Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích lợi ích và chi phí dự án nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông
lượt xem 8
download
Trong phạm vi luận văn của mình, tác giả sẽ tiến hành thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính của dự án nhưng không để khuyến nghị Nhà nước có nên cấp phép đầu tư cho chủ dự án hay không. Mà thông qua đó, tác giả sẽ phân tích lợi ích, chi phí để khuyến nghị những điều chỉnh về chính sách của Nhà nước đối với dự án trong quá trình đầu tư và vận hành sau này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích lợi ích và chi phí dự án nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- VŨ NHẬT PHƯƠNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN PHÂN NHÔM ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VŨ NHẬT PHƯƠNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN PHÂN NHÔM ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DAVID O. DAPICE NGUYỄN XUÂN THÀNH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2015 Tác giả luận văn Vũ Nhật Phương
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy David O. Dapice và Thầy Nguyễn Xuân Thành đã định hướng, hỗ trợ tôi rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã góp ý, chỉnh sửa để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các Quý Thầy Cô cùng các cán bộ nhân viên trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và tập thể lớp MPP6 đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được chương trình học và sản phẩm nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vụ Văn Hóa và Giáo dục trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tổ chức đã tài trợ học bổng cho tôi trong suốt quá trình theo học tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2015 Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Vũ Nhật Phương
- iii TÓM TẮT Dự án nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông là dự án luyện nhôm đầu tiên ở Việt Nam. Dự án được thực hiện theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp khai thác bô-xít, nhằm cung cấp nhôm nguyên liệu thay thế nhập khẩu, đồng thời tận dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Dự án do Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư, được cấp phép thực hiện vào cuối năm 2014 và hiện đang trong quá trình xây dựng theo chiến lược khai thác bô-xít đã được Chính phủ thông qua trước đó. Với các chính sách ưu đãi về giá điện, giá alumina nguyên liệu, hỗ trợ mặt bằng, thuế... chủ đầu tư cam kết sẽ bắt đầu cung cấp sản phẩm trong Quý 1 năm 2016. Với các thông số đầu vào do chủ đầu tư cung cấp, kết hợp thêm các nguồn thông tin, tác giả đã thiết lập kịch bản cơ sở để thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính của dự án. Do sản phẩm đầu ra của dự án là nhôm thỏi, vốn được bán theo giá nhôm trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME), nên tốc độ biến động giá nhôm LME sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của dự án. Có 3 phương án giá nhôm được đặt ra, theo chủ đầu tư dự báo, theo Ngân hàng thế giới dự báo và phương án giá nhôm tăng bằng đúng tốc độ lạm phát đồng USD. Qua phân tích cho thấy, ngay tại phương án giá nhôm lạc quan nhất do chủ đầu tư dự báo, dự án vẫn không khả thi về mặt kinh tế. NPV kinh tế dự án âm (-566.785.356 USD) trong kịch bản kinh tế chưa điều chỉnh. Nếu điều chỉnh thêm chi phí vận chuyển máy móc thiết bị và bổ sung khoản mục vốn lưu động, NPV kinh tế tiếp tục giảm xuống -922.727.167 USD. Mô phỏng Monte-Carlo cho thấy, xác suất để NPV kinh tế dương chỉ 33,57% và 23,46% trong kịch bản đã qua điều chỉnh. Xét về mặt tài chính, nếu bỏ qua chi phí vốn lưu động, dự án chỉ khả thi khi có các chính sách hỗ trợ đồng thời của Nhà nước và giá nhôm LME tăng trưởng đúng như dự báo của chủ đầu tư. Ngược lại, nếu tính thêm vốn lưu động, dù giá nhôm tăng trưởng như chủ đầu tư dự báo vẫn không làm dự án trở nên khả thi. Xác suất để NPV tài chính dự án dương theo quan điểm tổng đầu tư qua mô phỏng Monte-Carlo chỉ 53,46% khi chưa điều chỉnh và 42,17% khi kịch bản đã điều chỉnh.
- iv Như vậy nếu theo quan điểm của thẩm định dự án đầu tư công, dự án không nên được cấp phép đầu tư, ít nhất trong giai đoạn hiện nay do gây ra những thiệt hại ròng cho nền kinh tế. Tuy nhiên dự án hiện nay đã được Nhà nước cấp giấy phép đầu tư và đang trong quá trình xây dựng. Vì vậy, trong luận văn của mình, tác giả đề xuất hai kiến nghị chính sách như sau: - Nhà nước cần nhất quán quan điểm không hỗ trợ ưu đãi cho những dự án không khả thi về mặt kinh tế. Đối với dự án điện phân nhôm Đắk Nông, không tiếp tục hỗ trợ dự án trong khoảng thời gian sau thời gian ưu đãi hiện nay. - Tăng các khoản thuế tài nguyên, thuế môi trường đối với dự án; yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện đúng các biện pháp xử lý chất thải trong quá trình nhà máy vận hành sản xuất nhằm bù đắp lại một phần thiệt hại do dự án gây ra cho nền kinh tế. Ngoài ra dự án nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông còn có ý nghĩa như một nghiên cứu tình huống để khuyến nghị Nhà nước chỉ nên ra quyết định đầu tư và hỗ trợ ưu đãi khi dự án khả thi về mặt kinh tế mà không khả thi về mặt tài chính. Từ đó luận văn góp phần phản ánh một thực trạng bất cập hiện nay khi các dự án chỉ mới được xét trên quan điểm tài chính mà bỏ qua các tác động đến nền kinh tế. Xa hơn, luận văn muốn đề cập tới công tác quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp nặng ở Việt Nam. Việc nóng vội muốn phát triển đất nước theo hướng công nghiệp bằng cách khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không xét đến tính hiệu quả kinh tế sẽ tạo ra những tác dụng ngược, gây thiệt hại lên nền kinh tế, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay.
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................................................... ix DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................................ x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ..........................................................................................................................................1 1.2. Vấn đề chính sách ..............................................................................................................................................3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................................................4 1.4. Câu hỏi chính sách .............................................................................................................................................4 1.5. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................................................................4 CHƯƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN .................................................. 6 2.1. Phân tích kinh tế .................................................................................................................................................6 2.2. Phân tích tài chính ..............................................................................................................................................9 2.3. Cấu trúc dự án ................................................................................................................................................. 11 2.4. Cung và cầu các yếu tố đầu vào cho dự án ................................................................................................... 12 2.5. Cung và cầu các yếu tố đầu ra cho dự án ...................................................................................................... 13 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KINH TẾ ................................................................................. 15 3.1. Lợi ích kinh tế của dự án ................................................................................................................................ 15 3.2. Chi phí kinh tế của dự án ................................................................................................................................ 16 3.2.1. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án ........................................................................................... 16 3.2.2. Chi phí kinh tế trong quá trình hoạt động của dự án .............................................................. 18 3.3. Thiết lập ngân lưu kinh tế và thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế của dự án .......................................... 20 3.4. Phân tích độ nhạy kinh tế ............................................................................................................................... 22 3.5. Mô phỏng Monte-Carlo.................................................................................................................................. 23 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH............................................................................. 26 4.1. Thông số vĩ mô ............................................................................................................................................... 26 4.2. Doanh thu tài chính ......................................................................................................................................... 26 4.3. Chi phí tài chính .............................................................................................................................................. 27
- vi 4.3.1. Chi phí đầu tư ban đầu ........................................................................................................... 27 4.3.2. Chi phí lãi vay ........................................................................................................................ 28 4.3.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định ............................................................................................ 29 4.3.4. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh .................................................................................. 29 4.4. Kết quả phân tích tài chính ............................................................................................................................. 30 4.5. Phân tích độ nhạy các yếu tố .......................................................................................................................... 33 4.6. Mô phỏng Monte-Carlo.................................................................................................................................. 36 4.7. Phân tích phân phối......................................................................................................................................... 38 CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC .......... 40 5.1. Các chính sách hỗ trợ cho nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông ................................................................ 40 5.2. Phân tích chính sách hỗ trợ giá điện cho dự án............................................................................................. 41 5.3. Phân tích chính sách hỗ trợ giá alumina đầu vào cho dự án ........................................................................ 43 5.4. Đề xuất chính sách can thiệp của Nhà nước ................................................................................................. 44 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN ................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢ`O .................................................................................................. 49 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 53
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CAPM : Capital Asset Pricing Model Mô hình định giá tài sản vốn CF : Conversion Factor Hệ số chuyển đổi CIF : Cost, Insurance, Freight Chi phí tiền hàng, bảo hiểm, cước phí ECOC : Economic Cost Opportunity of Capital Chi phí cơ hội kinh tế của vốn EPTC : Electric Power Trading Company Công ty mua bán điện EVN : Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam FOB : Free On Board Giao lên tàu IRR : Internal Rate Of Return Suất sinh lợi nội tại hoàn LIBOR : London Interbank Offered Rate Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn LME : London Metal Exchange Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn NALCO : National Aluminium Company Limited Công ty Nhôm Quốc gia NPV : Net present value Giá trị hiện tại ròng : Tập đoàn Công nghiệp Than - TKV Khoáng sản Việt Nam TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VAT : Value Added Tax Thuế Giá trị gia tăng WACC : Weighted Average Cost Of Capital Chi phí vốn bình quân gia quyền
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Hệ số chuyển đổi các chi phí đầu tư ban đầu ...................................................... 18 Bảng 3.2: Kết quả thẩm định dự án về mặt kinh tế ............................................................. 21 Bảng 4.1: Kết quả thẩm định dự án về mặt tài chính........................................................... 33
- ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 1. Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Cấu trúc dự án nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông ......................................... 12 2. Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Nhu cầu nhập khẩu nhôm giai đoạn 2000-2008................................................ 1 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cung cầu hàng hóa ngoại thương trước và sau khi có dự án ................ 7 Biểu đồ 3.1: Ngân lưu kinh tế (kịch bản chưa điều chỉnh) qua các năm (triệu USD) ......... 20 Biểu đồ 3.2: Ngân lưu kinh tế (kịch bản đã qua điều chỉnh) qua các năm (triệu USD) ...... 21 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu các khoản mục chi phí hoạt động của dự án qua các năm .................. 22 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu chi phí hoạt động (kinh tế) của dự án bình quân................................. 22 Biểu đồ 4.1: Các dòng ngân lưu tài chính của dự án (kịch bản chưa điều chỉnh)................ 31 Biểu đồ 4.2: Các dòng ngân lưu tài chính của dự án (kịch bản đã điều chỉnh).................... 31 Biểu đồ 4.3: Kết quả thẩm định dự án về mặt tài chính (kịch bản chưa điều chỉnh) ........... 32 Biểu đồ 4.4: Kết quả thẩm định dự án về mặt tài chính (kịch bản đã điều chỉnh) ............... 32 Biểu đồ 4.5: Kết quả mô phỏng Monte-Carlo NPV tài chính của tổng đầu tư dự án .......... 37 Biểu đồ 4.6: Kết quả mô phỏng Monte-Carlo NPV tài chính của chủ đầu tư dự án ........... 37
- x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giá trị nhập khẩu nhôm kim loại của Việt Nam giai đoạn 2000-2008 ............... 53 Phụ lục 2: Quy trình hoạt động của nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông .......................... 54 Phụ lục 3: Dự báo của Ngân hàng Thế giới giá nhôm giai đoạn 2016 - 2025 (chưa điều chỉnh lạm phát) .................................................................................................. 56 Phụ lục 4: Ba kịch bản giá bán nhôm (tài chính) trên thị trường Luân Đôn, Anh giai đoạn 2015 - 2045 ....................................................................................................... 57 Phụ lục 5: Xác định giá bán nhôm kinh tế tại cửa nhà máy theo ba phương án giá: ........... 58 Phụ lục 6: Lợi ích kinh tế của dự án theo ba phương án bán giá nhôm ............................... 61 Phụ lục 7: Chi phí đầu tư ban đầu (theo giá danh nghĩa năm 2014, USD, chưa điều chỉnh).......... 62 Phụ lục 8: Chi phí đầu tư ban đầu (theo giá danh nghĩa năm 2014, USD, đã điều chỉnh) .. 65 Phụ lục 9: Hệ số chuyển đổi chi phí thiết bị ........................................................................ 66 Phụ lục 10: Định mức tiêu hao các khoản mục chi phí hoạt động (giá danh nghĩa năm 2015) .... 67 Phụ lục 11: Chi phí biên sản xuất điện không kể khâu phân phối năm 2015 ...................... 69 Phụ lục 12: Chi phí kinh tế hoạt động của dự án ................................................................. 70 Phụ lục 13: Ngân lưu kinh tế của dự án (theo phương án giá nhôm LME do chủ đầu tư dự báo) 71 Phụ lục 14: Phân tích độ nhạy kinh tế (kịch bản chưa điều chỉnh)...................................... 73 Phụ lục 15: Giá bán nhôm trên thị trường thế giới, giai đoạn 1990 - 2015 ......................... 74 Phụ lục 16: Kết quả mô phỏng Monte Carlo NPV kinh tế (kịch bản chưa điều chỉnh) ...... 76 Phụ lục 17: Kết quả mô phỏng Monte Carlo kịch bản kinh tế (đã điều chỉnh) ................... 78 Phụ lục 18: Bảng chỉ số giá danh nghĩa, lãi vay và khấu hao tài sản cố định trong kịch bản tài chính ............................................................................................................. 80 Phụ lục 19: Doanh thu tài chính (theo giá danh nghĩa) của dự án theo ba phương án giá nhôm LME ........................................................................................................ 81 Phụ lục 20: Chi phí hoạt động (tài chính) của dự án ........................................................... 82 Phụ lục 21: Chi phí vốn tài chính (WACC) theo kịch bản đã điều chỉnh ............................ 83 Phụ lục 22: Kết quả mô phỏng Monte Carlo kịch bản tài chính (chưa điều chỉnh)............. 85 Phụ lục 23: Kết quả mô phỏng Monte Carlo kịch bản tài chính (đã điều chỉnh) ................ 89 Phụ lục 24: Kết quả phân phối ............................................................................................. 93
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Nhôm là nguyên liệu quan trọng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế tạo. Tại Việt Nam trong những năm qua, nhu cầu về nhôm ngày càng tăng lên. Chỉ tính riêng giai đoạn 2000 - 2008, khối lượng nhập khẩu nhôm đã tăng gần gấp 4 lần, trung bình mỗi năm tăng 19,4% (Tổng Cục thống kê, 2013). Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ nhôm nguyên liệu của Việt Nam hiện nay rất lớn. Nếu không tính sản lượng nhập khẩu nhôm qua các đường tiểu ngạch và các hàng hóa đã được gia công, riêng năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu gần 300.000 tấn nhôm với giá trị ước khoảng 734,6 triệu USD (Phụ lục 1). Con số này qua các năm chắc chắn sẽ còn được tiếp tục tăng lên theo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Biểu đồ 1.1: Nhu cầu nhập khẩu nhôm giai đoạn 2000-2008 Triệu USD 800 280 254 700 600 203 198 188 500 156 400 117 300 97 72 200 100 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Giá trị nhập khẩu (triệu USD) Khối lượng nhôm nhập khẩu (ngàn tấn) Nguồn: Tổng Cục thống kê, 2013, trích trong Sở Công thương Đắk Nông, 2013, Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến quặng bôxit giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2030. Nhu cầu tiêu thụ lớn, nhưng cho đến nay tất cả nhôm nguyên liệu trong nước chỉ được tái chế hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam lại là quốc gia có trữ lượng
- 2 bô-xít lớn - nguyên liệu chính để sản xuất ra nhôm kim loại. Theo đánh giá của Chính phủ trong Quy hoạch thăm dò và khai thác bô-xít tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg, trữ lượng bô-xít ở Việt Nam ước gần 2,4 tỷ tấn quặng tinh (tương ứng khoảng 5,5 tỷ tấn quặng nguyên khai), được tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên như Lâm Đồng (463 triệu tấn), Gia Lai, Kon Tum (284,8 triệu tấn). Tại Đắk Nông, trữ lượng bô-xít được đánh giá lên tới 1,44 tỷ tấn, được xem là một trong những mỏ quặng bô-xít tốt nhất thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp luyện kim chế xuất nhôm kim loại, thay thế một phần nhập khẩu từ nước ngoài như hiện nay. Tại Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, Việt Nam có 6 vùng công nghiệp, trong đó, vùng công nghiệp thứ 4 gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum được tập trung định hướng phát triển thủy điện, công nghiệp, chế biến nông lâm sản và khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là quặng bô-xít ở Đắk Nông. Ngày 01 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 167/2007/QĐ- TTg, phê duyệt chủ trương lập dự án bô-xít - alumina Nhân Cơ với công suất khai thác alumina 600.000 tấn/năm. Việc khai thác bô-xít tại Đắk Nông được giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) làm chủ đầu tư với nhà thầu xây dựng nhà máy khai thác là công ty Chalieco (Trung Quốc), thực hiện tất cả các công đoạn từ thiết kế - mua thiết bị - xây dựng - đào tạo. Quá trình khai thác được tiến hành làm ba giai đoạn: - Giai đoạn I, khai thác quặng bô-xít từ các mỏ đã thăm dò được ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. - Giai đoạn II, chiết xuất quặng bô-xít khai thác được để tách ra alumina, nguyên liệu chính trong luyện kim nhôm. - Giai đoạn III, xây dựng nhà máy điện phân nhôm, điện phân quặng alumina để sản xuất nhôm kim loại, phục vụ cho các ngành công nghiệp và tiêu dùng. Hiện nay, hai dự án khai thác bô-xít Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) đều đã đi vào giai đoạn hoàn thiện và bắt đầu thu hoạch sản phẩm. Vì vậy quy trình khai thác được chuyển sang giai đoạn thứ ba, xây dựng nhà máy điện phân nhôm để làm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho hai nhà máy ở Tân Rai và Nhân Cơ.
- 3 Do sản lượng alumina tập trung phần lớn tại Đắk Nông nên Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã thống nhất, xây dựng nhà máy điện phân nhôm trên địa bàn xã Nhân Cơ dưới hình thức kêu gọi đầu tư tư nhân. Qua quá trình tuyển chọn, Công ty TNHH Luyện kim Trần Hồng Quân đã được Chính phủ đồng ý cấp phép làm chủ đầu tư xây dựng nhà máy điện phân nhôm. Khu vực xây dựng nhà máy được đặt ngay bên cạnh địa điểm khai thác alumina nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển cho chủ đầu tư. 1.2. Vấn đề chính sách Với lợi thế hai mỏ quặng bô-xít trữ lượng lớn chưa được khai thác, việc xây dựng nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông trở thành một dự án quan trọng, vừa giải quyết đầu ra cho nhà máy khai thác alumina, vừa đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ nhôm trong nước đang ngày càng nhiều hơn. Đồng thời, dự án sẽ góp phần làm giảm tình trạng xuất khẩu thô tài nguyên ra nước ngoài, vốn không thu được giá trị lợi nhuận cao; từ đó đem lại lợi ích kinh tế xã hội không chỉ đối với địa bàn tỉnh Đắk Nông mà còn khu vực các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Với lý do đó, ngày 13/12/2012 tại văn bản số 10203/VPCP-KTN, Chính phủ đã đồng ý chủ trương xây dựng nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông do Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do đây là dự án khai thác nhôm đầu tiên ở Việt Nam, được thực hiện bởi một công ty tư nhân với số vốn đầu tư lớn, nên cả nhà đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước đều đề xuất nhiều chính sách ưu đãi cho dự án. Đặc biệt việc trợ giá điện, giá quặng alumina đầu vào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính hiệu quả của dự án. Tính tới thời điểm hiện nay, dự án đã được Nhà nước cấp phép đầu tư và đã triển khai xây dựng nhà máy. Các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với dự án đã được Chính phủ thông qua và ban hành theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 30/5/2014. Nếu theo những chính sách ưu đãi đó, khi dự án đi vào hoạt động, chi phí hỗ trợ hàng năm cho dự án sẽ rất lớn. Vì vậy, việc thẩm định tính khả thi của dự án về mặt tài chính và kinh tế, từ đó phân tích những chính sách ưu đãi hợp lý sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách, hiệu quả hoạt động bộ máy Nhà nước và khả năng tài trợ cho các dự án khác của nền kinh tế trong thời gian lâu dài.
- 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Trong phạm vi luận văn của mình, tác giả sẽ tiến hành thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính của dự án nhưng không để khuyến nghị Nhà nước có nên cấp phép đầu tư cho chủ dự án hay không. Mà thông qua đó, tác giả sẽ phân tích lợi ích, chi phí để khuyến nghị những điều chỉnh về chính sách của Nhà nước đối với dự án trong quá trình đầu tư và vận hành sau này. Mục đích thứ hai, tác giả sẽ dùng dự án như một nghiên cứu tình huống để phân tích ý nghĩa chính sách của việc Nhà nước ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư công nghiệp nặng hiện nay; phản ánh một thực trạng khi Nhà nước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ tập trung khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không xét đến tính khả thi về mặt kinh tế, phân tích phân phối, từ đó xác định các bên được lợi hay thiệt hại khi tiến hành dự án. Hậu quả là khi dự án không khả thi, Nhà nước buộc phải đưa ra hàng loạt các chính sách ưu đãi để tăng tính khả thi cho dự án nhưng lại gây ra những thiệt hại ròng cho nền kinh tế. 1.4. Câu hỏi chính sách Với ý nghĩa như trên, tác giả đặt ra trong luận văn 2 câu hỏi chính sách như sau: - Thứ nhất, dự án có khả thi về mặt kinh tế và tài chính hay không? - Thứ hai, trên cơ sở của khung phân tích lợi ích và chi phí kinh tế cũng như tài chính thì những ưu đãi về thuế, tiền thuê đất và trợ giá đầu vào mà Nhà nước trao cho chủ đầu tư hợp lý hay không? 1.5. Cấu trúc của luận văn Để tiến hành phân tích dự án, tác giả sẽ thực hiện trong 6 chương như sau: - Chương 1, trình bày về bối cảnh nghiên cứu, vấn đề chính sách liên quan đến dự án và các câu hỏi nghiên cứu của luận văn. - Chương 2, tác giả sẽ trình bày khung phân tích được sử dụng để trả lời các câu hỏi chính sách đã nêu ra trước đó. Đây sẽ là cơ sở lý thuyết dựa trên những khung phân tích cơ bản để tác giả vận dụng phân tích, lập luận dựa trên các số liệu thực tế của dự án. Đồng thời trình bày cấu trúc dự án và các mốc thời gian quan trọng để có cái nhìn tổng quát về dự án điện phân nhôm Đắk Nông.
- 5 - Chương 3, tác giả sẽ trình bày các kết quả thu thập, tính toán về tính hiệu quả và khả thi về mặt kinh tế của dự án. - Chương 4, tác giả sẽ lập các kịch bản cơ sở để phân tích tính khả thi về mặt tài chính trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư của dự án. - Chương 5, tác giả sẽ tổng hợp lại các kết quả đã phân tích trong chương 3 và chương 4, từ đó đi đến kết luận và khuyến nghị những chính sách hợp lý của Nhà nước đối với dự án. - Cuối cùng, trong chương 6, tác giả sẽ tóm tắt, hệ thống lại các luận điểm phân tích và kết luận của luận văn, đề xuất những kiến nghị chính sách quan trọng đối với dự án.
- 6 CHƯƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN Dự án được phân tích dựa trên hai phương diện, khả thi về mặt kinh tế và khả thi về mặt tài chính. Nếu dự khả thi về mặt kinh tế đồng thời khả thi về mặt tài chính, Nhà nước nên khuyến khích chủ đầu tư thực hiện dự án. Trong trường hợp dự án khả thi về mặt kinh tế nhưng không khả thi về mặt tài chính thì Nhà nước nên có các chính sách can thiệp để hỗ trợ dự án như ưu đãi lãi suất cho vay, hỗ trợ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất hoặc các chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào để tăng khả năng sinh lợi của dự án. Ngược lại, nếu dự án không khả thi về mặt kinh tế thì Nhà nước nên từ chối cấp phép thực hiện. Vì dù dự án đem lại lợi nhuận cho các chủ đầu tư, nhưng xét trên tổng thể của nền kinh tế, dự án sẽ gây thiệt hại cho toàn xã hội, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện của các dự án khác có suất sinh lợi kinh tế cao hơn (Belli, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư: công cụ phân tích và ứng dụng thực tế, 2002, tr. 1 - 10). 2.1. Phân tích kinh tế Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông là một mắt xích quan trọng trong chiến lược khai thác bô-xít đã được Chính phủ phê duyệt. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ giải quyết đầu ra sản phẩm cho hai nhà máy khai thác bô-xít tại Nhân Cơ và Tân Rai, góp phần chuyển hóa quặng bô-xít trong lòng đất thành nhôm kim loại, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất chế biến. Dự kiến, nếu hoạt động hết công suất, nhà máy sẽ đáp ứng được khoảng 25% lượng nhôm tiêu thụ trong nước, vốn đang phải nhập khẩu 100% như hiện nay (Nguyễn Hải, 2015). Như vậy, nếu xét về mặt nhu cầu, dự án đã đáp ứng đúng nhu cầu của các nhà sản xuất nội địa, đồng thời là một dự án thay thế cho hàng nhập khẩu nhôm kim loại. Trên cơ sở đã phân tích, tác giả sẽ thẩm định dự án dựa trên khung phân tích lợi ích và chi phí kinh tế hàng ngoại thương (Glenn Jenkins & Arnold Harberger, 1995). Lợi ích kinh tế dự án thu được là giá trị nhôm thỏi được sản xuất ra, được tính bằng sản lượng nhôm thu được nhân với giá trị kinh tế của nhôm.
- 7 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cung cầu hàng hóa ngoại thương trước và sau khi có dự án P D S1 C D PM A O QS1 QD0 Q Trước khi có dự án, 100% nhôm sử dụng ở trong nước đều được nhập khẩu, nên đường cung sản xuất trước khi có dự án sẽ bằng 0. Lượng nhập khẩu bằng QD0. Khi có dự án, đường cung sản xuất sẽ dịch chuyển từ tung độ sang đường S1. Như vậy, lượng nhôm nhập khẩu ở trong nước sẽ được giảm từ QD0 xuống còn (QD0 - QS1). Phần QS1 chính là sản lượng do dự án sản xuất ra. Giá trị kinh tế do dự án tạo ra chính là phần nguồn lực tiết kiệm được nhờ việc cắt giảm mức nhập khẩu được biểu hiện bằng phần diện tích OPMCQS1. Tuy nhiên nếu dự án đi vào hoạt động, giá trị kinh tế sẽ bị giảm xuống do nền kinh tế phải hao tổn thêm nguồn lực để sản xuất lượng nhôm thay thế nhập khẩu trên. Việt Nam là một quốc gia nhỏ, không thay đổi được giá, nên dự án phải chấp nhận giá bán theo giá thế giới. Mặt khác, do mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nhôm nguyên liệu hiện nay bằng 0%, nên giá bán nhôm ở trong nước sẽ bằng đúng giá trên thị trường PM (Tổng cục Hải quan, 2015). Chi phí kinh tế được xác định dựa trên chi phí đầu tư tài chính được chuyển đổi theo giá thực kinh tế tại từng thời điểm xác định và hệ số chuyển đổi giữa chí phí tài chính và chi phí
- 8 kinh tế. Từ các lợi ích kinh tế và chi phí của dự án, ngân lưu kinh tế sẽ được xác định trong suốt vòng đời của dự án. Chiết khấu theo suất chiết khấu kinh tế (ECOC), giá trị hiện tại ròng (NPV) và suất sinh lợi nội hoàn (IRR) của dự án sẽ được xác định. Nếu NPV kinh tế ≥ 0, dự án khả thi về mặt kinh tế. Ngược lại nếu NPV < 0, dự án không khả thi. Theo Belli và các đồng sự (2002), để xác định được các dòng ngân lưu kinh tế, tác giả sẽ xác định lại các khoản lợi ích và chi phí tài chính sau đó chuyển đổi sang giá kinh tế như sau: Về các khoản lợi ích kinh tế, thu nhập của dự án được xác định bằng giá trị của sản lượng nhôm sản xuất được tính theo giá bán kinh tế của dự án. Do dự án sẽ thay thế một phần nhập khẩu nên giá bán nhôm của dự án phải phụ thuộc giá thế giới. Theo thông lệ, giá bán nhôm trên thị trường hiện được xác định dựa trên cơ sở giá bán nhôm trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn, Anh (LME). Như vậy, từ giá nhôm thế giới, quy trình xác định giá bán kinh tế của nhôm tại cửa nhà máy dự án như sau: - Nếu không có dự án, giá nhôm tại cảng được tính theo giá CIF nhập về đến cảng, cộng thêm thuế Nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT. Tuy nhiên, thuế được coi như một khoản chuyển giao nên giá kinh tế của nhôm được tính bằng chính giá CIF nhôm nhập khẩu, tính theo tỷ giá hối đoái kinh tế. Giá CIF kinh tế của nhôm: e f PCIF =PCIF * Tỷ giá hối đoái kinh tế - Khi vận chuyển nhôm về đến cảng, người tiêu dùng phải chịu thêm một khoản phí bốc xếp, lưu kho bãi tại cảng. Giá kinh tế tại cảng: e e PCảng = PCIF + (Chi phí bốc xếp, lưu kho kinh tế) - Từ cảng, nhôm nhập khẩu sẽ được vận chuyển tới thị trường để tiêu thụ. Giá nhôm kinh tế tại thị trường: PeThị trường = PeCảng + Chi phí vận chuyển kinh tế từ cảng đến thị trường - Nếu dự án sản xuất ra nhôm và vận chuyển tới thị trường, bán cùng một mức giá với nhôm nhập khẩu:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 85 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam
128 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn