Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 3
download
Luận văn được thực hiện nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tại thị xã Điện Bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÂN VĂN PHƯỚC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÂN VĂN PHƯỚC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8.34.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN DUY LỢI HÀ NỘI, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn THÂN VĂN PHƯỚC
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG................................ 10 1.1. Công nghiệp và phát triển công nghiệp bền vững ................................... 10 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp bền vững tại địa phương ............................................................................................................. 18 1.3. Chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại địa phương................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2015 -2018 ..................................................... 34 2.1. Tổng Quan Về Thị Xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam ............................... 34 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2018 .................................... 44 2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2018 ......................... 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025 ......................................................................................................................... 62 3.1. Quan điểm, yêu cầu trong thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 ...................... 62 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025 ......................................................................................................... 64 3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 2 CNH Công nghiệp hóa 3 HĐH Hiện đại hóa 4 CCN Cụm công nghiệp 5 DN Doanh nghiệp 6 PTBV Phát triển bền vững 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 CN-XD Công nghiệp – Xây dựng 9 KCN Khu công nghiệp 10 CNHT Công nghiệp hỗ trợ 11 NSNN Ngân sách Nhà nước 12 KT-XH Kinh tế - Xã hội
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Dân số thị xã Điện Bàn giai đoạn 2015 – 2018 37 Lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế trên địa bàn 2.2 38 thị xã Điện Bàn giai đoạn 2015 - 2018 2.3 Tăng trưởng kinh tế thị xã Điện Bàn giai đoạn 2015-2018 39 Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế thị xã 2.4 41 Điện Bàn giai đoạn 2015-2018 (theo giá hiện hành) Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2.5 42 2015 - 2018 Tổng hợp công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển 2.6 48 công nghiệp bền vững của thị xã Điện Bàn giai Kết quả khảo sát của doanh nghiệp về công tác phân công, phối 2.7 54 hợp thực hiện chính Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, của các doanh 2.8 57 nghiệp trong quá trình kiểm tra, đánh giá thực hiện chính sách
- DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình Đánh giá của DN về mức độ thường xuyên của công tác phổ 2.1 49 biến, tuyên truyền chính sách tại thị xã Đánh giá của DN về hiệu quả của công tác phổ biến, tuyên 2.2 49 truyền chính sách tại thị xã Điện Bàn Đánh giá của cán bộ về hiệu quả của công tác phổ biến, tuyên 2.3 50 truyền chính sách tại thị xã Điện Bàn Sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực 2.4 54 hiện chính sách Đánh giá hiệu quả phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà 2.5 55 nước trong thực hiện chính sách
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển công nghiệp bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển lực lượng sản xuất vật chất, đưa đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của phát triển công nghiệp bền vững và thực hiện công nghiệp hóa, tại Hội nghị Trung ương khóa VII, Đảng ta đã đề ra chủ trương CNH, HĐH mà trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta tiếp tục xác định đẩy mạnh CNH, HĐH đấtt nước và đưa ra định hướng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, phát triển công nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng là định hướng của nhiều địa phương, trong đó có thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Điện Bàn là thị xã nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Nam, nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển. Những năm gần đây thị xã đã đạt được những bước chuyển biến tích cực về tăng trưởng kinh tế và cũng như lĩnh vực công nghiệp, cụ thể: Năm 2018 sản xuất công nghiệp trên địa bàn tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 13.844 tỷ đồng, đạt 99,78% kế hoạch, tăng 10,39% so với năm 2017; trong đó: Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đạt 9.779 tỷ đồng, tăng 12,05% so cùng kỳ; công nghiệp địa phương và cụm công nghiệp đạt 2.567 tỷ đồng, tăng 4,48% so cùng kỳ. Hạ tầng các cụm công nghiệp từng bước được xây dựng, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp - dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thị xã Điện Bàn những năm gần đây không chỉ đem lại những thành tựu cho ngành này trên các chỉ số như giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp ngân sách, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng... mà còn tạo ra sự thay đổi căn bản các quan hệ kinh tế ở địa 1
- phương. Những tác động lan tỏa của sự phát triển công nghiệp như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ... là những yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn vẫn còn hạn chế như: Công nghiệp phát triển không đều, tốc độ tăng trưởng không ôn định, nguồn lực dành cho phát triển công nghiệp còn hạn chế nên trong quá trình hoạch định chính sách chưa mạnh dạn đề ra các giải pháp mạnh, dài hạn nhằm tạo sự ổn định của chính sách trong quá trình hội nhập; việc cải thiện môi trường đầu tư tại các cụm công nghiệp còn chậm, công tác thông tin giới thiệu lợi thế của từng cụm công nghiệp chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, làm ảnh hưởng đến công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn; công tác phối hợp của các ngành, địa phương trong thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững chưa thật sự chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả,... Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” là cần thiết, khách quan, xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực hiện chính sách phát triển Công nghiệp, ngày 09 tháng 6 năm 2014 bằng Quyết định số 879/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với mục tiêu tổng quát là: Đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có công nghệ hiện đại tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản nhu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu. Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam phát triển với đa số chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn 2
- quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẵng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỹ luật và có khả năng sản xuất cao, chủ động trong khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo. Ở Quảng Nam, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3924/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2016 về phê duyệt quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp đến năm 2025 có xét đến năm 2035, theo Quyết định này tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 các Cụm công nghiệp trong quy hoạch đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 75% và lấp đầy bình quân 90% vào năm 2035. Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường theo hướng nhanh và bền vững. Bên cạnh đó, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững dưới những góc độ khác nhau. Có thể khái quát ở các nhóm nghiên cứu sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp, có một số công trình tiêu biểu như: - Luận án "Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" của tác giả Nguyễn Hải Bắc (2010). Tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ những khía cạnh cơ bản về phát triển bền vững công nghiệp trên vùng lãnh thổ; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững công nghiệp trên vùng lãnh thổ; nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững công nghiệp để áp dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam; đánh giá thực trạng phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2001-2008 để đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tính đến 2050. 3
- - Đinh Chí Hòa (2015) với luận văn "Phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững". Trong luận văn tác giả đã xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu về phát triển bền vững, trên cơ sở đó làm rõ những khía cạnh cơ bản về phát triển công nghiệp trên địa bàn một tỉnh theo hướng bền vững; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững trong giai đoạn 2011-2014 nhằm đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững trong thời gian tới. - Luận văn "Phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên" của tác giả Hoàng Thị Nam (2014), Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về công nghiệp và phát triển công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007-2013; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy công nghiệp tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển theo hướng bền vững. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp, có một số công trình tiêu biểu như: - Luận án tiến sĩ "Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương (nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh)" của tác giả Bùi Vĩnh Kiên (2009), Đại học Kinh tế quốc dân. Trong luận án, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về chính sách phát triển công nghiệp nói chung và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nói riêng; nghiên cứu kinh nghiệm và chính sách phát triển công nghiệp của một số quốc gia trên thế giới; phân tích đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp và chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1997-2007 (bao gồm các chính sách: Chính sách đầu tư phát triển các khu công nghiệp; chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai; chính sách thương mại, thị trường; chính sách khoa học, công nghệ; chính sách cải thiện môi trường kinh doanh; chính sách phát triển nguồn nhân lực; 4
- chính sách phát triển công nghiệp bền vững); tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh để đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020. - Luận văn "Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương" của tác giả Đoàn Thị Thùy Linh (2016), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã trình bày được cơ sở lý luận về việc triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, đồng thời đã đánh giá được thực trạng hoạt động triển khai thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương trên các mặt ban hành các văn bản chỉ đạo, công tác phối hợp giữa tỉnh với Bộ, ngành trung ương và giữa các sở, ban, ngành trong tỉnh. Sau đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc triển khai chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp tại tỉnh Quảng Nam và thị xã Điện Bàn: - Luận án "Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn Quang Thử (2018), Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã phân tích, luận giải cơ sở lý luận về quản lý nhà nước cấp tỉnh nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn làm cơ sở cho phân tích thực trạng cũng như đề xuất giải pháp; khảo sát kinh nghiệm phát triển của một số tỉnh ở Việt Nam và rút ra những bài học thành công để chính quyền tỉnh Quảng Nam tham khảo. Luận án cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng ngành công nghiệp và thực trạng chính quyền tỉnh Quảng Nam phát triển công nghiệp từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. - Luận văn "Phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" của tác giả Ngô Thị Thảo (2015), Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã làm rõ những lý luận và kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến vấn đề phát triển công nghiệp; 5
- đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp của huyện Điện Bàn giai đoạn 2005-2013 để chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất giải pháp có tính thực tiễn để giải quyết vấn đề còn tồn tại, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của huyện. Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy, tất cả những công trình nghiên cứu trên là rất phong phú về nội dung và hình thức. Mặc dù đã có công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp tại thị xã Điện Bàn, song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, hoàn thiện về vấn đề thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Vì thế, đề tài mà tôi nghiên cứu không trùng lắp với bất kỳ một công trình khoa học nào đã công bố. Việc nghiên cứu đề tài là cần thiết có đóng góp không nhỏ cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Luận văn được thực hiện nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tại thị xã Điện Bàn. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích khái quát một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam để chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác này. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 6
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: luận văn nghiên cứu thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững trên các nội dung: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; phổ biến, tuyên truyền về chính sách; huy động nguồn lực để thực hiện chính sách; phân công, phối hợp thực hiện; kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện. - Về không gian: Địa bàn nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 -2018. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng, những quan điểm đổi mới và chỉ đạo về phát triển công nghiệp bền vững. Luận văn sử dụng các phương pháp để làm rõ khung lý thuyết, dựa vào khung lý thuyết để khảo sát thực trạng, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển công nghiệp bền vững thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trong từng vấn đề cụ thể quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững ở chương 1. - Phương pháp phân tích số liệu thống kê, phương pháp so sánh tổng hợp để làm rõ thực trạng thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững thị 7
- xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2018, luận giải các giải pháp để thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển công nghiệp bền vững thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam trong chương 2 và chương 3. Ngoài ra tác giả luận văn cũng sử dụng phương pháp thu thập thông tin các số liệu, thông tin qua các tài liệu liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thông tin thu thập được từ 2 nguồn: Sơ liệu thứ cấp: các tài liệu sẵn có từ các nguồn chính thức, từ các công trình nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đây, các bài viết, tạp chí, sách báo, internet,.. từ các báo cáo của cơ quan chức năng thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam về các vấn đề có liên quan đến thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững. Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra, khảo sát Việc tiến hành khảo sát được tiến hành với 2 đối tượng là: các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp; cán bộ, công chức thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn. Mục đích chính của điều tra khảo là thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn. Đối với các doanh nghiệp: Các phiếu điều tra khảo sát dành cho đối tượng là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tại thị xã Điện Bàn được thực hiện ngẫu nhiên tại 40 doanh nghiệp/ 60 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn (đảm bảo tỷ lệ điều tra khảo sát 2/3 số đối tượng được hưởng lợi từ chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn). 60 doanh nghiệp này sẽ được xếp số thứ tự từ 1 đến 60, sau đó tác giả tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên lấy 40 số tương ứng với 40 doanh nghiệp để tiến hành điều tra, khảo sát. Phiếu khảo sát sau đó sẽ được thu thập, xử lý và sử dụng vào phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu tại Chương 2 để có 8
- được các kết quả khách quan, phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Để kết quả nghiên cứu của luận văn được khách quan, khoa học và hợp lý, ngoài việc tập trung điều tra khảo sát đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, luận văn đã xây dựng bảng hỏi dành cho toàn bộ đối tượng cán bộ, công chức thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững tại thị xã Điện Bàn (tổng số 32 người, bao gồm: Công chức cấp thị xã 12 người, công chức cấp xã, phường 20 người). 6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam để đưa ra các giải pháp cụ thể nhăm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo thiết thực cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam và những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2018 Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển công nghiệp bền vững thị xã Địa Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025. 9
- CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.1. Công nghiệp và phát triển công nghiệp bền vững 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản: * Khái niệm công nghiệp Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Có nhiều quan điểm về công nghệ, có thể kể đến như: Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.[22, tr.58] Theo Từ điển Tiếng Việt, công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm.[2, tr.47] Hiểu theo nghĩa chung nhất, công nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất của xã hội, thông qua hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa, bảo dưỡng các sản phẩm công nghiệp, góp phần tạo ra và duy trì giá trị sử dụng các sản phẩm hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và phục vụ đời sống con người. Nội hàm của khái niệm công nghiệp phản ảnh những nội dung sau: 10
- Một là: Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất, tạo ra của cải và làm giàu cho xã hội. Nghĩa là, công nghiệp tạo ra giá trị và giá trị tăng thêm, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Hai là: Công nghiệp là ngành kinh tế tạo ra giá trị và giá trị tăng thêm thông qua ba hoạt động cơ bản là: Khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến sản phẩm thô thành sản phẩm công nghiệp và sửa chữa sản phẩm công nghiệp. Ba là: Dưới góc độ là ngành kinh tế, công nghiệp sản xuất ra của cải vật chất, chính là tạo ra các sản phẩm hàng hóa, phục vụ phát triển các ngành kinh tế (nông nghiệp, dịch vụ) và phục vụ trực tiếp cho bản thân ngành công nghiệp. Phát triển các ngành công nghiệp là quá trình tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa, phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Bốn là: Dưới góc độ ngành kinh tế, công nghiệp sản xuất ra sản phẩm hàng hóa hay tạo ra của cải vật chất, phục vụ trực tiếp cho tiêu dùng cuối cùng của con người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống thúc đẩy xã hội tiến lên văn minh, hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay ngành công nghiệp bao gồm các lĩnh vực: Khai thác khoáng sản, than, đá và dầu khí; chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ); sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. * Khái niệm phát triển công nghiệp Theo từ điển Tiếng Việt thì “Phát triển là mở mang rộng rãi, làm cho tốt hơn lên” [7, tr.168]. Từ khái niệm công nghiệp và khái niệm phát triền có thể hiểu phát triển công nghiệp là quá trình làm cho ngành công nghiệp tăng trưởng về qui mô, thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ, chất lượng và đóng góp của công nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình phát triển công nghiệp bắt nguồn từ sự phát triển của nền sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội lần thứ hai đã tách công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và trở thành một ngành sản xuất 11
- độc lập, ban đầu là dưới hình thức sản xuất thủ công nhỏ. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp không ngừng phát triển, đi từ sản xuất nhỏ, thủ công thành một nền sản xuất hiện đại. Phát triển công nghiệp không chỉ bao hàm sự tăng lên về qui mô mà còn bao hàm sự thay đổi về chất của ngành công nghiệp theo hướng tiến bộ, từ thủ công sang tự động hóa, từ đơn giản lên tinh vi, từ trình độ thấp sang trình độ cao. Xét trong phạm vi một tỉnh, dưới góc độ quản lý kinh tế, phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh là tổng thể tất cả các hoạt động mà chính quyền tỉnh thực hiện nhằm nâng cao cả về lượng và chất ngành công nghiệp trên địa bàn. * Khái niệm phát triển công nghiệp bền vững Đối với Việt Nam, nhiều người cho rằng phát triển công nghiệp bền vững đơn giản là khả năng tồn tại lâu dài của ngành công nghiệp. Tồn tại đồng nghĩa với duy trì được lợi ích doanh nghiệp và quốc gia. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được điều đó thì câu trả lời trở nên phức tạp và bắt đầu khác. Ở đây rõ ràng một sự phát triển cân đối hợp quy luật sẽ có những bảo đảm lâu dài hơn là sự phát triển thái quá chỉ nhằm đến mục tiêu trước mắt. Xét về lý thuyết, các chuẩn mực hay thước đo cũng có thể thay đổi ứng với mỗi giai đoạn phát triển. Và không chỉ những vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường, mà còn có cả những tác động đan xen của các khía cạnh chính trị và an ninh. Từ trong các phân tích chiến lược của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp đã phác thảo ra 5 tiêu chí định hướng cho “Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam” (Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững - Dự án hỗ trợ và xây dựng Chương trình nghị sự 21 Quốc gia Việt Nam-2005- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) như sau: Tiêu chí 1: Tăng trưởng bền vững. Tiêu chí 2: Tạo vị thế trong phân công quốc tế. Tiêu chí 3: Tiêu dùng bền vững công nghiệp. Tiêu chí 4: Doanh nghiệp bền vững. 12
- Tiêu chí 5: Chia sẻ cơ hội thực hiện công bằng xã hội, phù hợp thể chế chính trị và an ninh. Trong nội dung thứ nhất đề cập đến “Tăng trưởng bền vững” bao hàm cùng lúc các đảm bảo tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng thể hiện ở 3 yếu tố chính: Giá trị gia tăng (VA), năng lực cạnh tranh và cơ cấu công nghiệp. Tiêu chí thứ 2 Tạo vị thế trong phân công quốc tế được đặt ra trong bối cảnh hội nhập và tự do hoá thương mại. Công nghiệp Việt Nam mặc dù nhỏ bé nhưng phải có chỗ đứng trong không gian chung, cân bằng được các quan hệ nhiều chiều trở thành một mắt xích trong mạng lưới phân công quốc tế. Tiêu chí thứ 3 đề cập đến tiêu dùng bền vững công nghiệp. Nguyên tắc quan trọng nhất của phát triển bền vững là hài hoà giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Trong công nghiệp, phát triển phải đi đôi với giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, bởi tiêu dùng công nghiệp là nguyên nhân cơ bản tạo ra chất thải và các tác động tới môi trường và cả xã hội. Có 2 nội dung “tiêu dùng công nghiệp” quan trọng đó là: tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm công nghiệp. Tiêu chí thứ 4 cho rằng doanh nghiệp là cấu thành quan trọng nhất của công nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải thực sự bền vững mới tạo ra nền công nghiệp bền vững. Khái niệm doanh nghiệp bền vững phản ánh năng lực tự điều chỉnh và thích nghi trong môi trường luôn biến động (bền vững động), hàm chứ không chỉ các nội dung về kinh tế mà còn trách nhiệm xã hội đầy đủ (Corporate Social Responsibiliti - CSR) của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội đầy đủ (CSR) chính là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội, song lớn hơn xu hướng mới mong muốn tạo ra các sắc thái văn hoá doanh nghiệp. Các sắc thái mới chứa đựng các nội dung đầy đủ hơn không chỉ kinh tế, tạo ra giá trị riêng của doanh nghiệp và làm cho thương hiệu trở nên bền vững. Bền vững trước hết phải bắt nguồn từ trong ý thức, quyết định hành 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 82 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn