intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vai trò của xã hội dân sự trong việc ra quyết định dừng triển khai dự án thủy điện Đồng Nai 6

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá tổng quan về cơ sở pháp lý, cơ sở tài chính và tác động tiêu cực đến môi trường của dự án; đồng thời, phân tích làm rõ quá trình chuyển đổi trong quyết định của Chính phủ đối với Dự án sau khi có sự tác động của XHDS cùng với các tổ chức khu vực công. Từ cơ sở nghiên cứu vai trò XHDS trong tình huống này, hướng đến khuyến nghị chính sách về vai trò của XHDS trong phản biện chính sách đối với khu vực công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Vai trò của xã hội dân sự trong việc ra quyết định dừng triển khai dự án thủy điện Đồng Nai 6

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DANH KHÔI VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH DỪNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN DANH KHÔI VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH DỪNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa TP.Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi can đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP HCM, ngày 05 tháng 05 năm 2014 Tác giả Nguyễn Danh Khôi
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, người đã tận tình giúp đỡ, động viên và dành nhiều công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Tôi cảm ơn công lao giảng dạy và hướng dẫn những kiến thức quý báu từ các Thầy, Cô của Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright – Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh trong những năm qua. Chân thành cảm ơn các Anh, Chị, bạn bè và gia đình đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Dù đã cố gắng, nhưng luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô và Bạn bè. Học viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Nguyễn Danh Khôi
  5. iii TÓM TẮT Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để hòa nhịp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu, đáp ứng nhu cầu về điện năng là vấn đề cấp bách cần giải quyết. Trong đó, các dự án thủy điện đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dự án điện với ưu điểm giá bán điện rẻ, dễ dàng thực hiện với điều kiện tự nhiên xã hội tại Việt Nam. Dự án thủy điện Đồng Nai 6 được quy hoạch trong hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Đồng Nai là dự án gây nhiều tranh cãi và vướng phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận xã hội trong thời gian qua. Trong quy hoạch điện VI không phê duyệt thực hiện Dự án thủy điện Đồng Nai 6 do có tác động tiêu cực đến rừng phòng hộ và Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQGCT). Sau khi dự án được Công ty Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL) đăng ký đầu tư năm 2008, Chính phủ đã quyết định bổ sung Dự án này vào quy hoạch mạng lưới điện quốc gia. Trong quá trình thực hiện, Dự án đã vấp phải sự phản đối của các tỉnh thuộc vùng hạ lưu sông Đồng Nai như UBND tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như sự không đồng thuận của khu vực dân sự. Qua phân tích và đánh giá, Dự án đã vi phạm nhiều điều luật ban hành; đồng thời tác động tiêu cực đến VQGCT, khu vực Bàu Sấu, rừng phòng hộ, sinh kế người dân, hệ sinh thái,.. những tác động này lớn hơn thuyết minh của báo cáo chủ đầu tư. Kết quả phân tích tài chính cho thấy trên cả hai quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư thì Dự án đều không khả thi về mặt tài chính; từ sự kiên quyết thực hiện cho thấy dự án sẽ mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư nên sẽ có nguồn lợi ích mà mô hình tài chính không được thể hiện, đây có thể là tài nguyên rừng thu được khi thực hiện Dự án. Trong giai đoạn triển khai Dự án, các tổ chức XHDS đã góp phần làm sáng tỏ những vi phạm pháp luật, bất cập, các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội đất nước. Cùng với sự tham gia của các hiệp hội khoa học, diễn đàn, mạng xã hội và các tỉnh vùng hạ lưu đã góp phần làm chuyển biến trong đánh giá của Chính phủ đến tính khả thi của Dự án. Sau khi xem xét, đánh giá các tác động tiêu cực mà Dự án mang lại cho thấy chi phí để thực hiện Dự án lớn hơn lợi ích nhận được; do đó cuối tháng 09/2013 Chính phủ đã ra quyết định dừng triển khai và loại bỏ Dự án thủy điện Đồng Nai 6 ra khỏi quy hoạch.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................... vii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ................................................. 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.5 Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 6 2.1 Xã hội dân sự ............................................................................................................... 6 2.1.1 Khái niệm xã hội dân sự ........................................................................................ 6 2.1.2 Xã hội dân sự tại Việt Nam ................................................................................... 6 2.1.3 Các loại hình tổ chức xã hội dân sự....................................................................... 7 2.1.4 Vai trò của xã hội dân sự ....................................................................................... 8 2.2 Các nhóm đối tượng chính có ảnh hưởng đến Dự án................................................... 9 CHƯƠNG 3. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG BẤT CẬP TRONG HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 ..................................................... 10 3.1 Giai đoạn hình thành Dự án ....................................................................................... 10 3.2 Giai đoạn triển khai thực hiện Dự án ......................................................................... 10 3.2.1 Công ty tập đoàn Đức Long Gia Lai ................................................................... 10
  7. v 3.2.2 Quá trình triển khai thực hiện Dự án ................................................................... 11 CHƯƠNG 4. SỰ THAM GIA CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ..................................................... 15 4.1 Cơ sở cho sự tham gia của xã hội dân sự ................................................................... 15 4.2 Quá trình tham gia của xã hội dân sự ......................................................................... 16 4.2.1 Giai đoạn hình thành Dự án................................................................................. 17 4.2.2 UBND tỉnh Đồng Nai tiếp cận dự án .................................................................. 17 4.2.2.1 Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai ................................................................. 17 4.2.2.2 Quá trình cho ý kiến và can thiệp của UBND tỉnh Đồng Nai vào quyết định thực hiện Dự án ........................................................................................................ 18 4.2.3 Xã hội dân sự tác động đến Dự án....................................................................... 20 4.2.4 Những chuyển biến trong đánh giá của Chính phủ đối với Dự án ...................... 24 4.2.5 Quyết định dừng và loại bỏ dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A. ............................ 25 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................ 27 5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 27 5.2 Kiến nghị chính sách .................................................................................................. 28 5.3 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 29 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 34
  8. vi DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ĐLGL Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đức Long Gia Lai DSCR Debt Service Coverage Ratio Hệ số an toàn trả nợ ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TNMT Tài nguyên Môi trường UBND Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Scientific and Cultural hóa của Liên Hiệp Quốc Organization VQGCT Vườn Quốc gia Cát Tiên VRN Trung tâm Bảo Tồn và Phát triển Tài nguyên nước VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam XHDS Xã hội dân sự
  9. vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Sơ đồ vị trí quy hoạch thủy điện Đồng Nai 6 và 6A............................................... 1 Hình 3.1 Bảng tổng hợp các văn bản chính liên quan đến Dự án........................................ 14 Hình 4.1 Sơ đồ mối liên hệ giữa Chính phủ, các Bộ, UBND, các tổ chức liên quan tới dự án thủy điện Đồng Nai 6 và xã hội dân sự ........................................................................... 16 Hình 4.2 Quá trình diễn biến của Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ................................ 20
  10. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Dự án thủy điện Đồng Nai 6 công suất 180MW được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch khai thác bậc thang thủy điện Đồng Nai tại Văn bản số 1483/CP-CN1. Theo phương án này, nhà máy thủy điện được xây dựng trên đoạn sông Đồng Nai thuộc VQGCT với diện tích đất là 1.954 ha, trong đó 732 ha thuộc VQGCT và 1.222 ha đất rừng phòng hộ thuộc hai tỉnh Đăk Nông và Bình Phước. Số hộ dân bị ảnh hưởng và tái định cư là 33 hộ (165 nhân khẩu) và phải di dời 03 công trình công cộng là 01 trạm y tế, 01 trường học và 01 trạm kiểm lâm2. Hình 1.1 Sơ đồ vị trí quy hoạch thủy điện Đồng Nai 6 và 6A Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (2011). 1 Chính phủ (2002), Công văn số 1483/CP-CN ngày 19/11/2002, Về việc phê duyệt quy hoạch khai thác bậc thang thủy điện sông Đồng Nai. 2 Công ty Tư vấn Xây dựng điện 2 (2002), Báo cáo quy hoạch khai thác bậc thang thủy điện sông Đồng Nai.
  11. 2 Trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 được phê duyệt ngày 18/07/2007 của Thủ tướng trong quyết định số 110/2007/QĐ-TTg, thủy điện Đồng Nai 6 không nằm trong quy hoạch. Từ tháng 07/2007, được sự đồng ý của UBND các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đăk Nông và Chính phủ, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL) đã tham gia khảo sát Dự án và lập hợp đồng với Công ty Tư vấn Xây dựng điện I khảo sát, lập báo cáo đầu tư; tháng 08/2009 đã hợp đồng với Công ty Tư vấn xây dựng điện IV lập dự án đầu tư cho công trình thủy điện này. Được sự chỉ đạo của Chính phủ, ĐLGL nhận được sự hướng dẫn của Bộ công thương thực hiện hồ sơ pháp lý và triển khai Dự án; đồng thời UBND các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đăk Nông đã có những Văn bản giúp việc triển khai Dự án nhanh chóng. Với mục đích giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường và giảm diện tích rừng sử dụng cho Dự án, Báo cáo đầu tư và dự án đầu tư đã nghiên cứu khảo sát, kết quả đề xuất chia bậc thang thủy điện Đồng Nai 6 theo quy hoạch năm 2002 thành hai bậc thang: thủy điện Đồng Nai 6 công suất 135 MW và thủy điện Đồng Nai 6A công suất 106 MW. Việc thay đổi quy hoạch, tách Dự án thành hai đập thủy điện nhỏ hơn là Đồng Nai 6 và 6A đã giúp Dự án không phải thông qua Quốc hội phê duyệt đầu tư3. Trong thời gian triển khai thực hiện, Dự án nhận được sự hướng dẫn và đồng tình của các cơ quan chức năng như Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT cũng như UBND các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Đăk Nông theo chủ trương đầu tư của Chính phủ. Tuy nhiên, Dự án đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận xã hội, từ khu vực công như UBND tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và XHDS. Hầu hết các quan điểm đều nhận định, Dự án vi phạm luật khi thực hiện sẽ gây hệ quả tiêu cực lớn cho nguồn tài nguyên rừng quốc gia, tác động xấu cho môi trường nguồn nước sông Đồng Nai và sinh kế của cộng đồng dân cư sống tại vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Các tổ chức XHDS đã có cơ hội tham gia sâu hơn vào Dự án sau khi thông tin về Dự án được cung cấp bởi tỉnh Đồng Nai và rò rỉ từ các nguồn khác. Các hiệp hội khoa học, nhà 3 Quốc hội (2006), Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11 ngày 29/06/2006, Về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội chủ trương đầu tư.
  12. 3 nghiên cứu, cơ quan báo chí,… đã khảo sát địa điểm thi công và thực hiện nghiên cứu khách quan về tác động môi trường cho đập thủy điện này, kết quả đưa ra hoàn toàn khác với báo cáo ĐTM do chủ đầu tư lập. ĐTM4 Dự án chưa phản ánh được hết tác động tiêu cực mà Dự án gây ra, nhiều yếu tố ảnh hưởng đã bị bỏ qua hoặc chưa tính toán một cách đầy đủ và rất sơ sài dù đã qua ba lần chỉnh sửa nội dung. Đồng thời, XHDS đã chỉ ra nhiều sai phạm trong cơ sở pháp lý, khẳng định Dự án vi phạm luật và các công ước quốc tế đã được ký kết. Cuối tháng 9/2013, Chính phủ đã yêu cầu dừng kiển khai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, đồng thời yêu cầu Bộ công thương rà soát, kiểm tra nhằm loại bỏ Dự án thủy điện Đồng Nai 6 ra khỏi quy hoạch mạng lưới điện quốc gia; sau khi hoàn thiện công tác rà soát, Dự án thủy điện Đồng Nai 6 đã được loại bỏ5. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Việc quyết định dừng triển khai và loại bỏ Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch mạng lưới điện quốc gia được đưa ra sau thời gian dài xem xét và đầy tranh cãi. Tác giả thực hiện nghiên cứu để làm rõ các mục tiêu sau: Đánh giá tổng quan về cơ sở pháp lý, cơ sở tài chính và tác động tiêu cực đến môi trường của Dự án; đồng thời, phân tích làm rõ quá trình chuyển đổi trong quyết định của Chính phủ đối với Dự án sau khi có sự tác động của XHDS cùng với các tổ chức khu vực công. Từ cơ sở nghiên cứu vai trò XHDS trong tình huống này, hướng đến khuyến nghị chính sách về vai trò của XHDS trong phản biện chính sách đối với khu vực công. Với các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu “Vai trò của xã hội dân sự trong việc ra quyết định dừng triển khai dự án thủy điện Đồng Nai 6” nhằm sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi sau đây: 4 ĐTM được thực hiện bởi Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, bao gồm: (1) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, (2) Chuyên đề đa dạng sinh học, (3) Chuyên đề tính toán thủy văn, (4) Chuyên đề khảo sát, đánh giá kinh tế xã hội. 5 Tiến Dũng (2013), “Chính thức loại thủy điện Đồng Nai 6, 6A ra khỏi quy hoạch”, Báo người lao động, truy cập ngày 19/12/2014 tại địa chỉ: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chinh-thuc-loai-thuy-dien-dong-nai-6--6a-ra-khoi-quy-hoach- 20131028054528559.htm
  13. 4 1. Nhận diện và đánh giá những bất hợp lý trong quá trình quy hoạch và triển khai Dự án thủy điện Đồng Nai 6? 2. Vai trò của xã hội dân sự trong việc thay đổi quyết định của Chính phủ đối với Dự án thủy điện Đồng Nai 6? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề chính sách liên quan đến Dự án thủy điện Đồng Nai 6 từ khi hình thành, triển khai đến khi quyết định loại bỏ của Chính phủ; các tổ chức XHDS đã tham gia vào đánh giá Dự án và có tác động đến sự thay đổi quyết định của khu vực công đối với Dự án. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giai đoạn 2002 – 2013, đây là thời điểm bắt đầu quy hoạch Dự án và thời điểm quyết định loại bỏ Dự án ra khỏi quy hoạch mạng lưới điện quốc gia. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống cụ thể đối với Dự án thủy điện Đồng Nai 6. Sử dụng phương pháp đánh giá quy phạm pháp luật, quy trình thực hiện; căn cứ theo các quy định của pháp luật nhằm đánh giá quy trình quy hoạch, triển khai thực hiện Dự án. Đồng thời, sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống để phân tích vai trò của XHDS trong việc tác động đến quyết định của Chính phủ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách đối với vai trò của XHDS trong bối cảnh chung của đất nước. Nguồn thông tin về cơ sở lý thuyết được thu thập và tổng hợp từ các kiến thức học tập, báo cáo, tư liệu của các tổ chức nghiên cứu. Tổng hợp các thông tin thực tiễn và các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc quy hoạch và thực hiện dự án. Tổng hợp và xử lý các thông số tài chính thực hiện dự án và các số liệu có liên quan nhằm thẩm định mô hình tài chính cho dự án. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các thông tin từ Sở TNMT tỉnh Đồng Nai, các tổ chức thuộc Chính phủ, thông tin từ mạng xã hội nhằm nhận diện và đánh giá một cách khách quan về tổng thể của Dự án từ khi được hình thành, triển khai đến khi có quyết định dừng, loại bỏ Dự án ra khỏi quy hoạch mạng lưới điện quốc gia.
  14. 5 1.5 Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu đề tài, bối cảnh chính sách, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khung phân tích và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết của luận văn. Chương 3 trình bày các bất cập trong chính sách quy hoạch, cấp phép thực hiện Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A và phân tích động cơ của chủ đầu tư dự án. Chương 4 trình bày sự hình thành và tham gia của XHDS đối với Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Chương 5 là kết luận và kiến nghị chính sách.
  15. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Xã hội dân sự 2.1.1 Khái niệm xã hội dân sự Theo ADB, XHDS lấp khoảng trống giữa cá nhân và chính phủ6. XHDS bao gồm các nhóm tình nguyện được tổ chức hoặc không được tổ chức, gắn kết với nhau về mặt xã hội, chính trị và kinh tế vì những lợi ích chung cho các thành viên của mình (UNDP 19977). XHDS được hình thành và phát triển dựa trên các hiệp hội truyền thống và các nhóm tôn giáo. Quá trình lịch sử cho thấy những phong trào phản đối mang tính tôn giáo, xã hội hay chính trị là nền tảng thúc đẩy sự phát triển cho các tổ chức này. XHDS ngày nay phát triển và mở rộng hơn, bao gồm nhiều tổ chức khác nhau như nhóm tôn giáo, hiệp hội, báo chí, các câu lạc bộ, tổ chức phi Chính phủ,…Đặc điểm chung của các nhóm XHDS là được tổ chức trên mục đích những nhu cầu, lợi ích hay các giá trị truyền thống chung; hoạt động vì mục đích chung mà nhóm hướng đến. Theo ADB, “…một XHDS tích cực và mạnh là cơ sở của bốn trụ cột trong chế độ quản lý nhà nước: tính minh bạch, trách nhiệm, sự tham gia và pháp quyền…”. 2.1.2 Xã hội dân sự tại Việt Nam Pháp luật Việt Nam công nhận quyền lập hội và được đảm bảo, cũng như có các quy định quản lý rõ ràng đối với hoạt động của các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ8. Cũng như Hiến pháp (2013) tại Điều 2 quy định “…Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân… Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội 6 Ngân hàng phát triển Châu Á (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, chương 15. 7 UNDP (1997), Human Development Report. New York Oxford University Press. 8 Chính phủ (2003), Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.
  16. 7 ngũ trí thức”9. Dư luận xã hội sẽ có tiếng nói phản biện, phản hồi cho Chính phủ thông qua các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Báo chi, Hiệp hội, Công đoàn,… là các tổ chức chính thức của Chính phủ, đồng thời thông qua các nhóm tổ chức dân sự như mạng xã hội, hiệp hội,... Chính phủ là đại diện cho quyền lực của tất cả công dân trong xã hội, thông qua hoạt động của XHDS sẽ thúc đẩy việc sử dụng quyền làm chủ của người dân, góp phần quyết định và cải thiện chính sách công. Hiện nay có khoảng 300 tổ chức xã hội – nghề nghiệp đăng ký hoạt động chính thức tại Việt Nam, cùng với đó là các tổ chức hiệp hội dân sự khác đang hoạt động, các liên kết phi chính thức đa dạng khác của người dân10. 2.1.3 Các loại hình tổ chức xã hội dân sự Các nhóm XHDS được chia thành các tổ chức có cơ sở và các tổ chức “trung ương”. Các tổ chức cơ sở có thể là thành phần của một tổ chức, mạng lưới hay trực thuộc liên minh trong một khu vực, quốc gia; điều này giúp việc tăng cường sức mạnh, chia sẻ kinh nghiệm,… và nâng cao tầm ảnh hưởng của mình thông qua các nhà tài trợ và Chính phủ quốc gia. Các tổ chức công đoàn nên được xem như là các hiệp hội XHDS có vai trò tiềm năng tích cực trong việc thực hiện chương trình, chính sách, thay vì như quan niệm hiện nay cho rằng cá tổ chức này như là những tác nhân tiêu cực, có khả năng làm gián đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ công (Tendler 1997). Các tổ chức giáo dục như các trường đại học, cơ quan nghiên cứu có thể đóng vai trò như những thiết chế dân sự hiệu quả và độc lập, hoặc cùng với sự tham gia của các tổ chức khác. Các tổ chức này có thể đảm nhận vai trò chủ chốt trong quá trình đổi mới quản lý hành chính của khu vực công, cải thiện tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng cho cả khu vực công và khu vực tư nhân. 9 Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 10 Phạm Duy Nghĩa (2013).
  17. 8 Hầu hết các tổ chức XHDS trung gian với cấu trúc truyền thống đều không có mối liên kết chặc chẽ với những công dân bình thường; trong khi đó các tổ chức cơ sở có thể gắn kết chặc chẽ với công dân. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ bao gồm nhiều tổ chức hoạt động trên các mục đích khác nhau là một trong các tổ chức thuộc XHDS. Đây là các tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ và quan trọng đối với các cấp chính quyền và cơ quan quốc tế ở rất nhiều nước trong việc thực hiện các hoạt động công cộng, quyền con người trong xã hội. 2.1.4 Vai trò của xã hội dân sự Theo ADB, “…các tổ chức XHDS hoạt động tích cực làm tăng cường mối liên hệ giữa công dân và chính phủ, và do đó, có vai trò quan trọng đối với hiệu quả quản lý cải thiện dịch vụ công cộng…”11. Sự tham gia tích cực của XHDS sẽ giúp định hướng cải cách nền hành chính công, bao gồm:  Tăng cường vai trò của các tổ chức XHDS làm thay đổi nền hành chính. Thông qua các tổ chức giáo dục nhằm đào tạo và áp dụng các biện pháp cải tiến mới cho nền hành chính công, hay khuyến khích các tổ chức công đoàn trong bộ máy hành chính Nhà nước theo hướng tính chất xây dựng mà không phải là đối kháng.  Giúp tăng cường sự hỗ trợ đối với các tổ chức cơ sở như nhóm nông dân, nhóm dân cư,… được tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ trước những lợi ích cục bộ địa phương lôi kéo.  Khuyến khích sự phát triển của các nhóm tình nguyện không chính thức cho các mục đích xã hội, đặc biệt là với nhóm người nghèo và những người bị thiệt thòi.  Thừa nhận vai trò của các thiết chế truyền thống.  Thúc đẩy sự hình thành các nhóm tổ chức dân sự vì lợi ích công, và là đối trọng với những nhóm vận động hành lang có tổ chức của giới kinh doanh trước những lợi ích chung của cả xã hội. 11 Ngân hàng phát triển Châu Á (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
  18. 9 2.2 Các nhóm đối tượng chính có ảnh hưởng đến Dự án Thứ nhất, Chính phủ là đối tượng có quyết định mạnh nhất đối với Dự án. Việc cấp phép đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời sau đó cũng đã ra quyết định dừng đối với Dự án này. Lợi ích của Chính phủ nhận được trực tiếp từ Dự án là tiền thuế được tính toán khoảng 300 tỷ đồng mỗi năm, cùng với nguồn điện năng cung cấp vào mạng lưới điện quốc gia để đáp ứng được nhu cầu điện tăng nhanh trong các năm vừa qua của đất nước. Thứ hai, chủ đầu tư ĐLGL là đơn vị tư nhân đăng ký xin chủ trương thực hiện Dự án và đã được Chính phủ phê duyệt. Ngoài các chi phí chìm mà ĐLGL đã bỏ ra thực hiện Dự án, thì chi phí đầu tư xây dựng hai đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được ước tính trên 1.000 tỷ đồng (chiếm 15% tổng vốn đầu tư). Lợi ích mà ĐLGL nhận được là sản lượng điện năng bán lại cho EVN sau khi hai Dự án vào hoạt động. Thứ ba, cộng đồng dân cư vùng hạ lưu sông Đồng Nai, đại diện là UBND tỉnh Đồng Nai, đã lên tiếng phản đối việc thực hiện Dự án. Nguyên nhân chính của sự phản đối này là hệ quả tiêu cực đối VQGCT, Khu Ramsar – Bàu Sấu,.. và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế người dân. Khu vực hạ lưu sông Đồng Nai không nhận được bất cứ nguồn lợi ích nào do Dự án mang lại, nhưng hệ quả của việc thực hiện Dự án thì lại phải gánh chịu chi phí kinh tế lớn. Thứ tư, XHDS đóng vai trò quan trọng trong việc phản đối Dự án cùng với UBND tỉnh Đồng Nai. Các tổ chức của XHDS tham gia phản biện chính sách đối với Dự án như: hiệp hội các nhà khoa học, cơ quan báo chí và truyền thông, các nhóm tổ chức tự phát bảo vệ VQGCT và dư luận xã hội tham gia thông qua mạng xã hội. Đối với nhóm đối tượng này thì nhìn chung lợi ích nhận được là nhỏ, không đáng kể vì khối lượng điện năng của Dự án cung cấp chỉ chiếm khoảng 0,3% nhu cầu điện năng quốc gia. Nhưng chi phí cho việc thực hiện Dự án là lớn, ảnh hưởng đến các giá trị của xã hội như Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, tác động tiêu cực đến môi trường, các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững,..
  19. 10 CHƯƠNG 3. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG BẤT CẬP TRONG HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 3.1 Giai đoạn hình thành Dự án Năm 2001, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện II đã tiến hành lập Báo cáo quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai theo chủ trương của Chính phủ12, trong đó công trình thủy điện Đồng Nai 6 với công suất lắp máy 180MW ,và được Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 1483/CP-CN vào ngày 19/11/2002. Dựa theo quy định này tổng diện tích đất ngập tự nhiên của lòng hồ 1.954 ha, và phần lòng hồ này sẽ lấy đất của ba tỉnh Đăk Nông, tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng. Phần rừng bị mất của các tỉnh bao gồm rừng gỗ, tre, cây bụi và một phần nhỏ đất nông nghiệp trong tổng diện tích chung của dự án; đặc biệt Dự án ảnh hưởng lớn đến VQGCT và khu vực Bàu Sấu. Ngoài phần diện tích lòng hồ, đường dây và các công trình phụ trợ cho Dự án khi triển khai chưa được tính đến, cho nên phần diện tích rừng bị mất đi là cao hơn nhiều so với quy hoạch dự án được phê duyệt. 3.2 Giai đoạn triển khai thực hiện Dự án 3.2.1 Công ty tập đoàn Đức Long Gia Lai Trên cơ sở Báo cáo cơ hội đầu tư do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện I lập tháng 12/2007, ĐLGL gởi Văn bản xin thực hiện đầu tư Dự án thủy điện Đồng Nai 613. Sau khi tách thành hai dự án thủy điện nhỏ hơn là Đồng Nai 6 và 6A, với ưu điểm nổi bật hơn so với các dự án thủy điện khác trong cả nước là diện tích mất đất rừng do Dự án và tỉ lệ tái định cư thấp14. Tuy nhiên, VQGCT là khu rừng mưa nhiệt đới cuối cùng của miền nam Việt Nam, hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt bởi chính quyền nên số lượng dân cư sinh sống tại đây là không đáng kể. 12 Chính phủ (2001), Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22/06/2001 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020. 13 Công ty Tập đoàn Đức Long Gia Lai (2008), Văn bản số 433/BC-DLGL ngày 20/05/2008. 14 Công ty Tập đoàn Đức Long Gia Lai (2008), Báo cáo tiền khả thi dự án. “..Với diện tích sử dụng đất 372,23 ha, trong đó diện tích chiếm đất lâu dài là 323,53 ha tương đương tỷ lệ 1,34 ha/MW là thấp nhất so với bình quân các dự án thủy điện khác trên lãnh thổ Việt Nam là từ 10 đến 20 ha/MW…”
  20. 11 Điểm lại các dự án thủy điện được thực hiện bởi ĐLGL trước đó thì đơn vị này chủ yếu thực hiện các dự án có công suất nhỏ, chủ yếu 2 -3 MW và chưa hề có kinh nghiệm thực hiện dự án có công suất máy trên 10MW15. Bên cạnh đó các dự án thủy điện mà ĐLGL thực hiện đang có nhiều bất cập, đơn cử như thủy điện Đăk Sepay tại tỉnh Gia Lai có công suất lắp máy 3 MW của doanh nghiệp này đã bị UBND tỉnh Gia Lai thu hồi do thiếu vốn, triển khai dự án chậm thời gian vừa qua. Việc Chính phủ chấp thuận cho ĐLGL đầu tư thực hiện Dự án cho thấy vấn đề năng lực của chủ đầu tư chưa được quan tâm một cách đúng mức, sự minh bạch trong việc xét duyệt đầu tư chưa được đảm bảo. 3.2.2 Quá trình triển khai thực hiện Dự án Ngày 18/07/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có tầm nhìn đến năm 2025 hay được gọi tắt là “quy hoạch điện VI”. Trong quy hoạch điện VI hoàn toàn không có dự án thủy điện Đồng Nai 6, dự án không được nằm trong quy hoạch do mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến rừng phòng hộ và VQGCT. Tháng 05/2008, các công tác, thiết kế cơ sở và lập báo cáo đầu tư thủy điện Đồng Nai 6 đã được hoàn thiện. Trên cơ sở báo cáo đầu tư do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện I lập thì ĐLGL đã có Văn bản xin chủ trương đầu tư với Chính phủ và Bộ Công thương vào giữa năm 2008. Sau khi xem xét hồ sơ, Văn phòng Chính phủ đã chủ trương “Bộ Công thương hướng dẫn công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai lập hồ sơ dự án thủy điện Đồng Nai 6 theo quy định hiện hành, trình bộ Công thương thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vào quy định phát triển điện lực Quốc gia” theo Văn bản số 4621/VPCP-KTN16. Dự án thủy điện Đồng Nai 6 đã được xem xét và bổ sung vào mạng lưới điện quốc gia trong quy hoạch điện 6 mà không thông qua các tiêu chuẩn được lập khi quy hoạch. Với sự hướng dẫn của Bộ Công thương, ngày 07/11/2008, ĐLGL đã lập tờ trình gởi đến 3 tỉnh mà vị trí dự án trực thuộc để xin chuyển đổi hệ sinh thái và diện tích đất rừng để thực hiện đầu tư xây dựng. 15 Lĩnh vực kinh doanh, dự án thủy điện, Cổng thông tin điện tử Công ty CP điện năng Đức Long Gia Lai, truy cập ngày 19/05/2014 tại địa chỉ: http://www.duclonggroup.com/~tracdn/hydroelectric/ 16 Chính phủ (2008), Văn bản số 4621/VPCP-KTN ngày 14/07/2008.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2