Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay
lượt xem 23
download
Đề tài tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã. Dựa trên khung lý thuyết đã xây dựng nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá thực trạng thực hiện và kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Với những hạn chế còn tồn tại, luận văn đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ giai đoạn đến năm 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU PHƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU PHƯƠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG HÀ NỘI, 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thu Phương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.................................................................................. 9 1.1 Một số khái niệm..................................................................................................... 9 1.2 Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .................................... 10 1.3 Nội dung các bước thực hiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ............................................................................................................................ 16 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ......................................................................................................... 21 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................. 27 2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội....................................................................... 27 2.2 Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Chương Mỹ .................................................................................................................. 32 2.3 Kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Chương Mỹ....................................................................................................... 38 2.4 Đánh giá chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, huyện Chương Mỹ................................................................................................................... 53 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 57 3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức chấp xã huyện Chương Mỹ....................................................................................................... 57 3.2 Giải pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Chương Mỹ.................................................................................. 60 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất .................................................................................... 74 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 78
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BNV : Bộ nội vụ CBCC : Cán bộ công chức CCHC : Cải cách hành chính HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận tổ quốc NQ/TW : Nghị quyết/Trung ương QH : Quốc hội QLNN : Quản lý nhà nước NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ UBND : Ủy ban nhân dân UBTVQH : Ủy ban thương vụ quốc hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Chương Mỹ ................................. 29 Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của CBCC cấp xa, huyện Chương Mỹ ....................... 30 Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC cấp xã, huyện Chương Mỹ .... 31 Bảng 2.4: Phân công nhiêm vụ thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã, huyện Chương Mỹ ............................................................................................ 36 Bảng 2.5: Kết quả quy hoạch CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ.................................... 39 Bảng 2.6: Kết quả bầu cử CBCC cấp xã, huyện Chương Mỹ ......................................... 40 Bảng 2.7: Kết quả tuyển dụng CBCC cấp xã, huyện Chương Mỹ ................................. 42 Bảng 2.8: Tinh giảm biên chế CBCC cấp xã, huyện Chương Mỹ .................................. 45 Bảng 2.9: Điều động, luân chuyển CBCC cấp xã, huyện Chương Mỹ .......................... 47 Bảng 2.10: Chế độ phúc lợi đối với đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ ............ 49 Bảng 2.11: Hoạt động thi đua khen thưởng đối với đội ngũ CBCC cấp xã ................... 49 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá đội ngũ CBCC cấp xã, huyện Chương Mỹ ...................... 51 Bảng 2.13: Đánh giá của đội ngũ CBCC cấp xã, huyện Chương Mỹ về chính sách phát triển ................................................................................................................. 51
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống hành chính ở nước ta cấp xã là cấp cơ sở, trực tiếp quản lý hoạt động của đại bộ phận dân cư trú tại địa phương, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của cấp trên giao và là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Do vậy, trong tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình triển khai các nhiệm vụ, chương trình mục tiêu giúp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao về vai trò to lớn và ý nghĩa quyết định của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đối với sự thành bại của cách mạng và sự phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ, công chức cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi. Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [26, tr. 64]. Thấm nhuần tư tưởng của Người, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn đã đặt ra nhiệm vụ phải “chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” [18, tr. 5]. Hiến pháp năm 2013, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cùng với các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý để từng bước xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Do vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chương Mỹ là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội với tổng diện tích khoảng 237,38km, dân số khoảng 339.469 người, có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 2 thị trấn và 30 xã. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng 1
- chuyên canh hàng hóa. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ CBCC cấp xã trong huyện. Những năm qua, đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ từng bước được phát triển cả về số lượng và chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Đa số CBCC cấp xã có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, tâm huyết với công việc. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ nhìn chung còn thấp hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt nghiệp trung cấp chiếm đa số (cán bộ chiếm tỉ lệ là 35,13%, công chức chiếm tỉ lệ 59,42% (phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ, 2019). Một bộ phận đội ngũ CBCC cấp xã của huyện hiện nay vẫn chưa hoàn thiện về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, chưa tương xứng với vai trò, vị trí cũng như chức trách của các chức danh do Nhà nước quy định. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính quyền cơ sở nói riêng, của Đảng và Nhà nước nói chung. Những hạn chế về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ còn tồn tại như trên là do các chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã chưa được huyện triển khai, thực hiện tốt. Theo đó, huyện Chương Mỹ còn nhiều chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã không sát với thực tiễn, gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu tổ chức thực hiện, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thấp. Các bước trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã không được đảm bảo thực hiện đầy đủ. Một số chính sách khi tổ chức thực hiện gặp khó khăn hoặc khi thực hiện xong chính sách không đề xuất được các giải pháp, biện pháp cần thiết để duy trì chính sách dẫn đến thất bại hoặc phải kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí tiền của của nhà nước và nhân dân. Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng CBCC cấp xã của huyện Chương Mỹ từ đó dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền cơ sở bị ảnh hưởng. Để hệ thống chính trị nước ta nói chung và chính 2
- quyền cơ sở nói riêng hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ tăng cường việc thực hiện, triển khai các chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện. Từ thực trạng này, tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chính sách cán bộ và phát triển đội ngũ CBCC luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi đơn vị, mỗi cấp chính quyền hay rộng hơn nữa là mỗi quốc gia. Ở mỗi đơn vị hành chính cấp cơ sở, đội ngũ CBCC đảm nhận các nhiệm vụ, vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền cấp xã. Thực hiện các chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, có không ít những công trình nghiên cứu, những cuốn sách công phu viết về đội ngũ CBCC cấp xã, chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Lê Đình Lý (2012) thực hiện nghiên cứu về “Chính sách tạo động lực cho cán bộ cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)” [24]. Trong nghiên cứu, tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến cán bộ cấp xã và tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng các chinh sách tạo động lực cho đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2009-2011, luận án đã đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao động lực làm cho cho CBCC cấp xã, giúp nâng cao nền hành chính công vụ nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Tác giả Nguyễn Hồng Nhung (2014) thực hiện đánh giá về các chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện [28]. Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở khoa học về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã, phân tích tổng hợp những nguyên nhân khiến chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tỉnh Điện Biện chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong bối cảnh hội nhập. Trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại về số lượng và chất lượng đội ngũ 3
- cán bộ cấp xã tỉnh Điện Biên, nghiên cứu đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp giúp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp luận giải khá rõ sự cần thiết và phù hợp đối với một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc, đa dạng các nền văn hóa như tỉnh Điện Biên. Tác giả Nguyễn Văn Hòa (2019), nghiên cứu đề tài “Xây dựng đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, luận án tiến sỹ Học viện Hành chính Quốc gia [22]. Luân án đã làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn công chức; nội dung, phương pháp xây dựng đội ngũ công chức; Làm rõ những nhân tố tác động, thực trạng và một số mâu thuẫn đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao, có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Tác giả Nguyễn Thọ Ánh (2019), thực hiện đề tài “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của thành phố Hải Phòng”, Tapchilyluanchinhtri.vn [1]. Nghiên cứu đã tập trung làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở và đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ở Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn tiếp theo. Một số giải pháp điển hình đã được đề cập như: Tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở phục vụ nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2012-2016; Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng CBCC; Chú trọng điều động, luân chuyển CBCC cơ sở; Tăng cường kiểm tra, đánh giá khen thưởng, kỷ luật với CBCC cơ sở; Phát huy vai trò của cấp lãnh đạo trong xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở đảm bảo về cả số lượng và chất lượng. Nghiên cứu của Dương Thị Thanh Thủy (2017) về “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, luận văn thạc sỹ 4
- Học viện Khoa học Xã hội [35]. Nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề liên quan đến chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã như: khái niệm CBCC cấp xã; Nội dung thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã; Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã. Dựa trên khung lý thuyết đã xây dựng, luận văn thực hiện phân tích thực trạng kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn thành phố Đà Nằng, chỉ ra những nguyên nhân khiến chất lượng CBCC chưa cao. Với những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã đề xuất một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã thành phố Đà Nẵng đến năm 2025. Tác giả Bùi Tấn Công (2018), nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cơ sở từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, luận văn thạc sỹ Học viện Khoa học Xã hội [12]. Nghiên cứu đã tập trung tổng hợp hệ thống cơ sở lý thuyết về thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC, trong đó đi sâu phân tích nội dung và kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã. Quá trình phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã thành phố Tam Kỳ, nghiên cứu đã kết luận CBCC cấp xã trên địa bàn còn hạn chế do việc thực hiện chính sách chưa đồng bộ; hoạt động tuyên truyền chính sách chưa sâu rộng và đội ngũ cán bộ quản lý chưa coi trọng công tác phát triển đội ngũ CBCC cấp xã. Từ những hạn chế còn tồn tại, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp góp phần tăng cường thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC thành phố Tam Kỳ trong giai đoạn tiếp theo. Từ các góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu đi trước đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và nâng cao chất lượng công tác quản lý cán bộ công chức cấp xã ở từng vùng và địa phương khác nhau. Các nghiên cứu đã nêu rõ những ưu điểm và những hạn chế về đội ngũ CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng với nhiều phạm vi nghiên cứu khác nhau, có giá trị nghiên cứu khác nhau. Công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, làm rõ được thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách CBCC tại nơi nghiên cứu. Tuy 5
- nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu vấn đề thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chính vì thế luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn giúp các nhà quản lý xây dựng và thực thi hệ thống chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với thực tiễn địa phương và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã. Dựa trên khung lý thuyết đã xây dựng nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá thực trạng thực hiện và kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Với những hạn chế còn tồn tại, luận văn đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ giai đoạn đến năm 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng hợp hệ thống cơ sở lý thuyết về thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã. Phân tích, dánh giá thực trạng thực hiện và kết quả thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Tổng hợp kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã huyện Chương Mỹ giai đoạn 2015-2019. Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội trong giai đoạn tiếp theo. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã từ thực tiễn tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2019 Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 6
- 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn của chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành 5.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các báo cáo, thống kê của chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nói riêng. Phương pháp điều tra: Học viên tiến hành khảo sát điều tra một số chức danh CBCC trên địa bàn 32 xã, thị trấn thuộc huyện Chương Mỹ về thực trạng chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã.. * Đối tượng khảo sát điều tra: Cán bộ, công chức cấp xã * Địa bàn nghiên cứu: Các phường, xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ * Công cụ thực hiện: Điền mẫu phiếu được xây dựng sẵn * Phương pháp xử lý số liệu: Nhờ sự hỗ trợ từ Phòng Nội vụ, UBND huyện Chương Mỹ và gửi email để lấy ý kiến đến đối tượng khảo sát từ ngày 01/06/2019 đến ngày 15/06/2019. 7
- * Số lượng mẫu khảo sát Số lượng phiếu Số lượng phiếu Tên công cụ Đối tượng khảo sát phát ra hợp lệ Cán bộ xã, thị trấn (4 cán bộ x 32 xã, thị trấn) 128 116 Mẫu điều tra Công chức xã, thị trấn (5 công chức x 32 xã, thị trấn) 160 153 Cán bộ, công chức phòng nội vụ, UBND huyện Chương Mỹ 10 10 Tổng cộng 298 279 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Các kết luận, kết quả nghiên cứu rút ra từ việc nghiên cứu đề tài luận văn có giá trị và có ý nghĩa góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã ở nước ta nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết luận, kiến nghị, đề xuất rút ra từ việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng có ý nghĩa thực tiễn đó là góp phần thiết thực vào tổ chức thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nói riêng, thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã trong cả nước nói chung. Ngoài ra, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu chuyên ngành chính sách công ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Lý luận chung về chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chương 3. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 8
- Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1 Cán bộ, công chức cấp xã 1.1.1. Cán bộ cấp xã Ở Việt Nam, theo nghĩa chung nhất, CBCC chính quyền cấp xã được hiểu là toàn bộ những người đang đảm nhiệm các chức danh, chức vụ trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở cấp xã, bao gồm tổ chức Đảng, chính quyền nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã. Theo Luật Cán bộ công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, quy định theo khoản 1 và 2, điều 4, chương I: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [31, tr. 4]. Theo Mai Đức Ngọc (2007): “Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [27, tr. 21]. 1.1.2 Công chức cấp xã Theo Khoản 2, Điều 4 Luật CBCC năm 2008 thì: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế 9
- và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [31, tr. 5]. Đây là những người mà hoạt động của họ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân như giáo dục, đào tạo, y tế, an sinh xã hội, hoạt động khoa học, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Theo quy định tại điều 61, Luật CBCC thì công chức cấp xã bao gồm các chức danh sau đây: + Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); + Chỉ huy trưởng quân sự; + Văn phòng - thống kê; + Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn), địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); + Tài chính - kế toán; + Tư pháp - hộ tịch; + Văn hóa - xã hội. 1.2 Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 1.2.1 Khái niệm chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã Chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy, tạo đòn bẩy cho phát triển đội ngũ CBCC trong bộ máy chính quyền các cấp nói chung và cấp xã nói riêng. Mục tiêu hướng tới của các chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã là chú trọng và phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ CBCC. Theo cách tiếp cận chính sách công: “Chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã là những văn bản, quyết định của nhà nước liên quan đến vấn đề hoàn thiện đội ngũ CBCC cấp xã với những mục tiêu và biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ CBCC cấp xã về cả số lượng và chất lượng, đảm bảo đội ngũ CBCC cấp xã có đầy 10
- đủ trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ” [37, tr. 4]. Như vậy, “Chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã là hệ thống các hoạt động, quy định của nhà nước nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã cả về số lượng và chất lượng, giúp CBCC cấp xã đáp ứng được nhiệm vụ chính trị, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ” [30, tr. 26]. 1.2.2 Mục tiêu của chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Thứ nhất, chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã nhằm đưa chính sách hiện thực trong thực tiễn Nhằm đáp ứng những thay đổi bên ngoài nền công vụ và sự đòi hỏi phát triển của tổ chức và cá nhân công chức bên trong nền công vụ. Thông qua các chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã sẽ giúp chính quyền cấp xã quy hoạch được nguồn cán bộ quản lý, đảm bảo nguồn nhân lực có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý. Thứ hai, chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu phát triển nền hành chính công. Trong các cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ CBCC đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nền hành chính công vụ hiệu quả, phục vụ quyền và lợi ích của người dân. Việc thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã, giúp hoàn thiện đội ngũ CBCC, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, lchính lsách lphát ltriển lCBCC lcấp lxã lnhằm lkhẳng lđịnh ltính lđúng lđắn của lchính lsách. lChính lsách lđúng lđắn llà lchính lsách lđáp lứng lđầy lđủ lcác lyêu lcầu lcủa l một lchính lsách ltốt, lphù lhợp lvới lđiều lkiện lthực ltế lcủa lđối ltượng lthụ lhưởng lchính l sách. lChính lsách lphát ltriển lCBCC lcấp lxã llà lviệc ltruyền ltải lnhững lcơ lhội lcho lCBCC l cấp lxã lđược lhọc ltập, lrèn lluyện lnhằm ltrang lbị lkiến lthức lchuyên lmôn lnghiệp lvụ, lkỹ l năng, lphương lpháp lthực lhiện lnhiệm lvụ, lcông lvụ lqua lđó lnâng lcao lnăng llực, lphẩm l chất lchính ltrị lcủa lbản lthân lCBCC lcấp lxã. lQua lthực lhiện lchính lsách lphát ltriển ltrong l thực ltế lsẽ lgiúp lCBCC lcấp lxã lchủ lđộng lsảng ltạo, ldễ ldàng lthích lnghi lnhanh lchóng l với lyêu lcầu lđổi lmới ltổ lchức lvà lhoạt lđộng lcủa lhệ lthống lchính ltrị lcơ lsở ltrong lbối l 11
- cảnh lhội lnhập lkinh ltế lquốc ltế, lgóp lphần lxây ldựng lhệ lthống lchính ltrị ltiên ltiến, lhiện l đại lnhằm lphục lvụ lnhân ldân lngày lmột ltốt lhơn, lnhanh lhơn. l 1.2.3. Nội dung của chính sách phát triển đội ngũ CBCC cấp xã 1.2.3.1 Chính sách quy hoạch cán bộ, bầu cử cán bộ * Chính sách quy hoạch cán bộ Quy hoạch cán bộ cấp xã là quá trình nghiên cứu, phát hiện sớm đội ngũ CBCC trẻ có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt đưa vào quy hoạch các vị trí lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước. Chính sách quy hoạch cán bộ cấp xã là việc xây dựng các chính sách và thực hiện các chương trình để đảm bảo cho đơn vị có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có chất lượng và hiệu quả cao. Các lđồng lchí lđương lnhiệm lvề lnguyên ltắc lđã lphải lcó lđủ ltiêu lchuẩn, lđiều lkiện của lchức lvụ lđang lđảm lnhiệm, lnếu lcó ltriển lvọng lphát ltriển lthì lđưa lvào lquy lhoạch l chức lvụ lcao lhơn; lnếu lđủ ltiêu lchuẩn, lđiều lkiện ltiếp ltục ltái lcử lthì llà lnguồn lđương l nhiên lđể lxem lxét lkhi ltiến lhành lcông ltác lnhân lsự lcủa lkhóa lmới. lĐối lvới lchức ldanh l lãnh lđạo, lquản llý, ltối lthiểu lphải lquy lhoạch l2-3 lngười lvào l01 lchức ldanh; lkhông lquy l hoạch l01 lngười lcho l01 lchức ldanh. lKhông lquy lhoạch l01 lngười lvào lquá l03 lchức l danh. lKhông lquy lhoạch l01 lchức ldanh lquá l04 lngười, lví ldụ lchức ldanh lPhó lChủ ltịch l UBND lcấp lxã ltheo lquy lđịnh lcó l02 lngười lthì lsố llượng lđưa lvào lquy lhoạch lkhông lquá l 08 lngười l * Chính sách bầu cử Đối lvới lviệc lbầu lcử lChủ ltịch, lPhó lChủ ltịch lvà lỦy lviên lUBND lxã lthực lhiện theo lquy ltrình lquy lđịnh ltại lLuật lTổ lchức lchính lquyền lđịa lphương. lCông ltác lbổ l nhiệm, lđề lbạt lcán lbộ lphải lđược lchú ltrọng, lđặc lbiệt lquan ltâm lđến lcán lbộ ltrẻ, lcán lbộ l nữ lcó lnăng llực lnổi ltrội, lcó lkhả lnăng lphát ltriển. lCông ltác lbổ lnhiệm lcán lbộ lphải lvừa l đảm lbảo lnguyên ltắc ltập ltrung ldân lchủ, ltập lthể lban lthường lvụ lcấp luỷ lquyết lđịnh l việc lbổ lnhiệm lcán lbộ lvào lchức ldanh lđược lphân lcấp lquản llý, lvừa lphát lhuy lvai ltrò l của llãnh lđạo, lcấp luỷ lcơ lquan lnơi lcán lbộ lđang lcông ltác, lsinh lhoạt lvà lcấp luỷ lnơi lcư l trú. lTiếp ltục lhoàn lthiện lchế lđộ lbầu lcử; lcải ltiến lcách lthức ltuyển lchọn, llấy lphiếu ltín l 12
- nhiệm, lbổ lnhiệm lcán lbộ lđể lchọn lđúng lngười, lbố ltrí lđúng lviệc, lnhất llà lngười lđứng l đầu. lMở lrộng lviệc lthi ltuyển lcán lbộ llãnh lđạo lquản llý lvà lgiới lthiệu lnhiều lnhân lsự lđể l lựa lchọn. lThực lhiện lchủ ltrương lnhững lngười ldự lkiến lđề lbạt, lbổ lnhiệm lphải ltrình l bày lđề lán lhoặc lchương ltrình lhành lđộng ltrước lkhi lcấp lcó lthẩm lquyền lxem lxét, lquyết l định. l 1.2.3.2 Chính sách thu hút, tuyển dụng CBCC cấp xã Chính sách thu hút, tuyển dụng CBCC cấp xã là một trong những công cụ quan trọng để xem xét và sàng lọc nhân lực một cách toàn diện nhằm lựa chọn những cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ, khả năng thực thi công vụ theo yêu cầu hiện tại và có khả năng đáp ứng được sự phát triển của chính quyền cấp xã. Hiện tại, chính sách thu hút, tuyển dụng CBCC cấp xã các địa phương bao gồm: Luật CBCC 2010, đưa ra các quy định cụ thể về sử dụng và tuyển dụng CBCC trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính, Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực trong các đơn sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng CBCC cấp xã có thể được thực hiện theo cả hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển về cơ bản được thực hiện theo các quy định chung, nhưng cũng có một số địa phương, tổ chức áp dụng cả các quy định riêng trong quá trình tuyển dụng CBCC cấp xã cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa bàn. Để việc tổ chức thi tuyển và xét tuyển được thực hiện theo đúng quy định, công tác chuẩn bị, ôn tập, ra đề, coi thi, chấm thi được thể chế hoá qua các quy định hoặc Quyết định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 1.2.3.3 Chính sách đào tạo Chính sách đào tạo CBCC cấp xã mới nhất được áp dụng tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức [11] nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo 13
- đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự nghiệp phát triển của đất nước. Chính sách đào tạo CBCC cấp xã phải nằm trong khung pháp lý chung của Nhà nước áp dụng vào đối tượng, điều kiện đào tạo cụ thể với tổ chức, cơ quan đơn vị chính quyền cấp xã. Để được hưởng chính sách này thì CBCC phải đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu như: có thời gian công tác ít nhất từ đủ ba năm trở lên (không kể thời gian tập sự), có ít nhất hai năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trước khi được cử đi đào tạo, tuổi đời không quá 40 đối với lần thứ nhất được cử đi đào tạo). Ngoài các chính sách đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCC cấp xã, tại cơ quan, đơn vị hành chính cấp xã còn có chính sách đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ). Để được hưởng chính sách này thì cán bộ, công chức phải đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu như: có thời gian công tác ít nhất từ đủ ba năm trở lên (không kể thời gian tập sự), có ít nhất hai năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trước khi được cử đi đào tạo, tuổi đời không quá 40 đối với lần thứ nhất được cử đi đào tạo). Cũng giống như các chính sách đào tạo khác, đối tượng được hưởng chính sách đào tạo sau đại học có cam kết thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức cử đi đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp hai lần thời gian đào tạo. Chính sách đào tạo trong tổ chức hướng đến đảm bảo việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ, phục vụ công việc thực tế, vì vậy chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với vị trí việc làm 1.2.3.4 Tình giản biên chế, điều động, luân chuyển - Về tinh giản biên chế: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 39 về “Chính sách tinh giản biên chế và xác định cơ cấu CBCC, công vụ”, đồng thời chính phủ cũng hoạch định nhiều kế hoạch, mục tiêu, lộ trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính công vụ hiện đại, tinh gọn, trách nhiệm đáp ứng tốt hơn yêu cầu trong bối cảnh hội nhập, phục vụ đắc lực nhu cầu của người dân. Hiện tại, việc tinh giảm biến chế đối với CBCC cấp xã được điều chỉnh, hướng dẫn bởi Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế [10]. Văn bản luật này quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh, đối tượng, nguyên 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 71 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 91 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 89 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 51 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn