Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang
lượt xem 8
download
Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên và đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ THỦY TIÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ THỦY TIÊN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH HÀ NỘI, 2021
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp (star-up) là một yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việc tạo nghề nghiệp, việc làm cho người lao động, đặc biệt là thanh niên luôn gắn liền với ổn định kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nền tảng cho sự phát triển bền vững. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế có những bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nguồn nhân lực phải được điều chỉnh về cơ cấu và nâng cao về chất lượng. Muốn có được nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động, cần phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Có thể khẳng định, đào tạo nghề cho thanh niên là cơ sở và điều kiện để thanh niên có được việc làm, nâng cao thu nhập, từ đó đảm bảo các quyền khác của thanh niên. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác đào tạo nghề cho thanh niên, trong đó có chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Coi đây là một trong những nội dung của công tác vận động thanh niên trong tình hình mới. Ở nước ta, qua hơn 10 năm thực hiện Đề án 1956, công tác đào tạo nghề lao động nông thôn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các địa phương trong cả nước đã tích cực triển khai các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhận thức của các cấp chính quyền và người dân với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn. Nhiều địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác đào tạo nghề và hỗ trợ, tạo điều kiện giúp người sau học nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 34%, năm 2015 đạt 50%, năm 2016 đạt 53,3%, năm 2017 đạt 56,6%, năm 2018 đạt 60%, ước thực hiện năm 2019 đạt 62,5% và mục tiêu đến năm 2020 đạt 65%. Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp năm 2010 đạt 23%, năm 2015 đạt 36%, năm 2016 đạt 38,8%, năm 2017 đạt 42,5%, năm 2018 đạt 47,6%, ước thực hiện năm 2019 đạt 53,8% và mục tiêu đến năm 2020 đạt 60%. 1
- Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động là thanh niên cũng còn rất nhiều khó khăn, hạn chế như: chưa được coi trọng đúng mức; nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động; hiệu quả đào tạo nghề cho lao động thanh niên không đồng đều giữa các vùng; công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân chưa tốt, v.v... Cũng như cả nước, tỉnh An Giang cũng đang chịu sức ép rất lớn về vấn đề đào tạo nghề cho thanh niên. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn ở An Giang cũng có nhiều yêu cầu đặc thù. Cụ thể, là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, song tỷ lệ lao động nông nghiệp, nhất là thanh niên nông thôn chưa được đào tạo nghề còn cao. Điều này là rào cản lớn đối với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh. Không chỉ vậy, trong những năm qua, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của nhiều cư dân nông thôn, bao gồm thanh niên nông thôn tỉnh An Giang. Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang đặt ra yêu cầu bức thiết đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, do công tác đào tạo nghề cho thanh niên chưa theo kịp với yêu cầu nên dẫn đến có tỷ lệ đáng kể thanh niên nông thôn thất nghiệp, hoặc thiếu việc làm. Thất nghiệp đối với thanh niên hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn là nguyên nhân của các tệ nạn, gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, gánh nặng cho xã hội. Đặc biệt, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn, bao gồm thanh niên nông thôn An Giang là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư của lao động trẻ từ An Giang đến các vùng khác, nhất là đến thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác ở khu vực Đông Nam Bộ. Nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho thanh niên, thời gian qua, trên cơ sở chính sách của Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cũng đã quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực cũng như công tác đào tạo nghề cho thanh niên thông qua nhiều giải pháp khác nhau. Bên cạnh một số ưu điểm và kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang còn không ít hạn chế 2
- và bất cập. Từ căn cứ lý luận và thực tiễn nói trên, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang ” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực hiện chính sách công là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của khoa học chính sách công. Chính vì vậy, những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu và hình thành nên hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh. Ngoài ra, các nghiên cứu về chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng đã được quan tâm nghiên cứu ở mức độ nhất định ở nước ta trong những năm qua. Có thể thấy tình hình nghiên cứu qua một số góc độ sau : 2.1. Một số nghiên cứu lý luận về thực thi chính sách công Trong một thời gian dài trước đây, trọng tâm của nghiên cứu chính sách thường tập trung vào hoạt động hoạch định chính sách, mà rất ít quan tâm tới hoạt động thực thi chính sách. Vào năm 1973, khi hai tác giả Pressman và Wildavsky xuất bản tác phẩm “Thực hiện chính sách”, thì giới phân tích chính sách mới bắt đầu quan tâm tới vấn đề thực thi chính sách (Nguyễn Trọng Bình, 2013). Có thể khái lược về một số nghiên cứu về thực thi chính sách như sau: Trong bài viết, The Policy Implementation Process, T.Smith đã phân tích những nội dung cơ bản của thực hiện chính sách và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách. Theo ông, hình thức chính sách, loại hình chính sách, nguồn gốc của chính sách, phạm vi ảnh hưởng của chính sách, mức độ tiếp nhận của đối tượng chính sách, tình cảm và tâm lý xã hội, bộ máy và đội ngũ nhân viên thực hiện chính sách, kỹ năng và phương thức lãnh đạo của người lãnh đạo, năng lực thực hiện chính sách, đặc điểm của đối tượng chính sách, sự khác nhau về môi trường chính trị, văn hóa và kinh tế của xã hội... là những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi chính sách (T. Smith, 1973). 3
- Charles O.Jones trong tác phẩm An Introduction to the Study of Public Policy đã giới thiệu tổng quan về khoa học chính sách công, trong đó có nêu lên khái niệm và một số nội dung liên quan đến thực hiện chính sách với tư cách một khâu của quá trình chính sách (Charles O.Jones, 1984). Hai tác giả D.S. Meter và C.E. Van Horn cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách, những yếu tố này vừa bao gồm nhân tố của bên trong vừa bao gồm nhân tố bên ngoài (môi trường). Theo hai ông, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách công, đó là: (1) mục tiêu và nội dung của chính sách có cụ thể, khả thi hay không? (2) nguồn lực chính sách, tức nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin…) phục vụ cho thực thi chính sách có đầy đủ hay không? (3) sự trao đổi, phối hợp giữa các tổ chức và thành viên trong tổ chức trong quá trình thực hiện; (4) năng lực của cơ quan thực hiện chính sách; (5) môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội; (6) nhận thức và thái độ của nhân viên thực hiện chính sách (D.S. Van Meter and C.E.Van Horn, 1975). Trong bài viết “Implementation as Mutual Adaptation – Change in Classroom Organizations”, hai tác giả McLaughlin và Milbrey Walin đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách, cho rằng, việc thực hiện có hiệu quả chính sách công dựa trên các yếu tố như: (1) mức độ thống nhất, đồng thuận về mặt nhu cầu và quan điểm giữa chủ thể thực thi chính sách và đối tượng chính sách; (2) mức độ tương tác, chia sẻ thông tin theo hướng bình đẳng giữa chủ thể thực thi chính sách và đối tượng chính sách; (3) sự linh hoạt về mục tiêu và phương thức thực hiện chính sách theo sự thay đổi của môi trường của chủ thể thực thi chính sách; (4) lợi ích và định hướng giá trị của đối tượng chính sách (McLaughlin and Milbrey Walin, 1976). Trong cuốn sách Hành chính công và quản trị công – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả Nguyễn Trọng Bình đã phân tích các lý thuyết hiện đại về hành chính công, chính sách công và quản trị công. Trong đó, tác giả đã đề cập đến lý luận quản trị công – với tư cách một cách tiếp cận phù hợp trong bối cảnh hiện nay về thực hiện chính sách công (Nguyễn Trọng Bình, 2018). Trong bài viết Các yếu tố dẫn đến hiệu quả thấp của chính sách công, tác giả Nguyễn Trọng Bình đã phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách. Theo đó, các 4
- yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách công bao gồm: chất lượng chính sách; đối tượng chính sách và chủ thể thực thi chính sách (Nguyễn Trọng Bình, 2013). Trong bài viết “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở nước ta hiện nay”, tác giả Nguyễn Trọng Bình trên cơ sở khái lược các nghiên cứu về các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách công đã chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách công. Theo đó, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách công bao gồm: (i) tính chất của vấn đề chính sách; (ii) chất lượng chính sách; (iii) nguồn lực thực hiện chính sách; (iv) sự tương tác, trao đổi và phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện chính sách; (v) sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách; (vi) phẩm chất và năng lực của người thực hiện chính sách; (vii) tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của cơ quan thực hiện chính sách; (viii) môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên một số gợi mở nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách công ở Việt Nam (Nguyễn Trọng Bình, 2019). Có thể thấy, các nghiên cứu nói trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách công như khái niệm, nội dung, vai trò của thực hiện chính sách cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách…Đây là những vấn đề rất cơ bản mà luận văn kế thừa khi nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến đề tài. 2.2. Một số nghiên cứu về chính sách đào tạo nghề và thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Các nghiên cứu ở góc độ này khá phong phú, trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu chủ yếu sau: Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của Đỗ Phạm Thùy Linh (2016) về “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên từ thực tiễn Thành phố Hà Nội”. Luận văn này đã tập trung vào việc đánh giá tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở địa bàn Thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở nước ta hiện nay (Đỗ Phạm Thùy Linh, 2016) 5
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của tác giả Phan Tiến Âu “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội” năm 2017. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo nghề và đề xuất những biện pháp thực hiện chính sách đó đối với thanh niên ngoại thành Hà Nội (Phan Tiến Âu, 2017). Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của tác giả Huỳnh Văn Tám (2017) về “Giải pháp chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”. Luận văn tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm đối với thanh niên, nhất là tạp trung đánh giá những việc làm được, những hạn chế về chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp về chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên tại Thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 (Huỳnh Văn Tám, 2017). 2.3. Đánh giá chung và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Đến nay, các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công đã được quan tâm nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, như khái niệm, bản chất, nội dung, nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá… Những kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng, cần được luận văn kế thừa. Bên cạnh đó, các nghiên cứu ở trong nước về chính sách đào tạo nghề, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng được quan tâm nghiên cứu ở mức độ nhất định. Song vẫn còn thiếu vắng các nghiên cứu từ góc độ thực hiện chính sách công về vấn đề thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang. Chính vì lẽ đó, một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề này chưa được quan tâm, nghiên cứu đúng mức. Kế thừa các thành quả về nghiên cứu lý luận đã đạt được, đề tài tập trung nghiên cứu ba vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang; Thứ hai, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang; Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang. 6
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên và đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết nhiệm vụ sau: Một là, làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cấp tỉnh; Hai là, đánh giá thực trạng và chỉ rõ một số vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang; Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên có nội dung khá phong phú. Luận văn quan tâm hơn việc thực hiện chính sách đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang. Về cấp độ nghiên cứu: thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên có thể được tiếp cận nghiên cứu theo các cấp độ khác nhau, như cấp trung ương và cấp độ địa phương. Trong cấp độ địa phương có thể được chia thành cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cấp tỉnh. Về thời gian: Thời gian khảo sát, đánh giá từ năm 2010 đến nay và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. Về không gian: trên địa bàn tỉnh An Giang. 7
- 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta; đồng thời, kế thừa và vận dụng một số thành quả nghiên cứu của các khoa học, như chính sách công; chính trị học, quản lý công, triết học, xã hội học… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể, như phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, thống kê, nghiên cứu tài liệu, khảo sát xã hội học để luận giải và làm sáng tỏ một số nội dung của đề tài. Phương pháp quan sát thực tế để phân tích, tìm hiểu tâm lý, nhu cầu nguyện vọng, xu hướng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, các bài báo khoa học, nguồn tư liệu trên internet có liên quan đến đề tài nhằm thu thập dữ liệu đáng tin cậy, đưa ra minh chứng chính xác phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp phỏng vấn sâu, thông qua hỏi đáp trực tiếp nhằm góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Việc nghiên cứu vấn đề này góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, như nội dung của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; các bước trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên; yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, cũng như tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích thực trạng và nhận diện những vấn đề đang đặt ra, đề tài còn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8
- Luận văn góp phần cung cấp luận cứ cho việc đổi mới chính sách đào tạo nghề cũng như hoàn thiện thể chế, thiết chế và cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang. Ngoài ra, đề tài có thể làm tài liệu phục vụ chương trình đào tạo, bồi dưỡng một số chuyên ngành ở Học viện Khoa học xã hội cũng như ở một số cơ sở đào tạo khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 03 chương. 9
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN Ở CẤP TỈNH 1.1. Các khái niệm và nội dung của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Trước khi luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cấp tỉnh, cần phải phân tích, làm rõ một số khái niệm có liên quan, như: thanh niên, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. 1.1.1. Khái niệm chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Trong hoạt động quản lý của các chủ thể khác nhau ở các cấp độ khác nhau, chính sách là một trong những công cụ quan trọng để chủ thể quản lý thực hiện sự tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng là một trong những công cụ quan trọng để các chủ thể, trong đó chủ yếu là Nhà nước thực hiện được mục tiêu trong quản trị, cụ thể là góp phần phát triển thanh niên cũng như đảm bảo việc thực hiện các quyền của thanh niên. Để làm rõ nội hàm khái niệm chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, trước tiên cần làm rõ khái niệm “thanh niên”, “chính sách” và “đào tạo nghề”. - Định nghĩa thanh niên Theo Luật Thanh niên Việt Nam năm 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Luật này cũng chỉ rõ vai trò của thanh niên khi khẳng định “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội (Quốc hội, 2020). - Định nghĩa chính sách Đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách. Đại từ điển tiếng Việt cho rằng: "Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ 10
- thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào chính sách của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá...(Nguyễn Như Ý, 1998). Anderson cho rằng: "Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề" (Anderson J, 1994). Considine cho rằng: "Chính sách là một công việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi" (Considine, M, 1994). Tiếp cận chính sách ở góc độ là chính sách công, có thể hiểu: Chính sách là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của xã hội. - Định nghĩa về đào tạo và đào tạo nghề Đào tạo là việc bồi dưỡng và rèn luyện con người thông qua quá trình học tập để cung cấp kiến thức văn hóa chuyên môn, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, năng lực hành động nhằm làm cho họ đạt được những chuẩn mực, tiêu chí nhất định. Có quan điểm cho rằng, đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành và phát triển một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân được học nghề. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì "đào tạo nghề là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành và phát triển một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề" (Nguyên Như Ý, 1998: 331). - Định nghĩa chính sách đào tạo nghề cho thanh niên 11
- Từ khái niệm "chính sách" và "đào tạo nghề" ở trên, có thể hiểu chính sách đào tạo nghề là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu và biện pháp của nhà nước nhằm mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Từ định nghĩa này, có thể hiểu chính sách đào tạo cho thanh niên là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu và biện pháp của nhà nước nhằm trang bị cho thanh niên những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để họ có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. 1.1.2. Nội dung của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên Hiện nay, nội dung của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được thể hiện trong nhiều chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể kể đến một số văn bản của Đảng và Nhà nước, như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X (25/7/2008) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Luật Thanh niên năm 2020; Luật Giáo dục; Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2013; Luật Dạy nghề năm 2006; Quyết định số 1956/QĐ-Ttg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đôi với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015 – 2021; Thông tư số 58/2017/TT-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/ 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 cho nhóm đối tượng 12
- là người lao động cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo; các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu. Trong đó, nội dung của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn được thể hiện tập trung tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Từ các văn bản có liên quan, có thể khái quát nội dung đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn như sau: Thứ nhất, về quan điểm của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) đã nêu lên quan điểm của chính sách đào tạo nghề cho nông dân cũng như thanh niên nông thôn. Theo đó, Đề án đã nêu lên 04 quan điểm của chính sách đào tạo nghề đối với thanh niên nông thôn đó là: (i) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có thanh niên nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (ii) Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn, trong đó có thanh niên nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống; (iii) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; (iv) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung, cho thanh niên nông thôn nói riêng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình (Chính phủ, 2009). 13
- Thứ hai, về mục tiêu của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã nêu lên mục tiêu tổng quát của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng, đó là bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Đề án cũng đã nêu mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 2009 – 2010 tiếp tục dạy nghề cho lao động nông thôn theo mục tiêu của Dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo đến năm 2010; thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%; phấn đấu hoàn thành “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2006 - 2010” được phê duyệt theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn 2011 – 2015 đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã. Giai đoạn 2016 – 2020, đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, trong đó: khoảng 5.500.000 lao động nông thôn được học nghề (1.400.000 người học nghề nông nghiệp; 4.100.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 380.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Thứ ba, về đối tượng của chính sách đào tạo cho thanh niên và chính sách cụ thể. Theo Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì đối tượng của chính sách 14
- đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Về chính sách cụ thể đối với thanh niên học nghề, Đề án đã đề ra chính sách cụ thể đối với người học nghề, giảng viên, giáo viên; đối với cơ sở đào tạo nghề. Theo đó, với người học nghề là thanh niên được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa là 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Người học nghề là đồng bào dân tộc thiểu số được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; người học nghề là đồng bào dân tộc thiểu số làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. Người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. Đối với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên xuống các ấp, phum, sóc nơi có đông đồng bào dân tộc ở các vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn để dạy nghề cho lao động, bên cạnh đó được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định. Ngoài ra, còn hỗ trợ nhà công vụ cho giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện có nhiều đồng bào dân tộc như đối với tất cả giáo viên từ giáo viên mầm non cho đến giáo viên trường trung học phổ thông. Đối vời người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề) được hỗ trợ kinh phí giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ. Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy nhằm để chia sẽ những kinh nghiệm cho người lao động nông thôn. Về chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như thanh niên nông thôn, Dự án chỉ rõ 61 huyện nghèo được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; 30 huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30 - 50% mới thành lập 15
- trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, ký túc xá, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ô tô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 4 nghề phổ biến và 3 - 5 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 12,5 tỷ đồng/trung tâm; 74 huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ đầu tư xưởng thực hành, ký túc xá; nhà công vụ cho giáo viên, nhà ăn, ôtô bán tải hoặc thuyền máy để chuyên chở thiết bị, cán bộ, giáo viên đi dạy nghề lưu động, thiết bị dạy nghề cho 3 nghề phổ biến và 3 - 4 nghề đặc thù của địa phương. Mức đầu tư tối đa 9 tỷ đồng/trung tâm; 116 huyện đồng bằng mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009 được hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với mức 5 tỷ đồng/trung tâm; tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập huyện được đầu tư giai đoạn 2006 - 2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy nghề. Mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm; hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho 100 trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Mức hỗ trợ 1 tỷ đồng/trung tâm. Thứ năm, về các giải pháp thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn. Dự án đã nêu lên 5 giải pháp chủ yếu để thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đó là 1) nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn là thanh niên về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; 2) phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo; 3) phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; 4) phát triển chương trình, giáo trình, học liệu, trong đó có việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; 5) tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ. Thứ sáu, về các hoạt động cụ thể thuộc Đề án tạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có thanh niên nông thôn, Đề án đã nêu lên các hoạt động cụ thể đối với dạy nghề cho lao động nông thôn cũng như thanh niên nông thôn, bao gồm các hoạt động như tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn; thí điểm các mô 16
- hình dạy nghề cho lao động nông thôn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập; phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề; phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; hỗ trợ lao động nông thôn học nghề; giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án. Đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là người đồng bào dân tộc thiểu số, Đề án nêu lên các hoạt động như: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên; xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã (Chính phủ, 2009). Ngoài ra, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/ 2015 của Chính phủ cũng đã có quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Nghị định dành riêng chương 4 nói về “Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên”. Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề. Với thanh niên lập nghiệp, Nhà nước hỗ trợ cho đối tượng là: Học sinh các trường trung học phổ thông; thanh niên đang học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thanh niên đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nội dung hỗ trợ là định hướng nghề nghiệp; cung cấp thông tin về việc làm, nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc; tham gia chương trình thực tập làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức; cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật. Với thanh niên khởi sự doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện hỗ trợ cho nhóm đối tượng là thanh niên có nhu cầu khởi sự doanh nghiệp và thanh niên đã khởi sự doanh nghiệp, với nội dung hỗ trợ là: (1) Cung cấp kiến thức về pháp luật, quản trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan khởi sự doanh nghiệp; (2) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp; (3) Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên - khái niệm, nội dung và vai trò Khái niệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên 17
- Thực thi chính sách là quá trình triển khai chính sách trong thực tế sau khi chính sách được ban hành. Charles O.Jones cho rằng: "thực hiện chính sách là một loạt hành động nhằm thực hiện có hiệu quả một dự án, trong đó có ba hoạt động chủ yếu là tổ chức (bố trí nguồn lực, thiết lập bộ máy và phương pháp để thực hiện dự án), giải thích (tuyên truyền để tăng cường sự tiếp nhận chính sách, xây dựng kế hoạch khả thi) và ứng dụng (thực hiện các công việc hàng ngày như cung ứng dịch vụ, cấp phát tài chính…) (Charles O.Jones, 1984). Theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình: “Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước". Từ khái niệm thực hiện chính sách nói trên và từ cấp độ thực thi chính sách là cấp tỉnh có thể đưa ra khái niệm thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên như sau: Thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên là quá trình cơ quan thực thi chính sách cấp tỉnh thông qua việc thiết lập hoặc kiện toàn tổ chức bộ máy, sử dụng các nguồn lực và thực hiện các biện pháp như tuyên truyền, thí điểm, điều phối và giám sát để thực thi có hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho thanh niên của Đảng và Nhà nước. Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên thể hiện trong nhiều văn bản khác nhau, trong đó tập trung tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Do đó, trong phạm vi đề tài này, thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh An Giang chính là quá trình các cơ quan có liên quan (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh) thông qua việc thiết lập hoặc kiện toàn tổ chức bộ máy, sử dụng các nguồn lực và thực hiện các biện pháp như tuyên truyền, thí điểm, điều phối và giám sát để thực thi có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp cận thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên với tư cách một hoạt động thì hoạt động này cũng có cấu trúc là: chủ thể thực hiện chính sách; đối tượng của chính sách; nội dung của quá trình thực hiện chính sách; phương thức và công cụ thực hiện chính sách và mục tiêu của việc thực hiện chính sách. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 68 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 88 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 65 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 80 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 78 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
73 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 46 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 48 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
24 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn