intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng tổ chức thực thi chính sách PCCC tại các chung cư quận Thanh Xuân, chỉ ra những ưu điểm và cả những hạn chế còn tồn tại cần phải giải quyết. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác tổ chức thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG QUỐC TUẤN THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CÁC CHUNG CƢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG QUỐC TUẤN THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CÁC CHUNG CƢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ THÀNH CAN HÀ NỘI – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phùng Quốc Tuấn
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Ngô Thành Can, người đã nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo Sau Đại học, Khoa Khoa học Hành chính và Tổ chức nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia và toàn thể các Thầy, Cô giáo đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt nội dung, chương trình của khóa đào tạo. Em xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ các cơ quan chuyên môn thuộc Công ty TNHH một thành viên Viện Thuốc lá, Công an PCCC quận Thanh Xuân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn./. Tác giả luận văn Phùng Quốc Tuấn
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ Bảo hộ lao động CBCT Cán bộ chuyên trách CBQL Cán bộ quản lý CNCH Cứu nạn cứu hộ DN Doanh Nghiệp LLPCCC Lực lượng phòng cháy chữa cháy LLPCCCCS Lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở NLĐ Người lao động PACC Phương án chữa cháy PCCC Phòng cháy chữa cháy PLPCCC Pháp luật phòng cháy chữa cháy TBPCCC Thiết bị phòng cháy chữa cháy THPCCC Tập huấn phòng cháy chữa cháy UBND Uỷ ban nhân dân
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CÁC CHUNG CƢ ............................................ 9 1.1. Những vấn đề lý luận về chính sách Phòng cháy chữa cháy................ 9 1.1.1. Nhà chung cư ................................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm “Chính sách Phòng cháy chữa cháy” ........................ 13 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy .....................................................................................................................20 1.3. Nội dung các bước trong thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy........21 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy... 24 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 26 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TẠI CÁC CHUNG CƢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................... 28 2.1. Giới thiệu chung về quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ............... 28 2.2. Tình hình cháy, nổ nhà chung cƣ những năm gần đây trên địa bàn quận Thanh Xuân ......................................................................................... 30 2.2.1. Đặc điểm nguy hiểm cháy n t i các nhà chung cư ................... 32 2.2.2. Đặc điểm lực lượng phòng cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy t i các nhà chung cư ....................................................................... 37 2.3. Tình hình thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy tại các chung cƣ trên địa bàn quận Thanh Xuân ................................................................... 40
  7. 2.3.1. Xây dựng kế ho ch triển khai thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy.................................................................................................. 40 2.3.2. Ph biến tuyên truyền chính sách Phòng cháy chữa cháy .......... 42 2.3.3 Phân công phối hợp thực hiện chính sách .................................... 45 2.3.4 Điều chỉnh; Duy trì thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy . 52 2.3.5. Công tác kiểm tra, xử lý vi ph m quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các nhà chung cư....................................................... 60 2.3.6 Đánh giá t ng kết việc thực thi chính sách PCCC ....................... 63 . . Đánh giá chung về việc thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cƣ trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ........... 63 2.4.1. Về ưu điểm ...................................................................................... 63 2.4.2. Về những h n chế và tồn t i ......................................................... 65 2.4.3. Nguyên nhân của tồn t i, h n chế ................................................ 67 TIỂU KẾT CHƢƠNG ............................................................................... 69 Chương 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CÁC CHUNG CƢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 70 3.1. Định hƣớng công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân ................................................................................................... 70 3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận Thanh Xuân có tác động đến ho t động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở t i các nhà chung cư ..................................................................................... 70 3.1.2. Định hướng công tác đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các nhà chung cư trong thời gian tới ......................................... 72 3.2. Một số giải pháp tăng cường thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội .................. 73
  8. 3.2.1. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đảm bảo hiệu quả ho t động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở ..... 73 3.2.2. Hoàn thiện mô hình t chức và quản lý lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở ........................................................................................ 76 3.2.3. Làm tốt công tác tham mưu đề xuất ban hành quy định, nội quy phòng cháy và chữa cháy ........................................................................ 79 3.2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, ph biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy .................................................................. 81 3.2.5. Thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định, nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy .............. 86 3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy ........................................................................ 90 3.2.7. Thực hiện nghiêm chỉnh công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy ............................................................................................ 94 3.2.8. Làm tốt công tác thường trực sẵn sàng ứng phó và t chức chữa cháy khi có cháy xảy ra............................................................................ 95 3.2.9. Tăng cường các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ............................................................................................. 99 3.2.10. Giải pháp tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất...................... 102 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108 PHỤ LỤC
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hỏa hoạn là mối “họa” lớn có từ lâu trong lịch sử nhân loại, gây nên rất nhiều thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng của nhân dân toàn xã hội, chính vì thế mà cha ông ta đã có câu “Giặc phá không bằng nhà cháy” để nói lên tác hại ghê gớm của nạn cháy. Ngay từ xa xưa và cho đến ngày nay, phòng cháy, chữa cháy là một trong những công tác rất quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản Nhà nước và của nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, mọi người dân trong xã hội cần nâng cao ý thức trong phòng hỏa, cứu hỏa. Trong những năm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã tích cực tham mưu với lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo Tổng cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy xây dựng nhiều văn bản quản lý nhà nước, văn bản pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy. Đặc biệt trong kỳ họp Quốc hội khoá X, lần thứ IX ( từ ngày 22/5 đến ngày 29/6/2001) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy. Đây là kết quả gần 8 năm làm việc của các cá nhân, cơ quan có liên quan. Đến ngày 12/7/2001, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh số 08/2001/L-CTN công bố Luật Phòng cháy, chữa cháy. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4/10/2001 đúng dịp kỷ niệm 40 năm Ngày ban hành Pháp lệnh. Mới đây nhất, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tập trung phối hợp thực hiện các nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy. Cháy nổ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người. Để lại hậu quả và gánh nặng cho xã hội. Những vụ cháy thường xuất phát do ý thức
  10. 2 chủ quan, thiếu cẩn trọng, coi thường mạng sống. Theo các năm, số lượng các vụ cháy lớn không ngừng gia tăng, nếu các đám cháy xảy ra ở những nơi đông người khu dân cư, nó lại càng nguy hiểm hơn, vì khi đó đám cháy dễ dàng lan ra trên diện rộng, mà ở những nơi như vậy rất khó để thực hiện công tác chữa cháy. Với hậu quả to lớn của cháy nổ, hỏa hoạn, việc phòng và chống luôn cần được đặt lên hàng đầu, cần có nhiều biện pháp giúp ngăn ngừa cháy nổ, làm giảm thiệt hại tối thiểu nếu có xảy ra cháy lớn. Để thực hiện được công tác phòng chống cháy nổ hiệu quả điều đầu tiên là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân. Quận Thanh Xuân có dân số khoảng 275.100 người, mật độ khá đông: 30.297 người/km². Tốc độ phát triển dân số và đô thị của Thanh Xuân rất cao, tuy nhiên tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng đô thị, mạng lưới chữa cháy không đáp ứng được yêu cầu. Có khá nhiều khu vực phát triển không có quy hoạch do lượng người đến ở rất lớn. Đầu tư về giao thông mới chỉ tập trung cho các tuyến đường huyết mạch. Vào giờ cao điểm, hầu hết các tuyến đường xảy ra ùn tắc giao thông. Hiện tại, trên địa bàn quận còn nhiều khu vực đông dân cư có số lượng trụ nước chữa cháy đô thị còn thiếu, khoảng cách giữa các trụ nước không đúng quy định, áp lực nước tại các vị trí cao không đảm bảo, hệ thống đường ống cấp nước đô thị xuống cấp và trên địa bàn quận hầu như không có các bể nước ngầm dự trữ nước chữa cháy dẫn đến thực trạng khi chữa cháy các phương tiện phải di chuyển xa, mất nhiều thời gian để lấy nước chữa cháy. Tuy hạ tầng chưa đảm bảo, nhưng trên địa bàn quận đã xây dựng nhiều nhà chung cư với chức năng là chung cư hoặc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Tính đến hết tháng 6 năm 2019, trên địa bàn quận Thanh Xuân có 98 cơ sở nhà chung cư. Lực lượng chữa cháy tại chỗ của các chung cư chung cư tuy được thành lập theo quy định, nhưng còn khá yếu cả về chuyên môn, trình độ và nhận
  11. 3 thức trong công tác phòng cháy chữa cháy. Hoạt động của lực lượng này mới chỉ dừng lại ở mức đối phó, chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Bằng chứng là trong vòng 7 năm trở lại đây, từ năm 2013 đến nay, đã xảy ra 22 vụ cháy chung cư chung cư, gây hoang mang cho người dân sống ở trong chung cư, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước. Điển hình là một số vụ sau: - Vào hồi 17h30 phút ngày 27/10/2014, ngọn lửa bất ngờ bốc lên từ nhà kho chứa thuốc của một công ty ở tầng 11 của tòa nhà Chung cư N3A khu Trung Hòa – Nhân Chính. Khi thấy cháy, nhiều người dân đã chạy bộ xuống phía dưới nhà, đồng thời gọi điện cho lực lượng chữa cháy. - Vào hồi 5 giờ 31 phút, ngày 26/9/2017, xảy ra sự cố rò rỉ khí gas tại phòng P911 nhà T17 – Làng sinh viên Hacinco. Lực lượng cảnh sát PCCC đã đến xử lý. Sự cố xảy ra vào ban đêm nhưng cũng gây hoang mang cho người dân sinh sống trong khu vực. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp được giao nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quận được giao cho Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp Thanh Xuân (đơn vị đóng tại địa chỉ Ngõ 129 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội) thuộc phòng Cảnh sát PCCC số 8, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội. Tuy nhiên tình hình giao thông tại khu vực nội thành nói chung, trên địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng còn nhiều phức tạp, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông trên các trục đường và ý thức của người tham gia giao thông ngay cả khi có tín hiệu xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ còn chưa cao, địa bàn chữa cháy có diện tích khá rộng, việc di chuyển đến đám cháy gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn. Mặc dù chính quyền địa phương đã đề ra nhiều biện pháp để khắc phục và giải quyết các vấn đề trên, tuy nhiên cần phải có nguồn kinh phí rất lớn và tổ
  12. 4 chức triển khai thực hiện trong một thời gian dài thì mới có thể khắc phục được. Trong lĩnh vực PCCC và CNCH, việc tổ chức và quản lý tốt công tác phòng cháy của các chủ thể sẽ hạn chế số lượng các vụ cháy xảy ra. Còn việc tổ chức tốt công tác chữa cháy và CNCH sẽ hạn chế đến mức thấp nhất mọi chi phí và thiệt hại do cháy gây ra; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhà nước, của tổ chức và cá nhân; bảo vệ môi trường góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Thời gian qua, công tác an toàn phòng cháy và chữa cháy tại các nhà chung cư được các cấp, ngành, Ban quản lý nhà người dân quan tâm. Trong quá trình hoạt động của các nhà chung cư luôn tiềm ẩn nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố cháy, nổ và lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ luôn thể hiện được vai trò của mình. Qua khảo sát hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các nhà chung cư trên địa bàn quận, ghi nhận các mặt tích cực như: đã đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy; tham gia xây dựng và thực tập phương án chữa cháy định kỳ theo quy định; kết hợp với phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 8 để bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hàng năm. Tuy nhiên, hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy này còn nhiều hạn chế: Công tác tự kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy chưa tốt; việc xây dựng và tổ chức thực tập phương án chỉ mang tính chất chiếu lệ, kết quả không cao; công tác thường trực chưa đảm bảo về lực lượng và phương tiện,… Vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài: “Thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy t i các chung cư tr n địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” là rất cần thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. . Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong nước, trong thời gian gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu lý luận về thực thi Chính sách Công nói chung và thực thi các chính sách trong
  13. 5 nhiều lĩnh vực của xã hội nói riêng. Các công trình nghiên cứu điển hình liên quan đến phần lý luận thực thi chính sách có thể kể đến như: “Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hồng Liên; “Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa; “Thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương; “Thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Loan; “Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn” của tác giả Vũ Văn Sỹ. Việc tổng kết thực tiễn công tác PCCC về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở cũng đã có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn như: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Đỗ Mạnh Tiến; “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các cơ sở gia công may mặc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” của tác giả Trịnh Bá Phúc; “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” của tác giả Lê Viết Vũ; “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại các cơ sở giầy da trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Văn Túc; “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở tại các NMXM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” của tác giả Phạm Viết Tiến hay một số đề tài khác của sinh viên trường Đại học PCCC nghiên cứu về nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu, hoàn thiện về thực thi chính sách
  14. 6 Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Vì vậy, đề tài “Thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy t i các chung cư quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu đầu tiên với cách tiếp cận mới đi sâu nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng việc thực thi chi chính sách của các đối tượng thực thi Phòng cháy chữa cháy trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy tại các nhà chung cư quận Thanh Xuân trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu lý luận chung và thực trạng thực hiện chính sách trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân - thành phố Hà nội, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tăng cường thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân. 3.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về tổ chức thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy Thứ hai, đánh giá thực trạng tổ chức thực thi chính sách PCCC tại các chung cư quận Thanh Xuân, chỉ ra những ưu điểm và cả những hạn chế còn tồn tại cần phải giải quyết. Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác tổ chức thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân. . Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân.
  15. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân và từ đó, đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện. Về thời gian: Luận văn sẽ nghiên cứu vấn đề trên trong khoảng thời gian 2013 – 2019 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tới. Về không gian: Nghiên cứu việc thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách Phòng cháy chữa cháy. 5.2. Phương pháp nghi n cứu Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Phương pháp điều tra bảng hỏi: Dựa trên các thông tin số liệu mới nhất mà tác giả có thể thu thập được từ các nguồn thông tin đáng tin cậy, từ đó phân tích và rút ra những kết quả đánh giá khách quan, dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về thực thi chính sách công nói chung và thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy
  16. 8 tại các chung cư quận Thanh Xuân nói riêng. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo về thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư trên địa bàn thành phố hà Nội. 6.2. Về thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc quản lý thực tiễn về tổ chức thực thi chính sách Phòng cháy chữa cháy, nghiên cứu, sửa đổi về chính sách Phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học thực thi chính sách phòng cháy và chữa cháy tại các chung cư Chƣơng : Thực trạng thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường thực thi chính sách phòng cháy chữa cháy tại các chung cư quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội
  17. 9 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CÁC CHUNG CƢ 1.1. Những vấn đề lý luận về chính sách Phòng cháy chữa cháy 1.1.1. Nhà chung cư 1.1.1.1. Định nghĩa "chung cư" tại Việt Nam Theo Điều 70 của Luật Nhà ở 2005: Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm: Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với căn hộ đó; Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật; Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng. Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm: Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 2 Điều này; Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiếm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi đế xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát
  18. 10 thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào; 1.1.1.2. Thực trạng nhà chung cư ở Việt Nam hiện nay Nhà chung cư (theo cách hiểu thông thường là 10 tầng trở lên) ra đời do hệ quả của việc tăng dân số đô thị, thiếu đất đai xây dựng và giá đất ngày càng tăng cao. Mô hình này cho phép tạo ra nhiều tầng hay nhiều không gian sử dụng hơn, tận dụng đất đai nhiều hơn, chứa được nhiều hàng hoá và nhiều người hơn trong cùng một khu đất. Nhà chung cư có thể được xem là giải pháp tất yếu trong hoạt động của nền kinh tế đô thị. Tuy nhiên không nên coi chúng một cách đơn giản là sự diện tích sử dụng theo chiều cao trên một diện tích đất hạn chế mà chúng có những yêu cầu khá nghiêm ngặt trong quá trình thiết kế và thi công. Xu thế hiện nay thường kết hợp đa chức năng trong một nhà chung cư, ở Việt Nam nhà chung cư thường được xây dựng là loại hình căn hộ, văn phòng cho thuê, khách sạn, trung tâm thương mại, ngân hàng... xu hướng kết hợp nhiều công năng khác nhau như: khách sạn, văn phòng, siêu thị,vũ trường, gara ôtô dẫn đến tính chất phức tạp, số lượng người tập trung rất đông, đến hàng hoá, vật liệu dễ cháy... càng gia tăng mức độ nguy hiểm cháy nổ và tính chất phức tạp của trong công tác đảm bảo an toàn PCCC. 10 năm trở lại đây mô hình nhà chung cư ở Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ tại nhiều tỉnh thành , nhưng chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội các công trình như: Rose Garden (11 tầng), Trụ sở Tổng VINACONEX (12 tầng), Khách sạn Horison (14 tầng), Khách sạn Nikko (15 tầng), Fortuna Tower (16 tầng), Văn phòng Quang Trung (18 tầng), Khách sạn Melia HaNoi (22 tầng), Vietcombank Tower (22 tầng), Hà Nội Tower (25 tầng)... có thứ hạng cao trong top nhà chung cư hơn 10 năm về trước đến nay bị thay thế bởi rất
  19. 11 nhiều tòa nhà chung cư từ 18 đến 30 tầng, đặc biệt có tòa nhà Keangnam Landmark 72 với chiều cao 346m và 48 tầng, Lotte Center Hà Nội 272m và 65 tầng, Keangnam Landmark A&B 212m và 48 tầng, Dicovery Complex A (54 tầng), HPC Landmark 105 (50 tầng), Hà Nội Landmark 51 (51 tầng) ….với chức năng chủ yếu là văn phòng cho thuê, khách sạn, trụ sở. Tại thành phố Hồ Chí Minh, với lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, việc phát triển nhà chung cư diễn ra mạnh mẽ hơn, những công trình tiêu biểu trước đây như: Sài Gòn Tower (17 tầng), Indochine Park (18 tầng), Somekset Chancellor (19 tầng), Harbour View (20 tầng), River Side Hotel (20 tầng), Diamond Plaza (21 tầng), Sun War Bank (22 tầng), Khách sạn Caravelle (24 tầng), Ocena Plaza (25 tầng), Sài Gòn Centre (27 tầng), Trung tâm thương mại Sài Gòn (34 tầng) đến nay bị thay thế bởi các tên tuổi như: Lanmark 81 với chiều cao 461m (81 tầng), Bitexco Financial Tower với 262m (68 tầng), Vietcombank Tower (48 tầng), Saigon One Tower (42 tầng), Saigon Center 2 (45 tầng). So sánh qua ta thấy thành phố Hồ Chí Minh không chỉ có nhiều nhà chung cư hơn mà có những công trình cao nhất ở Việt Nam. 1.1.1.3. Tính chất nguy hiểm cháy nổ của nhà chung cư liên quan đến đặc điểm riêng của nó * Chiều cao của công trình Là đặc điểm có nhiều ảnh hưởng nhất đối với công tác PCCC của NCT. Nhà càng cao thì càng có nhiều yếu tố bất lợi cho công tác PCCC như: - Số lượng người đông, lối thoát nạn dài, kéo dài thời gian thoát nạn. - Tốc độ, áp lực của gió trên cao làm tăng tốc độ phát triển của đám chay. - Khó khăn cho việc cứu hộ, cứu nạn, khó khăn cho việc cấp nước chữa cháy và triển khai các hoạt động chữa cháy trên các tầng cao… * Lối thoát nạn Lối thoát nạn trong NCC có các yêu cầu khác hẳn đối với các loại nhà
  20. 12 thấp tầng, lối thoát nạn trong nhà chung cư chủ yếu là các cầu thang bộ. Như trên đã nêu, nhà càng nhiều tầng thì số lượng người càng đông, đồng thời đường thoát nạn qua các cầu thang bộ càng dài và thời gian thoát nạn ra khỏi nhà càng lâu. Bên cạnh đó, nếu không có các giải pháp phòng chống cháy đặc biệt cho các buồng thang thì các thang thoát nạn lại chính là con đường lan truyền của lửa, khói, hơi nóng và khí độc sinh ra từ đám cháy theo chiều đứng lên các tầng trên, làm đám cháy càng phát triển lớn, đồng thời cản trở việc thoát nạn và đe doạ nghiêm trọng đến sinh mạng của nhiều người. Vì vậy, các buồng thang bộ trong nhà chung cư phải đảm bảo các điều kiện an toàn cho người thoát nạn khi xảy ra cháy (chống được lửa, khói, được chiếu sáng, có thông gió điều áp…) * Các đường lan truyền cháy Nhà chung cư thường có các hệ thống giao thông nội bộ theo chiều ngang và chiều đứng như hành lang trong, buồng thang bộ, thang máy, có các kênh, giếng kỹ thuật về điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, cấp khí đốt, thông gió và điều hoà không khí, ống đổ rác, giếng trời v.v… Các bộ phận này đều bố trí ở bên trong nhà, vì vậy khi xảy ra cháy, lửa, khói, hơi nóng và khí độc sinh ra từ đám cháy có thể qua các bộ phận này lan truyền theo chiều đứng và chiều ngang dẫn tới cháy lan ra toàn nhà và ảnh hưởng đến việc thoát nạn như đã nêu trên. Đám cháy còn có thể lan truyền ở mặt ngoài nhà qua các lỗ cửa, khoảng trống không có giải pháp ngăn cháy, qua các ban công, lô gia có lắp đặt hoặc treo nhiều vật liệu dễ cháy. * Tầng hầm, tầng mái, tầng kỹ thuật Là những bộ phận đặc biệt thường có trong nhà chung cư và có liên quan đặc biệt tới công tác PCCC, ở đây có các điểm đầu và điểm cuối của các cầu thang, là lối đi lưu thông ngang giữa các buồng thang thoát nạn, là các lối đi tiếp cận vào công trình từ mái hoặc từ mặt đất của lực lượng PCCC; ở đây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1