Luận văn Thạc sĩ: Chứng từ chuyển giá: Một trong những giải pháp hữu hiệu chống chuyển giá tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục đích của bài luận là qua khảo sát các doanh nghiệp và phỏng vấn các chuyên gia để cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về thực trạng tuân thủ quy định chứng từ về chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Chứng từ chuyển giá: Một trong những giải pháp hữu hiệu chống chuyển giá tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ DƯƠNG THỊ NGỌC BÍCH CHỨNG TỪ CHUYỂN GIÁ: MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP HỮU HIỆU CHỐNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ DƯƠNG THỊ NGỌC BÍCH CHỨNG TỪ CHUYỂN GIÁ: MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP HỮU HIỆU CHỐNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN NGỌC THƠ LUẬN VĂN THẠC SỸ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh Tế TP. HCM đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS-TS Trần Ngọc Thơ, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Tấn Phát, anh Đặng Việt Anh, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi nhiều thông tin và đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình thu thập thông tin.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này được hình thành và phát triển từ quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo GS-TS Trần Ngọc Thơ. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Dương Thị Ngọc Bích
- 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 7 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8 1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 8 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 10 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................... 11 6. Điểm nổi bật của đề tài ................................................................................ 11 7. Kết cấu và tóm lược đề tài ........................................................................... 12 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ CHỨNG TỪ CHUYỂN GIÁ ................................................................................................ 14 1.1. Khái niệm và bản chất của chuyển giá ..................................................... 14 1.1.1. Khái niệm: ......................................................................................... 14 1.1.2. Nguyên tắc giá thị trường (The arm’s length principle – ALP) ........ 15 1.2. Nghiên cứu các quy định về chứng từ của chuyển giá............................. 18 1.2.1. Quy định về chứng từ chuyển giá của OECD ................................... 18 1.2.2. Quy định về chứng từ của PATA ...................................................... 20 1.2.2.1. Lý do PATA đưa ra mẫu chuyển giá: ........................................ 20 1.2.2.2. Các nguyên tắc bao hàm và nội dung của gói chứng từ chuyển giá của PATA .......................................................................................... 21 1.2.3. Phương pháp thực hiện chung của EU đối với các yêu cầu về tài liệu chuyển giá (EU TPD) .................................................................................. 22 1.2.3.1. Lý do cho một phương pháp thực hiện chung của EU đối với tài liệu chuyển giá......................................................................................... 22
- 2 1.2.3.2. Các nguyên tắc bao hàm và nội dung của Tài liệu chuyển giá EU (EU TPD)................................................................................................. 23 1.2.4. Nghiên cứu mức độ rủi ro về chứng từ của Australia ....................... 25 1.2.4.1. Năm mức độ chất lượng của quá trình và chứng từ cho các giao dịch quốc tế với các bên liên quan .......................................................... 25 1.2.4.2. Các tình huống bên ngoài quá trình kiểm tra chuyển giá........... 26 1.2.4.3. Phân hạn rủi ro chuyển giá ......................................................... 27 1.3. Cơ sở thực nghiệm.................................................................................... 28 1.3.1. Phân nhóm các cơ chế kiểm soát việc định giá ................................. 29 1.3.2. Kết quả khảo sát của Ernst & Young Singapore trên phạm vi toàn cầu................................................................................................................ 30 1.3.2.1. Kiểm tra chính sách xác định giá của tập đoàn .......................... 30 1.3.2.2. Việc tuân thủ quy định về chứng từ chuyển giá......................... 31 1.3.3. Nghiên cứu của các học giả............................................................... 34 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 37 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG TỪ CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM .......................................................... 38 2.1. Chứng từ chuyển giá của Việt Nam ......................................................... 38 2.1.1. Các yêu cầu chung về tài liệu ............................................................ 38 2.1.2. Quy định về chứng từ chuyển giá ..................................................... 40 2.1.3.Tài liệu hiện hữu................................................................................. 41 2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tính đến hết năm 2009 ................................................................................................... 42 2.2.1. Tổng Quan ......................................................................................... 42 2.2.2. Hình thức đầu tư ................................................................................ 44 2.2.3. Ngành đầu tư ..................................................................................... 45
- 3 2.3. Tình hình tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ................................ 47 2.3.1. Phân tích kết quả khảo sát doanh nghiệp .......................................... 48 2.3.2. Phân tích kết quả phỏng vấn chuyên gia .......................................... 54 2.3.2.1. Nhận định việc tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá . 54 2.3.2.2. Nhận định về vai trò của chứng từ chuyển giá........................... 55 2.3.2.3. Nhận định về khả năng xảy ra rủi ro .......................................... 59 2.4. Kiểm chứng kết quả phỏng vấn ................................................................ 60 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 64 CHƯƠNG 3 –NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG VIỆC TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG TỪ CHUYỂN GIÁ VÀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM .................................................................... 66 3.1. Các đề xuất đối với cơ quan thuế nhằm tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá .................................... 67 3.1.1. Làm rõ phạm vi của khái niệm các bên liên kết................................ 67 3.1.2. Lựa chọn và áp dụng phương pháp chuyển giá................................. 67 3.1.3. Mở rộng phạm vi đối chiếu ............................................................... 68 3.1.4. Yêu cầu về chứng từ chuyển giá: ...................................................... 69 3.1.5. Điều khoản về trọng tài: .................................................................... 69 3.1.6. Xây cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch ....................................... 71 3.1.7. Thực hành .......................................................................................... 73 3.2. Các đề xuất giúp doanh nghiệp nâng cao việc tuân thủ quy định về chứng từ chuyển giá ................................................................................................... 74 3.2.1. Nhận thức đúng vai trò của việc tuân thủ quy định về chuyển giá ... 74 3.2.2. Tìm hiểu và nắm rõ những khác biệt giữa các quy định về chuyển giá của Việt Nam với một số quy định hiện hành trên thế giới và giải pháp giải quyết ............................................................................................................ 75
- 4 3.2.2.1. Phạm vi đối chiếu ....................................................................... 75 3.2.2.2. Yêu cầu về chứng từ ................................................................... 76 3.2.2.3. Hiểu cặn kẽ các mối quan hệ liên kết trong tập đoàn để có thể hoạch định sách thuế cho doanh nghiệp. ................................................. 77 3.2.2.4. Ghi chép, lưu giữ hồ sơ ở mức độ rủi ro có thể chấp nhận ........ 78 3.2.2.5 Vai trò của hồ sơ chuyển giá ....................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 84
- 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Năm mức độ chất lượng của quá trình và chứng từ ....................... 25 Biểu đồ 1.1: Phân hạng rủi ro chuyển giá ....................................................... 27 Bảng 1.2: Cơ quan thuế kiểm tra các chính sách về chuyển giá ..................... 31 Bảng 1.3: Thời điểm và cách thức chuẩn bị hồ sơ .......................................... 32 Bảng 1.4: Mục đích chính của việc chuẩn bị hồ sơ xác định chuyển giá ....... 32 Bảng 1.5: Tầm quan trọng của hồ sơ so với hai năm trước ............................ 33 Bảng 1.6: Các trường hợp có nguy cơ cao bị kiểm soát về chuyển giá .......... 34 Bảng 2.1: 30 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam tính đến hết năm 2009 ................................................................................................... 43 Bảng 2.2: Hình thức đầu tư của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tính đến hết năm 2009 ............................................................................ 44 Bảng 2.3: Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo ngành tính đến hết năm 2009 ................................................................................................................. 46 Bảng 2.4: Mức độ can thiệp của Ban Giám đốc vào việc tuân thủ Thông tư . 48 Bảng 2.5: Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các nội dung của Thông tư ......................................................................................................................... 49 Bảng 2.6: Những công việc mà doanh nghiệp đã thực hiện để tuân thủ theo Thông tư .......................................................................................................... 50 Bảng 2.7: Thời điểm và cách thức chuẩn bị hồ sơ xác định chuyển giá ......... 50 Bảng 2.8: Sự can thiệp của công ty mẹ trong hoạt động chuẩn bị hồ sơ ........ 51 Bảng 2.9: Mục đích của việc chuẩn bị hồ sơ................................................... 52 Bảng 2.10: Mức độ quan trọng của chứng từ chuyển giá ............................... 53 Bảng 2.11: Một số dịch vụ chính mà công ty tư vấn đã cung cấp từ năm 2006 tới cuối năm nay .............................................................................................. 58 Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài tại TP.HCM theo quốc gia đầu tư năm 2007- 2008- 2009 ................................................................................ 63
- 6 Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài tại TP.HCM theo ngành nghề kinh doanh năm 2007- 2008- 2009.................................................................. 64
- 7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ALP: Arm’s Length Principle APA: Advance Pricing Agreement CPM: Comparable profit method EU: European Union EU TPD: Code of conduct on transfer pricing documentation for associated enterprices in the European Union FDI: Foreign Direct Investment MAP: Mutual Agreement Procedure MTC: Model Tax Convention OECD: Organization for Economic Cooperration and Development PATA: Pacific Association of Tax Administrators
- 8 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Giao thương quốc tế tiếp tục gia tăng, dòng chảy xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa cùng với dịch vụ trên thế giới đã tăng gấp đôi trong một thập kỷ qua. Ngày nay, hơn 70% các giao dịch xuyên biên giới trên thế giới diễn ra giữa các doanh nghiệp liên kết (Hamaekers, 2001). Khi thương mại quốc tế gia tăng rất lớn thì sự hợp tác giữa các công ty trong cùng một tập đoàn (nhưng khác quốc gia) cũng mở rộng đáng kể. Như một tài liệu của OECD có nói: các công ty con có cơ hội để tái xác định tài sản, chức năng hoặc rủi ro của chúng trong một tập đoàn đa quốc gia để tăng cường tính cạnh tranh của chúng và đạt được lợi thế so với các đối thủ. Và ngược lại, các tập đoàn độc lập không có được lợi thế như các công ty con để tham gia trong bối cảnh môi trường cạnh tranh (OECD 2008). Khi sự hợp tác quốc tế giữa các công ty con gia tăng, vấn đề về chuyển giá trở nên ngày càng rõ ràng. Trong cuốn sách của “Horngren et al” (2005) đã định nghĩa chuyển giá là “giá mà một phân đoạn của một tổ chức tính cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà nó cung cấp cho một phân đoạn khác trong cùng tổ chức đó”. Thị trường quốc tế đang tăng trưởng chứa đựng cả cơ hội và khó khăn cho các tập đoàn đa quốc gia. Xét các cơ hội, ví dụ như các tập đoàn đa quốc gia có thể đưa ra sản phẩm và sản xuất các linh kiện ở nhiều quốc gia với chi phí nhân công thấp nhằm gia tăng lợi nhuận của họ so với việc giữ sản phẩm và sản xuất linh kiện tại cùng nơi hiện tại của họ (OECD, 1995). Còn có nhiều lý do khác cho các tập đoàn chú ý đến các chiến lược chuyển giá. Một tổ chức tính chuyển giá trên hàng hóa và dịch vụ bởi vì chuyển giá có thể là cách thức phân phối nguồn lực giữa các phân đoạn khác nhau, đánh giá tính chất, hoặc
- 9 quản lý cung ứng. Tại cùng thời điểm, chiến lược về chuyển giá liên quan đến chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của toàn tổ chức, và cũng quan trọng như việc thiết kế và thực thi quản lý thông tin và hệ thống điều hành. Ngay cả khi lợi ích của chuyển giá là rõ ràng, các tập đoàn đa quốc gia vẫn đang đối mặt với các khó khăn. Một trong các khó khăn là vấn đề pháp lý xảy ra khi các phân đoạn của tổ chức được xác định ở quốc gia khác và động cơ cho cơ quan thuế điều tra xem chuyển giá có được thực hiện đúng hay không. Từ kết quả của sự lớn mạnh của các tập đoàn đa quốc gia, thì cả cơ quan thuế (ở các quốc gia khác nhau) và chính các tập đoàn đối mặt với các khó khăn đang gia tăng trong các vấn đề về thuế (OECD, 1995). OECD hỗ trợ cho sự phát triển tích cực của nền kinh tế thế giới thông qua việc giao thương tự do nhằm tạo ra sự phát triển kinh tế lớn nhất có thể trong các quốc gia thành viên. Đối với chuyển giá ở Châu Âu, các hướng dẫn của OECD khuyến cáo sử dụng “Nguyên tắc đối chiếu giao dịch sòng phẳng” (ALP). Một nhóm các giao dịch của công ty thỏa tiêu chuẩn giao dịch sòng phẳng nếu kết quả của giao dịch là phù hợp với kết quả sẽ nhận được nếu các đơn vị không liên kết tham gia vào giao dịch đối chiếu với cùng tình huống. Nói cách khác, tiêu chuẩn sòng phẳng hướng đến không có sự khác biệt trong biên độ lợi nhuận của mua bán nội bộ và mua bán bên ngoài, giả định rằng sản phẩm là tương tự và có cùng nguồn lực được cung cấp (OECD, 1995). Chuyển giá đã là đề tài của nhiều nghiên cứu rộng lớn qua nhiều năm, và nhiều quốc gia thậm chí có các tổ chức riêng biệt xử lý với các vấn đề của chuyển giá. Trong báo cáo của “Bartelsman và Beetsma” (2003) tranh luận rằng thuế doanh nghiệp có thể né tránh được thông qua chuyển giá ở các quốc gia OECD. Trong nghiên cứu của Borkowski (2003) nêu lên rằng cách thức làm chứng từ trên thế giới đang trở nên thu hút hơn cho các tập đoàn đa quốc gia bởi nhiều lý do. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ngắm của các
- 10 tập đoàn đa quốc gia trong chiến lược kinh doanh và hoạch định chính sách thuế. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của bài luận là qua khảo sát các doanh nghiệp và phỏng vấn các chuyên gia để cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về thực trạng tuân thủ quy định chứng từ về chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam • Phạm vi nghiên cứu: Tình hình tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi: lập bảng câu hỏi và thực hiện phỏng vấn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam về tình hình tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: lập bảng câu hỏi và phỏng vấn các chuyên gia của Cục Thuế TP.HCM và Trưởng bộ phận thuế quốc tế của một công ty kiểm toán lớn về tình hình tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá. Phương pháp phân tích và thống kê: dựa trên các dữ liệu thu thập được từ những nghiên cứu chuyên ngành, các báo cáo, số liệu về đầu tư, kết quả khảo sát và phỏng vấn để tiến hành phân tích, so sánh, thống kê lại theo mục đích nghiên cứu.
- 11 Thu thập thông tin: Bên cạnh các cuộc phỏng vấn và bảng khảo sát thì việc thu thập dữ liệu phụ là cần thiết để tạo thành một cấu trúc lý thuyết trên cơ sở của sự phân tích. Dữ liệu thu thập trên quan điểm của cơ quan thuế về chuyển giá và các cuộc khảo sát mang tính toàn cầu của Ernts & Young đã được tiến hành để có được một cái nhìn rõ ràng. Hơn nữa việc thu thập được tiến hành thông qua việc sử dụng các nguồn ở thư viện đại học, bao gồm các sách, báo, trang Web. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Luận văn nêu lên thực trạng về tình hình tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá từ năm 2006 tới nay cùng những tồn tại và khó khăn mà cả doanh nghiệp và cơ quan thuế gặp phải trong quá trình thực hiện. Nhìn vào xu hướng phát triển mới trên thế giới được nêu trong bài, các doanh nghiệp có thể dự đoán và chủ động trong việc tuân thủ theo luật nhằm tránh sự điều chỉnh hoặc chế tài của cơ quan thuế. Đồng thời qua thực trạng tuân thủ quy định của các doanh nghiệp, cơ quan thuế phải có những cải cách phù hợp trong cơ chế quản lý, tùy từng giai đoạn mà có những chiến lược khác nhau thì mới có thể giảm được mặt tiêu cực của hiện tượng chuyển giá như hiện nay. 6. Điểm nổi bật của đề tài Khi tác giả khảo sát các doanh nghiệp cũng là lúc Cục thuế TP.HCM ban hành thông báo 3304/TB-CT ngày 15/09/2010 với nội dung “Thông tư 117/TT-BTC ngày 19/12/2005 có hiệu lực từ ngày 27/01/2006. Như vậy các năm tài chính 2006, 2007, 2008 và 2009 các doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai các giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/TNDN khi thực hiện quyết toán thuế TNDN. Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện kê khai
- 12 theo mẫu GCN-01/TNDN khi thực hiện quyết toán thuế TNDN. Cục thuế TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp kê khai bổ sung mẫu GCN-01/TNDN và nộp cho Cục Thuế chậm nhất là ngày 20/10/2010. Trường hợp doanh nghiệp không nộp bổ sung mẫu GCN-01/TNDN thì khi tiến hành thanh tra, kiểm tra nếu có yếu tố “ chuyển giá” làm giảm thu nhập chịu thuế, cơ quan thuế sẽ xử lý vi phạm pháp luật về thuế như hành vi trốn thuế ” nên việc khảo sát đã khó nay càng trở nên khó khăn hơn do chuyển giá là vấn đề rất nhạy cảm. Vì vậy, ngoài việc khảo sát các doanh nghiệp, tác giả đã kết hợp phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển giá để có thể cung cấp được phần nào bức tranh toàn cảnh thực trạng tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá. Tác giả đã cố gắng tìm hiểu “vai trò của chứng từ chuyển giá” dưới quan điểm của doanh nghiệp, đồng thời cũng tìm hiểu “vai trò của chứng từ chuyển giá” dưới góc độ quản lý của cơ quan thuế và dưới góc độ tư vấn, thực hiện dịch vụ chứng từ chuyển giá của công ty kiểm toán. Tất cả những việc làm trên đều nhằm khẳng định chứng từ chuyển giá là quan trọng, vấn đề tuân thủ cao hay không của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là phụ thuộc ở hành động của cơ quan thuế Việt Nam. 7. Kết cấu và tóm lược đề tài Luận văn được chia thành 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan Chương 1 giới thiệu các quy định về chứng từ chuyển giá của các tổ chức trên thế giới như OECD, PATA, EU, các nước Australia và Việt Nam. Trong chương này, tác giả cũng giới thiệu những khảo sát của công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young và các nghiên cứu về chứng từ chuyển giá của một số học giả.
- 13 Chương 2: Thực trạng tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Ở phần đầu của chương 2, tác giả điểm lại tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1988 đến hết năm 2009. Nội dung chính của chương 2 là phân tích kết quả khảo sát tình hình tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá qua bảng câu hỏi và phỏng vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyển giá. Chương 3: Những đề xuất nhằm tăng cường việc tuân thủ các quy định về chứng từ chuyển giá và chống chuyển giá tại Việt Nam. Trong chương 3, tác giả đưa ra đề xuất cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế. Nhưng tác giả quan tâm nhiều tới đề xuất đối với cơ quan thuế bởi hiện tượng chuyển giá có giảm được hay không phụ thuộc rất lớn vào những hành động đồng loạt của các Cục Thuế trên cả nước.
- 14 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIÁ VÀ CHỨNG TỪ CHUYỂN GIÁ 1.1. Khái niệm và bản chất của chuyển giá 1.1.1. Khái niệm: Theo Tổ chức OECD trong hướng dẫn về việc xác định giá chuyển giao: “Giá chuyển giao là giá áp dụng cho mục đích ghi sổ, dùng để định giá giao dịch giữa các công ty thành viên, được thống nhất quản lý với mức giá ảo cao hay thấp nhằm tác động vào các khoản phải trả cho thu nhập hoặc chuyển vốn giữa các công ty thành viên này”. Theo Wrappe, Steven C., Ken Milani, và Julie Joy, giá chuyển giao là “giá mà tại đó doanh nghiệp chuyển giao hàng hóa, tài sản vô hình hoặc cung cấp dịch vụ cho một bên liên kết như công ty mẹ hay một công ty con”. Theo Marshall, Jeffrey, và Ellen M. Heffes, “Giá chuyển giao đề cập đến giá mà ở đó giao dịch giữa các đơn vị của những công ty đa quốc gia được thực hiện, bao gồm việc chuyển giao nội bộ về hàng hóa, bất động sản, dịch vụ, các khoản vay và thuế”. Tóm lại, chuyển giá (transfer pricing) hay thuật ngữ khoa học là “giá chuyển giao” là việc các doanh nghiệp thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, tài sản và dịch vụ chuyển giao nội bộ qua biên giới giữa các công ty cùng tập đoàn. Mức giá này được xác định sao cho tối đa hóa lợi ích của tập đoàn thông qua việc tận dụng những khác biệt về thuế suất, các quy định về quản lý xuất nhập khẩu và đầu tư ở các quốc gia. Trong vài thập niên gần đây, nhiều quốc gia cũng đã xác lập nhiều quy định nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá này. Hầu hết các quốc gia đều đặt ra “nguyên tắc giá thị trường” cho việc định giá chuyển giao.
- 15 1.1.2. Nguyên tắc giá thị trường (The arm’s length principle – ALP) Trong nhiều năm, phương pháp ALP được dùng tiêu biểu trong các điều ước thuế song phương và đa phương như là một tiêu chuẩn được chấp nhận trên thế giới để xác định lợi nhuận chịu thuế của một tập đoàn đa quốc gia. Hiện nay, phương pháp ALP được sử dụng hầu như ở tất cả các quốc gia. Phương pháp ALP yêu cầu các bên liên kết của một tập đoàn đa quốc gia thiết lập các mức giá cho các giao dịch nội bộ của chính họ như là trong trường hợp giao dịch với bên ngoài, có nghĩa là thực hiện như các đơn vị độc lập trong cùng tình huống tương tự. Theo như luật chuyển giá và các nguyên tắc của nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Trung Quốc, Brazil và Việt Nam, cơ quan thuế được phép hiệu chỉnh lợi nhuận của các bên liên kết nếu như các giao dịch có kiểm soát không thỏa sự kiểm tra khách quan về giá (arm’s length test). Từ đó, vấn đề làm thế nào để xác định danh nghĩa (chủ thể) của các bên liên kết đã trở nên quan trọng và nó được xem như một nhân tố pháp lý sống còn cho việc áp dụng các luật lệ và nguyên tắc chuyển giá. Khái niệm về các bên liên kết được nêu trong điều 9.1 của Công ước về mô hình thuế (Model Tax Convention – MTC) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperation and Development – OECD). Điều này cũng xác nhận quyền của các quốc gia ký kết được điều chỉnh mức thu nhập của một bên liên kết nếu như nó không thỏa giá thị trường (not at arm’s length). Công ước tiêu chuẩn về thuế của OECD và các hiệp ước thuế chỉ xác nhận quyền của các quốc gia ký kết trong việc điều chỉnh thu nhập của các bên liên kết, điều chỉnh thu nhập của các bộ phận của cùng một doan nghiệp. Các hiệp ước về thuế để lại cho các quốc gia ký kết việc thiết lập và áp dụng luật của chính quốc gia đó trong việc áp dụng nguyên tắc giá thị trường (ALP). Kết quả là, các quy định hữu hiệu trong việc
- 16 khai triển và áp dụng ALP chính là các luật thuế của các đối tác trong hiệp ước thuế. Để cung cấp chỉ dẫn cho việc diễn giải và áp dụng ALP, các quốc gia thành viên OECD phát hành “Báo cáo về chuyển giá và các công ty đa quốc gia” năm 1979 và “Chỉ dẫn về chuyển giá cho các tập đoàn đa quốc gia và Cơ quan thuế” (chỉ dẫn của OECD) năm 1995. Những báo cáo và chỉ dẫn này đưa ra các khuyến cáo và được dùng như các các chỉ dẫn được quốc tế công nhận cho việc áp dụng ALP. Mặc dù báo cáo và chỉ dẫn của OECD năm 1979 đã đạt được một mức độ hài hòa trên một số khía cạnh như là phương pháp chuyển giá, việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp và phạm vi đối chiếu, và các yêu cầu về tài liệu,… nhưng các nguyên tắc chuyển giá ở địa phương trong việc áp dụng ALP không giống nhau giữa các quốc gia thành viên OECD và các quốc gia khác. Người ta thấy rằng mặc dù các luật chuyển giá tại địa phương được phát triển đáng kể dựa trên các chỉ dẫn của OECD, nhưng mỗi nước đều có một cách tiếp cận riêng đối với ALP dựa trên các luật địa phương của nó. Không có một tiêu chuẩn liên kết quốc tế chính thức nào trong việc mô tả và áp dụng ALP. Hơn nữa vì sự chênh lệch về mức độ hiểu biết, kinh nghiệm và chuyên môn của nhân viên thuế cũng như mức độ mở cửa của thị trường nên việc thực thi ALP của ngành thuế có thể có sự khác biệt giữa các quốc gia. Bên cạnh việc thiếu sự đồng nhất trong các quy định địa phương hiện hành về chuyển giá, các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với việc thực thi các quy định về chuyển giá có lẽ bắt nguồn từ thực tế rằng tất cả các quốc gia đều muốn bảo vệ lượng thuế có được từ các hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia trong địa hạt của họ. Các cơ quan thuế thường lấy bối cảnh địa phương để đánh giá xem liệu các chuyển giá của một giao dịch có kiểm soát có nằm trong giá thị trường hay không. Các cơ quan thuế ở các quốc gia khác nhau sẽ có thể khác nhau về ý kiến trong việc lựa chọn phương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng mô hình Markowitz trong việc xây dựng danh mục đầu tư chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 592 | 125
-
Luận văn Thạc Sĩ Kinh tế: Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 676 | 113
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
63 p | 260 | 58
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương - chi nhánh Bình Dương
92 p | 147 | 47
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 175 | 38
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 363 | 33
-
Luận văn thạc sĩ Sinh học: Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm mốc có hoạt tính Chitinase cao tại tỉnh Đắk Lắk
92 p | 174 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 103 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ em mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ tại trường tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
0 p | 356 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Dược sĩ: Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế
89 p | 56 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV AIDS viêm màng não và khảo sát độ nhạy cảm đối với các thuốc kháng nấm hiện hành
114 p | 124 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
109 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học ứng dụng: Nhân dòng và phân tích trình tự gen mã hóa cho protein azurin từ một số chủng Pseudomonas aeruginosa
52 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn từ rong biển có khả năng sinh enzyme chuyển hóa Alginate từ rong nâu Việt Nam
104 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu hoạt tính kháng viêm của một số hợp chất thứ cấp phân lập từ chủng vi nấm biển Penicillium oxalicum CLC-MF05
85 p | 38 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn