Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 4
download
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tác động của chính sách tăng vốn (cụ thể là Nghị định 141/2006/NĐ-CP) đến rủi ro của các NHTM ngân hàng. Từ đó, đề xuất giải pháp phù hợp để duy trì sự ổn định và đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG THỊ HỒNG LAM TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG THỊ HỒNG LAM TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2016 Tác giả Trương Thị Hồng Lam
- -ii- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Trần Thị Quế Giang đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu. Cảm ơn Cô đã đưa ra những góp ý để đề tài đi đúng định hướng ban đầu. Tiếp theo, tôi xin được gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy Cô và các anh chị công tác tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi được thụ hưởng môi trường học thuật nghiêm túc. Tôi cũng xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến chú Nguyễn Ngọc Việt – Giám đốc Agribank Bình Dương đã tin tưởng, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu; cảm ơn anh Phạm Đức Chính, chị Phạm Thị Phương Thúy là những người bạn đặc biệt, đã đồng hành, gắn bó cùng tôi trong hai năm học tập tại Chương trình. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đặc biệt là tập thể học viên MPP7 đã luôn động viên, cổ vũ để những ngày học tập tại Chương trình là những trải nghiệm đầy mới mẻ và thú vị.
- -iii- TÓM TẮT Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành với mục tiêu tăng năng lực tài chính, tăng tính an toàn, hiệu quả cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sau khi chính sách này có hiệu lực, hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng bất ổn, cụ thể nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng bị giám sát đặc biệt, bị yêu cầu tái cơ cấu và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải mua lại với giá 0 đồng. Từ những thực tế trên, tác giả đưa ra giả thuyết rằng mặc dù các quy định về an toàn vốn ngày càng chặt chẽ dưới góc độ văn bản nhưng thực tế thực hiện còn nhiều tồn tại dẫn đến tăng rủi ro. Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm định giả thuyết trên. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp. Biến chính sách được sử dụng là thay đổi của vốn (được đại diện bởi vốn điều lệ) và thay đổi của nợ xấu (được đại diện bởi hai biến (i) tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ, (ii) tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ). Bộ dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính (BCTC) có kiểm toán của 29 Ngân hàng thương mại (NHTM) từ năm 2005-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam phân bố không đồng đều, hầu hết các ngân hàng có quy mô nhỏ; cơ cấu tài sản và thị phần tín dụng chủ yếu tập trung vào 4 NHTM quốc doanh. Nhóm ngân hàng này có tiềm lực tài chính mạnh và mạng lưới chi nhánh rộng khắp tạo sức ép cạnh tranh mạnh mẽ lên nhóm NHTM nhỏ. Trong bối cảnh này, chính sách tăng vốn ban hành theo cách đánh đồng lên tất cả các đối tượng ngân hàng dẫn đến kết quả là các ngân hàng đủ vốn thì tiếp tục tăng vốn còn ngân hàng thiếu vốn thì càng khó tăng vốn. Nghiên cứu cũng phát hiện quá trình tăng vốn làm gia tăng nợ xấu ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng này là (i) áp lực tăng vốn khiến ngân hàng tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược không phù hợp, biến ngân hàng trở thành sân sau cho các dự án tham vọng và rủi ro; (ii) quy mô vốn tăng nhanh, năng lực quản lý không tương thích với quy mô dẫn đến tăng rủi ro và (iii) ngân hàng vận dụng sở hữu chéo để lách các quy định về an toàn vốn. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy, các NHTM có quy mô lớn có nợ xấu cao hơn các NHTM còn lại do tồn tại tâm lý ỷ lại vào sự bảo vệ của Chính phủ. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm gia tăng tính lành mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam như (i) việc ban hành chính sách cần có lộ trình, cần nghiên cứu trước tác động chính sách lên các đối tượng liên quan, các yêu cầu chính
- -iv- sách nên dựa vào một tỷ lệ tương đối để các ngân hàng tự điều chỉnh theo khả năng của mình thay vì đưa ra con số tuyệt đối như hiện nay; (ii) đối với công tác quản lý sở hữu chéo cần xác định rõ “người liên quan”, “người sở hữu cuối cùng” để phát hiện và áp dụng các quy định điều chỉnh cho phù hợp; (iii) xóa bỏ tâm lý ỷ lại, kiên quyết xử lý ngân hàng yếu kém trên tinh thần sẵn sàng chấp nhận giải thể, phá sản.
- -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT........................................................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................... ix DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................................. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.5. Nguồn dữ liệu .......................................................................................................... 3 1.6. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC................................... 4 2.1. Định nghĩa rủi ro và cách đo lường ........................................................................... 4 2.2. Các quy định về yêu cầu vốn và cách đo lường ......................................................... 5 2.3. Mối quan hệ giữa yêu cầu về vốn và rủi ro ngân hàng .............................................. 7 2.4. Tổng quan các mô hình nghiên cứu trước ................................................................. 9 CHƯƠNG 3 .................................................................................................................... 11 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 11 3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 11 3.2. Phương pháp ước lượng mô hình ............................................................................ 16 CHƯƠNG 4 .................................................................................................................... 18
- -vi- PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................. 18 4.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả ........................................................................... 18 4.1.1. Số lượng và loại hình sở hữu của các NHTM trong mẫu nghiên cứu ....................... 18 4.1.2. Quy mô tổng tài sản ............................................................................................... 18 4.1.3. Vốn chủ sở hữu ...................................................................................................... 19 4.1.3.1. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ............................................................ 19 4.1.3.2. Vốn điều lệ .................................................................................................... 20 4.1.3.3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR ..................................................................... 21 4.1.4. Tình hình cho vay................................................................................................... 22 4.1.4.1. Về tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản.................................................................... 22 4.1.4.2. Về thị phần tín dụng ....................................................................................... 23 4.1.4.3. Về tăng trưởng dư nợ ..................................................................................... 24 4.1.5. Suất sinh lợi ........................................................................................................... 25 4.1.6. Rủi ro của các ngân hàng ........................................................................................ 25 4.1.7. Tóm lược đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................... 27 4.2. Kết quả phân tích định lượng .................................................................................... 28 4.2.1. Sức ép của chính sách lên thay đổi vốn................................................................... 28 4.2.2. Tác động của quá trình tăng vốn lên rủi ro ngân hàng ............................................. 32 CHƯƠNG 5 .................................................................................................................... 36 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................................................... 36 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 36 5.2. Gợi ý chính sách..................................................................................................... 36 5.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 38 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 42
- -vii- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2SLS Two Stage Least Squares Hồi quy tối thiểu hai giai đoạn AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BCTC Báo cáo tài chính CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Đ.t.g Đồng tác giả FCB First Joint Stock Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần Bank Đệ Nhất GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần OLS Ordinary Least Squares Bình phương tối thiểu thông thường ROA Return on Asset Suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Return on Equity Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu SCB Saigon Commercial Joint Stock Ngân hàng thương mại cổ phần Bank Sài Gòn TCTD Tổ chức tín dụng TNB Ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa
- -viii- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Mô tả biến ND141 và KDND141..................................................................... 13 Bảng 3.2. Mô tả biến NHNN ........................................................................................... 14 Bảng 3.3. Tóm tắt các biến trong mô hình và dấu kỳ vọng ............................................... 16 Bảng 4.1. Mô tả loại hình ngân hàng trong mẫu nghiên cứu theo từng năm...................... 18 Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ ở 3 nhóm ngân hàng ........................................ 21 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình thể hiện tác động của sức ép chính sách lên thay đổi vốn .................................................................................................................. 28 Bảng 4.4. Các NHTMCP nông thôn chuyển đổi sang NHTMCP đô thị giai đoạn 2006 - 2008 ................................................................................................................ 29 Bảng 4.5. Các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 1000 tỷ tại thời điểm 31/12/2008 ............... 30 Bảng 4.6. Các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3000 tỷ tại thời điểm 31/12/2010 ............... 30 Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mô hình tác động của quá trình tăng vốn lên rủi ro ............. 32
- -ix- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1. Đồ thị mô tả cơ cấu tổng tài sản theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi tổng tài sản trong giai đoạn nghiên cứu .............................................................................. 19 Hình 4.2. Đồ thị mô tả cơ cấu vốn theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của cơ cấu vốn trung bình trong giai đoạn nghiên cứu.............................................................. 20 Hình 4.3. Đồ thị mô tả vốn điều lệ theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của vốn điều lệ trong giai đoạn nghiên cứu .............................................................................. 21 Hình 4.4. Đồ thị mô tả tỷ số CAR theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của tỷ số CAR trung bình trong giai đoạn nghiên cứu.............................................................. 22 Hình 4.5. Đồ thị mô tả tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản trung bình theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của tỷ lệ này trong giai đoạn nghiên cứu ........................................ 23 Hình 4.6. Đồ thị mô tả thị phần tín dụng theo nhóm ngân hàng ........................................ 23 Hình 4.7. Đồ thị mô tả tốc độ tăng trưởng dư nợ trung bình theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của tỷ lệ này trong giai đoạn nghiên cứu ............................................ 24 Hình 4.8. Đồ thị mô tả ROA trung bình theo nhóm ngân hàng và sự thay đổi của ROA trong giai đoạn nghiên cứu .............................................................................. 25 Hình 4.9. Đồ thị mô tả sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ; tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ trong giai đoạn nghiên cứu và thay đổi của chỉ số này theo nhóm ngân hàng ........................................................................................................ 26
- -x- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các ngân hàng có sở hữu vốn Nhà nước trên 20%........................................... 42 Phụ lục 2. Kết quả kiểm định tính đồng thời .................................................................... 43 Phụ lục 3. Thống kê mô tả ............................................................................................... 45 Phụ lục 4. Biểu đồ phân phối ........................................................................................... 45 Phụ lục 5: Tương quan giữa các biến định lượng trong mô hình ...................................... 47 Phụ lục 6: Kết quả mô hình hồi quy ................................................................................. 47
- -1- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Theo thông lệ quốc tế, quy mô vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng. Tại Việt Nam, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế ngày càng quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực trạng hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý như Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia luôn đưa ra nhiều cơ chế, chính sách đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, trong đó nhấn mạnh việc tăng vốn tự có để đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Cụ thể, ngày 03/10/1998 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 82/1998/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Theo đó, vốn pháp định của từng ngân hàng tùy thuộc vào loại hình ngân hàng và địa bàn hoạt động, với mức vốn điều lệ cao nhất là 1.100 tỷ đồng cho NHTM quốc doanh (không kể Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) và mức vốn điều lệ thấp nhất là 5 tỷ đồng cho NHTMCP nông thôn. Đến ngày 22/11/2006, Nghị định 141/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định 82/1998/NĐ-CP nêu trên, đưa ra lộ trình tăng vốn pháp định mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, đến ngày 31/12/2008 các NHTM Nhà nước phải có vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng, các NHTM cổ phần phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng; đến ngày 31/12/2010 cả NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần đều phải có vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng. Các chính sách trên cho thấy quản lý Nhà nước đối với mức độ đủ vốn của các NHTM ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tế là sau một thời gian thực hiện chính sách này, hệ thống ngân hàng ngày càng bất ổn, cụ thể nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng bị giám sát đặc biệt, bị yêu cầu tái cơ cấu và NHNN phải mua lại với giá 0 đồng. Nhận định về tình hình này, Nguyễn Đức Mậu và đ.t.g (2012) cho rằng trong thời gian ngắn các NHTM buộc phải tăng vốn trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ đã tạo động cơ hình thành cấu trúc sở hữu chéo và sở hữu chéo đã vô hiệu tất cả các quy định về đảm bảo an toàn, là tiền đề cho những nguy cơ rủi ro sau này. NHNN (2011) cũng phát biểu là có tồn tại nhóm lợi ích và sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đã xuất hiện tình trạng vi phạm các quy định an toàn hoạt động tín dụng với nhiều kỹ thuật khác nhau gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý sai phạm.
- -2- Từ những thực tế trên, tác giả đưa ra giả thuyết rằng mặc dù các quy định về an toàn vốn ngày càng chặt chẽ dưới góc độ văn bản nhưng thực tế thực hiện còn nhiều tồn tại cả trong quản trị ngân hàng và quản lý Nhà nước dẫn đến tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với đề tài nghiên cứu “Tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam” tác giả sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết trên. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tác động của chính sách tăng vốn (cụ thể là Nghị định 141/2006/NĐ-CP) đến rủi ro của các NHTM ngân hàng. Từ đó, đề xuất giải pháp phù hợp để duy trì sự ổn định và đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Với mục tiêu trên, đề tài sẽ nghiên cứu để lần lượt trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất, sức ép của chính sách tăng vốn lên nhóm ngân hàng đủ vốn và nhóm ngân hàng chưa đủ vốn như thế nào? Thứ hai, quá trình tăng vốn tác động như thế nào đến rủi ro của các NHTM Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chính sách tăng vốn điều lệ và rủi ro của các NHTM tại Việt Nam (loại trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu kinh tế vĩ mô và báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 29 NHTM trong giai đoạn 2005-2014. Tác giả chọn năm 2005 làm mốc nghiên cứu vì tính sẵn có của dữ liệu, đồng thời Nghị định 141/2006/NĐ-CP ban hành năm 2006 nên chọn năm 2005 để có thời gian nghiên cứu đủ dài. Dữ liệu ban đầu được thu thập từ 34 ngân hàng thương mại, tuy nhiên trong nghiên cứu có sử dụng các dữ liệu chi tiết như tỷ lệ nợ xấu nên số lượng ngân hàng phù hợp chỉ còn 29 ngân hàng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp. Trong đó, nghiên cứu định tính dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu trước về rủi ro tín dụng, về yêu cầu vốn, về mối quan hệ giữa yêu cầu vốn và rủi ro, đồng thời phân tích thực tế hệ thống NHTM Việt Nam để dự đoán tác động của chính sách tăng vốn điều lệ lên rủi ro ngân hàng ở Việt Nam. Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa vào khung phân tích của
- -3- Shrieves & Dahl (1992), đồng thời kiểm soát yếu tố quyền lực thị trường theo khung phân tích của Delis & đ.t.g (2009), kiểm soát yếu tố cấu trúc sở hữu theo khung phân tích của Luc Laeven & Levine (2009) để lượng hóa tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. Khung phân tích của Shrieves & Dahl (1992) đã được sử dụng để nghiên cứu về chủ đề này ở nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Bangladesh, Thụy Sĩ…nên tác giả tiếp tục lựa chọn để nghiên cứu trường hợp Việt Nam. 1.5. Nguồn dữ liệu Dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất là từ website http://finance.vietstock.vn/, đây là trang tổng hợp các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các báo cáo tài chính sử dụng đều đã được kiểm toán. Nguồn thứ hai là từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê. 1.6. Kết cấu đề tài Đề tài có 5 chương. Chương 1 giới thiệu bối cảnh, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 gồm 2 phần là cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước. Phần cơ sở lý thuyết, các lý thuyết được sử dụng là (i) rủi ro tín dụng, (ii) yêu cầu về vốn và (iii) mối quan hệ giữa yêu cầu về vốn với rủi ro. Phần tổng quan nghiên cứu trước, tác giả tóm lược các nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia khác về chủ đề này. Chương 3, tác giả dựa vào kết quả Chương 2 để xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4 gồm 2 phần là thống kê mô tả và phân tích định lượng. Phần thống kê mô tả, tác giả tóm lược các đặc điểm của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu thông qua các tiêu chí tổng tài sản, cơ cấu vốn, dư nợ, hiệu quả hoạt động và rủi ro. Phần phân tích định lượng, tác giả trình bày và giải thích kết quả mô hình định lượng. Chương 5 tác giả kết luận và gợi ý chính sách.
- -4- CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC Nghiên cứu tác động của chính sách tăng vốn điều lệ đến rủi ro ngân hàng, tác giả sử dụng các lý thuyết về (i) rủi ro tín dụng, (ii) yêu cầu về vốn; (iii) mối quan hệ giữa yêu cầu về vốn và rủi ro. Tiếp theo, tác giả tóm lược những nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa yêu cầu vốn và rủi ro ngân hàng đã được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. 2.1. Định nghĩa rủi ro và cách đo lường Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ tiếp cận rủi ro theo hướng là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng, có thể chia thành nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn…nhưng tác giả chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng do hoạt động tín dụng là hoạt động trọng yếu của các NHTM Việt Nam. Rủi ro tín dụng theo định nghĩa của Ủy ban Basel là “khả năng một người vay hoặc đối tác không đáp ứng được nghĩa vụ của mình theo điều khoản thỏa thuận”. Còn theo NHNN Việt Nam thì “rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” (Khoản 1, Điều 2, Quyết định 493/2005/NHNN). Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng gồm có bất cân xứng thông tin; áp lực cạnh tranh và tăng trưởng tín dụng nên lựa chọn khách hàng dưới chuẩn; tâm lý bầy đàn; cho vay dựa trên tài sản thế chấp hoặc quan hệ. Trong các nghiên cứu về rủi ro, rủi ro thường được đo lường bằng chỉ số Z-score hoặc tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu của tác giả chỉ có từ năm 2005, nếu tính toán chỉ số Z-score thì phải mất độ trễ 2 năm, giai đoạn nghiên cứu sẽ bị thu hẹp thành từ 2008 - 2014, nên không đánh giá được tác động chính sách. Do đó, tác giả sẽ chọn tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ để đại diện cho rủi ro ngân hàng như các nghiên cứu của Shrieves và Dahl (1992); Bertrand (2001); Tan và Floros (2013); Rahman và đ.t.g (2015). Về nợ xấu ngân hàng, trong Báo cáo triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam của Moody’s Investor Service (2014) trích trong Võ Phượng Hà Chiêu (2014) có đưa ra nhiều
- -5- cách đo lường như: (i) tỷ lệ nợ xấu theo công bố chính thức từ các ngân hàng thương mại; (ii) tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ tái cấu trúc theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN hoặc Quyết định 780/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; (iii) tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản bao gồm các đầu tư chứng khoán, cho vay liên ngân hàng, khoản phải thu khác – các mục theo quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phép các ngân hàng tránh ghi nhận vào khoản nợ xấu. Nghiên cứu của Võ Phượng Hà Chiêu (2014) đưa ra cách tính mới về tỷ lệ nợ xấu, đó là chỉ số tỷ lệ tài sản có khác trên tổng tài sản do đặc thù của các NHTM Việt Nam là một phần nợ xấu thực tế không được phân loại và hạch toán đầy đủ trong khoản mục nợ xấu mà được đưa vào khoản mục tài sản có khác. Nguyễn Xuân Thành (2015) cũng phát hiện rằng nhiều NHTM có tỷ lệ tài sản có khác trên tổng tài sản lớn hơn 20% vào cuối quý 3/2011 đã được NHNN xác định thuộc diện yếu kém phải tái cơ cấu sau này như NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Tín Nghĩa, NHTMCP Phương Tây, NHTMCP Dầu khí Toàn Cầu và NHTMCP Tiên Phong. Do đó, giá trị tài sản có khác có thể là một chỉ báo tốt cho nợ xấu ngân hàng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai biến đo lường nợ xấu gồm (i) tỷ lệ nợ xấu theo công bố chính thức của ngân hàng thương mại; (ii) tỷ lệ nợ xấu và tài sản có khác trên dư nợ (giá trị tài sản có khác được tính từ hai tiểu mục “Các khoản lãi, phí phải thu” và “Tài sản khác” trong bảng cân đối kế toán của các NHTM). 2.2. Các quy định về yêu cầu vốn và cách đo lường Tiêu chí để đo lường việc đảm bảo vốn chủ sở hữu theo thông lệ quốc tế là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), tuy nhiên cũng có nhiều quốc gia điều chỉnh bằng một mức vốn điều lệ cụ thể. Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hiệp ước Basel I quy định các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức an toàn 8%. Chỉ số CAR này được tính toán bằng tỷ lệ của vốn tự có trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro. Basel I phân chia vốn tự có thành nhiều cấp dựa vào mức độ chủ động sử dụng nguồn vốn để ứng phó với rủi ro; tổng tài sản được tính theo trọng số rủi ro, có 4 mức rủi ro khác nhau là 0%, 20%, 50%, 100%. Tuy nhiên, rủi ro được đề cập chỉ là rủi ro tín dụng, không có rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường và trọng số rủi ro chỉ phụ thuộc vào tài sản đảm bảo, nhóm khách hàng. Đến Basel II, trọng số rủi ro đã được mở rộng sang phụ thuộc vào độ nhạy rủi ro và hệ số tín nhiệm của từng khách hàng. Với cách tính như trên thì dựa vào chỉ số CAR
- -6- có thể xác định được khả năng ngân hàng đối mặt với các rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng. Do đó, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này đồng nghĩa với việc ngân hàng đó ổn định, có khả năng bảo vệ người gửi tiền. Theo công thức tính chỉ số CAR, để tăng chỉ số này thì cần tăng vốn tự có của ngân hàng hoặc giảm tài sản rủi ro. Do đó, một số quốc gia như Áo, Thụy Sĩ, Croatia, Mông Cổ, Lào…yêu cầu NHTM phải đáp ứng một mức vốn điều lệ tối thiểu như là một cách tăng vốn tự có, từ đó tăng chỉ số CAR. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa việc tăng vốn tự có và tăng chỉ số CAR chỉ đúng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, tăng vốn điều lệ có thể làm giảm chỉ số CAR do để thu hút được nhà đầu tư nhằm đạt mục tiêu tăng vốn điều lệ, các ngân hàng buộc phải mở rộng đầu tư, gia tăng tín dụng để tăng ROE, khi đó tài sản rủi ro tăng lên, chỉ số CAR có thể không tăng. Ở Việt Nam, Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN yêu cầu tỷ lệ CAR là 8% với cách tính tương đối tiếp cận Basel I. Sau đó, thông tư 13/2010/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN nâng tỷ lệ CAR lên 9%; các thông tư 19/2010/TT-NHNN và thông tư 22/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung thông tư 13/2010/TT-NHNN với cách tiếp cận ngày càng gần với Basel II. Tuy nhiên, rủi ro trong công thức tính CAR của Việt Nam cũng chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng, bỏ qua rủi ro tác nghiệp và rủi ro thị trường; cách phân chia tài sản theo trọng số rủi ro chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo. Ngoài ra, ở Việt Nam còn yêu cầu thêm về mức độ vốn điều lệ tối thiểu. Văn bản điều chỉnh hiện hành là Nghị định 141/2006/NĐ-CP, theo đó tất cả các NHTM phải có vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng. Theo Luật doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Như vậy đối với NHTMCP đang nghiên cứu thì vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua. Trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa yêu cầu vốn và rủi ro, vốn ngân hàng thường được đo lường bằng (i) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Shrieves và Dah, 1992), (Jacques và Nigro, 1994), (ii) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tính theo trọng số rủi ro (Tan và Floros, 2013); (Rahman và đ.t.g, 2015), (iii) tỷ lệ tài sản tính theo trọng số rủi ro trên tổng tài sản (Bertrand, 2001) và (iv) vốn điều lệ (Lê Thanh Ngọc và đ.t.g, 2015).
- -7- Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu về tác động của Nghị định 141/2006/NĐ-CP lên rủi ro nên sử dụng biến vốn điều lệ để đo lường mức vốn. Vốn điều lệ sẽ được lấy logarit để giảm sự biến thiên của dữ liệu. 2.3. Mối quan hệ giữa yêu cầu về vốn và rủi ro ngân hàng Mục tiêu chính sách của các quy định yêu cầu vốn tối thiểu là nhằm đảm bảo tính an toàn cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cả trên lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đều chứng minh mối quan hệ giữa yêu cầu vốn và rủi ro ngân hàng có thể tích cực hoặc tiêu cực. Giải thích tác động tích cực (tăng vốn làm giảm rủi ro), lý thuyết phát tín hiệu (signaling theory) cho rằng ngân hàng tăng giá trị vốn chủ sở hữu để phát tín hiệu về triển vọng hiệu quả trong tương lai từ đó giảm rủi ro. Lý thuyết chi phí phá sản dự kiến (expected bankcruptcy cost hypothesis) cho rằng ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao trở thành bộ đệm giúp ngân hàng hạn chế rủi ro. Lý thuyết rủi ro lợi nhuận (risk return hypothesis) cho rằng ngân hàng giảm đòn bẩy tài chính (tăng vốn chủ sở hữu) sẽ an toàn hơn. Còn lý thuyết về giá trị thương hiệu cho rằng ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn có xu hướng hành động ít rủi ro hơn để bảo tồn giá trị thương hiệu đó (Marcus, 1984); (Keeley, 1990). Theo Black, Miller và Posner (1978), Kim và Santomero (1988) thì để tối đa hóa giá trị vốn chủ sở hữu, nhà điều hành ngân hàng thường giảm vốn chủ sở hữu, tăng cường sử dụng nợ dẫn đến gia tăng rủi ro. Đồng thời, việc tăng vốn chủ sở hữu làm tăng tính chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, họ sẽ đưa ra tiêu chí chặt chẽ hơn khi chấp nhận khoản vay nên rủi ro thấp hơn (Bolt và Tieman, 2004). Về bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu của Tan và Floros (2013) về mối quan hệ giữa mức vốn, rủi ro và lợi nhuận tại 101 ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2003- 2009 kết luận rằng có tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa mức vốn và rủi ro phá sản ngân hàng (Z-score). Theo Tan và Floros (2013), các ngân hàng có mức vốn cao có khả năng bù đắp cho những khoản lỗ từ các khoản vay không hiệu quả từ đó làm giảm nguy cơ rủi ro, ngược lại những ngân hàng có nguy cơ rủi ro cao cần có một lượng vốn lớn để bù đắp từ đó làm giảm quỹ vốn. Nghiên cứu của Altunbas và đ.t.g (2007) ở các ngân hàng tại 15 quốc gia Châu Âu từ năm 1992-2000 và nghiên cứu của Rahman và đ.t.g (2015) tại 30 ngân hàng Bangladesh từ năm
- -8- 2008-2012 cũng tìm được mối quan hệ ngược chiều của vốn và rủi ro, các tác giả này đều giải thích rằng tăng vốn làm tăng trách nhiệm chủ sở hữu nên giảm hành vi rủi ro. Giải thích tác động tiêu cực (tăng vốn làm tăng rủi ro), lý thuyết “quá lớn để đổ vỡ” cho rằng ngân hàng có quy mô lớn có xu hướng ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước nên tăng hành vi rủi ro (Mishkin, 1999). Các lý thuyết về chi phí của việc thiếu vốn cho rằng nếu các thông tin về ngân hàng thiếu vốn bị truyền ra ngoài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngân hàng; ngân hàng có thể chịu phạt theo quy định; các cổ đông sẽ bị yêu cầu góp thêm vốn... nên các ngân hàng có độ bất ổn càng cao thì càng duy trì vốn cao (Buser, Chen và Kane, 1981). Theo Hellmann và đ.t.g (2000), yêu cầu vốn làm cho suất sinh lợi giảm sút, làm giảm giá trị của các ngân hàng, do đó khuyến khích hành vi rủi ro. Còn theo Luc Laeven và Levine (2009) để thu hút được nhà đầu tư nhằm đạt được mục tiêu tăng vốn, ngân hàng phải mở rộng đầu tư rủi ro để đạt được mức ROE đã hứa với cổ đông… Ngoài ra, cơ quan quản lý điều chỉnh tài sản rủi ro theo mức vốn ngân hàng nên ngân hàng có xu hướng tự nguyện tăng vốn để được tăng đầu tư rủi ro và ngược lại sao cho tỷ lệ CAR không đổi. Sự thay đổi của rủi ro và sự thay đổi của mức vốn là cùng chiều để cùng đạt được yêu cầu của cơ quan quản lý (Merton, 1972); (Kim và Santomero, 1988). Về bằng chứng thực nghiệm, nghiên cứu của Shrieves và Dahl (1992) dựa vào số liệu của gần 1800 tổ chức tín dụng Hoa Kỳ trong giai đoạn từ tháng 12/1983 đến tháng 12/1987 kết luận rằng có mối tương quan đồng biến giữa thay đổi vốn và rủi ro của ngân hàng, các ngân hàng có xu hướng bù đắp tổn thất của việc tăng vốn bằng cách thay đổi danh mục tài sản rủi ro. Do đó, nguyên nhân mà tăng vốn gây ra rủi ro là do chủ sở hữu hoặc nhà quản lý ngân hàng tăng thái độ chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu không tìm được mối quan hệ rõ ràng giữa chính sách tăng vốn và rủi ro ngân hàng. Ví dụ nghiên cứu của Haq và Heaney (2012) sử dụng số liệu 15 ngân hàng ở Châu Âu trong giai đoạn từ năm 1996-2005 kết luận có mối quan hệ giữa mức vốn và ổn định theo mô hình chữ U, tức là mức vốn tăng lên đầu tiên làm giảm rủi ro nhưng đến một điểm nào đó thì lại làm tăng rủi ro. Nghiên cứu của Bertrand (2001) ở 154 ngân hàng Thụy Sĩ trong giai đoạn từ 1989-1995, đo lường hành vi chấp nhận rủi ro thông qua tỷ lệ tài sản tính theo trọng số rủi ro trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy áp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 79 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 69 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 46 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 50 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn