế cạnh tranh. Khả năng giới thiệu sản phẩm mới và rút ngắn thời gian áp dụng quy trình mới trở thành công cụ cạnh tranh mang tính bắt buộc (Sen và Egelhoff, 2000). Đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một hệ thống các chỉ tiêu phức tạp. Không có một chỉ tiêu đơn lẻ nào được sử dụng để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho dù đó là chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Một mô hình đo lường năng lực cạnh tranh đa yếu tố giúp cho doanh nghiệp xác định mục tiêu về hiệu quả hoạt động và đạt được cạnh tranh mạnh mẽ hơn (Bagozzi và Phillips, 1982, Chakravarthy, 1986, Chin và cộng sự, 2003). Các nghiên cứu thường sử dụng một nhóm các chỉ tiêu để đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Thị phần, tốc độ tăng
  19. -9- trưởng doanh thu, tỷ lệ xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tỷ lệ sản phẩm mới (Guan và cộng sự, 2006). 2.2 Lược khảo các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp 2.2.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp Tiếp thu và đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng trong phát triển và duy trì tăng trưởng bền vững. Các mô hình tăng trưởng kinh tế chỉ ra rằng không phải vốn hay lao động mà công nghệ mới là yếu tố quyết định tăng trưởng bền vững (Solow, 1956). Các doanh nghiệp hành động sớm có khả năng giành được lợi thế cạnh tranh trong ngành (Porter, 1998). Các doanh nghiệp đi tiên phong trong tạo ra sản phẩm mới, sử dụng công nghệ mới có khả năng đạt được thành công trong đáp ứng các nhu cầu của thị trường và giành được lợi thế cạnh tranh, đặc biệt trong các ngành có lợi thế về quy mô. Đồng thời, những nhu cầu mới cũng thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến, đổi mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tuy vậy, các doanh nghiệp đi tiên phong gặp nhiều khó khăn, rủi ro, phải đối mặt với nhiều trở ngại và doanh nghiệp đạt được thành công thường là các doanh nghiệp trải qua một quá trình khác thường. Không những vậy, các doanh nghiệp hành động sớm sẽ thất bại nếu họ không dự đoán được các thay đổi của ngành. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bắt nguồn từ việc sở hữu các nguồn lực đặc biệt như năng lực đổi mới mà không thể bắt chước hay thay thế (Guan và cộng sự, 2006). Đồng thời, năng lực đổi mới công nghệ có lợi cho doanh nghiệp và góp phần vào cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy không đơn thuần là mối quan hệ tương quan mà là quan hệ nhân quả trong đó năng lực đổi mới công nghệ là yếu tố quyết định, nguồn lực chính nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong dài hạn (Freeman, 1994). Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu về đổi mới, nghiên cứu phát triển tại các quốc gia đang phát triển cũng cho các kết quả khác nhau và ẩn chứa nhiều rủi ro. Basant và Fikkerts (1996) cho rằng các doanh nghiệp tại Ấn Độ có kết quả kinh doanh tốt hơn khi thực hiện đổi mới bằng các công nghệ có sẵn thay vì thực hiện nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp không nhất thiết phải thực hiện các nghiên cứu mới, đối với các quốc gia đang phát
  20. - 10 - triển việc bắt kịp công nghệ có ý nghĩa và hiệu quả lớn hơn và các nghiên cứu khuyến khích doanh nghiệp nên đầu tư vào công nghệ sẵn có và cải tiến phù hợp với doanh nghiệp thay vì đầu tư vào nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, ở một mối quan hệ ngắn hạn, việc giới thiệu sản phẩm mới hay một quy trình sản xuất mới là yêu cầu cấp bách cho doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngắn hạn. Đồng thời, việc phát triển một công nghệ mới là mạo hiểm, có rất nhiều sự mơ hồ trong những trường hợp như vậy (Sen và Egelhoff, 2000). Tuy nhiên, có một số nghiên cứu trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy không có mối quan hệ rõ ràng giữa năng lực đổi mới công nghệ và hiệu quả doanh nghiệp. Nghiên cứu thực hiện trên 228 doanh nghiệp Scotland cuả Freel (2000) cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đạt được hiệu quả từ các kết quả đổi mới công nghệ như các doanh nghiệp lớn và cần cân nhắc khi khuyến nghị việc doanh nghiệp nhỏ đổi mới bằng mọi phương pháp. Ngoài ra, theo Tether (1998) hiệu quả của đổi mới công nghệ có xu hướng tăng thêm cùng với quy mô của các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ. Như vậy, không hẳn các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sẽ đạt hiệu quả đổi mới đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tương tự, kết quả nghiên cứu được trình bày bởi Forsman (2011) cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu quả khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau và không nhất thiết các doanh nghiệp đổi mới công nghệ đạt được hiệu quả. Các doanh nghiệp nhỏ đa dạng trong đổi mới, sáng tạo và khó xác định năng lực đổi mới, sáng tạo là sự phát triển của doanh nghiệp hay kết quả của quá trình R&D. Tuy vậy, năng lực đổi mới của các doanh nghiệp nhỏ thấp, gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với bên ngoài về kinh nghiệm công nghệ, hay khó đạt được các thỏa thuận về công nghệ. Mặt khác, với phương pháp đo lường hiệu quả sử dụng mô hình DEA, Guan và cộng sự (2006) chỉ ra rằng các doanh nghiệp Trung Quốc có mối quan hệ không nhất quán giữa năng lực cạnh tranh và năng lực đổi mới công nghệ. Có khoảng 70% các doanh nghiệp không hiệu quả và vẫn còn dư địa cho các giải pháp cải thiện các nguồn lực nội tại để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện giới hạn đầu tư cải thiện công nghệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1