Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang
lượt xem 7
download
Luận văn nghiên cứu làm rõ chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chính sách giảm nghèo, việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền đối với dân tộc thiểu số, cụ thể đối với đồng bào Chăm ở huyện An Phú An Giang. Thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, chính sách phát triển kinh tế xã hội và nâng cao công tác vận động đồng bào Chăm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyện An Phú tỉnh An Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------ HUỲNH TIẾN SĨ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------ HUỲNH TIẾN SĨ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN PHÚ, TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHÚ VĂN HẲN Hà Nội - 2021
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Số liệu điều tra mới nhất vào năm 2019 (do Chi cục thống kê huyện An Phú, An Giang công bố vào tháng 06/2020), tổng số người Chăm trên địa bàn toàn huyện là 5.768 người và là địa bàn huyện có số người Chăm cư trú đông nhất tỉnh An Giang (Số người Chăm toàn tỉnh An Giang là 11.171 người [Kết quả điều tra… ngày 01.04.2019, UBDT công bố tháng 06 năm 2010]). Người Chăm huyện An Phú là một trong các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời gắn bó với sự hình thành và phát triển tỉnh An Giang, cư trú tập trung theo các ấp trên địa bàn xã Khánh Bình (583 người), xã Quốc Thái (621 người), xã Nhơn Hội (1.966 người), xã Vĩnh Trường (1.019 người), và xã Đa Phước (1.579 người). Hầu hết người Chăm ở huyện An Phú tỉnh An Giang đều theo đạo Hồi (Islam) và tích cực vươn lên góp phần xây dựng cuộc sống và bảo vệ tổ quốc. Từ đổi mới (1986) đến nay, nhất là từ nhiều năm gần đây, nhờ chủ trương của Đảng, chính sách ưu việt của nhà nước, trong đó có chính sách giảm nghèo và giảm nghèo bền vững dành cho người dân tộc thiểu số, dành cho người nghèo vùng sâu vùng xa, đời sống kinh tế xã hội của người Chăm huyện An Phú, An Giang có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên cũng thấy rằng, đôi lúc, đôi nơi ở dân tộc Chăm phát triển ở đây chưa ổn định và thiếu bền vững. An Phú là một huyện biên giới của An Giang với 02 tỉnh KanDal và Tà Keo nước bạn Campuchia, với chiều dài biên giới 42,5 km, có đông người dân tộc Chăm ở tỉnh An Giang số dân 9.309 người/2358 hộ, chiếm tỷ lệ 5,17%. Dân tộc Chăm ở An Phú sống tập trung ở 5 xã (Khánh Bình, Quốc Thái, Nhơn Hội, Đa Phước, và Vĩnh Trường trong đó, có 3 xóm Chăm ở khu vực biên giới). Hầu hết đồng bào Chăm ở An Phú, An Giang theo đạo Islam. Hộ nghèo hiện nay có 97 hộ chiếm tỷ lệ: 4,11%; Hộ cận nghèo có 101 hộ chiếm 4,28% (TL, Huyện ủy An Phú, An Giang, 2020). Đa số người Chăm ở huyện An Phú sống bằng nghề làm thuê, mướn, buôn bán nhỏ, lẻ và sinh sống bằng nghề chài lưới. Đa số người Chăm ở An Phú đều là hộ nghèo, đời sống kinh tế của đồng bào Chăm vẫn còn nhiều khó khăn. An Phú cũng như nhiều địa phương khác ở An Giang thực hiện đầy đủ các chủ trương, chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn và thực tế cũng có những chuyển biến nhất định ở dân tộc Chăm. 1
- Tuy nhiên khách quan mà nói, để có những đánh giá nghiêm túc dưới góc nhìn khoa học về chính sách, kết quả từ việc thực hiện chính sách công chưa có công trình nghiên cứu thuyết phục, cụ thể việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước ta đối với dân tộc, cụ thể đối với xóa đói giảm bền vững đối với đồng bào Chăm huyện An Phú tỉnh An Giang. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đói nghèo, vượt nghèo, giảm nghèo bền vững nhất là đối với cộng đồng nghèo ở dân tộc Chăm là nhiệm vụ không chỉ của chính quyền mà còn là nhiệm vụ khoa học. Luận văn “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang” là một sự chọn lựa nghiên cứu trường hợp cụ thể ở một cộng đồng dân tộc Chăm (về chủ thể nghiên cứu), sinh sống trong một không gian nhất định (huyện An Phú) và quá trình phát triển cụ thể (về thời gian) để làm rõ hiện trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, chính sách dân tộc, chính sách xã hội khác của Đảng và Nhà nước từ trung ương và ở tỉnh An Giang, cụ thể đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm huyện An Phú, An Giang, từ đó có những nhìn nhận, đề xuất bổ sung, điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm phát triển bền vững cộng đồng Chăm ở An Phú tỉnh An Giang, góp bài học kinh nghiệm giúp phát huy chính sách, phát triển cộng đồng dân tộc, tộc người ở người Chăm An Phú, An Giang. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, có thể nói đã có một khối lượng khá đồ sộ các công trình nghiên cứu về người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam của các tác giả trong nước và nước ngoài đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau (sử học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo…). Đã có nhiều bài báo khoa học, luận văn viết về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, cũng như viết về người Chăm ở An Giang ở các địa phương khác nhau và nhiều góc độ khác nhau. Về người Chăm ở Nam Bộ, trước năm 1975, công trình khảo cứu Người Chăm Hồi giáo miền Tây Nam phần của Nguyễn Văn Luận (1974) đã nhấn mạnh đến yếu tố Hồi giáo trong dân tộc, tôn giáo và có đề cập đến mối quan hệ đồng tộc giữa người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ với người Chăm Hồi giáo ở Campuchia. Có thể được xem đây như một công trình “dân tộc chí” về người Chăm ở Nam Bộ. 2
- Sau năm 1975, tìm hiểu nghề đánh bắt cá của người Chăm là hai nghiên cứu sớm nhất đã cung cấp những tư liệu liên quan đến văn hoá và lịch sử người Chăm ở An Giang (Mah Mod, 1979 và 1981). Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) đã tổ chức nhiều đợt khảo sát, điền dã dân tộc học trong vùng người Chăm nói chung và vùng người Chăm ở An Giang nói riêng. Những kết quả nghiên cứu đã được công bố trong kỷ yếu Những vấn đề dân tộc học ở miền Nam Việt Nam, Tập II (1978) và một số cuộc hội thảo khoa học được tổ chức vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX. Tiếp tục công việc nghiên cứu người Chăm có các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách, các bài viết trên tạp chí, các luận án tiến sĩ... đề cập đến kinh tế, văn hóa, xã hội và tôn giáo của họ (Phan Xuân Biên, 1991; Phan Văn Dốp, 1993; Võ Công Nguyện, 1996; Vương Hoàng Trù, 2003; Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên, 2003; Phú Văn Hẳn, 2005; Phan Văn Dốp và Nguyễn Thị Nhung, 2006…). Chủ đề được nhiều công trình đề cập đến đối với người Chăm ở An Giang là đời sống tôn giáo hay việc thực hành đức tin Hồi giáo; về lịch sử hình thành của Hồi giáo, kinh sách, giáo luật; về các bổn phận căn bản của người tín đồ và việc thực hành đức tín của tín đồ Hồi giáo Chăm. Đặc biệt là ở tỉnh Châu Đốc cũ (An Giang ngày nay) với sự xuất hiện của phái “Mới” (Mudơ) (Nguyễn Văn Luận, 1974; Phan Văn Dốp và Nguyễn Thị Nhung, 2006; Phan Văn Dốp và Vương Hoàng Trù - 2011). Các mối quan hệ đồng tộc và đồng tôn giáo ở các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia được một số công trình của Phú Văn Hẳn và một số đồng nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu và coi đây là vấn đề cốt lõi trong quan hệ tộc người và tôn giáo xuyên biên giới/xuyên quốc gia giữa người Chăm ở An Giang với cộng đồng Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới (Hoàng Minh Đô, 2006; Phú Văn Hẳn, 2009, 2010; Lý Hành Sơn, 2010). Các vấn đề dân tộc và quan hệ tộc người của người Chăm ở vùng này đã được ghi lại trong một số tài liệu thư tịch cổ của Trung Quốc như Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan (1973)… Tập chuyên khảo (monographie) của các tỉnh Nam Kỳ thời thuộc Pháp (1902, 1905, 1921, 1927 và 1936) cũng đã mô tả, khảo cứu về thiên nhiên, lịch sử, dân cư, kinh tế, xã hội, văn hóa… của các địa phương vùng này lúc 3
- bấy giờ. Phần ghi chép về người Kinh, người Khmer, người Hoa, người Chăm và người nước ngoài chiếm một dung lượng đáng kể trong các tập chuyên khảo này. Trước năm 1975, còn có khá nhiều công trình nghiên cứu về các tộc người ở Nam Bộ nói chung. Những công trình nghiên cứu sớm về người Kinh, người Khmer, người Hoa và người Chăm ở vùng này là của các học giả người Pháp như H. Maspero, L. Malleret, C. Barrault, P. Gourou, G. Coedes, J. Delvert, Laboussière (1880), M. Ner (1941)… Sau này, Joann L. Schrock và tập thể tác giả (1966) đã kế thừa kết quả nghiên cứu của người Pháp trước đó để phát dựng một bức tranh toàn cảnh về môi trường địa lý, dân số, nguồn gốc tộc người, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các tộc người ở miền Nam. Những công trình nghiên cứu về các tộc người ở vùng Tây Nam Bộ của các học giả người Pháp và người Mỹ có giá trị tư liệu quan trọng, góp phần nhận biết về nguồn gốc và quá trình tộc người cũng như quan hệ giữa các tộc người thiểu số và các nhóm xã hội khác nhau trước năm 1975. Kết quả nghiên cứu về vấn đề dân tộc và ở dân tộc Chăm từ sau năm 1975 đến nay đã có những đóng góp đáng kể về lý luận và thực tiễn, làm cơ sở khoa học góp phần vào việc hoạch định chính sách dân tộc và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ, xây dựng và phát triển vùng đất này trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Những kết quả nghiên cứu về người Chăm đã góp phần làm sáng tỏ các mối quan hệ tộc người ở vùng Tây Nam Bộ và An Giang. Nghiên cứu chính sách và tác động xã hội của chính sách đối với các dân tộc ở An Giang và cụ thể ở huyện An Phú một trong những lĩnh vực nghiên cứu được chú ý đến trong thời gian gần đây và hiện nay. Các nghiên cứu này thường tiến hành các cuộc khảo sát, điều tra, điền dã dân tộc học để có cơ sở khoa học cho các nhận định, tổng kết. Những cuộc khảo sát, điều tra về đời sống vật chất, tinh thần,… đã cung cấp nhiều số liệu quan trọng về tình hình, thực trạng kinh tế - xã hội ở dân tộc Chăm. Tình trạng nghèo, phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, trình độ học vấn và mặt bằng dân trí của cộng đồng cư dân đa tộc người vùng Tây Nam Bộ còn thấp là một thực tế, đặc biệt là đối với người Chăm ở đây. Việc thực thi chính sách dân tộc chưa thật linh hoạt và hợp lý làm hạn chế sự phát triển kinh tế gắn với phát triển văn 4
- hóa, bảo vệ bền vững môi trường và tài nguyên, bảo đảm an toàn sinh kế, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng trong vùng dân tộc thiểu số ở huyện An Phú, An Giang theo định hướng phát triển bền vững. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu làm rõ chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chính sách giảm nghèo, việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền đối với dân tộc thiểu số, cụ thể đối với đồng bào Chăm ở huyện An Phú An Giang. Thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, chính sách phát triển kinh tế xã hội và nâng cao công tác vận động đồng bào Chăm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyên An Phú tỉnh An Giang. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước và của địa phương tỉnh An Giang cụ thể vào chính sách mục tiêu giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm trên địa bàn An Phú, An Giang; - Phân tích, đánh giá thực trạng kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước và của địa phương tỉnh An Giang đối với dân tộc Chăm ở huyện An Phú tỉnh An Giang dưới góc nhìn khoa học chính sách công. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững kết hợp các chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo liên quan 5
- giảm nghèo, giảm nghèo bền vững ở dân tộc Chăm huyện An Phú tỉnh An Giang dưới góc nhìn khoa học chính sách công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm và các chính sách dân tộc, tôn giáo liên quan phát triển thoát nghèo, vượt nghèo, giảm nghèo, làm giàu ở dân tộc Chăm tại tỉnh An Giang giai đoạn từ sau đổi mới đến nay và tập trung vào hai mươi năm đầu của thề kỷ XXI (2000-2020). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở luận Luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, liên quan dân tộc, tôn giáo và liên quan phát triển giảm nghèo, phát triển bền vững ở dân tộc Chăm, cụ thể ở huyện An Phú tỉnh An Giang dưới góc nhìn khoa học chính sách công. Ngoài ra những cơ sở lý luận thuộc chuyên ngành dân tộc học, nhân học và cũng sẽ được vận dụng phân tích, lý giải trình bày thực trạng giảm nghèo từ chính sách của Đảng và Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, lôgic, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn trên cơ sở tài liệu chính sách công và phương pháp nghiên cứu chính sách, nghiên cứu tài liệu chính sách công. Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết (nghiên cứu các văn bản về chính sách, đường lối của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của Nhà nước về công tác thực hiện chính sách giảm nghèo, công tác tôn giáo, công tác dân tộc). Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, tổng hợp số liệu, giải thích các thuật ngữ liên quan được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu được vận dụng. Phương pháp quan sát kết hợp phỏng vấn khảo sát thực tế để thu thập các thông tin về thực tiễn thực hiện chính sách giàm nghèo bền vững đối với người Chăm trên địa bà huyện An Phú tỉnh An Giang. 6
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hóa lý thuyết về chính sách công liên quan đến giảm nghèo, làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và các chính sách liên quan như chính sách giảm nghèo bền vững đối với dân tộc Chăm cụ thể ở huyện An Phú, tỉnh An Giang, góp phần làm phong phú thêm lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo. Luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận chính sách giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao đời sống đồng bào Chăm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường ở An Phú, An Giang. Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và thực tiễn, rút ra bài học từ thực tiễn về hoạt động và thực tiễn chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm tại địa phương An Phú, An Giang. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn chỉ ra một số hạn chế trong việc thực thi chính sách giảm nghèo như: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đối với người Chăm; tuyên truyền chính sách; phân công phối hợp thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với người Chăm; đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm từ đó cung cấp những vấn đề có giá trị tham khảo cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào Chăm trên địa bàn huyện An Phú tỉnh An Giang. Luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban, ngành về công tác giảm nghèo trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với người Chăm ở An Phú tỉnh An Giang. 7. Kết cấu của luận văn Phụ lục, phần mở đầu, bố cục luận văn theo 03 chương, kết luận, các chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan chính sách giảm nghèo ở dân tộc Chăm huyện An Phú tỉnh An Giang. Chương 2: Hiện trạng giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm huyện An Phú tỉnh An Giang. Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm huyện An Phú tỉnh An Giang. 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở DÂN TỘC CHĂM HUYỆN AN PHÚ TỈNH AN GIANG 1.1. Khái niệm dân tộc, người nghèo, giảm nghèo và phát triển bền vững Thuật ngữ dân tộc: Thuật ngữ “dân tộc” ở Việt Nam được hiểu là một cộng đồng chính trị - xã hội, trong đó bao gồm 54 tộc người cùng cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và được quản lý bởi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn dân tộc - theo nghĩa hẹp - để chỉ một cộng đồng mang tính tộc người, tương ứng với thuật ngữ tộc người (ethnic) như dân tộc (tộc người) Kinh (Việt), dân tộc (tộc người) Khmer, Chăm… Ngoài ra, từ người (People) còn được dùng vừa có nghĩa là dân tộc (người Việt Nam) và vừa có nghĩa là tộc người (người Hoa, người Chăm, người Khmer…). Thuật ngữ dân tộc (tộc người) thiểu số đã được giải thích rõ ràng và được sử dụng chính thức trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Dân tộc Chăm được sử dụng trong trình bày luận văn được hiểu là dân tộc/ tộc người, một cộng đồng hiện hữu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Thuật ngữ dân tộc (tộc người) bản địa hay tại chỗ hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Các nhà nghiên cứu dân tộc học ở nước ta thường sử dụng thuật ngữ dân tộc (tộc người) tại chỗ thay cho thuật ngữ dân tộc (tộc người) bản địa để phân biệt với dân tộc (tộc người) di cư. Tuy nhiên, nội hàm của thuật ngữ tộc người tại chỗ không phản ánh được một cách cụ thể và xác thực về sự hình thành và phát triển của các tộc người này. Các thuật ngữ dân tộc Chăm, đồng bào Chăm sử dụng trong luận văn này được hiểu tương đương nội dung trong khái niệm đã nêu. Nghèo và giảm nghèo: Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về nghèo, và nhìn chung các quan niệm đều được phản ánh trên các khía cạnh: được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu của cuộc sống con người, mức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư địa phương; thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào quá trình 8
- phát triển của cộng đồng. Để làm rõ mức độ nghèo, người ta chia thành 2 loại: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối (nghèo thu nhập): Dựa vào mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một người có thể mua được một lương thực, thực phẩm tương đương 2100 - 2300 kcalo/người/ngày. Đây là thước đo dễ lượng hóa để mô tả tình trạng nghèo. Nghèo tương đối: Những người nghèo tương đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri thức chúng ta” Ở Việt Nam chúng ta cũng thấy: “Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo, không có hoặc có rất ít những cơ sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí theo tỉ lệ mù chữ cao”. Còn về vùng nghèo là chỉ không gian có thể là một số xã liền kề nhau nằm ở vị trí rất khó khăn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo cao. Bên cạnh nghèo hiện nay, ở nước ta còn dùng nhiều đến thuật ngữ tái nghèo để chỉ những hộ đã thoát được nghèo (theo tiêu chí, tiêu chuẩn trước đó) nhưng sau do nhiều lý do (tăng chuẩn nghèo…) hoặc do làm ăn thất bát…, lại rơi vào tình trạng nghèo (tái nghèo). Khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song không thể thống nhất về mặt định lượng. Các quốc gia khác nhau, các vùng khác nhau trong một quốc gia thì mức sống của người dân cũng khác nhau. Định lượng của mức nghèo cũng biến động theo thời gian tương ứng với sự biến động về sự phát triển KT-XH theo vùng, theo quốc gia đó. Tiêu chí xác định nghèo Khái niệm nghèo không mang ý nghĩa tuyệt đối; Người nghèo ở quốc gia này, vùng này có thể không nghèo so với quốc gia khác. Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Mỗi quốc gia xây dựng một thước đo mức độ nghèo riêng thông qua những tiêu chí cụ thể được xác định gọi là chuẩn nghèo và lấy đó làm cơ sở xác định tỷ lệ nghèo của mình. Chuẩn nghèo: là 9
- thước đo xác định số lượng người nghèo và đánh giá mức độ nghèo. Vì vậy, chỉ ra giới hạn nghèo được coi là bước đầu tiên để tiến hành đánh giá về thực trạng nghèo. Chuẩn nghèo: Theo đó những người hoặc những hộ có thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo. Chuẩn mực nghèo luôn thay đổi và tùy thuộc vào trình độ phát triển của các quốc gia. Chuẩn nghèo là số tiền đảm bảo mức tiêu dùng thiết yếu (bao gồm cả lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm) cho 1 người trong 1 tháng. Ngưỡng nghèo hay mức nghèo: Ngưỡng nghèo là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác. Đó là công cụ để đo tỷ lệ nghèo trong xã hội, một chỉ số quan trọng phản ánh mức sống của xã hội về mặt thu nhập cá nhân. Ngưỡng nghèo là ranh giới giúp phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Mức đó có thể được tính bằng tiền tệ hoặc phi tiền tệ. Có ngưỡng nghèo tuyệt đối và tương đối. Ngưỡng nghèo tuyệt đối: Là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh bao gồm hai loại: Ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm là số tiền cần thiết để mua lương thực, thực phẩm hàng ngày; Ngưỡng nghèo chung là số tiền cần thiết để mua lương thực, thực phẩm và cả phần chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực. Ngưỡng nghèo tương đối: được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước. Ngưỡng nghèo tương đối phản ánh một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. Tỷ lệ nghèo: là số phần trăm số người hoặc số hộ có mức sống thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ nghiên cứu. Một số nước chọn thước đo đơn chiều và thước đo đa chiều. Thước đo đơn chiều:“Thước đo này đo khía cạnh kinh tế 10
- của mức sống và được tính theo thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình từ các cuộc điều tra thu nhập, chỉ tiêu hoặc điều tra mức sống hộ gia đình”. Cũng có một số quốc gia lựa chọn thu nhập làm thước đo đơn chiều, mức sống cho rằng: Thu nhập phản ánh thực chất mức sống của các hộ gia đình hơn là chi tiêu. Các nước chọn chi tiêu làm thước đo đơn chiều, mức sống lại cho rằng: Độ chính xác của số liệu chi tiêu điều tra thường cao hơn so với số liệu điều tra về thu nhập, mức chi tiêu phản ánh trực tiếp mức sống của các hộ hơn là thu nhập. Trong khi thu nhập thường có tính ổn định không cao trong một thời kỳ nhất định. Thước đo đa chiều: Xem xét mức sống của dân cư một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Nó đo lường mức sống cả mặt kinh tế lẫn chất lượng cuộc sống theo các khía cạnh khác nhau như: Tình trạng phi tiền tệ, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro, quyền tự do, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân biệt đối xử bị vi phạm quyền con người…Việc đo lường mức sống theo đa chiều là việc xác định các chỉ tiêu để đo các chiều và việc gộp các chiều thành độ đo đơn hay để riêng từng chiều và sử dụng trọng số của các chiều. “Tuy nhiên, do khó khăn về số liệu nên trong thực tế thước đo nghèo đa chiều chỉ đo lường sự phát triển con người về 3 chiều: tuổi thọ bình quân, trình độ học vấn và chất lượng cuộc sống đo bằng GDP thực tế bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity -PPP$)”. Rõ ràng, thước đo nghèo đơn chiều và thước đo nghèo đa chiều về đều có những ưu nhược điểm hay tác động đến giảm nghèo khác nhau. Thước đo nghèo đơn chiều giải quyết các vấn đề nghèo một cách ngắn hạn trong khi thước đo đa chiều giải quyết nghèo ở dài hạn. Chính sách giảm nghèo: Chính sách ở đây được hiểu là chính sách công. Hiện nay trên thế giới khái niệm chính sách công cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể và giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. 11
- Khái niệm “chính sách” và “chính sách công” được dùng rất phố biến trong các lĩnh vực đời sống kinh tế và xã hội ở mọi quốc gia. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về các khái niệm này. Tóm lại, dù có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau từ nhiều góc độ xem xét, có thể tạm đưa ra khái niệm về chính sách như sau: Chính sách là những quyết định hướng đến hành động của chủ thể quản lý với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển để nhằm đạt mục tiêu nhất định cho hệ thống hoặc tổ chức. Theo Hồ Việt Hạnh, chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng. [Hồ Việt Hạnh (2017) “Bàn về khái niệm chính sách công”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 17, tr. 3-6]. Theo Văn Tất Thu, chính sách công là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng cầm quyền, lợi ích và nhu cầu của nhân dân [Văn Tất Thu (2017) “Bản chất, vai trò của chính sách công”]. Theo Vũ Mạnh Toàn (2019), chính sách công là một chuỗi các quyết định hoạt động của nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề chung đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định [Nguyễn Ngọc Toàn (2019) Bài giảng xây dựng chính sách công, Học viện khoa học xã hội] Với cách tiếp cận này chính sách công được xem xét và được thể hiện bởi những yếu tố đặc trưng như: Chính sách công là tất cả những công việc mà chính quyền thi hành đến dân; Là ý chí của nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu theo định hướng chính trị; Là những tác động mang tính cộng đồng vì lợi ích chung của quốc gia dân tộc; Mang tính hệ thống và đảm bảo thực thi để các cơ quan quyền lực và hệ thống hành chính từ Trung ương đến địa phương; Thể hiện ý chí chính trị của chủ thể ban hành và thường gắn với các đảng phái chính trị lãnh đạo cầm quyền. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, chủ thể chính sách là các cơ quan ban hành và thực thi chính sách gồm Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành; khách thể chính 12
- sách hay đối tượng điều chỉnh của chính sách là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình mà chính sách sẽ tác động vào. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam được xác định: “là một tập hợp những quan điểm, đường lối, chính sách và những giải pháp thực hiện của nhà nước, tác động trực tiếp đến các dân tộc và mối quan hệ dân tộc đang tồn tại” (Lê Ngọc Thắng, 2005, tr. 97 - 98). Tại Việt Nam, chính sách dân tộc luôn được các chế độ chính trị đương thời trong lịch sử quan tâm theo những quan điểm và cách thức riêng. Chính sách dân tộc chủ yếu áp dụng cho các dân tộc, tộc người thiểu số, những đối tượng được xem là nhóm yếu thế, dễ tổn thương trong xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mỗi một chính sách ra đời đều do nhu cầu khách quan của tình hình thực tiễn đặt ra, có nội dung và mục đích riêng nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Còn chính sách xã hội quan tâm đến mọi thành viên trong một quốc gia, không kể tộc người đa số hay tộc người thiểu số, chú trọng và hướng tới việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Chính sách xã hội không đồng nhất với chính sách dân tộc, mà nó chỉ tác động đến mối quan hệ tộc người với tư cách là đối tượng xã hội và chính sách dân vận là chính sách thể hiện những chủ trương, sách lược, kế hoạch tổ chức và vận động quần chúng, xây dựng các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội… nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần và góp phần quan trọng để thực hiện đoàn kết dân tộc… (Lê Ngọc Thắng, 2005, tr.46 - 48). Theo các nghiên cứu cho thấy, “Chính sách giảm nghèo có thể hiểu là những quyết định, quy định của Nhà nước được cụ thể hoá trong các chương trình, dự án cùng với nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào các đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là giảm nghèo”. 1.2. Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm Để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn được thực hiện theo quy trình 7 bước cụ thể như sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 13
- Việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đồng bào Chăm An Phú An Giang là việc làm lâu dài, do đó cần xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chủ động và đồng bộ. Kế hoạch được xây dựng dựa vào điều kiện, mức sống cụ thể hiện tại của đồng bào Chăm để khi triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đồng bào Chăm được tiếp cận nhanh chóng, ổn định cuộc sống. Chính sách phải được triển khai từ trung ương đến địa phương một cách sớm nhất. Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền chính sách giảm nghèo bền vững Để tham gia quá trình phổ biến, tuyên truyền chính sách giảm nghèo thể hiện qua các mặt sau: - Đội ngũ cán bộ trong bộ máy cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ cần chủ đổng phổ biến, tuyên truyền. Cán bộ phải được đào tạo có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách giảm nghèo bền vững, khi được phổ biến, tuyên truyền phải đảm bảo tính trung thực, khách quan những nội dung chính sách đã được hoạch định. Cán bộ khi phổ biến, tuyên truyền chính sách phải có thái độ cầu, thị cần với nhân dân khi triển khai thực hiện. - Các đối tượng được phổ biến, tuyên truyền chính sách là những công dân được hưởng chính sách giảm nghèo bền vững trực tiếp, đây là đối tượng thụ hưởng cũng như những công dân, tổ chức bị tác động gián tiếp bởi chính sách, đặc biệt là đối với đồng bào Chăm huyện An Phú An Giang, đây là những nhân tố góp phần làm cho chính sách đạt hiệu quả; những đối tượng tham gia thực thi, triển khai chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào Chăm. Bước 3: Phân công, phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững - Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách. - Phân công, phối hợp các cơ quan, chính quyền nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách diễn ra cũng hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian. Tác động đến lợi ích của các bộ phận dân cư theo các hướng khác nhau. Có bộ phận 14
- được hưởng lợi nhiều, có bộ phận được hưởng lợi ít, có bộ phận không được hưởng lợi, thậm chí còn bị tác động tiêu cực. Đăc biệt Nhà nước giữa vai trò chủ đạo cùng phối hợp với các ban ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện nhằm làm sao thực hiện hiệu quả các chính sách đem lại lợi ích cho đồng bào Chăm. Bước 4: Duy trì chính sách giảm nghèo bền vững Duy trì chính sách giảm nghèo bền vững là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tốt tác dụng trong môi trường thực tế. Thực hiện một số nội dung như sau: - Cụ thể hóa nội dung triển khai bằng các văn bản mang tính pháp lý – quy định rành mạch, hợp lý trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể thực hiện; tránh tình trạng lẫn lộn quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện. - Tổ chức phối hợp thống nhất, hiệu quả, đồng bộ (giữa cơ quan chủ trì với cơ quan khác; giữa cơ quan nhà nước với nhân dân). - Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. - Đảm bảo kế hoạch hóa về thời gian và quy trình thủ tục thực hiện. - Đảm bảo sự thống nhất giữa việc kiên trì mục tiêu chính sách công với việc sáng tạo trong khi sử dụng các biện pháp, hình thức, chương trình hành động cụ thể thích hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, ngành. - Chống bệnh quan liêu, hình thức trong quá trình thực hiện chính sách. Bước 5: Điều chỉnh thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo bền vững, ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Cơ quan nhà nước các ngành, các cấp chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả chính sách, miễn là không làm thay đổi mục tiêu chính sách và phải kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực thi theo quy định. Bước 6: Đôn đốc, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Kiểm tra thường xuyên giúp cho nhà quản lý nắm chắc đước tình hình thực hiện chính sách kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách, phát hiện xử 15
- lý kịp thời các vi phạm chính sách. Như vậy, giúp cho nhà nước nắm bắt được tình hình thực hiện chính sách, từ đó đánh giá được một cách khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách; giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động giữa các cơ quan, đối tượng thực hiện chính sách; tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu chính sách; kịp thời khuyến khích những mô hình giảm nghèo phù hợp, mang lại kết quả để tạo ra những phong trào thiết thực…. Việc kiểm tra vừa giúp chính sách được từng bước hoàn thiện và có mang tính dân chủ, khách quan. Bước 7: Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm là khâu vô cùng quan trọng để đưa ra giải pháp thiết thực để thực hiện, nhằm thực hiện chính sách bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Trong quá trình thực hiện kế hoạch và những nội quy, quy chế đề ra để làm cơ sở đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện chính sách; tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ (sơ kết, tổng kết) hoặc đánh giá giữa kỳ. Đây là bước đo lường kết quả và hiệu quả của một chính sách trong thực tế sau khi đã đưa chính sách vào thực thi. Với mục tiêu khả thi của chính sách là giảm nghèo bề vững. *Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giảm nghèo đối với đồng bào Chăm Nghèo là một hiện tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người, xã hội và cộng đồng. Muốn giảm nghèo đạt kết quả cao nhất, bền vững cần xác định đúng nguyên nhân nghèo của từng nhóm người, hộ mỗi địa phương, khu vực trong quốc gia, từ đó có sự tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ra nghèo để thực hiện có hiệu quả việc giảm nghèo. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo như các nguyên nhân thuộc về kinh tế, xã hội, thể chế, môi trường và địa lý… 16
- Có nguyên nhân nghèo khách quan và nghèo chủ quan. Nguyên nhân khách quan: được cho là do điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết không thuận lợi, do đất đai cằn cỗi, địa hình dốc đồi hiểm trở khó canh tác, do sinh sống ở vùng sâu vùng xa chưa có các tuyến đường giao thông đi lại, do thiên tai, dịch bệnh bất ngờ… Hoặc do xuất phát điểm nền kinh tế thấp hoặc nền kinh tế kém phát triển. Cơ sở hạ tầng tối thiểu (giao thông thủy lợi thông tin điện thắp sáng, nước sinh hoạt) chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, thiếu thị trường để lưu thông hàng hóa. Còn nghèo có nguyên nhân chủ quan là do bản thân người nghèo có trình độ dân trí thấp, trình độ học vấn trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, do thiếu kinh nghiệm làm ăn hoặc không biết cách làm ăn, do lười biếng, nghiện ngập, do sức khỏe do gia đình đông con cái, gặp phải rủi ro tai nạn ốm đau, do thiếu hoặc không có khả năng lao động, do thiếu hoặc không có vốn… Ngoài ra còn do một phần chủ quan của các cấp chính quyền như thiếu năng lực trình độ chuyên môn hiểu biết, kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính để có thể thường xuyên chăm lo quan tâm giúp đỡ hỗ trợ người nghèo giảm thiểu khó khăn… Nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Trong có nguyên nhân về kinh tế được cho là quan trọng nhất, trình độ phát triển kinh tế của một nước, một vùng quyết định đến mức sống của người dân nước đó, vùng đó… Tuy nhiên không chỉ một nguyên nhân biệt lập riêng rẽ mà có thể dẫn tới nghèo lâu, nghèo trên diện rộng được, mà nguyên nhân nghèo là có từ sự đan xen giữa chủ quan và khách quan. Để đánh giá được tình trạng nghèo trước tiên cần phải hiểu các nhân tố tác động đến kết quả giảm nghèo, các nhân tố ở đây không chỉ đơn thuần về nhân tố kinh tế, thiên tai, địch họa gây ra mà tình trạng nghèo còn có sự đan xen giữa cái tất yếu và cái ngẫu nhiên của cả những nguyên nhân sâu xa, lẫn nguyên nhân trực tiếp, cả khách quan lẫn chủ quan, cả tự nhiên lẫn xã hội, nên phải đánh giá đúng các nhân tố 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
83 p | 85 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông
89 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
107 p | 86 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
87 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa tại di tích khảo cổ Cát Tiên
84 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 49 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
88 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
89 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách ứng phó với vấn đề giảm sinh ở Hàn Quốc
93 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn