intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của thể chế đến khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu xem các yếu tố thể chế có tác động như thế nào đến tinh thần doanh nhân của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015. Từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân hướng đến mục tiêu tới năm 2020 cả nước có ít nhất một triệu doanh nghiệp do tư nhân làm chủ mà Nghị quyết số 35/NQ-CP mà Chính phủ đã đề ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của thể chế đến khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN THANH TRÚC TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRẦN THANH TRÚC TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện dựa trên bộ dữ liệu và các trích dẫn có dẫn nguồn cụ thể theo quy định của Chương trình. Luận văn thể hiện kết quả nghiên cứu thực nghiệm, không hoàn toàn phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày11 tháng 8 năm 2017 Tác giả Trần Thanh Trúc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Đinh Công Khải người đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Thầy Lê Vũ Quân, Đại học Seattle đã đóng góp những ý kiến quý báu, củng cố thêm cho tôi nhiều kiến thức, giới thiệu nhiều tài liệu tham khảo quý giá và trên hết là gợi mở cho tôi nhiều hướng đi mới trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh đề tài. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô và các Anh/Chị nhân viên trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã trang bị cho tôi những kiến thức và kỹ năng, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, các thủ tục cần thiết trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn các Anh, Chị, Em học viên khóa MPP8 đã hỗ trợ, động viên trong suốt khóa học cũng như thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình và đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, để tôi có được nhiều trải nghiệm mới mẻ và hoàn thành nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn tất cả! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 8 năm 2017 Tác giả Trần Thanh Trúc
  5. iii TÓM TẮT Tinh thần doanh nhân là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Từ lâu, thúc đẩy tinh thần doanh nhân đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của nhiều nước đang phát triển và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Bên cạnh các yếu tố cá nhân, tâm lý xã hội và kinh tế, thể chế là một biến số quan trọng có tác động đến tinh thần doanh nhân. Bởi lẽ, chất lượng thể chế có tốt thì mới tạo ra nhiều cơ hội cho việc khai thác các nguồn lực của nền kinh tế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu xem các yếu tố thể chế có tác động như thế đến tinh thần doanh nhân của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015. Từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân hướng đến mục tiêu tới năm 2020 cả nước có ít nhất một triệu doanh nghiệp do tư nhân làm chủ mà Nghị quyết số 35/NQ-CP mà Chính phủ đã đề ra. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với nguồn thông tin được thu thập từ dữ liệu thứ cấp thông qua các khảo sát, thống kê của Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các tỉnh/thành phố, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các nhóm yếu tố đại diện cho thể chế, Chi phí gia nhập thị trường và Tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất là hai yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến tinh thần doanh nhân tại Việt Nam. Chi phí gia nhập thị trường ngày càng được cải thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tuy nhiên vẫn còn cao so với các quốc gia trong khu vực. Trong khi đó, tiếp cận đất đai và thiếu quyền sở hữu đất được xem là rào cản lớn mà không chỉ các doanh nghiệp phải đối mặt mà còn tạo không ít khó khăn cho khu vực sản xuất kinh doanh cá thể. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị nhằm giảm chi phí gia nhập thị trường dựa trên thực tiễn tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia đã thành công như Malaysia, Singapore, Hàn Quốc. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận đất đai, minh bạch hóa kế hoạch, thủ tục quy hoạch giúp doanh nghiệp an tâm hơn và có những phương án sử dụng đất hiệu quả.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................................viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................................................ 1 1.3 Câu hỏi chính sách ........................................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.5 Cấu trúc của luận văn....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 5 2.1 Tinh thần doanh nhân ...................................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm ...................................................................................................................... 5 2.1.2 Vai trò của tinh thần doanh nhân trong nền kinh tế ...................................................... 6 2.1.3 Tiêu chí đo lường tinh thần doanh nhân ....................................................................... 7 2.2 Sự phát triển của nền kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015 .............. 10 2.2.1 Doanh nghiệp ngoài nhà nước .................................................................................... 10 2.2.2 Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp (CSSXKDCT) ............................ 12 2.3 Thể chế ........................................................................................................................... 13 2.3.1 Khái niệm .................................................................................................................... 13 2.3.2 Tác động của thể chế đến tinh thần doanh nhân ......................................................... 13 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................... 16 3.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................................ 16 3.1.1 Biến phụ thuộc ............................................................................................................ 16 3.1.2 Biến độc lập ................................................................................................................ 18 3.1.3 Biến kiểm soát ............................................................................................................ 21
  7. v 3.2 Mô hình hồi quy. ............................................................................................................ 22 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 24 4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 24 4.2 Kết quả hồi quy .............................................................................................................. 25 4.3 Phân tích kết quả hồi quy .......................................................................................... - 30 - CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. - 38 - 5.1 Kết luận ..................................................................................................................... - 38 - 5.2 Kiến nghị chính sách................................................................................................. - 38 - 5.3 Hạn chế của đề tài ..................................................................................................... - 40 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ - 42 - PHỤ LỤC ....................................................................................................................... - 46 -
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CSSX Non - Farm Individual Business Cơ sở sản xuất kinh doanh cá Establishment thể phi nông nghiệp DN Enterprise Doanh nghiệp DNNN State-Owned Enterpris Doanh nghiệp nhà nước DNNNN Non State-Owned Enterprise Doanh nghiệp ngoài nhà nước GEM Global Entrepreneurship Monitor Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu GDP Gross Domectic Product Tổng sản phẩm quốc nội PCI The Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Index tỉnh PCA Principal Component Analysis Phân tích thành phần chính TEA Total Early-stage Entrepreneurial Tỷ lệ các hoạt động kinh doanh Activity ở giai đoạn đầu TTDN Entrepreneurship Tinh thần doanh nhân
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Chỉ tiêu đo lường tinh thần doanh nhân và các nghiên cứu trước .......................... 9 Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005-2014 .................................... 11 Bảng 3.1 Tóm tắt các biến nghiên cứu ................................................................................ 18 Bảng 3.2 Tương quan giữa các biến độc lập........................................................................ 21 Bảng 4.1 Quy mô khu vực kinh tế tư nhân 2005 – 2014 ..................................................... 26 Bảng 4.2 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình .................................................... 26 Bảng 4.3. Hồi quy dữ liệu bảng theo OLS, FEM và REM .................................................. 28 Bảng 4.4. Hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp sai số chuẩn mạnh .............................. 30
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Số lượng DN đăng ký thành lập mới giai đoạn 2000 – 2016 ................................. 2 Hình 1.2. Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2015 ..................................................... 3 Hình 2.1 Tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp ngoài nhà nước trong tổng doanh nghiệp trong nước (%) ...................................................................................... 10 Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2005-2014 của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (%)........................................................................................................................ 11 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................. 16 Hình 4.1 Số lượng doanh nghiệp ngoài nước trên 1000 dân tại các thành phố trực thuộc trung ương ............................................................................................................................ 26 Hình 4.2 Thời gian thực hiện các bước gia nhập thị trường cơ bản .................................... 32 Hình 4.3 Sự thay đổi của các chỉ số thành phần trong Chi phí gia nhập thị trường ............ 33 Hình 4.4 Hoạt động khởi sự kinh doanh .............................................................................. 34
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Tinh thần doanh nhân được xem là một trong những “cỗ xe chính” hay “động lực chính” của tăng trưởng kinh tế (Anokhin và công sự, 2008). Dejardin (2000) cũng khẳng định rằng một nền kinh tế càng có thêm nhiều doanh nhân thì nền kinh tế đó càng tăng trưởng nhanh. Kinh nghiệm phát triển của nhiều quốc gia cho thấy nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tinh thần doanh nhân và khuyến khích các cá nhân khởi nghiệp thì đây chính là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng bền vững. Vì vậy, thúc đẩy tinh thần doanh nhân trở thành chiến lược ưu tiên của chính phủ nhiều nước, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Có bốn nhóm yếu tố tác động mạnh mẽ cần được quan tâm khi nghiên cứu về tinh thần doanh nhân là (i) các yếu tố văn hóa, xã hội, (ii) các yếu tố cá nhân (iii) các yếu tố kinh tế và (iv) các yếu tố thể chế (Phụ lục 1). Hiện nay, ngày càng có nhiều học giả đang phát triển phương pháp tiếp cận dựa trên các yếu tố thể chế để đi tìm lời giải cho sự phát triển tinh thần doanh nhân ở các quốc gia. Cách tiếp cận này trở nên phổ biến bởi vì thể chế được xây dựng và củng cố dựa trên nền tảng văn hóa và xã hội và tinh thần doanh nhân là một hiện tượng xã hội. Tinh thần doanh nhân không dựa trên những nguồn lực của nền kinh tế mà dựa trên chất lượng thể chế có tạo cơ hội cho việc khai thác các nguồn lực đó hay không (Sautet, 2005). Tại Việt Nam, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 được xem là bước đi đầu tiên trong việc tạo ra môi trường để phát triển tinh thần doanh nhân. Luật Doanh nghiệp chính thức có hiệu lực từ năm 2000 đã mang lại nhiều thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia và thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Số lượng doanh nghiệp (DN) mới tăng dần theo thời gian. Đặc biệt, năm 2016 được xem là năm “bùng nổ” với hơn 110.000 DN thành lập mới và gần 26.700 DN quay trở lại hoạt động.
  12. 2 Hình 1.1 Số lượng DN đăng ký thành lập mới giai đoạn 2000 - 2016 Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, 2016 Nhiều yếu tố trong môi trường kinh doanh đã được cải thiện đáng kể nhằm tạo thuận tiện cho sự phát triển của khu vực tư nhân như nỗ lực giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường, tăng cường nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hay nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động…Tuy nhiên, trong tương quan với các nước có cùng sự phát triển thì môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan khi có tới 9/12 chỉ số về điều kiện kinh doanh có mức điểm dưới trung bình (GEM, 2015). Trong đó, Hỗ trợ của chính phủ là chỉ số có thứ hạng thấp nhất (50/62).1 Mặc dù gia tăng nhanh về số lượng nhưng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang vướng phải tâm lý “ngại lớn” với trên 500,000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 97% trong tổng số các doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó trên 95% doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ. Đáng báo động hơn là hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hầu như không mang tính đổi mới khi chỉ số đổi mới sáng tạo trong các hoạt động khởi nghiệp chỉ đạt 16,5%, xếp hạng 50/62 quốc gia được khảo sát (GEM, 2015). Cũng theo Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam (2015), một nghịch lý đang diễn ra là cùng với sự gia tăng nhận thức về cơ hội kinh doanh (56,8%), tỷ lệ người có ý định khởi sự kinh doanh của Việt Nam ngày càng giảm dần và kém xa các nước có cùng trình độ phát triển. Có một hạn chế từ việc chuyển hóa ý định khởi sự kinh doanh thành quyết định khởi sự kinh doanh ở Việt Nam. Tỷ lệ khởi nghiệp tại Việt Nam chỉ dừng lại ở con số 0,6%, thấp hơn mức trung bình của các nước phát triển giai đoạn I. Và Việt Nam tuy là quốc gia 1Theo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam 2015 thuộc nghiên cứu Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor). GEM được bắt đầu năm 1999 và thu hút được sự tham gia của 73 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, Việt Nam tham gia nghiên cứu 3 năm liên tiếp từ 2013.
  13. 3 thuộc nhóm phát triển dựa trên nguồn lực nhưng lại có tỷ lệ khởi sự kinh doanh thấp hơn cả mức trung bình của các nước ở giai đoạn III2. Hơn nữa, tỷ lệ người từ bỏ kinh doanh trong giai đoạn đầu khá cao 23,2%. Điều này cho thấy cứ 100 người mới tham gia vào các hoạt động kinh doanh thì có 23 người sẽ từ bỏ kinh doanh. Hình 1.2. Tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2015 Nguồn: Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam 2015 Như vậy, đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi liệu rằng tại Việt Nam thể chế có tác động đến tinh thần doanh như các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế hay không là việc làm cần thiết. Đây chính là cơ sở nền tảng cho việc đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân, tạo động lực cho phát triển kinh tế ở nước ta. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu xem các yếu tố thể chế có tác động như thế nào đến tinh thần doanh nhân của Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015. Từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân hướng đến mục tiêu tới năm 2020 cả nước có ít nhất một triệu doanh nghiệp do tư nhân làm chủ mà Nghị quyết số 35/NQ-CP mà Chính phủ đã đề ra. 1.3 Câu hỏi chính sách Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi chính sách sau: (i) Thể chế tác động như thế nào đến tinh thần doanh nhân ở Việt Nam? 2 Các chỉ số đánh giá sự phát triển kinh doanh có xu hướng giảm dần ngược chiều với sự phát triển của nền kinh tế, nghĩa là các nước tăng trưởng dựa trên nguồn lực sẽ có các chỉ số TEA và EB cao nhất, còn các nước phát triển dựa trên đổi mới sẽ có các chỉ số này thấp nhất (GEM, 2014).
  14. 4 (ii) Những chính sách Nhà nước cần thực hiện để nâng cao tinh thần doanh nhân ở Việt Nam? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đo lường tinh thần doanh nhân thông qua quy mô của khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy, đối tượng khảo sát của đề tài là khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: khu vực kinh tế tư nhân trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ tác động của thể chế đến tinh thần doanh nhân tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015. Nguồn thông tin được thu thập từ dữ liệu thứ cấp thông qua các khảo sát, thống kê của Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các tỉnh/thành phố, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Để tìm ra mô hình thực nghiệm phù hợp, tác giả tiến hành tham khảo các nghiên cứu trước đây về tác động của thể chế đối với tinh thần doanh nhân ở các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế tương tự Việt Nam như Trung Quốc hay Nga. Trong đó, nghiên cứu “ Regional deregulation and entrepreneurial growth in China’s transition economy” của Zhou (2011) được xem là nghiên cứu nền tảng để từ đó tác giả lựa chọn cho nghiên cứu của mình những biến đại diện cho thể chế và tinh thần doanh nhân một cách phù hợp nhất trong bối cảnh tại Việt Nam. 1.5 Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu về luận văn, bao gồm tổng quan về bối cảnh chính sách, câu hỏi chính sách, đối tượng và phạm vi nghiên cứu và bố cục của luận văn. Chương 2 cung cấp cơ sở lý thuyết về Thể chế và Tinh thần doanh nhân, đưa ra các giả thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Chương 3 trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu. Chương 4 thực hiện phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu. Chương 5 là phần kết luận của nghiên cứu và đề xuất các chính sách từ kết quả thu được ở Chương 4.
  15. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tinh thần doanh nhân 2.1.1 Khái niệm Tinh thần doanh nhân (entrepreneurship) là một khái niệm liên quan đến hành vi chứ không phải là đặc điểm cá tính. “Gia nhập mới” là một hành động thể hiện tinh thần doanh nhân. Gia nhập mới có thể là thâm nhập hoặc tạo ra thị trường mới với những hàng hóa và dịch vụ mới hoặc đã hiện hữu (Lumpkin và Dess, 1996). Chính vì vậy, tinh thần doanh nhân, trong nhiều thập niên được cho rằng gắn liền với khởi nghiệp, hay khởi sự kinh doanh. Một định nghĩa chung thường được chấp nhận rộng rãi là tinh thần doanh nhân được xem là các hoạt động liên quan đến sự phát hiện, đánh giá và khai thác các cơ hội để tạo ra các hàng hóa và dịch vụ mới; các phương thức quản lý, quy trình sản xuất mà trước giờ chưa hiện hữu (Shane và Ventakaraman, 2000). Shane (2003) đề cập đến tinh thần doanh nhân thông qua hai hoạt động chính là thành lập doanh nghiệp mới và tự làm chủ. Theo quan niệm thông thường, tinh thần doanh nhân đồng nghĩa với sự ưa thích mạo hiểm và chấp nhận rủi ro và thường hiện diện ở lĩnh vực công nghệ cao. Khái niệm về tinh thần doanh nhân cũng có nhiều thay đổi theo thời gian. Nếu như ở thế kỷ XVIIII, XIX tinh thần doanh nhân thường gắn liền với việc tạo dựng các doanh nghiệp mang tính rủi ro cao thì tiếp cận hiện đại tập trung nhiều hơn vào khía cạnh đổi mới (innovation) của tổ chức. Đổi mới là yếu tố cốt lõi thể hiện tinh thần doanh nhân. Đổi mới là một thuật ngữ thiên về tính kinh tế, xã hội hơn là kỹ thuật. Đổi mới có thể được hiểu theo quan điểm trọng cung là sự thay đổi trong sản lượng hay theo quan điểm của kinh tế học hiện đại là hướng đến sự gia tăng trong mức độ thỏa mãn và sự thay đổi nhận thức từ phía người tiêu dùng. Schumpeter (1934) đánh đồng tinh thần doanh nhân với các khái niệm của sự đổi mới trong kinh doanh. Ông cho rằng doanh nhân là những nhà đổi mới, thực hiện sự thay đổi trong thị trường thông qua: (i) giới thiệu hàng hóa và dịch vụ mới, (ii) phương thức sản xuất mới, (iii) tạo ra thị trường mới, (iv) nguồn cung nguyên liệu mới hay (v) thành lập tổ chức mới. Như vậy, khái niệm tinh thần doanh nhân không chỉ giới hạn ở việc thành lập doanh nghiệp mới do mình làm chủ mà nó còn liên quan đến tinh thần đổi mới có thể được thể hiện một cách đơn giản ở việc khởi xướng và phát triển một ngành dịch vụ hay sản phẩm
  16. 6 mới ở một công ty hiện hành. Tinh thần doanh nhân là tính tiến thủ của nhà doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội do công nghệ và thị trường mang lại, chấp nhận rủi ro và quyết đoán trong hành động nhằm phối hợp các nguồn lực trong việc khám phá và khai thác lĩnh vực kinh doanh mới (Trần Văn Thọ, 2015). Trong quyển Tinh thần doanh nhân và Đổi mới sáng tạo, Peter Drucker (1985) cho rằng người có tinh thần doanh nhân là những người đầy tham vọng. Mặc dù động cơ khởi nghiệp của họ mang tính cá nhân nhưng họ luôn muốn tạo ra giá trị và sự thỏa mãn mới cho người tiêu dùng, mong muốn tạo ra hiệu suất cao hơn và mang lại lợi ích cho xã hội. 2.1.2 Vai trò của tinh thần doanh nhân trong nền kinh tế Tinh thần doanh nhân được xem là một trong những động lực chính cho phát triển kinh tế và tạo ra sự giàu có của quốc gia (Acs, 2006; Audetsch và công sự, 2006; Malach-Pines và công sự, 2006; Martiner, 2005; Zimmerer và Scaborough, 2001). Tinh thần doanh nhân tạo ra những ngành nghề và mô hình kinh doanh mới, hủy diệt những mô hình cũ, lạc hậu và kém hiệu quả (Schumpeter; 1950,1961). Vì thế, trong dài hạn, tinh thần doanh nhân góp phần tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc (Audretsch và cộng sự, 2006) và rất quan trọng ở các giai đoạn sau của sự phát triển khi mà tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi kiến thức và cạnh tranh hơn là vào giai đoạn đầu khi tăng trưởng phụ thuộc chủ yếu vào việc tích lũy vốn sản xuất (Acs và Naude, 2013). Tinh thần doanh nhân tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo ra việc làm cho xã hội thông qua hoạt động thành lập doanh nghiệp mới, và góp phần làm tăng trưởng năng suất thông qua sự thay đổi công nghệ (Acs, 2006; Eakin và Kao, 2003). Ngoài ra, mức độ gia nhập thị trường của các công ty mới càng cao thì càng góp phần đáng kể đến sức sống của một nền kinh tế và là dấu hiệu cho thấy sự năng động của nền kinh tế đó (Lee và cộng sự, 2004). Tốc độ tăng trưởng cao của một khu vực được minh chứng bằng tỷ lệ khởi nghiệp cao ở khu vực đó (Audretsch và Fritsch, 2002) Frank Knight và Peter Drucker (1985) cho rằng tinh thần doanh nhân là việc chấp nhận rủi ro và dám làm. Người có tinh thần này chính là người dám đặt cược sự nghiệp và tài chính của mình cũng như đầu tư vốn và thời gian trong những khoản đầu tư không chắc chắn. Một số cá nhân được “kéo” vào kinh doanh vì họ nhìn thấy cơ hội để kiếm lợi cho mình, một số khác lại bị “đẩy” thành doanh nhân do tình trạng thất nghiệp hoặc nghèo (Storey,
  17. 7 1994). Vì duy trì cuộc sống nên rất nhiều người trở thành những “doanh nhân bất đắc dĩ”. Tinh thần doanh nhân dù xuất phát từ bất kỳ động cơ nào cũng cần thiết và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì đều hướng đến việc mưu cầu lợi ích (profit - seeking) và làm giàu một cách chính đáng thông qua nỗ lực khám phá công nghệ, thị trường và tổ chức sản xuất kinh doanh thay vì thông qua các mối quan hệ, ưu đãi để mưu tìm đặc lợi (rent - seeking) (Trần Văn Thọ, 2015). Như vậy, tinh thần doanh nhân rất cần thiết đối với các nước nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro cao và không chắc chắn. Thực tế cho thấy các quốc gia này có tinh thần doanh nhân cao hơn hết thể hiện bởi tinh thần khởi nghiệp cao và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm ưu thế. 2.1.3 Tiêu chí đo lường tinh thần doanh nhân Như đã đề cập trước đó, tinh thần doanh nhân là một khái niệm mang tính trừu tượng và rất đa dạng. Do vậy, vấn đề đo lường tinh thần doanh nhân hiện nay là việc làm hết sức khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn dữ liệu về tinh thần doanh nhân hiện mới chỉ đang ở giai đoạn thu thập ban đầu. Hiện tại, chỉ số TEA (Total Early-stage Entrepreneurial Activity - Tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn đầu) của GEM được sử dụng phổ biến trong khoảng 10 năm gần đây để đo lường tinh thần doanh nhân của các quốc gia. TEA bao gồm tỷ lệ khởi sự kinh doanh và tỷ lệ sở hữu kinh doanh mới. Tỷ lệ khởi sự kinh doanh là tỷ lệ người từ 18 - 64 tuổi đang khởi sự kinh doanh, nghĩa là thành lập một hoạt động kinh doanh mà họ sở hữu hoặc đồng sở hữu, hoạt động kinh doanh này không trả lương hay một loại thanh toán nào cho người sở hữu nhiều hơn 3 tháng. Tỷ lệ sở hữu kinh doanh là tỷ lệ người từ 18 - 64 tuổi vừa sở hữu và quản lý một hoạt động kinh doanh mới mà hoạt động này trả lương hay một loại thanh toán nào cho người sở hữu nhiều hơn 3 tháng nhưng không quá 42 tháng. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ mới tham gia và dự án GEM trong ba năm gần đây kể từ năm 2013. Hướng đến việc xây dựng một khung phân tích chung để đánh giá và đo lường tinh thần doanh nhân, Dự án Các chỉ số Tinh thần doanh nhân (Entrepreneurship Indicators Project) của OECD (2008) đã đề xuất một số tiêu chí đo lường tinh thần doanh nhân của một quốc gia thông qua: tỷ lệ DN khởi nghiệp, tỷ lệ hoạt động kinh doanh cá thể (tỷ lệ tự làm chủ, tỷ lệ doanh nghiệp mới trên 1000 dân), tỷ lệ sống sót của các doanh nghiệp thông qua số
  18. 8 lượng doanh nghiệp thành lập mới và đóng cửa hàng năm. Ngoài ra, tinh thần doanh nhân còn được đo lường thông qua chỉ tiêu ròng về tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân như: tỷ lệ việc làm khu vực tư nhân, tỷ lệ tự doanh, số lượng công ty tư nhân, công ty khoa học và công nghệ tư nhân, hay số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người và tổng số việc làm bình quân đầu người trong khu vực kinh tế tư nhân. Tinh thần doanh nhân cũng được thể hiện thông qua quy mô của thành phần được đánh giá là năng động của nền kinh tế đó chính là số lượng DNNVV và việc làm tạo ra trong các DNNVV. Để đo lường hiệu quả của tinh thần doanh nhân, OECD cũng đề xuất các chỉ tiêu tính toán thông qua doanh thu của các công ty trẻ hoặc mới hoặc các công ty tăng trưởng cao, sự đóng góp của các công ty đối với tăng năng suất theo quy mô và độ tuổi. Ngoài ra, nhiều quốc gia châu Âu còn đo lường tinh thần doanh nhân thông qua ngân sách chi cho đổi mới sáng tạo hàng năm. Vì như đã định nghĩa ở trên, tinh thần doanh nhân gắn liền với khái niệm đổi mới, do đó phân tích chi tiêu cho R&D có thể giúp đánh giá được hoạt động đầu tư phát triển tinh thần doanh nhân đang được quan tâm đến mức độ nào (Shanks and Zheng, 2006; Jaumotte và Pain, 2005). Các nhà làm chính sách thường quan tâm đến việc thúc đẩy tinh thần doanh nhân vì nó vừa tạo ra giá trị kinh tế lẫn phi kinh tế. Một số nhà làm chính sách thường tập trung vào sự đóng góp của tinh thần doanh nhân vào sự tăng trưởng kinh tế. Một số khác lại tập trung vào giá trị xã hội mà tinh thần doanh nhân mang lại. Như vậy, tùy theo mục tiêu nghiên cứu, các chỉ tiêu mà OECD đề xuất có thể được điều chỉnh và lựa chọn một cách cụ thể để giúp việc đo lường tinh thần doanh nhân được hiệu quả hơn. Vì số liệu còn hạn chế nên tại Việt Nam, tinh thần doanh nhân thường được đo lường thông qua các chỉ tiêu về sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân và các chỉ tiêu liên quan đến nhận thức trong thực hiện đầu tư mạo hiểm.
  19. 9 Bảng 2.1 Chỉ tiêu đo lường tinh thần doanh nhân và các nghiên cứu trước Chỉ tiêu đo lường Các nghiên cứu trước Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp và Estrin và Mickiewiccz, 2011 Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng cao trong 5 năm tới Số doanh nhân mới trên tổng dân số Avnimelech và công sự, 2011 Tỷ lệ doanh nghiệp mới trên 1000 dân Santarelli và Tran, 2011 Nystrom, 2008 Tỷ lệ tự làm chủ một hoạt động kinh doanh Acs và công sự, 2008 Sambharya và Musteen, 2014 Tỷ lệ tự làm chủ Li và cộng sự, 2012 Tỷ lệ việc làm trong khu vực tư nhân Tỷ lệ sống sót (số lượng doanh nghiệp mới/số Fogel và cộng sự, 2006 lượng doanh nghiệp đóng cửa hàng năm Số lượng công ty khoa học và công nghệ trong Zhang, Peng và Li, 2008 khu vực kinh tế tư nhân Tsang, 1996 Tổng số doanh nghiệp và tổng số việc làm bình Zhou, 2011 quân đầu người trong khu vực kinh tế tư nhân Số lượng DNNVV Dallago, 2005 Việc làm được tạo ra trong các DNNVV Entrialgo và công sự, 2000 Nguyen và cộng sự, 2015 Nhận thức khả năng kinh doanh trong khu vực Havacek và cộng sự, 2015 kinh tế tư nhân Kshetri và Dholakia, 2014 Acs và Varga, 2005 Aidis và cộng sự, 2008 Anokhin và Schulze, 2009 Tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn đầu Dreher và Gassebner, 2013 (TEA) Estrin và Mickiewicz, 2010 Hessels và Van Stel, 2011 Picazo, 2012 Wang, Ho và Autio, 2005 Ngân sách và chi tiêu cho R&D Jaumotte và Pain, 2005 Shanks và Zheng, 2006 Chỉ tiêu đo lường Các nghiên cứu về Việt Nam Tăng trưởng khu vực kinh tế tư nhân Le và Havie, 2011 Tăng trưởng doanh nghiệp trong nước Tran, 2011 Tăng trưởng DNNVV Vuong và Tran, 2009 Đầu tư mạo hiểm Nguyen, 2004
  20. 10 2.2 Sự phát triển của nền kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015 2.2.1 Doanh nghiệp ngoài nhà nước Luật doanh nghiệp ban hành năm 2000 đã mở đầu cho giai đoạn mới trong phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam. Nếu giai đoạn 2000 - 2005, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn chiếm ưu thế bởi các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn thì đến thời kỳ 2005-2014, cơ cấu doanh nghiệp trong nước thay đổi đáng kể. DNNN có xu hướng giảm dần về số lượng và quy mô trong khi doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) phát triển rất nhanh về số lượng, nhất là sau năm 2010. Hình 2.1 Tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp ngoài nhà nước trong tổng doanh nghiệp trong nước (%) Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014 Vai trò của DNNNN đối với sự phát triển của nền kinh tế (i) Đóng góp vào ngân sách và tạo việc làm Từ sau năm 2005, DNNNNN đã tăng trưởng lớn mạnh và đang dần thay thế vai trò của DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước vào ngân sách nhà nước là 32,7% (2014) và nhiều chỉ tiêu khác cũng chiếm tỷ trọng lớn như: lao động (58.9%), nguồn vốn (48.9%), doanh thu (51.8%).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2