intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách; Thực trạng thực hiện chính sách đối với tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Một số giải pháp nâng cao chính sách đối với tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------------------- LÝ QUANG TÂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÍN DỤNG ĐEN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 83404 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HCM, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------------------------- LÝ QUANG TÂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÍN DỤNG ĐEN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG THỊ THU HUYỀN TP. HCM, 2021
  3. i
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Tổ chức thực thi chính sách là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách thành một hệ thống. Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn.Có chính sách đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách (uy tín của nhà nước).Nếu chính sách không được thực hiện đúng sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng và sự phản ứng của nhân dân đối với nhà nước.Điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây những khó khăn, bất ổn cho nhà nước trong công tác quản lý. Qua thực hiện mới biết được chính sách có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không. Quá trình thực hiện với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Đồng thời, việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có cơ sở đầy đủ, sức thuyết phục sau khi được thực hiện. Thực tiễn là chân lý, kết quả thực hiện chính sách là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác, khách quan chất lượng và hiệu quả của chính sách. Việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống là một quá trình phức tạp đầy biến động, chịu sự tác động của nhiều yếu tố giúp các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách có kinh nghiệm để đề ra được các giải pháp hữu hiệu trong thực hiện chính sách (Văn Tất Thu, 2021). Tín dụng thể hiện cho mối quan hệ vay và cho vay. Trong đó, người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức, còn người cho vay là ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính tín dụng nào đó. Sản phẩm vay có thể là hàng hóa hoặc tiền. Tuy nhiên, một cách khái quát người ta thường phân biệt thành hai dạng chính là tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức (ngoài ra còn có tín dụng bán chính thức). Trong đó, tín dụng phi chính thức đượchiểu chung là các hình thức vay vốn ngoài sự quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý về tài chính tiền tệ, gồm cho vay của các cá nhân, cho vay thông qua các hình thức hụi, họ, phường, hoặc cho vay của gia đình, bạn bè, người thân (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017). Một cách đơn giản hơn thì tín dụng phi chính thức là các khoản tín 1
  5. dụng sau khi đã loại đi tín dụng chính thức và bán chính thức. Tín dụng đen có thể coi là một hình thức trong tín dụng phi chính thức, nhưng mang ý nghĩa tiêu cực và bị coi là hình thức tín dụng vi phạm luật pháp ở Việt Nam. Thực tế hiện nay cho thấy, khu vực tín dụng chính thức chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu vay vốncủa người dân. Mặc dù được xác định là đối tượng cho vay chủ yếu của các tổ chức tín dụng chính thức nhưng nhiều người dân vẫn chưa thể tiếp cận được với nguồn vốn này. Một số nguyên nhân đến từ hai phía như: phía người cho vay sàng lọc khách hàng khắt khe do lo sợ rủi ro không thu hồi được vốn và lãi, phía người đi vay e ngại thủ tục phức tạp, chi phí giao dịch cao, tài sản thế chấp lớn,... Trước thực trạng trên, đòi hỏi người dân phải tìm đến những nguồn vay khác có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùngcũng như trang trải các nhu cầu đột xuất như ma chay, bệnh tật,... Vì thế, người dân tìm đến tín dụng phi chính thức, trong đó có tín dụng đen để đáp ứng cho những nhu cầu này. Người dân thường sử dụng tín dụng đen bất chấp lãi suất vay rất cao với những quy định ngặt nghèo, thời gian kéo dài vì những nhu cầu chi tiêu như đóng tiền trọ, chữa bệnh, đóng học phí cho con, trả nợ… là không thể trì hoãn(dù bản thân không chắc được khả năng trả nợ). Hậu quả của tín dụng đen rất lớn đối với xã hội, gây bất an đối với người dân, bất lực đối với nhà quản lý. Lãi suất vay của tín đụng đen thường cao ngất ngưởng, khả năng người vay không trả được nợ là rất lớn. Khi con nợ không thể trả nợ được, lập tức sẽ bị khủng bố tinh thần, bị hành hung, gây mất ổn định xã hội.Thế nhưng, trước hiện trạng tiếp cận tín dụng chính thức còn hạn chế thì không thể phủ nhận sự tồn tại của tín dụng đen. Do đó, tín dụng đen, bên cạnh việc cần có chính sách quản lý để hạn chế sự phát triển và hậu quà của nó, thì quan trọng hợn cần có chính sách và giải pháp phát triển thị trường tín dụng chính thức (và bán chính thức) người dân tiếp cận tốt hơn nguồn tín dụng chính thức. Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Thực hiện chính sách đối với tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết. Đề tài không chỉ cung cấp một số thông tin về thực trạng tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, mà quan trọng hơn là cho thấy thực tế thực hiện chính sách quản lý đối với tín dụng đen hiện nay, những mặt ưu điểm và hạn chế trong thực hiện chính sách, để qua đó đề xuất và kiến nghị chính sách và giải pháp đối với tín dụng đen nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng. 2
  6. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tín dụng là một chủ đề được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu đặc biệt, thời gian gần đây, tín dụng phi chính thức và tín dụng đen dường như là một chủ đề “nóng” trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, địa phương…được phản ánh từ khu vực nông thôn đến thành thị. Trong phạm vi giới hạn của luận văn, đề tài chỉ tham khảo một số tài liệu điển hình và có liên quan mật thiết đến vấn đề cần nghiêncứu. Tác giả Phan Đình Khôi (2012) cũng đã có bàinghiên cứu về "Tín dụng chính thức và không chính thức ở ĐBSCL: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận" nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và không chính thức của các gia đình ở nông thôn ĐBSCL. Để có được kết quả ước lượng vững vàng và không chệch, tác giả đã thông qua việc ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến số tiền vaykhông chính thức bằng mô hình Tobit ở bước 1.Sau đó, mô hình Probit được ước tính cho phương trình tương tác của hai hình thức tín dụng bằng cách sử dụng kết quả ước lượng của tín dụng không chính thức từ mô hình Tobit. Để ước lượng cho phương trình tín dụng chính thức, mô hình Heckman hai bước được áp dụng cho hệ phương trình tương tác và tín dụng chính thức. Kết quả phân tích từ bộ số liệu sơ cấp thu thập được từ 775 hộ có tham gia thị trường tín dụng (156 hộ vay từ nguồn tín dụng đen, 261 hộ vay từ nguồn chính thức và 358 vay cả hai nguồn) chỉ ra rằng sở hữu đất đai, lãi suất chính thức và thời gian cho vay không chính thức là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khoản vay không chính thức. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô bao gồm làm việc cho chính quyền địa phương, thành viên tổ vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao thông liên xã. Tác giả cho rằng, để giảm phụ thuộc vào tín dụng không chính thức và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức các nông hộ cần tích cực tham gia vào các tổ vay vốn ở địa phương. Bài viết của Barslund and Tarp "Formal and Informal Rural Credit in Four Provinces of Vietnam" năm 2003, thông qua một cuộc khảo sát 932hộ gia đình để phát hiện ra thị trường tín dụng nông thôn hoạt động như thế nào trong bốn tỉnh của Việt Nam là Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam và Long An bằng mô hình Probit. Kết quả cho thấy các hộ gia đình có được tín dụng thông qua cho vay chính thức và không chính thức. Các khoản vay chính thức dùng gần như hoàn toàn cho sản xuất và tích lũy tài sản, 3
  7. trong khi các khoản vay tín dụng đen được sử dụng cho tiêu thụ. Hơn nữa, yếu tố quyết định nhu cầu tín dụng chính thức và không chính thức là khác biệt. Trong khi, hạn chế tín dụng phụ thuộc vào giáo dục và lịch sử tín dụng. Đặc biệt, sự khác biệt khu vực trong nhu cầu tín dụng là nổibật. Tác giả Lê Khương Ninh và Cao Văn Hơn (2011) đã có bài nghiên cứu về "Tín dụng thương mại: Trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang". Thông qua cơ sở hệ thống dữ liệu sơcấp thuthập từ 599 nông hộ được chọn ngẫu nhiên ở đây để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của các nông hộ. Từ bộ số liệu thuthập được, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả đặc điểm của các nông hộ trong mẫu khảo sát cũng như thực trạng mua chịu vật tư nông nghiệp của họ. Sau đó, tác giả tiến hành ước lượng mô hình đã xây dựng với biến phụ thuộc là số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ bằng cách sử dụng mô hình Tobit để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Kết quả phân tích cho thấy số tiền mua chịu vật tư nông nghiệp của nônghộ ở An Giang phụ thuộc vào giá trị sản xuất đất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người của nông hộ, độ dài thời gian quen biết với đại lý vật tư, khoảng cách từ nơi ở của nông hộ đến điạ điểm kinh doanh của đại lý vật tư và thời gian sống ở địa phương của nông hộ. Nhìn vào thực tế, tác giả đề ra ra một số giải pháp nhằmlàm tăng số tiền được chấp nhận cho mua chịu đối với những người có nhucầu. Một công trình nghiên cứu kháccủa tác giả Lê Khương Ninh và Nguyễn Thị Ánh Mai (2011) về "Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu".Số liệu sơ cấp thuthập thông qua phỏng vấn 350 hộ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh ở Bạc Liêu. Sau đó, tác giả dùng mô hình Tobit để kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của các nông hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu. Kết quả phân tích cho thấy lượng tiền vay chịu ảnh hưởng bởi diện tích nuôitôm, trình độ học vấn, địa vị xã hội và số tổ chức tín dụng mà hộ nuôi tôm cóthể tiếp cận để vay.Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp giúp các hộ nuôi tôm vượt qua khó khăn gặpphải. Tác giả Phạm và Izumida (2002) chỉ ra rằng hơn 30% người dân không thể vay từ người cho vay chính thức, khả năng khó tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức đã làm cho các nông hộ phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào nguồn tín dụng tín dụng đen. Thị trường này đem đến cho người dân những thuận lợi nhất định, nó như một cứu cánh đối với người dân. Điều đó rất phù hợp với tâm lý của các nông hộ là ngại thủ tục, giấy 4
  8. tờ phức tạp hoặc họ tự thấy mình không đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu trên thị trường tín dụng chính thức nên đa phần họ thường lựa chọn vay từ nguồn tín dụng đenđể bổ sung vốn cho sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng. Bên cạnh đó, chi phí giao dịch trên thị trường này khá thấp và hình thức tồn tại rất đa dạng nên dễ dàng cho việc lựa chọn của người dân.Đặc biệt, khi cần vốn trong những tình huống cấp bách mà khu vực chính thức chưa kịp đáp ứng, người dân có thể tìm đến tín dụng tín dụng đennhư: vay bạn bè, người thân, vay nóng, hụi,...Thực tế cho thấy, hai thị trường này vẫn luôn tồn tại song song, và tín dụng tín dụng đen luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất của các nônghộ. Nghiên cứu sâu hơn về tín dụng đen, trong bài"Giải pháp hạn chế tín dụng tín dụng đen ở nông thôn" củatác giả Lê Khương Ninh (2011) đã đưa ra những bất lợi của người dân khi vay vốn tín dụng đen, nguyên nhân chính là do hộ chưa tiếpcận được với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Bởi vìcác TCTD hạn chế cho vay ở nông thôn do gặp phải chi phí giao dịch và rủi ro cao đã dẫn đến tình trạng người dân phụ thuộc ngày càng cao vào nguồn tín dụng tín dụng đenmặc dù lãi suất rất cao. Để hạn chế những bất lợi từ tín dụng tín dụng đen, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tín dụng tín dụng đen ở nông thôn qua việc phân tích các rào cản khiến các TCTD hạn chế cho vay ở khu vực nông thôn để đề xuất giải pháp giúp người dân tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức tốthơn. Hay tác giả Nguyễn Thị Minh Thảo (2012) cũng đã đóng góp vào công trình nghiên cứu chungvới bài "Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tín dụng tín dụng đenđến thu nhập nông hộ trên địa bàn huyện Hòn Đất – tỉnh Kiên Giang". Thông qua việc thuthập số liệu từ 200 hộ có tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu để thấy được sự ảnh hưởng của tín dụng tín dụng đenđến thu nhập nông hộ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cậntín dụng tín dụng đen của nông hộ, mô hình Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay trên thị trường tín dụng tín dụng đenvà cuối cùng tác giả sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích sự ảnh hưởng của tín dụng tín dụng đen đến thu nhập của nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy biến độc lập chi tiêu, khoảng cách địa lý, thu nhập, tổng tài sản đều có ý nghĩa với biến phụ thuộc khả năng tiếp cận vốn vay và lượng tiền vay,cho thấy tác động của các biến này đối với 2 mô hình là rất lớn. Bên cạnh đó, lượng tiền vay tín dụng đencòn bị ảnh hưởng bởisố tiền vay 5
  9. ngân hàng.Từ đó, bài viết đề ra những giải pháp nhằm nâng cao thunhập của nông hộ và hạn chế những ảnh hưởng chưa tốt của tín dụng tín dụng đen. Không thể không nhắc đến, tác giả Lâm Chí Dũng (2005) với bài "Tín dụng tín dụng đenở nông thôn miền Trung qua một cuộc khảo sát nhận định và giải pháp". Tác giả đã thu thập số liệu của 334 nông hộ ở các tỉnh miền Trung, trong đó 23,1% trả lời có vay vốn từ kênh tín dụng đenvới số vốn vay bình quân là 3.080,9 nghìn đồng/hộ. Sau đó, tác giả sử dụng phương phápthống kê mô tả để phân tích. Kết quả cho thấy thị trường tín dụng tín dụng đen ở địa phương này hoạt động khá sôi nổi với các loại hình đa dạng như hụi,mượn, mua chịu, vay nóng, vay nông sản non, vay bình thường, vay người thân. Trong đó, vay nóng chiếm tỷ trọng cao nhất.Về lãi suất, nhiều người trả lời không thể xác định được vì tùy thuộc vào từng loại hình và đối tượng cho vay mà người cho vay áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Văn Út (2013) đã thực hiện bài nghiên cứu "Thực trạng vay tín dụng tín dụng đencủa nông hộ ở huyện Thới Lai – Thành phố Cần Thơ".Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng Probit để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tín dụng đen của các nông hộ thông qua bộ số liệu thu thập được từ 80 hộ trên địa bàn 4 xã Xuân Thắng, Thới Tân, Đông Bình, Đông Thuận của huyện Thới Lai. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của các nông hộ bao gồm: giới tính, học vấn, mức độ quen biết, nghề nghiệp nông hộ và khoảng cách ngân hàng. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hạn chế vay tín dụng tín dụng đen ở khu vực nông thôn huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ. Tóm lại, tín dụng phi chính thức, tín dụng đen không chỉ tồn tại ở nông thôn mà còn rất phổ biến ở khu vực thành thị, trong các khu dân cư, các khu công nghiệp…Và đặc biệt các hình thức tín dụng phi chính thức, tín dụng đen không chỉ là các hình thức truyền thống mà đã phát sinh những hình thức mới ngày càng hiện đại, dựa vào công nghệ, vào mạng internet. Đã có một số nghiên cứu về vấn đề này, chẳng hạn như: ✓ Tiếp cận dưới góc độ tài chính vi mô thì theo Consultative Group to Assist the Poor (2017), đây là việc TCTD cung cấp vốn cho nhóm đối tượng khó tiếp cận vốn với mức giá phải chăng. Chung quan điểm, Ledgerwood và các cộng sự (2013) cũng cho rằng, tiếp cận tín dụng chính thức không chỉ bao gồm việc có được vốn vay của TCTD, mà còn phải sử dụng các dịch vụ khác của TCTD nhằm thực hiện các mục tiêu khác nhau trong tiếp cận dịch vụ tài chính và hướng đến xóa đói giảm nghèo… 6
  10. ✓ Theo TS. Cấn Văn Lực (2019) thì cần phân biệt rõ hai khái niệm “tín dụng đen” và tín dụng phi chính thức, từ đó mới có giải pháp ngăn chặn tín dụng đen một cách hiệu quả. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, tín dụng phi chính thức đang chiếm khoảng 20% tổng dư nợ tín dụng (khoảng 1,2 triệu tỷ đồng). Theo tính toán c 1ủa TS. Cấn Văn Lực, nguồn vốn này hiện có quy mô lên tới 500 nghìn tỷ đồng, tương đương 6- 8% tổng dư nợ nền kinh tế. Tín dụng đen ngày càng hoành hành và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, gây nhiều hệ lụy cho xã hội và bức xúc cho người dân. Thống kê trong 4 năm từ 2015-2018, toàn quốc đã xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, trong đó có 56 vụ giết người, 389 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản. ✓ Theo Nguyễn Vân Hà và cộng sự (2018) cho rằng: Tín dụng đen gồm những hoạt động cho vay tín dụng dưới chuẩn, không qua hệ thống ngân hàng, trong đó người cho vay thực hiện những hành vi phi đạo đức và/hoặc trái pháp luật nhằm mục đích tư lợi cá nhân và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng tới người đi vay. Tại Việt Nam, tín dụng đen gây ra không ít hệ lụy cho xã hội như: lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tội phạm tín dụng đen với mức đáng báo động. Theo ước tính trung bình có 10.000 vụ/năm, mỗi ngày có 29 vụ và mỗi giờ làm việc có 3,6 vụ vị phạm liên quan đến tín dụng đen được phát hiện tại Việt Nam. ✓ Trong bài viết "Quá trình thực thi chính sách" (1973), Smith cho rằng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công, bao gồm: (i) Chất lượng chính sách, cụ thể là mục tiêu chính sách có phù hợp với thực tế hay không, nội dung của chính sách có phù hợp, và phương án chính sách có rõ ràng, khả thi hay không? (ii) cơ quan hoặc tổ chức thực thi chính sách, tức năng lực của cơ quan hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thực thi chính sách như thế nào? (iii) Đối tượng chính sách, tức mức độ tiếp nhận chính sách của đối tượng chính sách như thế nào? (iv) Nhân tố môi trường, tức môi trường văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. ✓ Hai tác giả Paul A. Sabatier và Daniel A. Mazmanian (1979-1980) cho rằng, có ba nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách, đó là: (1) tính chất của vấn đề chính sách; (2) chất lượng chính sách, nguồn lực cho chính sách, sự tương tác và 1 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/thuc-trang-va-giai-phap-quan-ly-hoat-dong-tin-dung-den-o-viet-nam- 302422.html 7
  11. phối hợp giữa các cơ quan trong thực thi chính sách, năng lực của nhân viên thực thi chính sách, sự tham gia của xã hội; (3) các yếu tố bên ngoài thuộc về môi trường như môi trường kinh tế, sự tham gia của truyền thông đại chúng, mức độ ủng hộ và sự tham gia của công chúng và các đoàn thể xã hội. ✓ Trong cuốn sách "Thực thi chính sách công" (1980), tác giả George C. Edwards cho rằng, sự tác động của bốn nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp và/hoặc gián tiếp đến hiệu quả thực thi chính sách công, đó là: (1) tuyên truyền và truyền thông chính sách nhằm làm cho người thực thi chính sách hiểu rõ chính sách; (2) nguồn lực cho thực thi chính sách (nhân lực, thông tin, vật lực…); (3) thái độ, sự ủng hộ và sự quyết tâm của người thực thi chính sách; (4) cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của công, đó là: đặc tính của vấn đề chính sách (tính chất của vấn đề chính sách, tính đa dạng về mặt hành vi của đối tượng chính sách, số lượng đối tượng chính sách, số lượng cơ quan hành nhà nước). Qua tổng quan các công trình nghiên cứunêu trên, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực hiện chính sách đối vớitín dụng đentrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Do đóvấn đề nghiên cứu của đề tài, là không có sự trùng lắp với các đề tài trước đó và mang nhiều ý nghĩa về mặt chính sách trong lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn hướng đến mục đích là phân tích thực trạngthực hiện chính sách đối với tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất khuyến nghị chính sách quản lý và hạn chế tín dụng đen nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tiến hành thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận chính sách và thực thi chính sách; - Phân tích về việc thực hiện chính sách đối với tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; - Đề xuất khuyến nghị chính sách quản lý và hạn chế tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tăng cường tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 8
  12. Thực hiện chính sách đối với tín dụng đentrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu ✓ Về thời gian:Dữ liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy trong khoảng thời gian 10 năm trở lạiđây, đặc biệt tập trung trong giai đoạn 2017-2019. ✓ Về không gian: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài sử dụng cơ sở luận nghiên cứu chính sách công kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tế với cách tiếp cận đa ngành về khoa học xã hội. Vận dụng lý thuyết chính sách công qua thực tiễn giúp hình thành lý luận trong việc đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế của tín dụng đen. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là các văn bản quy định về tín dụng và tín dụng đen, các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học về tín dụng phi chính sách và hạn chế tín dụng đen. Qua phương pháp này, tác giả sẽ tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận, quan điểm và định hướng của Đảng, Nhà nước, ngành về thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với tín dung nói chung và tín dụng đen nói riêng. Cũng trên cơ sở các tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được, tác giả nghiên cứu phân tích, đánh giá, xem xét trên bình diện khoa học chính sách công, từ đó, có những đề xuất phù hợp. Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ việc thu thập số liệu thứ cấp, tác giả phân tích thực trạng tín dụng đen của người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhvà việc thực hiện chính sách đối với lĩnh vực này.Phương pháp này sẽ giúp cho tác giả đánh giá được thực trạng kết quả của việc thực hiện chính sách hạn chế tín dụng đen. Phương pháp quan sát xã hội học: Trong quá trình thâm nhập nhập thực tiễn công tác, với lợi thế là một người làm trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả đã quan sát và tìm hiểu được nhiều vấn đề thực tế hữu ích cho chủ đề nghiên cứu của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn là đề tài nghiên cứu thuộc ngành Chính sách công, nghiên cứu, đánh giá những nội dung về thực thi chính sách đối vớitín dụng đengóp phần cung cấp cơ sở lý luận về chủ đề nghiên cứu. 9
  13. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cho thấy được thực trạng của hoạt động tín dụng đen và việc thực hiện chính sách hiện nay đối với tín dụng đen trên địa bàn TP.HCM. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan nhìn nhận những hạn chế để tăng cường tiếp cận tín dụng đến người dân. Ngoài ra, đây cũng là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: ✓ Chương 1:Cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách ✓ Chương 2:Thực trạng thực hiện chính sách đối với tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ✓ Chương 3:Một số giải pháp nâng cao chính sách đối với tín dụng đen trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 10
  14. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng Những vấn đề cơ bản về tín dụng: Tín dụng ra đời rất sớm so với sự xuất hiện của môn kinh tế học và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh-có nghĩa là lòng tin, sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn. Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản: (1) Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định và (2) Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần trăm tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất. ❖ Cơ sở ra đời của tín dụng Sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện sở hữu tư nhân về TLSX là cơ sở ra đời của tín dụng. Xét về mặt xã hội, sự xuất hiện chế độ sở hữu về TLSX là cơ sở hình thành sự phân hoá xã hội: của cải, tiền tệ có xu hướng tập trung vào một nhóm người, trong lúc đó một nhóm người khác có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáp ứng đủ cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, đặc biệt khi gặp những biến cố rủi ro bất thường xảy ra. Trong điều kiện như vậy đòi hỏi sự ra đời của tín dụng để giải quyết mâu thuẫn nội tại của xã hội, thực hiện việc điều hoà nhu cầu vốn tạm thời của cuộc sống. ❖ Quan hệ tín dụng nặng lãi Quan hệ tín dụng nặng lãi là quan hệ tín dụng ra đời đầu tiên vào thời kỳ cổ đại. Chủ thể của quan hệ tín dụng nặng lãi. Chủ thể của quan hệ tín dụng nặng lãi bao gồm: (1) Người đi vay: chủ yếu là nông dân và thợ thủ công, ngoài ra, chủ nô, địa chủ và quan hệ cũng có một phần đi vay 11
  15. nặng lãi; (2) Người cho vay: Những người kinh doanh thương nghiệp tiền tệ, chủ nô, địa chủ và một số quan lại. ❖ Nguyên nhân xuất hiện tín dụng nặng lãi Trong điều kiện sản xuất thấp kém, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, lại thêm gánh nặng sưu thuế và các tệ nạn xã hội khác, những người sản xuất nhỏ khi phải đối phó với những rủi ro xảy ra trong cuộc sống có thể dẫn đến phải đi vay để giải quyết những khó khăn cấp bách trong đời sống, như mua lương thực, thuốc men, đóng tô, thuế…; còn các tầng lớp khác đi vay là để giải quyết những thiếu hụt tạm thời với các nhu cầu cao. ❖ Đặc điểm của tín dụng nặng lãi Tín dụng nặng lãi có những đặc điểm cơ bản sau: + Lãi suất cao, do hai nguyên nhân: Thứ nhất là cầu tín dụng lớn hơn cung tín dụng; thứ hai là nhu cầu đi vay thường cấp bách không thể trì hoãn được. + Mục đích vay là tiêu dùng. Đối với nông dân và thợ thủ công thì mục đích sử dụng vốn vay là để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như: mua lương thực để ăn, thuốc men để chữa bệnh, nộp tô, đóng thuế…Đối với các tầng lớp khác thì mục đích đi vay là để chi tiêu cho những nhu cầu cao cấp như xây dựng lâu dài, tổ chức dạ hội, mua sắm quí kim… + Hình thức vận động của vốn trong quan hệ tín dụng nặng lãi biểu hiện rất đa dạng: Cho vay bằng tiền thu nợ bằng tiền hay thu nợ bằng hiện vật… ❖ Tín dụng nặng lãi trong điều kiện ngày nay Trong điều kiện ngày nay, tín dụng nặng lãi còn tồn tại khá phổ biến ở các nước đang phát triển; do các nguyên nhân: (1) Do ảnh hưởng của chế độ phong kiến; (2) Mức độ thu nhập của người lao động thấp và (3) Hệ thống tín dụng chưa phát triển. 1.1.2. Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người cho vay (ngân hàng thương mại) sang người đi vay (khách hàng) và sau thời gian nhất định theo thoả thuận bên đi vay hoàn trả cả gốc và lãi cho bên cho vay. Hoạt động tín dụng là một phần của hoạt động kinh doanh ngân hàng.Hoạt động này ra đời từ buổi bình minh của ngân hàng và trở thành một trong hai nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Đây cũng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng bởi vì thu 12
  16. nhập từ các khoản cho vay chiếm phần lớn thu nhập của ngân hàng, lượng tiền cho vay cũng tăng lên đáng kể, các hình thức cho vay cũng vô cùng phong phú. 1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng Dựa vào mục đích nghiên cứu mà người ta phân chia hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại theo những tiêu thức khác nhau. 1.1.3.1. Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay Khi phân chia theo tiêu thức này, các nhà ngân hàng mong muốn tìm ra được nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng. Tuỳ theo mục đích sử dụng tiền vay của những người vay tiền mà người ta phân chia hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại thành hai loại chính là: Tín dụng tiêu dùng: Mục đích của loại tín dụng này là người đi vay phải sử dụng tiền vay vào việc tiêu dùng, mua sắm tài sản… nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân.Khi thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến là nguồn tiền được dùng trả nợ ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền. Hình thức cho vay này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển và những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra khiến giới tư bản sản xuất đã phải bỏ đi bao nhiêu hàng hoá khi mà nhu cầu tiêu dùng có nhưng không có cầu thực sự.Hình thức phổ biến nhất của loại hình này là cho vay trả góp, một loại hình đã được áp dụng rất thành công ở các nước phát triển. Ngân hàng có thể cho các công chức vay để họ mua sắm ôtô, trả góp nhà ở các nước phương Tây và Mỹ thì việc một người có thể mua ôtô để đi lại trở nên rất dễ dàng trong khi tài khoản của anh ta không cần phải có 100% hay 50% giá trị của chiếc xe đó. Điều này đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá trở nên thuận lợi hơn, do vậy nó thúc đẩy sản xuất phát triển. Tín dụng công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ: Mục đích của loại tín dụng này là ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp. Dựa vào đặc điểm của từng ngành mà ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cách thức trả nợ dựa trên nguồn thu tiền bán hàng của doanh nghiệp. Có thể phân chia loại hình này theo tiêu thức là cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay doanh nghiệp thương mại hay có thể phân chia theo các ngành nghề kinh tế như: cho vay ngành nông nghiệp, cho vay ngành công nghiệp, cho vay ngành dịch vụ. 13
  17. 1.1.3.2. Dựa theo thời hạn Dựa vào thời hạn của khoản vay, người ta có thể phân thành các khoản tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn. Tín dụng ngắn hạn: Các khoản vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đây là loại cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất của các ngân hàng thương mại. Tín dụng trung dài hạn: Các khoản vay trung và dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên 1 năm. Vốn trong nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn chủ yếu gắn liền với quá trình luân chuyển vốn cố định của DN hay TD trung dài hạn tài trợ thiếu hụt về vốn cố định cho DN. Tín dụng trung dài hạn gắn liền với các dự án đầu tư của DN, do đó có quy mô và thời gian thực hiện kéo dài và tính chất phức tạp cao. Điều này đòi hỏi NH phải có biện pháp quản lý phù hợp. Tín dụng trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên lãi suất thường cao. 1.1.3.3. Dựa theo hình thức bảo đảm của khoản vay Có thể phân chia các khoản cho vay của ngân hàng theo tiêu thức này như sau: Các khoản cho vay có bảo đảm và các khoản cho vay không có bảo đảm. Các khoản cho vay có bảo đảm là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách hàng vay vốn, ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản đó để thu hồi vốn vay khi người vay vi phạm hợp đồng tín dụng. Quá trình cung ứng vốn của ngân hàng thương mại, không kể dưới hình thức nào đều làm tăng khối lượng tiền vào nền kinh tế, làm tăng lượng hàng hoá trên thị trường. Ngoài ra khi thực hiện việc cho vay, ngân hàng không trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy cơ không thu hồi đủ vốn vay là rất cao vì thế các ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người vay phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Tài sản bảo đảm có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: Tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay ngân hàng. Tài sản bảo đảm là tài sản của người đi vay. Tài sản bảo đảm là tín chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Trong cho vay kinh doanh, nguồn thu nợ thứ nhất là doanh thu đối với vay vốn lưu động, hoặc là khấu hao, lợi nhuận đối với những khoản vay trung và dài hạn. Trong cho vay tiêu dùng, nguồn thu nợ thứ nhất của ngân hàng là thu nhập cá nhân như tiền 14
  18. lương, các khoản thu nhập tài chính và các khoản thu nhập khác. Khi đánh giá hoạt động của khách hàng, nếu ngân hàng nhận thấy là nguồn thu nhập thứ nhất không có cơ sở chắc chắn thì ngân hàng phải yêu cầu thiết lập thêm cơ sở pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai, chính là tài sản bảo đảm cho khoản vay đó. Trong quá trình phân tích khách hàng khi cho vay, người ta quan tâm đến sáu yếu tố là: năng lực (capacity), uy tín (character), tiền mặt (cash), tài sản bảo đảm (collateral), các điều kiện khác (conditions), kiểm soát (control). Trong sáu yếu tố trên, tài sản bảo đảm là yếu tố kém quan trọng nhất vì khi cho khách hàng vay, ngân hàng luôn mong muốn sẽ thu hồi được cả lãi và vốn vay, nếu có rủi ro xảy ra ngân hàng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi vốn vay, khi này thì ngân hàng là người gặp khó khăn nhất. Các khoản cho vay không có bảo đảm là những khoản cho vay mà ngân hàng không nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào đó là những điều kiện ràng buộc khác khi kí hợp đồng tín dụng. Những điều kiện này có thể là: Người đi vay không được giao dịch với ngân hàng nào khác, hoạt động kinh doanh của người đi vay phải được ngân hàng quản lý. Có như vậy ngân hàng mới quản lý được tình hình tài chính của người đi vay.Thông thường chỉ có những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc những khách hàng có uy tín, hay những khách hàng mà ngân hàng có tham gia góp vốn vào thì mới được cho vay không có bảo đảm. 1.1.3.4. Dựa theo phương thức hoàn trả Căn cứ vào phương thức hoàn trả vốn vay, thì có thể phân loại cho vay của ngân hàng thành: Các khoản vay được hoàn trả một lần: theo phương thức này vốn vay được cấp cho người vay sau đó khi đến hết thời hạn vay vốn, người đi vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng toàn bộ số vốn vay và lãi một lần. Các khoản vay được hoàn trả định kì: Theo phương thức này, cứ sau một khoảng thời gian nhất định người đi vay phải hoàn trả một phần vốn vay cho ngân hàng. Vốn vay và lãi có thể được hoàn trả theo các phương thức: gốc trả đều, lãi trả theo số dư; vốn vay được trả theo niên kim cố định; gốc trả theo cấp số cộng hay cấp số nhân, lãi trả theo số dư… Việc lựa chọn phương thức hoàn trả vốn vay là phụ thuộc vào sự thoả thuận của ngân hàng với khách hàng, điều này cũng phụ thuộc vào đặc điểm và tình hình hoạt 15
  19. động của khách hàng.Ngân hàng luôn lựa chọn phương thức hoàn trả vốn vay có lợi cho mình nhất. 1.1.3.5. Dựa vào nguồn gốc hình thành khoản vay Theo tiêu thức này, các khoản cho vay của ngân hàng có thể phân chia thành các khoản cho vay trực tiếp tại ngân hàng và các khoản cho vay gián tiếp qua ngân hàng. Các khoản cho vay trực tiếp tại ngân hàng là những khoản cho vay khi khách hàng đến trực tiếp ngân hàng và xin vay vốn.Hầu hết các phương thức cho vay của ngân hàng được áp dụng là hình thức này. Các khoản cho vay gián tiếp qua ngân hàng là những khoản cho vay mà ngân hàng có thể mua lại từ một ngân hàng thương mại khác hay từ công ty mua bán nợ. Việc lựa chọn phương thức cho vay cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của người đi vay là một vấn đề quan trọng của chính sách cho vay của ngân hàng. Khi một ngân hàng có một chính sách cho vay phù hợp với nhu cầu về vốn của người sử dụng, nó sẽ góp phần làm cho đồng vốn huy động được của ngân hàng trở nên có ý nghĩa, việc sử dụng vốn của ngân hàng hiệu quả, đồng thời nó góp phần vào việc cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. 1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế ❖ Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội Thứ nhất: Vai trò quan trọng nhất của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Nhờ đó mà các chủ thể này có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai: Một hệ thống các hình thức tín dụng đa dạng không những thoả mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh. Thứ ba: Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng sẽ tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Điều này giúp cho các nhà sản xuất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao năng lực sản xuất của xã hội. 16
  20. Thứ tư: Các nguồn vốn tín dụng được cung ứng luôn kèm theo các điều kiện tín dụng để hạn chế rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn đối nghịch buộc những người đi vay phải quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo mối quan hệ lâu dài với các tổ chức cung ứng tín dụng. ❖ Tín dụng là kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Việc đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô hài hoà phụ thuộc một phần vào khối lượng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt thời hạn cũng như đối tượng tín dụng. Vấn đề này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng như lãi suất, điều kiện vay, yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và chủ trương mở rộng tín dụng được quy định trong chính sách tín dụng từng thời kỳ. Như vậy thông qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng như kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ tác động ngược lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất khác. Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết. ❖ Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội Các chính sách xã hội, về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ không hoàn lại từ Ngân sách Nhà nước.Song phương thức tài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả.Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng bị thay thế bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách.Chẳng hạn việc tài trợ vốn cho người nghèo ngày nay được thực hiện phổ biến bằng tín dụng đối với người nghèo với lãi suất thấp.Thông qua phương thức tài trợ này, các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủ động và hiệu quả hơn. Khi các đối tượng chính sách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn thì kỹ năng lao động của họ cũng sẽ được cải thiện từng bước. Đây là sự đảm bảo chắc chắn cho sự ổn định tài chính của các đối tượng chính sách và từng bước làm cho họ có thể tồn tại độc lập với nguồn tài trợ. Đó chính là mục đích của việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách bằng con đường tín dụng. 1.2. Lý luận về tín dụng phi chính thức và tín dụng đen 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0