intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích nhu cầu và bố trí hàng không Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đè tài "Phân tích nhu cầu và bố trí hàng không Cảng hàng không quốc tế Long Thành" được tiến hành với mục tiêu đánh giá lại phần dự báo về nhu cầu hàng không và phân tích các phương án phối hợp giữa sân bay cũ và mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Phân tích nhu cầu và bố trí hàng không Cảng hàng không quốc tế Long Thành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- VÕ HOÀNG QUANG KHÁNH PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ BỐ TRÍ HÀNG KHÔNG CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VÕ HOÀNG QUANG KHÁNH PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ BỐ TRÍ HÀNG KHÔNG CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ LONG THÀNH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. DAVID O. DAPICE NGUYỄN XUÂN THÀNH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
  3. -ii- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11/05/2015 Học viên Võ Hoàng Quang Khánh
  4. -iii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Cô trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian tham gia học tập từ năm 2013, đặc biệt là giai đoạn nghiên cứu thực hiện luận văn với sự hướng dẫn nhiệt tình, thông tuệ và chu đáo của Thầy Nguyễn Xuân Thành và thầy David O. Dapice. Ngoài ra, xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống, Tiến sĩ Lương Hoài Nam và Tiến sĩ Lê Hồng Giang đã tận tình giúp đỡ trong quá trình định hướng đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và cùng tôi trải nghiệm thời gian học tập, nghiên cứu đầy thú vị này. Xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11/05/2015 Học viên Võ Hoàng Quang Khánh
  5. -iv- TÓM TẮT Giao thông hàng không hiện đại đã trở nên rất phổ biến với tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới ngày nay cũng như ở Việt Nam. Cho đến hiện nay, Cảng hàng không Quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất vẫn là sân bay có lượng hành khách và hàng hóa thông qua lớn nhất Việt Nam, phục vụ nhu cầu hàng không cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh lân cận (vùng TP.HCM). Trong những năm vừa qua, lượng hành khách và hàng hóa thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất ngày càng tăng cao. Theo báo cáo của Tổng cục hàng không Việt Nam, lượng hành khách năm 2014 đã đạt 22,1 triệu khách, vượt công suất thiết kế hiện nay là 20 triệu khách/năm. Các phương án hiện nay để giải quyết nhu cầu hàng không cho vùng TP.HCM là: i/ Cải tạo mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất; ii/ Xây mới CHKQT Long Thành và sau đó đóng cửa CHKQT Tân Sơn Nhất; iii/ Xây mới CHKQT Long Thành và vẫn duy trì CHKQT Tân Sơn Nhất như hiện tại; iv/ Xây mới CHKQT Long Thành và đồng thời cải tạo mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất. Việc lựa chọn phương án tuỳ thuộc vào dự báo tăng trưởng nhu cầu hàng không và năng lực đáp ứng của hệ thống cảng hàng không trong vùng. Với tổng công suất 100 triệu khách/năm và 18,7 tỷ USD vốn đầu tư, trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang tăng cao, CHKQT Long Thành cần được tiến hành phân tích kỹ lưỡng sự thiết thực và hiệu quả của dự án. Với mục tiêu đánh giá lại phần dự báo về nhu cầu hàng không và phân tích các phương án phối hợp giữa sân bay cũ và mới, các câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: i/ Kịch bản dự báo nào là phù hợp đối với nhu cầu tăng trưởng hàng không vùng TP. HCM? ii// Năng lực mở rộng tối ưu của CHKQT Tân Sơn Nhất có đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng hàng không? iii/ Trong trường hợp cần phải xây mới CHKQT Long Thành, phương án bố trí hàng không như thế nào để khai thác tối ưu năng lực của các sân bay? Kết quả phân tích cho thấy sự cần thiết của CHKQT Long Thành để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng không sắp tới. Đồng thời, trong ngắn hạn phải tiếp tục mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất. Cần phải xây mới CHKQT Long Thành theo như quy mô dự kiến, thậm chí đẩy nhanh tiến độ sớm hơn. Tuy nhiên, định hướng xây dựng CHKQT Long Thành trở thành cảng trung chuyển là không phù hợp. Việc phân bổ hành khách quốc nội và quốc tế sẽ được quyết định bởi các hãng bay và các đơn vị vận hành khai thác hàng không.
  6. -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. ii   LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... iii   TÓM TẮT ............................................................................................................................. iv   MỤC LỤC ..............................................................................................................................v   DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ viii   DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................................x   DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... xi   DANH MỤC TỪ KHOÁ ..................................................................................................... xii   DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC............................................................................................ xiii     GIỚI THIỆU .............................................................................................1   1.1.   Bối cảnh chính sách...........................................................................................1   1.2.   Vấn đề chính sách .............................................................................................3   1.3.   Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................7   1.4.   Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................8   1.5.   Cấu trúc luận văn...............................................................................................8     THÔNG TIN DỰ ÁN ...............................................................................9   2.1.   Lịch sử hình thành dự án ...................................................................................9   2.2.   Quy mô dự án ..................................................................................................11   2.3.   Vốn đầu tư dự án .............................................................................................14     DỰ BÁO HÀNG KHÔNG .....................................................................17   3.1.   Độ co giãn của tăng trưởng cầu hàng không với tăng trưởng kinh tế .............18     Độ co giãn trung vị theo ACI .................................................................19  
  7. -vi-   Độ co giãn tại các nước đang phát triển của IATA ................................19     Độ co giãn theo kịch bản tăng trưởng của Trung Quốc .........................19     Độ co giãn tính toán từ lịch sử phát triển từ năm 2005-2014 của CHKQT Tân Sơn Nhất ...........................................................................22   3.2.   Tăng trưởng kinh tế của vùng TP. HCM.........................................................23     Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam.................................................23     Dự báo tăng trưởng GDP của vùng TP. HCM .......................................23   3.3.   Thống kê sản lượng hàng không thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất ..............23     Sản lượng hành khách theo số liệu của Cục hàng không Việt Nam và Tổng cục thống kê ..................................................................................24     Sản lượng hành khách theo số liệu của Cục thống kê TP. HCM ...........26     Thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam ........................................27   3.4.   Dự báo sản lượng hành khách hàng không .....................................................28     Dự báo tăng trưởng cầu hàng không ......................................................29     Dự báo sản lượng hành khách hàng không.............................................30     Tổng hợp các kịch bản dự báo sản lượng hành khách hàng không ........31   3.5.   Đánh giá kết quả dự báo ..................................................................................34     BỐ TRÍ HÀNG KHÔNG .......................................................................35   4.1.   Bố trí hàng không trong trường hợp không có dự án CHKQT Long Thành ..35     Năng lực đáp ứng của CHKQT Tân Sơn Nhất hiện tại ..........................35     Khả năng mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất ............................................36   4.1.2.1.   Đặc điểm thiết kế của sân bay ................................................................37   4.1.2.2.   Tắc nghẽn vùng trời và đường bộ giao thông tiếp cận ...........................38   4.1.2.3.   Chi phí mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất................................................39     Đánh giá năng lực đáp ứng của CHKQT Tân Sơn Nhất ........................40  
  8. -vii- 4.2.   Bố trí hàng không khi có dự án CHKQT Long Thành....................................43     Đánh giá năng lực đáp ứng khi có dự án CHKQT Long Thành.............44     Tổng hợp các phương án bố trí hàng không ...........................................45     KẾT LUẬN ............................................................................................46   5.1.   Kết luận ...........................................................................................................46   5.2.   Khuyến nghị chính sách ..................................................................................47   DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................49   PHỤ LỤC .............................................................................................................................53  
  9. -viii- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1 Khoảng cách đến trung tâm thành phố của 100 sân bay đông khách nhất thế giới năm 2011 ........................................................................................................ 5   Bảng 2-1 Dự báo nhu cầu hàng không................................................................................. 13   Bảng 2-2 Tóm tắt các giai đoạn đầu tư CHKQT Long Thành............................................. 15   Bảng 3-1 Độ co giãn ước lượng của cầu hành khách hàng không....................................... 19   Bảng 3-2 Thống kê lượng hành khách hàng không tại Trung Quốc.................................... 20   Bảng 3-3 Thống kê lượng hành khách thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất .......................... 22   Bảng 3-4 Tổng hợp độ co giãn theo các kịch bản ................................................................ 22   Bảng 3-5 Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam .............................................................. 23   Bảng 3-6 Dự báo tăng trưởng GDP điều chỉnh cho vùng TP. HCM ................................... 23   Bảng 3-7 Sản lượng hành khách thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất ................................... 24   Bảng 3-8 Sản lượng hàng hóa thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất ....................................... 25   Bảng 3-9 Số chuyến bay cất hạ cánh tại CHKQT Tân Sơn Nhất ........................................ 26   Bảng 3-10 Sản lượng thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất – Cục thống kê TP. HCM .......... 27   Bảng 3-11 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không năm 2014 ............ 27   Bảng 3-12 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không năm 2012 ............ 28   Bảng 3-13 Dự báo tăng trưởng cầu hàng không .................................................................. 29   Bảng 3-14 Dự báo tăng trưởng cầu hàng không .................................................................. 30   Bảng 3-15 Dự báo tăng trưởng hành khách của ACI giai đoạn 2012-2031 ........................ 31   Bảng 3-16 Dự báo hành khách hàng không theo Báo cáo đầu tư CHKQT Long Thành .... 31   Bảng 3-17 Dự báo hành khách nội địa................................................................................. 33   Bảng 3-18 Tốc độ tăng trưởng một số sân bay Châu Á đã vượt ngưỡng công suất CHKQT Tân Sơn Nhất ..................................................................................... 34  
  10. -ix- Bảng 4-1 Năng lực đáp ứng hiện tại của CHKQT Tân Sơn Nhất........................................ 35   Bảng 4-2 Tổng hợp lượng hành khách trên đường bộ giao thông tiếp cận ......................... 39   Bảng 4-3 Tổng hợp một số sân bay có khoảng cách hẹp giữa hai đường băng ................... 41   Bảng 4-4 Công suất của CHKQT Tân Sơn Nhất và Long Thành........................................ 43   Bảng 4-5 Năng lực đáp ứng của CHKQT Tân Sơn Nhất và Long Thành ........................... 44   Bảng 4-6 Công suất thiếu hụt của CHKQT Tân Sơn Nhất và Long Thành ........................ 44   Bảng 5-1 Bảng tổng hợp sản lượng hành khách qua các sân bay Trung Quốc ................... 56  
  11. -x- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình vẽ 1-1 Danh sách 30 sân bay lớn nhất năm 2000.......................................................... 1   Hình vẽ 1-2 Danh sách 30 sân bay lớn nhất năm 2011.......................................................... 1   Hình vẽ 1-3 Danh sách 30 sân bay lớn nhất năm 2030.......................................................... 2   Hình vẽ 1-4 Giá trị đầu tư xây dựng cho 1 hành khách của các sân bay trong khu vực Đông Nam Á ..................................................................................................... 7   Hình vẽ 2-1 Quá trình hình thành dự án CHKQT Long Thành ........................................... 10   Hình vẽ 2-2: Mặt bằng tổng thể CHKQT Long Thành ........................................................ 12   Hình vẽ 2-3 .......................................................................................................................... 15   Hình vẽ 3-1 Khung phân tích của ACI ................................................................................ 18   Hình vẽ 3-2 Sản lượng hành khách thông qua các sân bay Trung Quốc ............................. 21   Hình vẽ 3-3 Dự báo hành khách hàng không ...................................................................... 32   Hình vẽ 3-4 Dự báo hành khách hàng không – rút gọn ....................................................... 33   Hình vẽ 4-1 Các giai đoạn của chuyến bay.......................................................................... 38   Hình vẽ 4-2 Sơ đồ bố trí đường cất hạ cánh sân bay San Francisco (SFO)......................... 42  
  12. -xi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh 2RS Hệ thống hai đường băng Two-Runway System ACI Hội đồng quốc tế các cảng hàng không Airports Council International ACV Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam Airports Corporation of Vietnam CHKQT Cảng hàng không quốc tế International Airport IATA Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế International Air Transport Association ICAO Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế International Civil Aviation Organization IMC Hệ thống điều khiển truyền lệnh Instrument flight Condition Operation EIRR Suất sinh lợi nội hoàn tài chính Economic Internal Rate of Return FIRR Suất sinh lợi nội hoàn tài chính Financial Internal Rate of Return GTVT Giao thông vận tải Ministry of Transportation SAC Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam Southern Airports Corporation TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh City VMC Hệ thống điều khiển mô phỏng Visual Meteorological Conditions Operation
  13. -xii- DANH MỤC TỪ KHOÁ Sân bay, hàng không, giao thông, dự báo cầu hàng không, Tân Sơn Nhất, Long Thành Airport, aviation, traffic, demand forecasting, Tan Son Nhat, Long Thanh
  14. -xiii- DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất .............................................................53   Phụ lục 2. Thông cáo báo chí về số liệu thống kê sản lượng thông qua Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sân Nhất giai đoạn 2005-2014 của Cục Hàng không Việt Nam .....................................................................................................................54   Phụ lục 3. Số liệu từ Niên Giám Thống kê của Cục Thống kê TP. HCM ............................55   Phụ lục 4. Thống kê lượng hành khách hàng không qua các sân bay tại Trung Quốc năm 2012 .............................................................................................................56   Phụ lục 5. Sản lượng hàng không trong Báo cáo đầu tư dự án xây dựng CHKQT Long Thành ..................................................................................................................60  
  15. -1-   GIỚI THIỆU 1.1.  Bối cảnh chính sách Ngày nay, giao thông hàng không đã trở nên rất phổ biến trên thế giới. Sản lượng hàng không toàn cầu đã tăng trung bình gấp đôi sau mỗi 15 năm. Ước tính, số chuyến bay sẽ tăng từ 6,5 tỷ chuyến vào năm 2013 lên đến 13 tỷ chuyến vào năm 2030 (David Rogers, 2014). Hình 1-1, 1-2, 1-3 thể hiện danh sách 30 sân bay lớn nhất trên thế giới vào các năm 2000, 2011 và dự báo năm 2030. Hình vẽ 1-1 Danh sách 30 sân bay lớn nhất năm 2000 Nguồn: David Rogers (2014). Hình vẽ 1-2 Danh sách 30 sân bay lớn nhất năm 2011 Nguồn: David Rogers (2014).
  16. -2- Hình vẽ 1-3 Danh sách 30 sân bay lớn nhất năm 2030 Nguồn: David Rogers (2014). Trong dự báo năm 2030 ở trên, David Rogers cũng đã đề cập đến sân bay Long Thành của Việt Nam trong danh sách các sân bay lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, Cảng hàng không Quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất vẫn là sân bay có lượng hành khách và hàng hóa thông qua lớn nhất Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hàng không cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh lân cận (vùng TP. HCM). Sau nhiều giai đoạn nâng cấp mở rộng, Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam ghi nhận công suất thiết kế của CHKQT Tân Sơn Nhất hiện nay là 20 triệu hành khách/năm (Phụ lục 1 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất). Trong những năm vừa qua, lượng hành khách và hàng hóa thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất ngày càng tăng cao. Theo báo cáo của Tổng cục hàng không Việt Nam, lượng hành khách năm 2014 đã đạt 22,1 triệu khách, vượt công suất thiết kế hiện nay là 20 triệu khách/ năm (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015). Để đáp ứng sản lượng hành khách tăng trưởng liên tục, hiện nay CHKQT Tân Sơn Nhất tiếp tục sửa chữa nâng cấp, nâng công suất thiết kế của CHKQT Tân Sơn Nhất từ 20 triệu lên 27 triệu khách/năm. Quá trình nâng cấp công suất của sân bay này được tổng hợp ở Hộp 1-1.
  17. -3- Hộp 1-1: Công suất thiết kế của CHKQT Tân Sơn Nhất CHKQT Tân Sơn Nhất đã được nâng cấp nhiều lần trong quá trình hoạt động tại TP. HCM. Trước năm 2007, nhà ga quốc tế và nhà ga nội địa của Tân Sơn Nhất còn sử dụng chung cơ sở vật chất (nhà ga nội địa hiện nay), công suất thiết kế của sân bay Tân Sơn Nhất là 15 triệu khách/năm. Sau khi khánh thành nhà ga quốc tế mới với công suất 12 triệu khách/năm vào giữa tháng 8 năm 2007, toàn bộ nhà ga quốc tế cũ và nhà ga nội địa cũ được nhập lại thành nhà ga nội địa mới với công suất là 8 triệu khách/năm. Tổng công suất của cả hai nhà ga là 20 triệu khách/năm (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, 2012). Từ tháng 6 năm 2015, CHKQT Tân Sơn Nhất tiếp tục xây dựng nâng cấp nhà ga quốc tế T2. Sau khi hoàn thành mở rộng, CHKQT Tân Sơn Nhất sẽ có tổng diện tích là 115.834m2, tăng hơn 22.000m2 so với hiện nay, năng lực phục vụ của nhà ga quốc tế tăng thêm 3 triệu so với công suất hiện tại. Đồng thời, nhà ga quốc nội cũng có kế hoạch nâng cấp lên 12 triệu khách/năm (Lê Mạnh Hùng ,2015).1 Tổng gộp các phương án nâng cấp, trong những năm sắp tới, công suất của CHKQT Tân Sơn Nhất có khả năng được nâng cấp lên 27 triệu khách/năm. Để đáp ứng lượng khách tiếp tục tăng cao, việc xác định phương án tiếp tục mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất và/hoặc xây mới một CHKQT để bổ sung/thay thế là một vấn đề cấp thiết nhằm đảm bảo giao thông hàng không được thông suốt cho vùng TP.HCM. 1.2.  Vấn đề chính sách Các phương án hiện nay để giải quyết nhu cầu hàng không cho vùng TP. HCM là: i/ Cải tạo mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất; ii/ Xây mới CHKQT Long Thành và sau đó đóng cửa CHKQT Tân Sơn Nhất; iii/ Xây mới CHKQT Long Thành và vẫn duy trì CHKQT Tân Sơn Nhất như hiện tại; iv/ Xây mới CHKQT Long Thành và đồng thời cải tạo mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất. Các phương án trên sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào dự báo nhu cầu tăng trưởng hàng không và khả năng mở rộng công suất CHKQT Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, có ba vấn đề chính gây tranh cãi giữa các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không hiện nay: i/ Tính khả thi 1 Tuy nhiên, theo số liệu của nguồn này thì công suất hiện tại của nhà ga quốc tế lại chỉ được ghi nhận là 10 triệu khách/ năm, thấp hơn công suất công bố của ACV là 12 triệu hành khách/ năm.
  18. -4- về mặt kỹ thuật và kinh tế của phương án mở rộng; ii/ Độ tin cậy của các dự báo tăng trưởng nhu cầu hàng không; iii/ Khái toán tổng vốn đầu tư và khả năng huy động vốn cho dự án CHKQT Long Thành. Theo các Báo cáo đầu tư CHKQT Long Thành, việc mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất là không khả thi vì chi phí quá cao do phải mở rộng thêm 641ha cho giai đoạn 1 và 4.200ha cho đến hết giai đoạn 2. Phương án này cũng được cho là sẽ gặp nhiều trở ngại về mặt kỹ thuật như an ninh quốc phòng, tác động môi trường do tiếng ồn, khó khăn tiếp cận giao thông (Báo cáo đầu tư CHKQT Long Thành, tháng 06/2013). Sân bay này cũng không thể sử dụng đồng thời hai đường cất hạ cánh song song do được thiết kế xây dựng khá gần nhau với khoảng cách 365m, nhỏ hơn tiêu chuẩn an toàn khuyến cáo là 1.035m (Báo Giao thông, 2014). Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành đã có nhiều phản biện liên quan đến kết luận trên và cho rằng CHKQT Tân Sơn Nhất có thể mở rộng với công suất đáp ứng cho nhu cầu hàng không đến năm 2050 với chi phí không quá cao như Báo cáo đầu tư CHKQT Long Thành đã đề cập (Nguyễn Thiện Tống, 2014). Hộp 1-2 Khả năng mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất "Hai đường băng cất hạ cánh song song của Tân Sơn Nhất hiện nay có chiều dài 3.050m và 3.800m, nếu được nâng cấp đường băng ngắn 3.050m lên mức 3.700m (bằng chiều dài đường băng thiết kế cho sân bay thứ nhì của Sydney chứ không cần lãng phí đến 4000m), thì hai đường băng cách nhau 365m này đủ khả năng đảm bảo cho các máy bay lớn cất hạ cánh an toàn khi có những biện pháp kỹ thuật quản lý điều hành không lưu hiện đại. Diện tích cần mở rộng thêm mà phải đền bù giải tỏa sẽ không có hoặc rất ít”. "Lập luận cho rằng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thêm diện tích 641ha nữa sẽ tốn kém 9,1 tỷ USD đền bù giải tỏa là loại lập luận áp đặt việc xây dựng một đường băng thứ ba dài 4.000m một cách lãng phí và không cần thiết." "Nếu nghiên cứu tính toán đúng các biện pháp, như xây dựng thêm sân đỗ máy bay và nhà ga phục vụ hành khách, nâng cấp đường băng cất hạ cánh, mở rộng diện tích một cách hợp lý và vừa phải ở mức 1.200 đến 1.500ha, thì sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn có thể tăng năng suất lên trong khoảng 60 đến 100 triệu khách/năm nhằm đáp ứng nhu cầu hàng không khu vực trong hàng chục năm tới, đến năm 2050 hay hơn nữa”. (Nguyễn Thiện Tống, 2014)
  19. -5- Những lo ngại về tác động ô nhiễm tiếng ồn, độ an toàn, khả năng tiếp cận giao thông hạn chế khi mở rộng công suất CHKQT Tân Sơn Nhất, vốn ở vị trí gần trung tâm thành phố, cũng được phản biện qua thống kê khoảng cách đến trung tâm của 100 sân bay đông khách nhất thế giới (Nguyễn Thiện Tống, 2014). Bảng 1-1 Khoảng cách đến trung tâm thành phố của 100 sân bay đông khách nhất thế giới năm 2011 Khoảng cách Số lượng Sân bay Từ 3,5 km đến 11 Jeju, Dubai, Fukuoka, Logan, Phoenix Sky Harbour, Washington, 5 km San Diego,Benito Juarez, Doha, New Chitose, Fort Launderdale. Trên 5 km đến 18 Salt Lake City, Kingsford-Smith, Ninoy Aquino, Dusseldorf, 10 km McCarran, Berlin, Palma de Mallorca, Copenhagen, Sao Paulo, Schiphol, Madrid, Orlando, Tampa, Lisbon, LaGuardia, Dublin, Xiamen, Cao Khi, Charlotte Douglas. Trên 10 km đến 17 Hartsfield Jackson, Brussels, Philadelphia, Frankfurt, Barcelona, 15 km Miami, Orly, Atalya, Zurich, Hồng Kiều Thượng Hải, Chicago Midway, Manchester, Haneda, Gimpo, Brasilia, Bogota. Trên 15 km đến 12 Indira Gandhi, Song Lưu, Minneapolis, Baltimore, Changi, 20 km Helsinki, Vienna, Brisbane, John F. Kennedy, Jeddah, Soekarno- Hatta, Rio de Janeiro. Trên 20 km đến 13 Seattle-Tacoma, Auckland, San Francisco, Tampo, Heathrow, 25 km Toronto, Tullamarine, Trường Thủy (Vu Gia Bá), Newark, Istanbul, Guarulhos, Suvarnabhumi, Charles de Gaulle. Trên 25 km đến 8 Los Angeles, Chicago O’Hare, Tiêu Sơn Hàng Châu, Bạch Vân 30 km Quảng Châu, Munich, Sheremetyevo, Chhatrapati Shivaji, Phố Đông. Trên 30 km đến 8 Bảo An, Bắc Kinh, Dallas/Fort, Detroit, Hong Kong, Athens, 35 km Riyadh, Fiuminicino. Trên 35 km đến 5 George Bush, Denver, Taiwan Taoyuan, Milano Malpensa. 40 km Trên 40 km đến 8 Moscow, Washington Dulles, Gatwick, Icheon, Oslo, Stanted, 60 km Narita, Kuala Lunpur. Nguồn: Nguyễn Thiện Tống, 2014.
  20. -6- Ngoài vấn đề tranh cãi về khả năng mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất, dự báo nhu cầu hàng không cũng gặp phải nhiều ý kiến bất đồng (Nguyễn Thiện Tống, 2014). Phần phân tích kinh tế, tài chính của các Báo cáo đầu tư CHKQT Long Thành cũng vấp phải sự phản ứng của các chuyên gia, trong đó nhấn mạnh các cơ sở tính toán chi phí - lợi ích còn khá sơ sài (Nguyễn Bách Phúc, 2014). Báo cáo đầu tư CHKQT Long Thành cũng chưa giải quyết được bài toán cân đối vốn trong điều kiện nợ công tăng cao, tính toán suất sinh lời nội bộ thiếu cơ sở khi chỉ đánh giá cho giai đoạn 1 của dự án (Nguyễn Xuân Thành, 2014). như chỉ tính suất sinh lợi nội hoàn kinh tế trên giai đoạn 1 thay vì cho cả dự án (Nguyễn Xuân Thành, 2014). Ngoài ra, ngay cả số liệu thống kê sản lượng thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất trong 15 năm qua cũng gây ra nhiều tranh cãi. Thông cáo báo chí về số liệu thống kê sản lượng thông qua CHKQT Tân Sân Nhất giai đoạn 2005-2014 của Cục Hàng không Việt Nam vẫn chưa giải thích thoả đáng tranh cãi này, như bài tham luận “Cần một cuộc kiểm tra độc lập về số liệu sản lượng hàng không thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất” (Nguyễn Thiện Tống, 2015). Dự báo tăng trưởng quá chênh lệch với tiềm năng sẽ tác động sai lệch đến việc lựa chọn phương án đáp ứng nhu cầu hàng không cho vùng TP.HCM. Chi phí đầu tư cho CHKQT Long Thành cũng được đánh giá là cao đối với quy mô thiết kế với chỉ số giá trị đầu tư xây dựng cho 1 hành khách là 187 USD. Ngày 26-2, giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo bổ sung về dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thừa nhận số vốn khái toán trình Quốc hội trước đây (18,7 tỉ USD) “được lập trên cơ sở suất đầu tư có độ chính xác chưa cao”.2 Chỉ số giá trị đầu tư xây dựng cho 1 hành khách trung bình của một số sân bay quốc tế trong khu vực chỉ ở mức 73 USD/ khách (Malaysia Airports Holdings Berhad, 2014). 2 Lê Kiên (2015).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0