intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Nhumbien999 Nhumbien999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

69
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đóng góp cho việc nâng cao lý luận về thực thi chính sách công ở Việt Nam, cụ thể trong các lý luận về thực thi chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả cho việc cai nghiện nhằm nhân rộng các mô hình trong cả nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THU TRANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THU TRANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỮU HẢI HÀ NỘI - NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là những nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nội dung luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn một cách đầy đủ và chính xác. Tác giả Phạm Thu Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Hành chính quốc gia đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Hữu Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn của mình đến lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Hòa Bình, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan tâm, tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Do thời gian nghiên cứu thực tế có hạn, đồng thời kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ và những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quý thầy cô và những người quan tâm đến đề tài. Xin trân trọng cảm ơn.! Hòa Bình, ngày tháng năm 2017 Tác giả Phạm Thu Trang
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CAI NGHIỆN MA TÚY ....................................................................... 8 1.1. Chính sách cai nghiện ma túy .................................................................... 8 1.1.1. Tác hại của ma túy ................................................................................. 8 1.1.2. Chính sách cai nghiện ma túy ............................................................... 13 1.2. Thực thi chính sách cai nghiện ma túy .................................................... 24 1.2.1. Khái niệm thực thi chính sách cai nghiện ma túy ................................. 24 1.2.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực thi chính sách cai nghiện ma túy .................................................................................................................... 24 1.2.3. Các bước tổ chức thực thi chính sách cai nghiện ma túy ..................... 25 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách cai nghiện ma túy........ 30 1.3. Kinh nghiệm thực thi chính sách cai nghiện ............................................ 33 1.3.1. Kinh nghiệm nước ngoài ....................................................................... 33 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 36 1.3.3. Bài học cho Hòa Bình ........................................................................... 40 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 42 Chương 2. THỰC THI CHÍNH SÁCH CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ................................................................................. 43 2.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình có ảnh hưởng đến thực thi chính sách cai nghiện .................................................................. 43 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 43 2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình ....................... 46 2.2. Tổ chức thực thi chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ......................................................................................................................... 47
  6. 2.2.1. Hệ thống các cơ quan, tổ chức tham gia thực thi chính sách cai nghiện ......................................................................................................................... 47 2.2.2. Hoạt động thực thi ................................................................................. 55 2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách cai nghiện ........................................ 64 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 64 2.3.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân ........................................... 78 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 82 Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH ......... 83 3.1. Định hướng thực hiện chính sách cai nghiện của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới ............................................................................................................. 83 3.1.1. Quan điểm thực hiện chính sách ........................................................... 83 3.1.2. Chủ trương thực hiện chính sách cai nghiện trong thời gian tới: ......... 85 3.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách cai nghiện ...... 86 3.2.1. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện ma túy ....................................... 86 3.2.2 Huy động nguồn lực cho công tác dự phòng và điều trị nghiện ............ 88 3.2.3. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác điều trị, cai nghiện, giáo dục tại các Trung tâm, cơ sở cai nghiện ..................................................................... 90 3.2.4. Tổ chức tốt các hoạt động cai nghiện tự nguyện, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng ................................................................................................... 91 3.2.5. Tăng cường biện pháp quản lý sau cai nghiện và công tác tái hòa nhập cộng đồng ........................................................................................................ 92 3.2.6. Mở rộng việc điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. ...................................................................................................... 92 3.2.7. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất, cung ứng thuốc, phương pháp điều trị nghiện.................................................................................................. 93 3.2.8. Hỗ trợ tao việc làm cho người sau cai nghiện ...................................... 94
  7. 3.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 94 3.3.1. Đới với Trung Ương ............................................................................. 94 3.3.2. Đối với tỉnh Hòa Bình ........................................................................... 95 Tiểu kết Chương 3 ........................................................................................... 96 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 99
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.bảng thống kê cơ sở cai nghiện của địa phương trước khi thực hiện đề án ................................................................................................................ 66 Bảng 2.2.bảng thống kê cơ sở cai nghiện bắt buộc chuyển đổi sang cơ sở cai nghiện thực hiện nhiều chức năng tại địa phương .......................................... 69 Bảng 2.3.bảng tổng hợp kết quả thực hiện công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng ................................................................................................................. 74
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tệ nạn ma tuý là một hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, một dân tộc nào không phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do buôn lậu ma tuý và nghiện ma tuý gây ra cho đời sống kinh tế - xã hội. Tình hình tệ nạn ma tuý diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn, khó lường, có xu hướng gia tăng về số người nghiện và các tội phạm về ma tuý, tính chất hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn. Ma tuý làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống gia đình, gây xói mòn đạo lý, làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nguồn nhân lực, tài chính, huỷ hoại những tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Nghiêm trọng hơn, ma tuý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lây nhiễm đại dịch thế kỷ HIV/AIDS trên toàn cầu. Ý thức rõ tác hại nghiêm trọng của tệ nạn ma túy đến sức khỏe, kinh tế, văn hóa, xã hội, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống ma túy trên 3 lĩnh vực "giảm cung, giảm cầu và giảm hại", nhất là công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác cai nghiện ma túy không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Đặc biệt ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2596/QĐ- TTg phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ở Việt Nam đến năm 2020. Đề án nhấn mạnh quan điểm đa dạng hóa các biện pháp và mô hình điều trị bao gồm điều trị tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và điều trị bắt buộc tại trung tâm theo hướng giảm dần, tiến tới điều trị tự nguyện tại cộng đồng là chủ yếu.
  10. 2 Thực hiện chỉ đạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ra quyết định số 1395/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và tiếp tục thực hiện những kế hoạch nhiệm vụ đã được giao trên lĩnh vực cai nghiện ma túy. Sau quá trình thực hiện, các địa phương về cơ bản đã tiếp thu chính sách. Thực tế đã xuất hiện những mô hình cai nghiện tốt, việc điều trị thay thế bằng methadone được làm rất bài bản, đem lại hiệu qủa rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn một số nơi còn lúng túng. Có nơi làm được nhiều theo hướng đổi mới của Chính phủ, có nơi chỉ làm một số việc, có nơi chưa rõ dẫn đến việc các trung tâm không còn học viên, cơ sở vật chất lãng phí, nguồn lực con người chưa được sử dụng hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả hạn chế nêu trên là do nhận thức của các cấp chính quyền và tầng lớp nhân dân về nghiện ma túy, cai nghiện ma túy chưa đầy đủ, dẫn đến các giải pháp cai nghiện chưa thực sự phù hợp, việc bố trí nguồn lực chưa tương xứng, chỉ đạo chưa quyết liệt. Từ tình hình thực tế nêu trên, em quyết định lựa chọn đề tài “ Thực hiện chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” làm đề tài luận văn của mình nhằm góp phần đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả của việc thực hiện chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua, ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau: Đề tài “Tâm lý học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy từ thực tế Tỉnh Hồ Chí Minh” do tác giả Phan Xuân Biên và Hồ Bá Thâm đồng chủ biên, xuất bản năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu của nhiều tác giả về nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, công tác giáo dục nhân cách, đạo đức xã hội dành cho những người liên quan đến nghiện ma túy. Các tác giả cho rằng, người nghiện là người rối loạn về tâm lý, không làm chủ được hành vi của mình, từ không làm chủ được bản thân, họ hành động chủ yếu theo ham muốn
  11. 3 bản năng, dẫn tới lệch chuẩn xã hội, khủng hoảng nhân cách, tha hóa - rối loạn nhân cách và việc cai nghiện, phục hồi nhân cách, sửa đổi và phát triển nhân cách người cai nghiện thành công hay không phụ thuộc vào thái độ, tình thương, trách nhiệm của cộng đồng, gia đình, xã hội và bản thân người nghiện. Do vậy, công tác điều chỉnh tâm lý, giáo dục, phục hồi nhân cách cho người cai nghiện và những giải pháp giúp người sau cai nghiện ma túy trở về với gia đình, cộng đồng được thực hiện bằng biện pháp tâm lý.[1] Tác giả Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện ma tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hoá những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma tuý, cũng như quan điểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý, mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con. Trên cơ sở đó, việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma tuý và việc cai nghiện ma tuý ở thanh niên cần phải kết hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết quả nghiên cứu đã định hướng về hướng giáo dục và ứng xử thích hợp với người nghiện ma tuý cũng như góp phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma tuý ở thanh thiếu niên.[9] Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính công của nghiên cứu sinh Phan Thị Mỹ Hạnh(2016) với đề tài : “Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống ma túy ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”đã làm sâu sắc, hoàn thiện hơn lý luận quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phòng, chống ma túy và các số liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận án cho thấy bức tranh
  12. 4 về thực trạng phòng, chống tệ nạn này ở Việt Nam; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chế của quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy và những nguyên nhân làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này để đề xuất các giải pháp phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng cơ chế, chính sách, lựa chọn phương thức quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.[8] Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp cận khác nhau. Có thể thấy rằng, các tài liệu mới chỉ đề cập rất ít tới vấn đề thực thi chính sách cai nghiện, chưa có công trình khoa học nào đã công bố, tập trung nghiên cứu vấn đề chuyên sâu việc thực thi chính sách, mà cụ thể ở đây là chính sách cai nghiện ma túy. Tuy vậy, nghiên cứu các công trình đã công bố đó, tôi cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất có giá trị đối với đề tài của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát thực tế ở một số địa phương, tôi có thể rút ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho việc thực thi chính sách cai nghiện ma tuý hiện nay. Nghiên cứu : “Thực hiện chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” hy vọng sẽ là sự đóng góp nhỏ của tôi vào nỗ lực phòng chống tệ nạn ma túy chung của toàn xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách cai nghiện ma túy, đồng thời đánh giá thực trạng thực hiện chính sách cai nghiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình để đề xuất những biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả việc cai nghiện ma túy cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu cơ sở khoa học về ma túy và chính sách cai nghiện.
  13. 5 + Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính sách cai nghiện ma túy + Đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế trong thực hiện chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. + Đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cai nghiện ma túy ở Hòa Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Công tác hoạch định, thực thi chính sách về cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - Phạm vi nghiên cứu: Việc thực hiện chính sách cai nghiện ma túy từ 2010 đến nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng với quan điểm lịch sử cụ thể, toàn diện; phương pháp tiếp cận hệ thống và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước để hoàn thiện cơ sở lý thuyết và đánh giá tình hình thực thi chính sách cai nghiện ma túy ở địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được tiến hành trên cơ sở sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: + Nghiên cứu tài liệu, sách, các tạp chí; các văn bản chủ yếu về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về đổi mới công tác đấu tranh với tệ nạn ma túy, đổi mới công tác cai nghiện để tiếp thu có chọn lọc các thành quả nghiên cứu trước đó về những vấn đề có liên quan đến đề tài. + Phân tích, tổng hợp những dữ liệu thu thập được làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đề tài luận văn, từ đó xây dựng cách tiếp cận toàn diện, khách quan những nội dung nghiên cứu;
  14. 6 + Khảo sát và phân tích tài liệu thu thập được nhằm phát hiện những vấn đề trong thực thi chính sách cai nghiện ma túy ở Hòa Bình để tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực thi chính sách công. Xử lý thông tin và số liệu kết hợp với phân tích, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để góp phần đánh giá việc thực thi chính sách. Từ đó xem xét, đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách cai nghiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Đề tài đóng góp cho việc nâng cao lý luận về thực thi chính sách công ở Việt Nam, cụ thể trong các lý luận về thực thi chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả cho việc cai nghiện nhằm nhân rộng các mô hình trong cả nước. - Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về cai nghiện cho các đối tượng, phù hợp với điều kiện và tình hình ở mỗi địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy, làm giảm tỷ lệ tái nghiện và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những gợi ý cho việc đổi mới công tác cai nghiện ma túy sau này.
  15. 7 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách cai nghiện ma túy Chương 2: Thực thi chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
  16. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CAI NGHIỆN MA TÚY 1.1. Chính sách cai nghiện ma túy 1.1.1. Tác hại của ma túy 1.1.1.1. Ma túy gây ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Theo thống kê của Cơ quan Thường trực phòng, chống ma túy thì đến tháng 6/2015, cả nước có trên 200.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, nếu trung bình một ngày người nghiện dùng hai tép heroin (mỗi tép giá 100.000 đ) thì một năm tổng số người nghiện đã tiêu tốn trên 240 tỷ đồng. Khi số lượng người nghiện trên tái nghiện thì số tiền tiêu phí sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, hàng năm ngân sách nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác cai nghiện phục hồi, phòng chống tái nghiện, trả lương cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn ma túy, chưa kể tiền của gia đình người nghiện đóng góp. Thêm vào đó, nghiện và tái nghiện ma túy làm tổn thất một nguồn nhân lực rất lớn cho phát triển kinh tế vì đại đa số người nghiện, tái nghiện đều trong độ tuổi lao động và còn rất trẻ. Như vậy, thiệt hại về kinh tế do tái nghiện ma túy gây ra rất lớn. Chi phí điều trị cắt cơn nghiện rất tốn kém, nếu mỗi lần cai cắt cơn, chỉ tính bình quân theo qui định của các cơ quan chức năng cần 2.000.000đ/ người thì 200.000 người nghiện cai cắt cơn đã tốn kém trên 400 tỷ đồng mỗi năm. Nhưng thực tế, có người một năm cai cắt cơn 3-4 lần thì chi phí cho điều trị cắt cơn sẽ cao gấp nhiều lần. Sự tăng nhanh của số người nghiện ma túy đòi hỏi phải có nhiều cơ sở cai nghiện ma túy và các dịch vụ chữa trị khác. Hàng năm, ngân sách Nhà nước chi cho việc xây dựng và hoạt động các trung tâm cai nghiện ở các tỉnh, Tỉnh trong cả nước tốn kém hàng trăm tỷ đồng.
  17. 9 Ngoài những thiệt hại trực tiếp về kinh tế, ma túy gây ra hàng loạt thiệt hại gián tiếp mà xã hội phải gánh chịu như thiệt hại kinh tế do sản phẩm thu nhập mất đi vì người lao động ( nghiện) hay ốm đau, chết sớm, năng suất lao động giảm. 1.1.1.2. Ma túy hủy hoại sức khoẻ con người. Nhiều công trình nghiên cứu trong y học về ảnh hưởng của ma túy đối với sức khỏe của con người đã khẳng định: Ma túy là nguyên nhân phát sinh nhiều loại bệnh tật, hủy hoại sức khỏe người nghiện. Ma túy đã tạo ra một cơ chế nguy hiểm trong cơ thể người. Khi người ta mệt mỏi, bị đau đớn, hệ thần kinh sẽ tiết ra chất Endoophin (Enderphinnis) để làm giảm sự đau đớn, mệt mỏi, phục hồi sức hoạt động bình thường của cơ thể. Người nào càng tập luyện, hoạt động tích cực thì cơ thể tiết Endoophin, phục hồi sức hoạt động của cơ thể càng tốt. Đó là cơ chế tự nhiên, tự điều chỉnh rất kỳ diệu mà tạo hóa đã ban cho con người. Các chất ma túy (Cocain, heroin, moophin, thuốc phiện...) khi xâm nhập vào cơ thể có tác dụng mạnh hơn Endoophin gấp nhiều lần, đi vào ngõ ngách từng tế bào thần kinh làm giảm đau đớn, mệt mỏi nhanh chóng, kích thích nhanh nhạy hoạt động của thần kinh, khiến người ta thấy ‘hết đau’, ‘hết mệt’, có cảm giác ‘tỉnh táo’, ‘sảng khoái’, ‘phấn khích’, ‘bay bổng’, ‘ lâng lâng’, ‘bồng bềnh’. Điều nguy hiểm là cơ chế nhân tạo đó được lặp lại một số lần sẽ dẫn đến chỗ thay thế cơ chế tự nhiên tiết ra Endoophin. Điều này nguy hiểm nữa là các tế bào cảm nhận dần dần nhờn, quen với chất ma túy nên càng ngày lượng ma túy càng phải tăng lên mới phát huy được hiệu quả. Và khi đó, nếu cắt không còn dùng ma túy nữa thì cơ thể sẽ mệt mỏi rã rời, đau đớn khắp nơi, khủng hoảng cả thể xác và tinh thần, không còn làm chủ được bản thân. Tình trạng đó có thể dẫn con nghiện đến trạng thái hoàn toàn suy sụp, chỉ nghĩ làm sao đưa được ma túy vào cơ thể ngay lập tức, bằng bất cứ giá nào. Chính đó
  18. 10 là nguyên nhân dẫn người nghiện đến những hành động mù quáng nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội. Do cơ chế dẫn đến nghiện ma túy như trên, nên Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Nghiện ma túy là một trạng thái nhiễm độc chu kỳ hoặc mãn tính, gây hại cho bản thân và xã hội cho dùng lại một chất lượng ( tự nhiên hoặc tổng hợp). Nghiện ma túy dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma túy mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học; thức đêm, ngủ ngày, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma túy bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Người nghiện ma túy thường chết ở độ tuổi 30 - 50 tuổi; trường hợp sử dụng ma túy quá liều có thể bị chết đột ngột. 1.1.1.3. Nghiện ma túy ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Lúc mới sử dụng ma túy thường gây kích thích tình dục, vì vậy để thỏa mãn nhu cầu, đối tượng thường quan hệ với gái mại dâm, cho nên dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai...đặc biệt là lây nhiễm HIV. Khi đã nghiện ma túy nặng, các hoóc môn sinh dục bị suy giảm dẫn đến giảm nhu cầu tình dục, giảm khả năng sinh sản, hoặc sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển. Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma túy dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, gầy gò, ốm yếu, khó nuôi, chậm phát triển thể lực và trí tuệ, trẻ mới sinh đã có dấu hiệu nghiện ma túy. Mặt khác, đối tượng nghiện ma túy là đối tượng có nguy cơ cao về nhiễm HIV bằng hai con đường là đường tình dục và đường máu. Khi tiêm chích ma túy, đối tượng thường dùng chung bơm kim tiêm mà không khử trùng hoặc khử trùng qua loa không đảm bảo vệ sinh, vì vậy họ rất dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS. Theo ước tính ở Việt Nam có đến 65% người nhiễm HIV là người nghiện ma túy.
  19. 11 1.1.1.4. Nghiện ma túy làm mất nhân cách con người Ma túy làm người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần, thay đổi nhân cách theo hướng tiêu cực. Họ thường xa lánh nếp sinh hoạt lành mạnh như học tập, vui chơi, lao động, văn hóa, thể thao, yêu thương và được yêu thương người thân, bè bạn...Họ thường sống ủ dột, cách biệt, xa lánh mọi người, chai lỳ cảm xúc, xa lánh bạn tốt và chỉ tìm bạn nghiện để chơi và cùng nhau sử dụng ma túy ; họ thường cáu gắt, nói dối, ăn cắp...gây xung đột với bố mẹ, anh chị em, vợ con...Đối với người nghiện, họ chỉ có một nhu cầu lớn nhất là có ma túy để sử dụng, ngoài ra họ hầu như không còn nhu cầu nào khác, kể cả nhu cầu bản năng của chính họ cũng được coi là thứ yếu. 1.1.1.5. Nghiện ma túy làm tổn thất hạnh phúc của gia đình. Do tính cách người nghiện thường hay thay đổi và do mâu thuẫn về quyền lợi, nên họ luôn chống lại người thân trong gia đình; họ hay gây gỗ, cáu gắt, lừa dối người thân, dẫn đến tình cảm sứt mẻ, xung đột trong gia đình ngày càng tăng. Có trường hợp con trai nghiện ngập đã đánh lại cha, mẹ, vợ con tàn bạo. Có trường hợp con trai giết bố mẹ, ông bà để lấy tiền mua ma túy... Kết quả nghiên cứu xã hội học gần đây đã nêu lên con số rất đáng lưu tâm: có khoảng 38-42% số cặp vợ chồng xin ly hôn là xuất phát từ những xung đột liên quan đến nghiện ma túy; 70% con cái của những cặp vợ chồng ly dị, ly thân để tìm đến hút hít ma túy để quên đi nỗi bất hạnh, cô đơn và dần dần trở thành kẻ nghiện ngập, bụi đời, thất học, ăn cắp, phạm tội. Gia đình là tế bào của xã hội. Để giữ được tình cảm tốt đẹp và hạnh phúc gia đình, thì mọi thành viên trong gia đình phải luôn có ý thức trách nhiệm phòng, chống ma túy ; không để con em mình bị ma túy cám dỗ, phải luôn phòng ngừa không để cho ma túy len vào cuộc sống của gia đình. Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy gia đoạn 2012- 2015, Chính phủ đã cho xây dựng Đề án “Xây dựng xã, phường, thị trấn
  20. 12 không có tệ nạn ma túy”, với mục tiêu kiềm chế sự gia tăng của tệ nạn ma túy và người nghiện ma túy ; duy trì số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy hiện có; nâng dần số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy; giảm số xã phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về ma túy. Vì vậy, trong Hương ước của các làng xã hiện nay đều nêu rõ bài trừ tệ nạn ma túy, không có người nghiện ma túy...đã góp phần làm giảm tình trạng nghiện ma túy của các thành viên trong gia đình hiện nay. 1.1.1.6. Nghiện ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Theo thống kê của các cơ quan chuyên môn cho biết: 2/3 tổng số các vi phạm trật tự công cộng nói riêng và trật tự xã hội nói chung là do những đối tượng nghiện ma túy hoặc có liên quan đến nghiện ma túy gây nên. Đa số trong số họ là thanh niên, có cả sinh viên lười học, bỏ học, không có việc làm, cờ bạc, rượu chè, chơi bời lêu lổng…Họ sống bê tha, thiếu tình người, thiếu niềm tin và lòng tự trọng…Đây chính là nguồn bổ sung cho các hành vi phạm tội đang có xu hướng gia tăng, gây lo lắng trong nhân dân. Nghiện ma túy là một tệ nạn xã hội, nó đang gây nên hậu quả nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và lo lắng của cộng đồng. Những người nghiện ma túy nếu không được cai nghiện, giáo dục tích cực thì qui luật diễn ra đối với họ là ăn xin, ăn cắp, ăn trộm và ăn cướp. Tệ nghiện ma túy còn liên quan chặt chẽ với tệ nạn xã hội khác như mại dâm, buôn bán ma túy. Nhiều đối tượng nghiện ma túy đã tìm kiếm ma túy bằng con đường buôn bán ma túy để lấy tiền hút, hít càng làm cho đội quân bán lẻ ma túy gia tăng mạnh mẽ. Những đối tượng nghiện ma túy là nữ giới thường kiếm tiền bằng nghề mại dâm, đây là con đường lây lan HIV rất nguy hiểm cho xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2