intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định chương trình tín dụng tái canh cà phê tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời 2 câu hỏi: Dự án tái canh cà phê có khả thi về mặt kinh tế hay không để làm cơ sở cho việc Nhà nước có chính sách khuyến khích nông dân tái canh cà phê đã già cỗi? Dự án tái canh cà phê có khả thi về mặt tài chính hay không để làm cơ sở đánh giá mức độ sẵn sàng đầu tư của nông dân và rủi ro cho vay của Agribank tỉnh Đắk Lắk?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thẩm định chương trình tín dụng tái canh cà phê tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------------------- CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT LÊ THỊ LỆ THỦY THẨM ĐỊNH CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. DAVID O. DAPICE NGUYỄN XUÂN THÀNH TP Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014 Lê Thị Lệ Thủy
  3. -ii- LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô, những giảng viên và trợ giảng của Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong hai năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Thành, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn cơ quan tôi đang công tác là Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc dành toàn thời gian học tập, nâng cao năng lực chuyên môn. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị học viên Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright luôn đồng hành với tôi trong suốt khóa học, góp ý và nhận xét cho tôi nhiều vấn đề liên quan đến luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và ngƣời thân đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ thực hiện luận văn này. Cảm ơn Chƣơng trình đã cho tôi những trải nghiệm tuyệt vời khi tôi tham gia học tập tại Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014 Lê Thị Lệ Thủy
  4. -iii- TÓM TẮT Chƣơng trình tái canh cà phê là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk. Ngày 12/4/2013 Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ký biên bản ghi nhớ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) về việc tài trợ vốn đầu tƣ tái canh diện tích cà phê già cỗi 3000 tỷ đồng. Nhƣng đến nay, việc giải ngân cho vốn vay đầu tƣ tái canh còn rất hạn chế. Với tính cấp thiết của Chƣơng trình tái canh cà phê, tác giả nghiên cứu đề tài với mục tiêu đánh giá tính khả thi của Chƣơng trình thông qua thẩm định hoạt động tái canh cà phê nhằm kiến nghị đến Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Đề tài nghiên cứu dựa vào phân tích lợi ích - chi phí kinh tế của hoạt động tái canh cà phê trên quan điểm kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích ngƣời dân tái canh cà phê đã già cỗi, đồng thời phân tích lợi ích – chi phí tài chính trên quan điểm tổng đầu tƣ để đánh giá mức độ sẵn sàng đầu tƣ của ngƣời dân và rủi ro cho vay của ngân hàng. Tái canh cà phê trên một hecta đƣợc đầu tƣ bởi hai nguồn vốn, vốn tự có chiếm 30%, vốn vay từ Agribank tỉnh Đắk Lắk chiếm 70% tổng mức đầu tƣ, là 282.657.994 VND. Tái canh cà phê trên một hecta khả thi trên cả hai mặt kinh tế và tài chính với NPVe là 145.943.447 VND, NPVf là 391.887.817 VND, nhƣng không khả thi theo quan điểm ngân hàng vì ngân lƣu tài chính trên quan điểm tổng đầu tƣ ở ba năm đầu kinh doanh có giá trị âm hoặc giá trị dƣơng rất thấp nên không có khả năng trả nợ vay. Hơn nữa, phân tích mô phỏng Monte Carlo chỉ rõ tái canh cà phê hoàn toàn khả thi với xác suất NPVe dƣơng là 84,13%, NPVf dƣơng là 81,17% khi các biến số quan trọng thay đổi theo hƣớng bất lợi. Hoạt động tái canh cà phê khả thi về mặt kinh tế trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế, và có hiệu quả tài chính trên quan điểm tổng đầu tƣ. Ngoài ra, hoạt động tái canh cà phê đã đem lại lợi ích nhiều nhất cho hộ nông dân 391.887.817 VND. Do đó, hộ nông dân rất có động cơ để tái canh cà phê. Tuy nhiên, hộ nông dân không tiếp cận đƣợc nguồn vốn là do phƣơng thức cho của Agribank tỉnh Đắk Lắk không phù hợp. Qua đó luận văn có kiến nghị đến Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam nên tái cấp vốn cho các Ngân hàng Thƣơng mại có đầu tƣ tái canh cà phê, có phƣơng thức cho vay tối thiểu 12 năm, ân hạn nợ gốc và lãi vay 8 năm và thu hồi nợ gốc và lãi ở các năm còn lại.
  5. -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .....................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HỘP.................................................................................. ix DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................... x CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh .................................................................................................................. 1 1.2 Vấn đề chính sách ................................................................................................... 2 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.5 Bố cục luận văn ....................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TÁI CANH CÀ PHÊ VÀ KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ .................................................................................................................... 5 2.1 Hoạt động tái canh cà phê ....................................................................................... 5 2.2 Khung phân tích lợi ích - chi phí............................................................................. 6 2.2.1 Phân tích tài chính............................................................................................ 7 2.2.1.1 Lợi ích tài chính ........................................................................................ 7 2.2.1.2 Chi phí tài chính ....................................................................................... 7 2.2.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án ........................................................................ 8 2.2.2 Phân tích kinh tế .............................................................................................. 8
  6. -v- 2.2.2.1 Lợi ích kinh tế........................................................................................... 8 2.2.2.2 Chi phí kinh tế .......................................................................................... 9 2.2.2.3 Xác định giá kinh tế .................................................................................. 9 2.2.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá dự án ........................................................................ 9 CHƢƠNG 3: MÔ TẢ SỐ LIỆU TÀI CHÍNH, KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG TÁI CANH CÀ PHÊ .................................................................................................................. 10 3.1 Thông số tài chính ................................................................................................. 10 3.1.1 Thông số vĩ mô .............................................................................................. 10 3.1.2 Thông số kỹ thuật tái canh cà phê.................................................................. 10 3.1.3 Chi phí đầu tƣ ................................................................................................ 11 3.1.4 Nguồn vốn tài trợ và chi phí vốn ................................................................... 11 3.1.5 Chi phí hoạt động ........................................................................................... 12 3.1.6 Lợi ích ròng khi không có tái canh cà phê ..................................................... 12 3.1.7 Thuế phải nộp ngân sách và ƣu đãi thuế ........................................................ 13 3.1.8 Khấu hao ........................................................................................................ 13 3.1.9 Lợi ích tài chính của tái canh cà phê.............................................................. 13 3.2 Thông tin phân tích kinh tế ................................................................................... 14 3.2.1 Xác định giá kinh tế của cà phê xuất khẩu .................................................... 14 3.2.2 Xác định giá kinh tế cho đầu vào của dự án .................................................. 15 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KINH TẾ ........................................................ 18 4.1 Kết quả phân tích .................................................................................................. 18 4.2 Phân tích độ nhạy và rủi ro ................................................................................... 19 4.2.1 Phân tích độ nhạy ........................................................................................... 20 4.2.2 Phân tích mô phỏng Monte Carlo .................................................................. 22 CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ................................................... 25 5.1 Kết quả phân tích .................................................................................................. 25
  7. -vi- 5.2 Phân tích độ nhạy và rủi ro ................................................................................... 26 5.2.1 Phân tích độ nhạy một chiều .......................................................................... 26 5.2.2 Phân tích độ nhạy hai chiều ........................................................................... 29 5.2.3 Phân tích kịch bản .......................................................................................... 30 5.2.4 Phân tích mô phỏng Monte Carlo .................................................................. 31 5.2.5 Khả năng trả nợ của tái canh cà phê .............................................................. 32 5.2.5.1 Đánh giá phƣơng thức cho vay của Agribank Đắk Lắk ......................... 32 5.2.5.2 Điều kiện vay vốn của Agribank ............................................................ 33 5.2.5.3 Phƣơng án vay trả nợ cho tái canh cà phê .............................................. 33 5.3 Phân tích phân phối ............................................................................................... 35 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH....................................... 37 6.1 Kết luận ................................................................................................................. 37 6.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 38 6.3 Hạn chế và hƣớng phát triển của đề tài ................................................................. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 40 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 44
  8. -vii- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CFR Cost and Freight Giá bao gồm chi phí vận tải CIF Cost, Insurance and Freight Giá bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm DAF Delivered at frontier Giao hàng tại biên giới DSCR Debt Service Coverage Ratio Hệ số an toàn trả nợ EIRR Economic Internal Rate of Suất sinh lợi nội tại kinh tế Return FIRR Finace Internal Rate of Return Suất sinh lợi nội tại tài chính FOB Free on Board Giao hàng lên tàu ha Hecta 10.000 m2 ICO International Coffee Hiệp hội Cà phê Thế giới Organization IMF International Monetary Fund Qũy Tiền tệ Quốc tế IPSARD Viện Chính sách và Chiến lƣợc Phát triển Nông nghiệp Nông thôn IRR Internal Rate of Return Suất sinh lợi nội tại NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NPV Net Present Value Giá trị hiện tại ròng NPVe Giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVf Giá trị hiện tại ròng tài chính UBND Ủy ban Nhân dân USD United StatesDollar Đô la Mỹ VICOFA Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam VND đồng Việt Nam WACC Weighted Average Cost of Chi phí vốn bình quân trọng số Vapital WBI World Bank Institute Viện Ngân hàng Thế giới
  9. -viii- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Chi phí đầu tƣ (VND, giá danh nghĩa) ................................................................ 11 Bảng 3.2: Giá kinh tế các loại phân bón tại địa điểm trồng cà phê ..................................... 16 Bảng 4.1: Kết quả phân tích kinh tế..................................................................................... 18 Bảng 4.2: Phân tích mô phỏng Monte Carlo của NPVe tái canh cà phê ............................. 23 Bảng 5.1: Kết quả tính toán NPVf tái canh cà phê theo quan điểm tổng đầu tƣ.................. 25 Bảng 5.2: Lạm phát VND và WACC danh nghĩa................................................................ 27 Bảng 5.3: Kết quả phân tích kịch bản NPVf theo năng suất trung bình trƣớc khi tái canh là 1,9 tấn/ha trên quan điểm tổng đầu tƣ.................................................................................. 31 Bảng 5.4: Phân tích mô phỏng Monte Carlo của NPVf tái canh ......................................... 32 Bảng 5.5: Kết quả phân tích tài chính tái canh cà phê trên quan điểm hộ nông dân ........... 33 Bảng 5.6: Hệ số an toàn trả nợ DSCR ................................................................................. 33
  10. -ix- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, HỘP Hình 1.1: Diện tích cây trồng................................................................................................. 2 Hình 1.2: Năng suất trung bình .............................................................................................. 2 Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động tái canh cà phê ............................................................................ 6 Hình 2.2: So sánh có và không có tái canh cà phê................................................................. 7 Hình 3.1: Dự báo lạm phát Việt Nam từ 2013 – 2018 ......................................................... 10 Hình 4.1: Ngân lƣu kinh tế tăng thêm khi thực hiện tái canh cà phê................................... 18 Hình 4.2: Tỷ trọng trong chi phí kinh tế khi có tái canh cà phê .......................................... 19 Hình 4.3: Phân tích độ nhạy NPVe, EIRR theo giá bán cà phê ........................................... 20 Hình 4.4: Kết quả phân tích NPVe theo tỷ lệ thu quả cà phê .............................................. 21 Hình 4.5: Kết quả phân tích NPVe theo tiền công lao động ................................................ 21 Hình 4.6: Kết quả phân tích NPVe theo tỷ lệ đội giá chi phí phân bón và chi phí khác ..... 22 Hình 4.7: Kết quả phân tích NPVe theo chi phí vốn của nền kinh tế .................................. 22 Hình 5.1: Ngân lƣu tài chính danh nghĩa tái canh cà phê trên quan điểm tổng đầu tƣ ........ 25 Hình 5.2: Phân tích độ nhạy NPVf theo biến lạm phát VND .............................................. 26 Hình 5.3: Phân tích độ nhạy NPVf theo biến lãi suất vay nợ............................................... 27 Hình 5.4: Phân tích độ nhạy NPVf theo tỷ lệ đội giá chi phí tài chính ................................ 28 Hình 5.5: Phân tích độ nhạy NPVf theo giá bán cà phê ....................................................... 28 Hình 5.6: Phân tích độ nhạy NPVf theo tỷ lệ thu quả cà phê............................................... 29
  11. -x- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ và diện tích tái canh đến năm 2020 tỉnh Đắk Lắk .................................. 44 Phụ lục 2: Tiêu chuẩn đánh giá tái canh cà phê trong phân tích tài chính ............................. 45 Phụ lục 3: Tiêu chuẩn đánh giá tái canh cà phê trong phân tích kinh tế.............................. 46 Phụ lục 4: Chi phí cải tạo đất và luân canh (VND, giá thực) .............................................. 47 Phụ lục 5: Chi phí trồng mới (VND, giá thực) .................................................................... 48 Phụ lục 6: Chi phí chăm sóc kiến thiết cơ bản (VND, giá thực) ......................................... 49 Phụ lục 7: Chi phí kinh doanh (VND, giá thực) .................................................................. 50 Phụ lục 8: Đƣờng biến đổi năng suất theo độ tuổi ............................................................... 51 Phụ lục 9: Năng suất theo từng độ tuổi của cây cà phê (từ 21 – 42 năm tuổi) .................... 51 Phụ lục 10: Chi phí hoạt động khi không tái canh (VND, giá thực) ................................... 52 Phụ lục 11: Năng suất theo từng độ tuổi của cây cà phê (từ 1 – 20 năm tuổi) .................... 52 Phụ lục 12: Xác định giá kinh tế các loại phân bón ............................................................. 53 Phụ lục 13: Chi phí và lợi ích kinh tế khi có và không có tái canh, (VND) ........................ 56 Phụ lục 14: Giá xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến 2012 (tính theo tháng) ....... 58 Phụ lục 15: Phân phối xác suất kinh tế các biến trong mô hình cơ sở ................................. 59 Phụ lục 16: Bảng ngân lƣu tài chính của tái canh cà phê (VND) ........................................ 60 Phụ lục 17: Kết quả phân tích độ nhạy hai chiều................................................................. 64 Phụ lục 18: Năng suất theo độ tuổi của vƣờn cà phê trên 20 năm tuổi ............................... 65 Phụ lục 19: Bảng ngân lƣu tài chính danh nghĩa của tái canh cà phê khi năng suất trung bình trƣớc tái canh là 1,9 tấn/ha (VND) .............................................................................. 66 Phụ lục 20: Kết quả phân tích kinh tế của kịch bản ............................................................. 68 Phụ lục 21: Phân phối xác suất tài chính các biến trong mô hình cơ sở tài chính ............... 68 Phụ lục 22: Lịch nợ vay (VND) ........................................................................................... 69 Phụ lục 23: Lịch trả nợ vay của Phƣơng án 1 (VND).......................................................... 69 Phụ lục 24: Lịch trả nợ vay của Phƣơng án 2 (VND).......................................................... 70 Phụ lục 25: Lịch trả nợ vay của Phƣơng án 3 (VND).......................................................... 70 Phụ lục 26: Bảng phân tích phân phối (VND) ..................................................................... 71
  12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh Đắk Lắk thuộc vùng đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, có khí hậu nóng ẩm, vốn là những điều kiện phù hợp để cây cà phê robusta sinh trƣởng khỏe và ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Chính vì thế, từ năm 1975, tỉnh Đắk Lắk đã chủ trƣơng đầu tƣ trồng mới, thâm canh rộng rãi trong nhân dân khiến cây cà phê phát triển với tốc độ vƣợt bậc. Năm 1975, toàn tỉnh mới có 3700 hecta (ha) cà phê thì đến 2013 con số này đã tăng lên trên 200.000 ha, tăng gấp 50 lần và sản lƣợng cà phê trên 400.000 tấn cà phê nhân xô/năm, tăng gấp 150 lần. Để có đƣợc con số ấn tƣợng trên, ngoài việc tăng nhanh diện tích, ngƣời nông dân đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh làm năng suất và sản lƣợng cà phê tăng nhanh. Cụ thể, năng suất bình quân cà phê trƣớc năm 1990 chỉ đạt khoảng 8-9 tạ/ha thì hiện nay năng suất bình quân là 25-28 tạ/ha hoặc có nơi đạt năng suất bình quân 35-40 tạ/ha, cá biệt một số vƣờn của hộ nông dân đạt trên 50 tạ/ha.1 Ngành kinh tế cà phê đóng góp 35% GDP và 85% giá trị xuất khẩu của tỉnh, 40% giá trị xuất khẩu cà phê cả nƣớc. Cà phê đóng góp trên 60% tổng thu ngân sách của tỉnh, tạo việc làm cho khoảng 300.000 lao động trực tiếp và khoảng 100.000 lao động gián tiếp.2 Tuy nhiên, ngành cà phê Đắk Lắk đang đứng trƣớc những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế. Sự tăng nhanh không theo quy hoạch về diện tích dẫn đến rừng bị tàn phá, đất bị thoái hóa; năng suất, sản lƣợng tăng nhƣng chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới thấp, hiệu quả kinh tế mang lại còn ở mức thấp. Nguyên nhân là do diện tích trồng cà phê do nông dân tự trồng, chăm sóc, và quản lý chiếm đến 80% diện tích cà phê của tỉnh. Trong đó, nhiều vƣờn cà phê già cỗi – vƣờn cà phê trên 20 năm tuổi, sinh trƣởng kém, năng suất thấp (dƣới 1,5 tấn/ha) và không có khả năng cƣa đốn phục hồi hay ghép cải tạo – ngày càng tăng cao. Đặc biệt, có khoảng 70% số hộ chỉ canh tác trên diện tích dƣới 1 ha nên thu nhập đến từ vƣờn cà phê già cỗi chỉ đủ cho hộ gia đình sống trên ngƣỡng nghèo. Tính đến năm 2012, diện tích cây cà phê trên 20 năm tuổi là 47.434,8 ha chiếm 23,48% (Hình 1.1), và có năng suất bình quân là 19,28 tạ/ha (Hình 1.2).3 Trong đó, diện tích cần tái canh giai đoạn 2012-2020 là 29.590 ha. Nhƣ vậy, mỗi một hecta cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi cho sản lƣợng dƣới 1,5 tấn/ha thì với diện 1 Tỉnh ủy Đắk Lắk (2008). 2 UBND tỉnh Đắk Lắk (2013). 3 Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk (2013).
  13. -2- tích 29.590 ha cà phê giã cỗi cần tái canh, hàng năm sản lƣợng suy giảm do cây cà phê già cỗi tỉnh Đắk Lắk vào khoảng 44.385 tấn cà phê, tƣơng đƣơng với 94 triệu USD.4 Hình 1.1: Diện tích cây trồng Hình 1.2: Năng suất trung bình 30 Năng suất trung bình (tạ/ha) 24,83 25,43 24,23 25 19,28 4,23% =20 tuổi 0 =20 Cơ cấu tuổi (năm) Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk (2013), Báo cáo hiện trạng sản xuất và kế hoạch tái canh cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk. 1.2 Vấn đề chính sách Hiện tại, hoạt động tái canh phần diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp đang đƣợc triển khai rất chậm. Một trong những lý do các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đƣa ra là ngƣời nông dân thiếu vốn nên việc thay thế các vƣờn cây cà phê già cỗi vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ thực hiện. Ngày 12/4/2013, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã ký biên bản ghi nhớ về việc tài trợ vốn đầu tƣ tái canh diện tích cà phê già cỗi tại Đắk Lắk trong đó có nội dung Agribank cam kết ƣu tiên cân đối nguồn vốn khoảng 3.000 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng theo chƣơng trình tái canh cây cà phê. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của Agribank tỉnh Đắk Lắk không đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn đầu tƣ tái canh cà phê.5 Do đó, Agribank tỉnh Đắk Lắk đã có kiến nghị Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) tái cấp vốn 100% tổng nguồn vốn 3.000 tỷ đồng với lãi suất tái cấp vốn thấp hơn 1-2% so với lãi suất tái cấp vốn thông thƣờng. Chƣơng trình tái canh cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đã đƣợc UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các sở ban ngành cùng thực hiện. Ngoài ra, nhƣ phát biểu của Thống đốc NHNN, Nguyễn Văn Bình, tại Hội nghị triển khai chƣơng trình tín dụng tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2015, NHNN đã chọn Agribank để thực hiện chƣơng trình hỗ 4 Tính toán trên cơ sở giá bình quân xuất khẩu năm 2012 là 2.120 USD/tấn, VICOFA (2013). 5 Agribank tỉnh Đắk Lắk (2013).
  14. -3- trợ tín dụng để tái canh cà phê. Và NHNN đã đồng ý tái cấp vốn 10.000 tỷ đồng cho chƣơng trình tái canh cà phê của các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, đến hết tháng 8 năm 2013, Agribank tỉnh Đắk Lắk mới giải ngân 110 tỷ đồng cho gói tín dụng thuộc chƣơng trình này, chiếm 3,66% nhu cầu vốn.6 Vấn đề chính sách thứ nhất là việc Nhà nƣớc chỉ định Agribank cho vay tái canh cà phê, phải đƣợc đặt trên cơ sở là hoạt động tái canh cà phê là khả thi về mặt kinh tế và tạo lợi ích ròng cho cả nền kinh tế. Thứ hai, việc có chƣơng trình cho vay nhƣng tiến độ giải ngân chậm hoặc nông dân không muốn vay để tái canh hoặc Agribank thấy cho vay là rủi ro mất vốn cao chỉ ra vấn đề về tính khả thi tài chính của hoạt động tái canh cà phê. 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ bối cảnh và vấn đề chính sách ở trên, luận văn “Thẩm định Chƣơng trình tín dụng tái canh cà phê tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk” đƣợc nghiên cứu để phân tích tính khả thi về kinh tế và tài chính của hoạt động tái canh cà phê. Cụ thể, luận văn sẽ lần lƣợt nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:  Dự án tái canh cà phê có khả thi về mặt kinh tế hay không để làm cơ sở cho việc Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích nông dân tái canh cà phê đã già cỗi?  Dự án tái canh cà phê có khả thi về mặt tài chính hay không để làm cơ sở đánh giá mức độ sẵn sàng đầu tƣ của nông dân và rủi ro cho vay của Agribank tỉnh Đắk Lắk? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu7 Dự án đƣợc thực hiện quy trình tái canh cà phê vối do Cục trồng trọt ban hành nên đối tƣợng nghiên cứu cũng chính là phạm vi áp dụng của quy trình này. Đó là vƣờn cà phê có đủ các điều kiện sau: +Vƣờn cà phê vối nằm trong vùng quy hoạch trồng cà phê đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Vƣờn cà phê vối trên 20 năm tuổi, sinh trƣởng kém và năng suất bình quân nhiều năm liền dƣới 1,5 tấn/ha, không thể áp dụng biện pháp cƣa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo đƣợc; 6 NHNN tỉnh Đắk Lắk (2013). 7 Cục Trồng trọt (2013).
  15. -4- + Vƣờn cà phê vối dƣới 20 năm tuổi, nhƣng cây sinh trƣởng kém, năng suất bình quân thấp dƣới 1,2 tấn/ha liên tục trong 3 năm, không thể áp dụng biện pháp cƣa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo đƣợc. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp thẩm định để phân tích tái canh cà phê có hiệu quả kinh tế hay không. Do đó, chi phí và lợi ích ở những vƣờn cây dƣới 20 năm tuổi có những cây sinh trƣởng kém, năng suất thấp phải nhổ đi để trồng cây mới rất khó xác định. Nên đề tài chỉ nghiên cứu những vƣờn cà phê trên 20 năm tuổi, sinh trƣởng kém và năng suất bình quân nhiều năm liền dƣới 1,5 tấn/ha, không thể áp dụng biện pháp cƣa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo đƣợc, phải tái canh trên cả vƣờn cà phê. 1.5 Bố cục luận văn Luận văn bao gồm 6 chƣơng. Chƣơng 1 nêu lý do hình thành đề tài, mục tiêu giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi chính sách, phạm vi đề tài và tổng quan tái canh cà phê. Chƣơng 2 khái quát khung phân tích để thực hiện đề tài. Chƣơng 3 mô tả các thông số làm cơ sở phân tích. Chƣơng 4 tập trung phân tích kinh tế trên quan điểm kinh tế, phân tích độ nhạy, từ đó đƣa ra kết luận kinh tế cho tái canh cà phê. Chƣơng 5 phân tích về tài chính trên quan điểm tổng đầu tƣ, phân tích độ nhạy, khả năng trả nợ vay và phân tích phân phối, từ đó đƣa ra kết luận tài chính cho tái canh cà phê. Chƣơng 6 sẽ tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra kết luận chung và khuyến nghị chính sách về hỗ trợ tín dụng cho Chƣơng trình tái canh cà phê đến Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
  16. -5- CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TÁI CANH CÀ PHÊ VÀ KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ 2.1 Hoạt động tái canh cà phê Vƣờn cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi do nông dân tự trồng, có diện tích trung bình khoảng một hecta, sinh trƣởng kém và năng suất thấp dƣới 1,5 tấn/ha trong nhiều năm, nằm trong diện tích quy hoạch trồng cà phê của tỉnh. Vị trí vƣờn cà phê già cỗi thuộc hầu hết các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Đắk Lắk trừ huyện Ea Súp, Krông Bông đều có diện tích tái canh đến 2020 (Phụ lục 1). Một hoạt động tái canh vƣờn cà phê phải trải qua các bƣớc, chuẩn bị đất, luân canh cải tạo đất, trồng mới và chăm sóc. Chuẩn bị đất Ở giai đoạn này, vƣờn cà phê già cỗi đƣợc nhổ bỏ sau khi thu hoạch. Tất cả thân, cành, rễ đem ra khỏi vƣờn để tiến hành cày bừa và bón rãi vôi trên bề mặt đất. Luân canh và cải tạo đất Cây cà phê là cây trồng lâu năm, do đó việc tái canh cà phê yêu cầu có thời gian cho đất nghỉ, tạo sức đề kháng cho đất. Trong thời gian đất nghỉ, có thể trồng cây ngắn ngày nhƣ cây họ đậu tăng thu nhập cho hộ nông dân trong thời gian cải tạo đất, đồng thời, trả lại độ màu mỡ lâu dài cho đất, giúp hệ sinh vật đất hoạt động tích cực, góp phần ngăn ngừa sâu bệnh luân chuyển trên cây giống, và cắt đứt môi trƣờng truyền bệnh trung gian do thay đổi môi trƣờng, cây giống. Trồng mới Trồng mới là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lƣợng và năng suất của cây trồng. Do đó, tiêu chuẩn lựa chọn cây giống, cây che bóng, kỹ thuật trồng về đào hố, tạo bồn, tụ gốc, ép xanh, bón phân phải đƣợc thực hiện theo đúng quy trình. Chăm sóc Sau khi hoàn thành việc trồng mới cà phê, hộ nông dân sẽ mất hai năm kiến thiết cơ bản và chăm sóc vƣờn cà phê kinh doanh. Cây cà phê bắt đầu cho hạt từ năm thứ tƣ và năng suất tăng dần khi cây cà phê vào giai đoạn trƣởng thành. Trong giai đoạn này, nông dân phải có phƣơng pháp quản lý sản phẩm để đạt năng suất và chất lƣợng tốt nhất, đồng thời phải chăm sóc, duy trì tốt chất lƣợng của vƣờn cà phê.
  17. -6- Vƣờn cà phê già cỗi đƣợc thay thế bằng 1.100 cây cà phê vối thực sinh. Thời gian kiến thiết cơ bản của vƣờn cà phê là một năm trồng mới và hai năm chăm sóc. Vòng đời cây trồng cho năng suất hiệu quả bình quân 3 tấn/ha là 20 năm. Trƣớc khi trồng mới, vƣờn cây phải đƣợc nhổ bỏ cây cà phê cũ, làm đất và luân canh, cải tạo đất trong hai năm. Cây luân canh là cây đậu tƣơng, đƣợc trồng một vụ/năm. Năng suất bình quân của cây đậu tƣơng là 1 tấn/ha. Nguồn vốn để thực hiện đầu tƣ tái canh cà phê từ hai nguồn: nguồn vốn tự có của hộ nông dân chiếm 30% tổng mức đầu tƣ, và 70% tổng mức đầu tƣ đƣợc tài trợ bởi vốn vay của Agribank tỉnh Đắk Lắk. Hình 2.1 trình bày sơ đồ hoạt động tái canh cà phê. Hình 2.1: Sơ đồ hoạt động tái canh cà phê Góp vốn Hộ nông dân Nhà cung ứng Chủ sở hữu phân bón Cung Agribank Cho vay Tái canh cà ứng tỉnh Đắk Lắk phê đầu vào Tái cấp Đầu ra của vốn Dự án Lao động NHNN Khách hàng Nguồn: Tác giả 2.2 Khung phân tích lợi ích - chi phí Luận văn sử dụng khung phân tích lợi ích - chi phí cả kinh tế và tài chính để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu. Tái canh cà phê là một dự án khôi phục lại vƣờn cà phê già cỗi. Do đó, nếu so sánh trƣớc và sau dự án sẽ không phản ánh đƣợc những thay đổi trong sản xuất vốn sẽ xuất hiện khi không có dự án.8 Vì vậy, tác giả sử dụng phép so sánh có và không có dự án để đo lƣờng lợi ích tăng thêm do dự án tạo ra (Hình 2.2). 8 WBI (2002), tr 24.
  18. -7- Hình 2.2: So sánh có và không có tái canh cà phê Có tái canh cà phê (Lợi ích - Chi phí) có tái canh cà phê – (Lợi ích - Lợi ích ròng Lợi ích ròng Chi phí) không tái canh tăng thêm cà phê Không tái canh cà phê Nguồn: WBI (2002, tr. 24) Năm 2.2.1 Phân tích tài chính Phân tích tài chính dùng để đánh giá hoạt động tái canh cà phê trên quan điểm ngân hàng và hộ nông dân nhằm xem xét tính khả thi của tái canh về mặt tài chính. Trên quan điểm ngân hàng, phân tích tài chính dựa trên ngân lƣu tổng đầu tƣ rồi chiết khấu về hiện tại bằng chi phí vốn bình quân trọng số và đánh giá khả năng trả nợ vay. Trên quan điểm hộ nông dân, phân tích dựa trên ngân lƣu tài chính của hộ nông dân sau khi loại trừ ngân lƣu nợ vay rồi chiết khấu về hiện tại bằng suất chiết khấu hộ nông dân. 2.2.1.1 Lợi ích tài chính Lợi ích tài chính của tái canh là nguồn thu tài chính từ cà phê bán ra sau tái canh. Ngoài ra, trong thời gian cải tạo đất, việc trồng cây đậu tƣơng cũng đem lại một khoản doanh thu từ hạt đậu tƣơng. Doanh thu từ việc bán cà phê phụ thuộc vào sản lƣợng và giá bán cà phê. Sản lƣợng cà phê thu hoạch hàng năm phụ thuộc vào năng suất cho quả cà phê. Giá bán cà phê là giá thế giới bởi cà phê là hàng ngoại thƣơng. Doanh thu từ việc bán đậu tƣơng phụ thuộc sản lƣợng thu hoạch và giá đậu tƣơng. 2.2.1.2 Chi phí tài chính Chi phí của tái canh gồm chi phí đầu tƣ, chi phí hoạt động, và lợi ích ròng khi không tái canh cà phê. Một điểm khác của tái canh cà phê là một phần công lao động tái canh cà phê (cả trong thời gian đầu tƣ và hoạt động) là do hộ gia đình đảm nhiệm. Trong
  19. -8- phân tích so sánh có và không có dự án, chi phí lƣơng lao động của hộ chính là mức lƣơng mà họ có thể có đƣợc từ công việc khác nếu không trồng cà phê. Đây chính là chi phí lao động của lƣơng. Về mặt tài chính, chi phí cơ hội công lao động của hộ gia đình phải đƣợc đƣa vào ngân lƣu ra của dự án.9 Công lao động của hộ gia đình sẽ bằng công lao động thuê ngoài của hoạt động tái canh cà phê. Ngoài ra, họ không phải chịu các khoản nộp ngân sách nhƣ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. 2.2.1.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án Tái canh cà phê trên một hecta đánh giá hiệu quả tài chính trên quan điểm ngân hàng và hộ nông dân nên tác giả lựa chọn tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV) kết hợp suất sinh lợi nội tại (IRR) để kết quả đánh giá trực quan hơn. Ngoài ra, phân tích tài chính cần xác định triển vọng tài chính và khả năng thành công của tái canh nên tiêu chuẩn hệ số an toàn trả nợ hàng năm (DSCR) đƣợc sử dụng để phân tích khả năng trả nợ của dự án. Các tiêu chuẩn này đƣợc trình bày chi tiết tại Phụ lục 2. 2.2.2 Phân tích kinh tế Phân tích kính tế nhằm đánh giá chi phí cơ hội của các nguồn lực đƣợc sử dụng và tạo ra từ dự án đối với nền kinh tế. Giá trị của hàng hóa đƣợc tạo ra từ dự án hay giá trị của các nguồn lực đầu vào đƣợc tính bằng giá trị mà nó đóng góp cho sự thịnh vƣợng quốc gia. Do đó, phân tích kinh tế sẽ cho thấy có hay không hiệu quả của dự án trên quan điểm của cả nền kinh tế. Một dự án khi đƣợc thực hiện sẽ làm tăng cầu các yếu tố đầu vào và tăng cung sản phẩm đầu ra của dự án cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tái canh cà phê quy mô hộ nông dân là một dự án nhỏ nên khi thực hiện tái canh sẽ không tác động đáng kể đến cung thị trƣờng sản phẩm đầu ra và cầu thị trƣờng các yếu tố đầu vào của tái canh. Do đó, khi có tái canh sẽ không làm dịch chuyển các đƣờng cung và cầu của các yếu tố đầu vào và đầu ra trên thị trƣờng. 2.2.2.1 Lợi ích kinh tế Cây cà phê là loại cây trồng lâu năm, đòi hỏi thời gian chăm sóc từ 3-4 năm sau đó mới khai thác. Chu kỳ kinh doanh dài và cho quả liên tục trong nhiều năm. Khi đƣợc trồng ở vùng Tây Nguyên, cây cà phê cho năng suất và chất lƣợng cao. Các sản phẩm từ cây cà phê đƣợc sử dụng trong cuộc sống, gỗ cà phê đƣợc sử dụng là đồ mỹ nghệ, bàn ghế…, lá 9 Glenn P.Jenkins, Arnold C. Harberger (2005, tr.21).
  20. -9- cà phê đƣợc sử dụng trong dƣợc phẩm, hoa cà phê cho ong lấy mật, cành cây khô đƣợc dùng làm củi, vỏ hạt cà phê làm phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất. Ngoài ra, cà phê đƣợc trồng tập trung sẽ thu hút đƣợc khách du lịch tham quan nên có thể phát triển du lịch sinh thái. Lợi ích kinh tế của tái canh cà phê đến từ việc tăng sản lƣợng cà phê cho nền kinh tế. Lợi ích kinh tế đƣợc xác định là sản lƣợng cà phê tăng thêm khi so sánh có và không có tái canh. Vì vậy, lợi ích kinh tế của tái canh đƣợc đánh giá là phần lợi ích ròng tăng thêm mà nền kinh tế thu đƣợc khi so sánh có và không có tái canh. 2.2.2.2 Chi phí kinh tế Chi phí kinh tế của các nguồn lực đƣợc sử dụng để thực hiện tái canh cà là chi phí cơ hội của của các nguồn lực trong quá trình đầu tƣ và khai thác nhƣ chi phí nguyên vật liệu, cây giống, nhân công, máy móc. 2.2.2.3 Xác định giá kinh tế Khác với phân tích tài chính, phân tích kinh tế tập trung phân tích tác động của dự án vào nền kinh tế nên phải sử dụng giá mờ. Giá mờ là mức giá phản ánh giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ đƣợc sử dụng và tạo ra trong dự án. Nhƣng trên thực tế, việc lƣợng hóa các mức giá từ tài chính sang kinh tế là rất khó khăn. Do đó, tác giả chỉ thực hiện điều chỉnh giá cả của các hàng hóa ngoại thƣơng, tỷ giá hối đoái và lƣơng kinh tế. Các thông số về giá cả của các nguồn lực còn lại tác giả giả định giá kinh tế bằng với giá tài chính. Đối với hàng hóa ngoại thƣơng, giá kinh tế đƣợc tính theo giá biên giới (FOB, DAF với hàng xuất khẩu, CIF và DAF với hàng nhập khẩu), cộng các loại thuế mà hàng hóa phải chịu, và cộng (đối với hàng nhập khẩu) hoặc trừ (đối với hàng xuất khẩu) chi phí vận chuyển không thuế. Nhƣ vậy, tác giả sẽ điều chỉnh đối với giá bán cà phê là mặt hàng xuất khẩu, giá mua phân bón là mặt hàng nhập khẩu, và tiền công lao động. 2.2.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá dự án Các tiêu chuẩn đƣợc sử dụng trong phân tích kinh tế cũng tƣơng tự nhƣ trong phân tích tài chính nhƣng đƣợc đƣợc chỉnh theo lợi ích và chi phí kinh tế, và đƣợc trình bày tại Phụ lục 3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1