intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo đồng bằng sông Cửu Long - Nghiên cứu điển hình tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hướng đến phân tích vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, với nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó, tác giả làm rõ nguyên nhân tồn tại trên thị trường lúa, gạo của các tác nhân trung gian, từ đó, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo đồng bằng sông Cửu Long - Nghiên cứu điển hình tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ KIM SANG VAI TRÒ CỦA CÁC TÁC NHÂN TRUNG GIAN TRÊN THỊ TRƯỜNG LÚA, GẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT --------------------------- NGUYỄN THỊ KIM SANG VAI TRÒ CỦA CÁC TÁC NHÂN TRUNG GIANTRÊN THỊ TRƯỜNG LÚA, GẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THÀNH TỰ ANH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này thể hiện quan điểm cá nhân, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Kim Sang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang. Đặc biệt là Ông Ngô Văn Tuấn – Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang tạo điều kiện cho tôi tham gia học tập trung tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tôi cũng tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy Huỳnh Thế Du gợi ý luận văn cho tôi, Thầy Vũ Thành Tự Anh tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tôi luôn biết ơn sâu sắc tất cả quý Thầy/Cô và các anh/chị nhân viên tạo không khí học tập ấm áp, năng động, chuyên nghiệp, cởi mở và hòa nhã. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn đồng nghiệp tại Sở Công Thương Tiền Giang, đặc biệt là Phòng Quản lý thương mại giúp đỡ và hỗ trợ công việc cho tôi trong thời gian học tập trung. Tôi xin chân thành cảm ơn quý cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp, các hộ trồng lúa nhiệt tình hỗ trợ, cung cấp thông tin và tài liệu quý báu cho đề tài luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, các anh chị các khóa MPP7, các bạn đồng khóa MPP8 hỗ trợ tinh thần, động viên, truyền nghị lực cho tôi trong quá trình học tập và viết đề tài nghiên cứu. Đặc biệt là các bạn MPP8 cho tôi kỷ niệm đáng quý trong quá trình học tập tại Chương trình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Kim Sang
  5. iii TÓM TẮT Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa cả nước đóng góp 56,83% sản lượng lúa vào năm 2015. Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp nằm trong đồng bằng sông Cửu Long và thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Cũng như đồng bằng sông Cửu Long, ở Tiền Giang, thương lái và nhà máy chế biến là trung gian giữa công ty lương thực và nông dân trên thị trường lúa gạo. Song, Chính phủ đang triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển liên kết trực tiếp giữa công ty lương thực và nông dân (cánh đồng lớn), nghĩa là sẽ xóa dần thương lái, nhà máy chế biến ra khỏi thị trường lúa, gạo. Chính quyền Tiền Giang quyết tâm xây dựng cánh đồng lớn, xem đây là mục tiêu của tỉnh, thể hiện qua việc thành lập Ban chỉ đạo cánh đồng lớn và cụ thể hóa các chính sách của trung ương. Tuy nhiên, thực tế không như kỳ vọng của chính quyền Tiền Giang. Sản lượng lúa của tỉnh được tiêu thụ qua thương lái và nhà máy chiếm đến gần 98%. Nguyên nhân của tình huống này là do thị trường ghi nhận vai trò của tác nhân trung gian (thương lái, nhà máy chế biến) và tồn tại nhiều yếu tố cản trở phát triển liên kết. Mặc dù, Kênh 1 (công ty lương thực thu mua lúa trực tiếp của nông dân) có chi phí giao dịch thấp nhất và cánh đồng lớn mang lại lợi ích cho cả nông dân và công ty lương thực nhưng các yếu tố này chưa đủ sức thúc đẩy liên kết. Thương lái, nhà máy chế biến tồn tại nhờ vào sự linh hoạt, nhạy bén và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường; trong khi đó, cánh đồng lớn không hiệu quả như kỳ vọng vì: (i) các chi phí phi thị trường, (ii) chi phí giao dịch ẩn, (iii) sự bất trắc về giá cả trên thị trường lúa gạo là chi phí giao dịch khó đo lường, (iv) năng lực tài chính công ty lương thực trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, (v) tồn tại chi phí chìm, (vi) khả năng kiểm soát thực thi hợp đồng, tâm lý ỷ lại của công ty lương thực và nông dân vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, (vii) vấn đề rủi ro đạo đức, (viii) tồn tại thị trường dễ tính. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại song song các kênh tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là cần thiết. Đề tài khuyến nghị các chính sách nhằm nâng cao vai trò của các tác nhân trung gian: (i) các nhà máy chế biến ký hợp đồng liên kết với nông dân trồng lúa theo mô hình cánh đồng lớn, mở rộng đối tượng tham gia cánh đồng lớn; (ii) thực tiễn hóa các điều kiện cần thiết cho việc duy trì và phát triển cánh đồng lớn; (iii) nâng cao tính thực thi của hợp đồng liên kết.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................vii DANH MỤC HỘP ..............................................................................................................viii DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin ................................................................. 4 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.5.2. Nguồn thu thập thông tin ............................................................................................. 4 1.6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................... 6 2.1. Các khái niệm ................................................................................................................. 6 2.1.1. Giao dịch...................................................................................................................... 6 2.1.2. Chi phí giao dịch.......................................................................................................... 6 2.1.3. Các tác nhân trong thị trường lúa gạo ........................................................................ 8 2.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................ 8 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước và đóng góp của đề tài ............................................... 9 2.4. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................... 11 2.4.1. Xác định chi phí giao dịch ......................................................................................... 11 2.4.2. Xác định giống lúa và loại gạo. ................................................................................. 13 2.5. Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................................................... 14 CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA CÁC TÁC NHÂN TRUNG GIAN TRÊN THỊ TRƯỜNG LÚA, GẠO TẠI TỈNH TIỀN GIANG .......................................................... 15
  7. v 3.1. Đặc điểm của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo .................................... 15 3.1.1. Thương lái ................................................................................................................. 15 3.1.2. Nhà máy chế biến gạo (nhà máy xay xát, lau bóng) ................................................. 16 3.2. Khái quát về cánh đồng lớn .......................................................................................... 16 3.2.1. Khái niệm về cánh đồng lớn ...................................................................................... 16 3.2.2. Lợi ích, bất lợi từ cánh đồng lớn mang lại ................................................................ 17 3.3. Vai trò của các tác nhân trung gian trong thị trường lúa, gạo tại Tiền Giang .............. 19 3.3.1. Những điểm chung về chi phí giao dịch của các Kênh giao dịch .............................. 19 3.3.3. Đánh giá tính thực tế của kết quả nghiên cứu .......................................................... 25 3.4. Nhận định vai trò của tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo tại Tiền Giang ... 29 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ................................................... 32 4.1. Kết luận ......................................................................................................................... 32 4.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................................................ 32 4.2.1. Các nhà máy chế biến ký hợp đồng liên kết với nông dân trồng lúa theo mô hình cánh đồng lớn, mở rộng đối tượng tham gia cánh đồng lớn ................................................ 33 4.2.3. Nâng cao tính thực thi của hợp đồng liên kết ............................................................ 33 4.3. Hạn chế của đề tài ......................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 35 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 39
  8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long ....................... 1 Hình 3. 1. So sánh chi phí giao dịch ở các huyện Phía Tây và Phía Đông .......................... 21 Hình 3. 2. So sánh chi phí giao dịch giữa Kênh 1 và Kênh 2 .............................................. 22 Hình 3. 3. So sánh chi phí giao dịch giữa Kênh 1 và Kênh 3 .............................................. 24
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1. Mô tả về giao dịch và chi phí giao dịch lúa, gạo tỉnh Tiền Giang ..................... 19 Bảng 3. 2. Mô tả về giao dịch và chi phí giao Kênh 1, Kênh 2 ........................................... 22 Bảng 3. 3. Mô tả về giao dịch và chi phí giao dịch Kênh 1, Kênh 3 ................................... 23
  10. viii DANH MỤC HỘP Hộp 3. 1. Vụ Đông Xuân 2016-2017: giá lúa tăng liên tục từ đầu vụ ................................. 26 Hộp 3. 2. Các phương thức liên kết giữa công ty lương thực và nông dân ......................... 27
  11. ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. 1. Diện tích lúa của các Huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2015 ........... 39 Phụ lục 1. 2. Số cơ sở xay xát, lau bóng và kho chứa lúa, gạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang................................................................................................................................... 39 Phụ lục 1. 3. Các chính sách và quy định liên quan đến xây dựng cánh đồng lớn ............. 40 Phụ lục 1. 4. Chính sách hỗ trợ thực hiện cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ..... 40 Phụ lục 1. 5. Thành viên Ban Điều hành cánh đồng lớn tỉnh Tiền Giang .......................... 41 Phụ lục 1. 6. Diện tích liên kết vụ Đông Xuân 2015-2016 ................................................. 42 Phụ lục 1. 7. Danh sách và nội dung phỏng vấn nhà máy .................................................. 43 Phụ lục 1. 8. Danh sách và nội dung phỏng vấn công ty lương thực có liên kết ................ 44 Phụ lục 1. 9. Danh sách và nội dung phỏng vấn công ty lương thực không liên kết .......... 45 Phụ lục 1. 10. Danh sách và nội dung phỏng vấn nông dân ............................................... 46 Phụ lục 1. 11. Danh sách và nội dung phỏng vấn hợp tác xã, tổ hợp tác ........................... 51 Phụ lục 2. 1. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lúa, gạo đồng bằng sông Cửu Long ...... 53 Phụ lục 2. 2. Cơ cấu giống lúa năm 2016 ........................................................................... 54 Phụ lục 2. 3. Cơ cấu gạo xuất khẩu bằng hợp đồng thương mại năm 2016 ....................... 54 Phụ lục 3. 1. Chi tiết chi phí giao dịch bán lúa của nông dân ............................................. 55 Phụ lục 3. 2. Chênh lệch chi phí giao dịch giữa phía Tây và phía Đông ............................ 56 Phụ lục 3. 3. Chênh lệch giá dịch vụ thực hiện các giao dịch mua bán lúa, gạo ................ 56 Phụ lục 3. 4. Chênh lệch chi phí vận chuyển ...................................................................... 56 Phụ lục 3. 5. Chênh lệch chi phí giao dịch giữa Kênh 1 và Kênh 2 .................................. 57 Phụ lục 3. 6. Chênh lệch phi chí giao dịch giữa Kênh 1 và Kênh 3 ................................... 58
  12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa cả nước với sản lượng đạt 25,69 triệu tấn vào năm 2015, đóng góp 56,83% (Tổng Cục Thống kê, 2015). Sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2011-2015 nhờ cả năng suất và diện tích gieo trồng cùng tăng. Hình 1. 1. Diện tích, sản lượng và năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2011-2015) Diện tích (triệu ha) Sản lượng (triệu tấn) Năng suất (tấn/ha) 4.4 26 6 5.96 5.94 4.3 5.9 25 5.81 4.2 5.8 5.76 24 4.1 5.68 5.7 4 23 5.6 3.9 22 5.5 2011 2012 2013 2014 2015 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích lúa Sản lượng lúa Năng suất lúa Nguồn: Tổng Cục Thống kê (2011, 2012, 2013, 2014, 2015) Tiền Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là một trong ba tỉnh thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Tiền Giang có 224.745 ha lúa, với sản lượng 1,34 triệu tấn lúa trong 3 niên vụ (Cục Thống kê Tiền Giang, 2015). Diện tích lúa phân bổ nhiều ở các huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè (phía Tây), huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây (phía Đông). (Phụ lục 1.1) Ở đồng bằng sông Cửu Long, thương lái và nhà máy chế biến cùng là trung gian giữa công ty lương thực và nông dân. Nhờ tính linh hoạt và nhạy bén thị trường, cùng với số lượng đông, thương lái thu gom 93,1% sản lượng lúa trong Vùng. Mặc dù thu mua lúa với sản lượng ít hơn thương lái, nhưng nhà máy chế biến là trụ cột trong khâu chế biến gạo, còn là đối tác đầu vào lớn của công ty lương thực. (Võ Thị Thanh Lộc, 2011) Riêng tại Tiền Giang, nhà máy chế biến thực hiện song song việc thu gom lúa và chế biến gạo. Tiền Giang có hơn 420 nhà máy chế biến gạo, với công suất xay xát lúa trung bình từ 2-3 tấn/giờ, công suất lau bóng gạo trung bình từ 2-10 tấn/giờ (Sở Công Thương Tiền Giang, 2011) (Phụ lục 1.2). Trong số những nhà máy này, gần 50% thu mua lúa từ nông
  13. 2 dân để chế biến ra gạo thành phẩm, các nhà máy còn lại vừa gia công cho thương lái vừa thu mua lúa. Như vậy, cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long, thương lái và nhà máy chế biến ở Tiền Giang cùng là trung gian giữa công ty lương thực và nông dân với vai trò thu mua, chế biến gạo. Tuy nhiên, Chính phủ đang hướng đến việc xóa bỏ tác nhân trung gian trên thị trường lúa gạo thông qua cơ chế khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ mà cụ thể là xây dựng cánh đồng lớn. Theo đó, hàng loạt các chính sách và quy định được ban hành nhằm điều chỉnh tác nhân tham gia vào thị trường lúa gạo (Phụ lục 1.3). Cùng với Chính phủ, chính quyền Tiền Giang cũng đang thực hiện nhiều hành động với mục tiêu khuyến khích công ty lương thực hợp tác trực tiếp với nông dân trồng lúa, và xem đây là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Một trong những hành động của chính quyền Tiền Giang, nhấn mạnh sự quyết tâm của chính quyền tỉnh trong việc khuyến khích liên kết trực tiếp giữa công ty lương thực và nông dân, là đã cụ thể hóa chủ trương xây dựng cánh đồng lớn trên phạm vi toàn tỉnh ngay sau khi Chính phủ ban hành, đồng thời, thành lập Ban Điều hành cánh đồng lớn (sau đây gọi là Ban Điều hành) (Phụ lục 1.4, Phụ lục 1.5). Song, diễn biến thực tế chưa như kỳ vọng của cả Chính phủ và chính quyền Tiền Giang, có gần 98% sản lượng lúa của tỉnh và 96% lúa của đồng bằng sông Cửu Long vẫn được giao dịch qua thương lái và nhà máy chế biến (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, 2017 và Võ Thị Thanh Lộc, 2011). Qua khảo sát cho thấy, ở Tiền Giang, quy mô diện tích ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa giữa công ty lương thực với nông dân còn nhỏ, tỷ lệ thực hiện hợp đồng thấp. Riêng vụ Đông Xuân 2015 – 2016, công ty lương thực ký hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa trên diện tích 3.150 ha, nhưng chỉ thu mua 1.936 ha, đạt 61,5% diện tích ký kết, chiếm 2,57% diện tích lúa của vụ này (Ban Điều hành, 2016) (Phụ lục 1.6). Như vậy, với các hành động của chính quyền Tiền Giang, như là chất keo kết dính mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa công ty lương thực với nông dân trồng lúa, xây dựng mô hình cánh đồng lớn, bỏ qua tác nhân trung gian, chưa mang lại kết quả như mong muốn của chính quyền tỉnh. Nguyên nhân xảy ra hiện trạng này có phải do vai trò của các tác nhân trung gian (thương lái, nhà máy chế biến) trên thị trường lúa gạo không thay thế
  14. 3 được? Đề tài “Vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo đồng bằng Sông Cửu Long: nghiên cứu điển hình tỉnh Tiền Giang” giúp làm rõ các vấn đề này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hướng đến phân tích vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, với nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó, tác giả làm rõ nguyên nhân tồn tại trên thị trường lúa, gạo của các tác nhân trung gian, từ đó, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời câu hỏi sau: (1) Vai trò của các tác nhân trung gian (thương lái, nhà máy chế biến gạo) trên thị trường lúa, gạo là như thế nào? (2) Nếu các tác nhân trung gian có vai trò tích cực thì Nhà nước cần có chính sách gì để nâng cao năng lực của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo? Trường hợp ngược lại, thì Nhà nước cần làm gì? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo ở tỉnh Tiền Giang, các công ty lương thực xuất khẩu gạo, các công ty lương thực tham gia cánh đồng lớn, các hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ trồng lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo để đưa ra nhận định về vai trò của các tác nhân này từ đó đề xuất chính sách phù hợp. Không gian nghiên cứu thực hiện ở tỉnh Tiền Giang, tập trung ở các địa bàn có diện tích trồng lúa lớn và có thực hiện chủ trương cánh đồng lớn của tỉnh như huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công. Thời gian nghiên cứu là vụ Đông Xuân 2015-2016 (từ tháng 10/2015 đến tháng 02/2016), vụ Đông Xuân 2016-2017 (từ tháng 11/2016 đến tháng 3/2017).
  15. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin 1.5.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp định tính, dựa trên lý thuyết về bản chất của Hãng của Ronald H. Coase (1937), cơ chế quản trị của Oliver E. Williamson (1985) và lý thuyết về chi phí giao dịch để đánh giá sự đóng góp của các tác nhân trung gian trong thị trường lúa, gạo đồng bằng sông Cửu Long – nghiên cứu điển hình tỉnh Tiền Giang. Các thông tin, số liệu về chi phí giao dịch sẽ được tác giả thu thập từ số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn các hộ trồng lúa, thương lái, nhà máy chế biến và công ty lương thực. Tác giả phân tích chi phí giao dịch của từng tác nhân trên thị trường lúa, gạo dựa trên các mô thức tiêu thụ lúa, gạo diễn ra ở Tiền Giang. Các nhận định vai trò của thương lái, nhà máy chế biến - khâu trung gian trong thị trường lúa, gạo, sẽ được phân tích từ chênh lệch chi phí giao dịch giữa các mô hình tiêu thụ lúa, gạo, kết hợp phân tích đặc điểm thị trường của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo. Đồng thời, các nhận định của các chuyên gia thị trường, chuyên gia ngành nông nghiệp, cũng là cơ sở để đánh giá vai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo. 1.5.2. Nguồn thu thập thông tin Thông tin thứ cấp: thông tin này được tổng hợp, sàng lọc từ các báo cáo, đề án, tài liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang (Thường trực Ban Điều hành cánh đồng lớn của tỉnh), Sở Công Thương Tiền Giang, Cục Thống kê Tiền Giang, các cơ quan khác như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, các nghiên cứu từ các tổ chức nước ngoài và báo chí về các nội dung liên quan đến thị trường lúa, gạo; mô hình liên kết giữa công ty lương thực và nông dân, các tác nhân trên thị trường lúa gạo, chi phí giao dịch trên thị trường lúa, gạo. Thông tin sơ cấp: thông tin về chi phí giao dịch của các đối tượng nghiên cứu có được từ việc phỏng vấn trực tiếp. Riêng thông tin về chi phí giao dịch của thương lái được thu thập từ nông dân và nhà máy chế biến. Các thông tin sơ cấp khác có được từ việc phỏng vấn trực tiếp với phương pháp lấy mẫu mang tính chất đại diện. Nhà máy chế biến: 06 nhà máy chế biến, thương lái trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và chia đều cho các huyện phía Đông và Tây của tỉnh. (Phụ lục 1.7)
  16. 5 Công ty lương thực có liên kết tiêu thụ lúa, gạo với nông dân: tất cả các công ty lương thực trên địa bàn tỉnh đang thực hiện liên kết với hộ trồng lúa vụ Đông Xuân 2015 - 2016 (Phụ lục 1.8) Công ty lương thực kinh doanh gạo không có liên kết tiêu thụ lúa với nông dân: 03 công ty lương thực trên địa bàn tỉnh (Phụ lục 1.9) Hộ nông dân: 20 hộ nông dân trồng lúa. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện theo giới thiệu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời, mẫu phải đảm bảo vừa đại diện cho nông dân ở các huyện phía Tây và phía Đông của tỉnh, vừa đại diện cho nông dân đã, đang hoặc chưa từng tham gia cánh đồng lớn, để thấy được chênh lệch chi phí giao dịch của nông dân ở các Kênh tiêu thụ lúa (Phụ lục 1.10) Tổ chức liên kết: 07 hợp tác xã, tổ hợp tác làm trung gian giữa công ty lương thực và nông dân trong việc liên kết tiêu thụ lúa với hộ trồng lúa (Phụ lục 1.11) 1.6. Cấu trúc luận văn Luận văn có tất cả 4 chương. Chương 1 giới thiệu bối cảnh nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu. Nội dung chính là nêu lên vấn đề chính sách từ đó đưa ra câu hỏi nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và thiết kế nghiên cứu. Chương này tập trung trình bày về cơ sở lý thuyết đồng thời xây dựng thiết kế nghiên cứu hướng đến mục tiêu nghiên cứu. Chương 3 là chương chính của luận văn, trình bày kết quả phân tích về vai trò của tác nhân trung gian trên thị trường lúa gạo tỉnh Tiền Giang. Cuối cùng là Chương 4 trình bày kết luận và khuyến nghị chính sách, hạn chế của đề tài.
  17. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Giao dịch Theo John R. Commons (1931) giao dịch đơn giản là việc chuyển giao, cụ thể là chuyển giao quyền sở hữu đối với một sản phẩm hay dịch vụ. Oliver E Williamson (1981), cho rằng giao dịch là sự trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua tiền tệ. Định nghĩa hẹp hơn, giao dịch là hoạt động mua hoặc bán nguồn lợi của con người. Tổng quát hơn, giao dịch là hoạt động giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa doanh nghiệp với nhau, giữa cá nhân với cá nhân. Như vậy, giao dịch trên thị trường lúa, gạo giữa các đối tượng tham gia thị trường như công ty lương thực, tác nhân trung gian, hộ trồng lúa, được hiểu là thỏa thuận trao đổi lúa, gạo, dịch vụ phục vụ sản xuất chế biến gạo thông qua tiền tệ, trong đó, bao gồm cả dịch vụ vận chuyển, sấy lúa, xay lúa, xát gạo. 2.1.2. Chi phí giao dịch Khái niệm về chi phí giao dịch không được nhất quán, tùy theo lĩnh vực giao dịch mà phát sinh chi phí giao dịch tương ứng. Tuy nhiên, tựu trung lại, các nghiên cứu cho rằng chi phí giao dịch bao gồm chi phí phát sinh trước, trong và sau quá trình giao dịch bên cạnh chi phí giao dịch do bất cân xứng thông tin, chi phí đầu tư tăng thêm, hay chi phí cơ hội. Các chi phí phát sinh trước, trong và sau quá trình giao dịch Coase R.H. (1937) cho rằng chi phí giao dịch chính là chi phí của việc sử dụng cơ chế giá, trong đó bao gồm các chi phí so sánh mức giá và đàm phán cũng như thực hiện hợp đồng. Tổng quan hơn, theo Oliver E.Williamson (1985) chi phí giao dịch có hai phần, chi phí phát sinh trước và sau giao dịch. Trong đó, chi phí phát sinh trước khi giao dịch là chi phí soạn thảo, thương lượng và bảo vệ hợp đồng - đề ra các phương án nhằm bảo vệ hợp đồng trước những tình huống xấu. Chi phí phát sinh sau khi giao dịch là chi phí thành lập và điều hành, chi phí thực hiện cam kết và chi phí về những rủi ro có thể phát sinh. Tương đồng với quan điểm này, Hennart (1993) cũng cho rằng chi phí giao dịch bao gồm chi phí tìm kiếm và ký kết hợp đồng bao gồm chi phí định vị đối tác mong muốn, đàm phán, chi phí chấp nhận giám sát thực thi, chi phí tham khảo các giám sát thỏa thuận khác, chi phí
  18. 7 thực hiện các hành động cần thiết để đảm bảo các bên thực hiện hợp đồng. R.C.O Matthews (1986) chỉ ra chi phí giao dịch trên quan điểm hợp đồng là các chi phí của việc thu xếp một hợp đồng trước khi ký kết, giám sát, thực thi sau khi được ký kết. Chi phí giao dịch phát sinh do bất cân xứng thông tin Theo Williamson (1997) do các bên không thể dự đoán tất cả các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, do đó, họ phải bỏ ra chi phí để giám sát trong trường hợp thông tin bất cân xứng. Wallis và North (1986), Davis (1986) cũng cho rằng chi phí giao dịch bao gồm chi phí của quá trình tìm kiếm và truyền đạt thông tin, chi phí giám sát hành vi, chi phí điều phối, thu mua, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng, xử lý các vấn đề pháp lý, vận chuyển, quản lý và giám sát. Chi phí giao dịch phát sinh do đầu tư tăng thêm Chi phí giao dịch còn bao gồm chi phí đầu tư và những chi phí sản xuất được tăng thêm (Klein và Leffler,1981). Jeffrey H. Dyer (1997) cho rằng tổng số lao động phục vụ khâu bán hàng, sản xuất (quản lý, đại lý, người mua, luật sư, hỗ trợ cung ứng) tất cả được chia trên tổng giá trị hàng hóa được mua, bán; nghĩa là chi phí trên mỗi sản phẩm hàng hóa mà các nhân viên đã bán. Chi phí cơ hội Theo Noel Amenc (2008) chi phí cơ hội xảy ra khi có sự chậm trễ ngoài ý muốn như chậm trễ về truyền tải thông tin giữa người mua và người bán, chi phí vận hành, chi phí thời gian thị trường, chi phí thương mại nhỡ, chi phí điều chỉnh hợp đồng. Ngoài ra, North (1990) cho rằng chi phí giao dịch còn bao gồm chi phí đảm bảo thuộc tính của sản phẩm dịch vụ trao đổi. Từ những khái niệm nêu trên về chi phí giao dịch, trong khuôn khổ bài viết này định nghĩa chi phí giao dịch trong thị trường lúa, gạo được hiểu như sau: chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch (chi phí soạn thảo, thương lượng, bảo vệ hợp đồng, chi phí thương lượng, chi phí điều hành quản lý, thực hiện hợp đồng, chi phí thực hiện cam kết và chi phí về những rủi ro có thể phát sinh, chi phí pháp lý, chi phí hủy hợp đồng, chi phí vận chuyển (chi phí đầu tư hoặc thuê)), chi phí để giám sát trong trường hợp thông tin bất cân xứng, chi phí bảo vệ thuộc tính của lúa, gạo (chi phí kho bãi, chi phí bảo quản lúa, gạo, chi phí
  19. 8 sấy lúa), chi phí đầu tư tăng thêm (chi phí xay xát, lau bóng gạo, chi phí thuê mướn lao động tăng thêm), chi phí cơ hội (chi phí hao hụt trong quá trình thực hiện, trì hoãn giao dịch, chi phí thời gian do trì hoãn giao dịch). 2.1.3. Các tác nhân trong thị trường lúa gạo Thương lái, nhà máy chế biến gạo là tác nhân trung gian trên thị trường lúa gạo, công ty lương thực là tác nhân cuối cùng trong chuỗi giá trị lúa, gạo xuất khẩu (Võ Thị Thanh Lộc, 2011) (Phụ lục 2.1). Riêng đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất lúa, gạo không phải là tác nhân trung gian mà được xem là các tổ chức đại diện nông dân. Thương lái lúa Thương lái được xuất phát từ từ “lái”, là người buôn bán hàng hóa. Thương lái là người thu gom lúa trực tiếp từ nông dân (Bùi Khánh Vân, 2011), cũng là trung gian trong thị trường lúa, gạo (Võ Thị Thanh Lộc, 2011). Thương lái không sở hữu thiết bị xay xát, lau bóng và hoạt động với tư cách cá nhân, quy mô nhỏ. Nhà máy chế biến Nhà máy chế biến là đối tác cung cấp gạo cho công ty lương thực và tiêu thụ lúa của nông dân (Võ Thị Thanh Lộc, 2011). Nhà máy chế biến đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất gạo (Nguyễn Công Thành, 2011). Không như thương lái, nhà máy chế biến hoạt động dưới dạng tổ chức, có đăng ký kinh doanh và có đầu tư thiết bị chế biến gạo. Công ty lương thực Công ty lương thực thực hiện khâu cuối cùng trên thị trường lúa, gạo xuất khẩu. Công ty lương thực vừa mua gạo từ các thương lái, nhà máy vừa thu mua lúa trực tiếp từ nông dân. Công ty lương thực khác với các nhà máy ở khâu tổ chức sản xuất và quy mô. Các nhà máy chế biến trên địa tỉnh Tiền Giang có công suất trung bình từ 2 đến 5 tấn/giờ, trong khi đó công suất xay trung bình của công ty lương thực lên đến 10 tấn lúa/giờ, công suất lau bóng trung bình từ 20 đến 30 tấn/giờ (Sở Công Thương Tiền Giang, 2011). 2.2. Cơ sở lý thuyết Đề tài sử dụng lý thuyết về chi phí giao dịch, trong đó, vận dụng lý thuyết về Bản chất của Hãng của Ronald H. Coase (1937) và cơ chế quản trị của Oliver E. Williamson (1985).
  20. 9 Theo Ronald H. Coase (1937) có hai nguyên nhân chính cho sự ra đời của Hãng. Thứ nhất, chi phí tổ chức cho những giao dịch tăng thêm có thể tăng. Ở một mức độ nào đó, chi phí tổ chức thêm một giao dịch bằng với chi phí thực hiện giao dịch đó ở thị trường mở hay do Hãng khác thực hiện. Thứ hai, khi tăng thêm giao dịch, các Hãng không thể sử dụng các nhân tố sản xuất đạt hiệu quả tối đa. Tóm lại, các Hãng lớn sẽ đạt đến mốc mà tại đó nhân tố sản xuất không khai thác tốt nhất. Cũng theo Ronald H. Coase (1937) việc mở rộng giao dịch theo không gian sẽ làm cho chi phí giao dịch tăng. Lý thuyết này được áp dụng để nhận định về vai trò của các tác nhân trung gian trong thị trường lúa, gạo. Oliver E.Williamson (1985) cho rằng tồn tại các cấu trúc quản trị phù hợp có ý nghĩa trong việc giảm chi phí giao dịch. Cơ chế thị trường hình thành các cấu trúc quản trị khác nhau. Nếu các giao dịch được thực hiện bởi cấu trúc quản trị phù hợp thì chi phí giao dịch sẽ được giảm đến mức thấp nhất. Lý thuyết này giúp xác định sự hiện diện của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo có phải là cấu trúc quản trị phù hợp hay không thông qua so sánh chi phí giao dịch giữa các cấu trúc quản trị. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước và đóng góp của đề tài Các nghiên cứu trước về chi phí giao dịch Zhengchao Lv (2012) chỉ ra những khó khăn trong việc đo lường chi phí giao dịch. Định nghĩa về chi phí giao dịch không được đồng nhất (những chi phí nào được xem là chi phí giao dịch và không xem là chi phí giao dịch) và việc xác định chi phí giao dịch được ẩn sau giá trị phi thị trường. Jeffrey H. Dyer (1997) phân tích chi phí giao dịch trong ngành công nghiệp ô tô, xem xét chi phí giao dịch ô tô. Nguyên nhân chi phí giao dịch giữa các hãng xe khác nhau là do có sự khác biệt: (1) trong cam kết với các nhà cung cấp; (2) về quy mô và phạm vi trao đổi giữa các nhà cung cấp và sản xuất ô tô, (3) trong việc chia sẻ thông tin, (4) trong hình thức đảm bảo thực hiện hợp đồng, (5) về việc quyết định đầu tư tài sản phục vụ cho giao dịch. Laura McCann (2004) sử dụng chi phí giao dịch làm khung phân tích cơ chế phân bổ nước với chi phí giao dịch thấp nhất. Những chi phí phát sinh trong việc giám sát và kiểm soát chất lượng nước làm tăng chi phí giao dịch trong quá trình cung cấp nước. Mặc dù tác giả tính toán tất cả chi phí giao dịch cả về thị trường và thể chế, nhưng vẫn không dự đoán được các chi phí giao dịch phát sinh sau khi công bố kết quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0