intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống tri thức địa phương của người Nùng Dín trong việc giáo dục trẻ em, truyền thống và biến đổi; những yếu tố tích cực của gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục trẻ em của người Nùng Dín; bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay và sự tác động của nó đối với hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Dân tộc học: Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VÀNG THỊ NGA TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA NGƢỜI NÙNG DÍN Ở THÔN TÙNG LÂU, XÃ TUNG CHUNG PHỐ, HUYỆN MƢỜNG KHƢƠNG, TỈNH LÀO CAI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học Mã số: 60 22 70 Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Trƣờng Giang Hà Nội - 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Trƣờng Giang, giảng viên khoa Nhân học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Vàng Thị Nga
  3. Lời cảm ơn Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong bộ môn Dân tộc học - khoa Nhân học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Trƣờng Giang đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình điều tra điền dã tại huyện Mƣờng Khƣơng (Lào Cai), tôi đã đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Vàng Thung Chúng (Trƣởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa & Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai), ông Vàng Thung Sáng (Trƣởng thôn Tùng Lâu II, thị trấn Mƣờng Khƣơng, huyện Mƣờng Khƣơng) và gia đình ông Vàng Thung Phong trong việc thu thập thông tin, tƣ liệu tại địa phƣơng. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đồng bào Nùng Dín tại hai thôn Tùng Lâu I, Tùng Lâu II, thị trấn Mƣờng Khƣơng đã nhiệt tình cung cấp thông tin cần thiết và đặc biệt là gia đình ông Vàng Thung Phong (Ngƣời dân thôn Tùng Lâu II, thị trấn Mƣờng Khƣơng, huyện Mƣờng Khƣơng) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và đông viên tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Vàng Thị Nga
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu ............................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4 6. Bố cục luận văn............................................................................................ 5 CHƢƠNG 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NGƢỜI NÙNG DÍN Ở LÀO CAI ................................ 6 1. 1.Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu........... 6 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 6 1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ...................................................... 11 1.1.3. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 17 1.2. Tổng quan về ngƣời Nùng Dín ở Lào Cai ............................................ 21 1.2.1. Dân tộc và địa bàn cƣ trú của ngƣời Nùng Dín tại Lào Cai ................. 21 1.2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội.................................................................... 23 1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế của người Nùng Dín .............................................. 23 1.2.2.2. Đặc điểm xã hội của người Nùng Dín tại Lào Cai ........................... 27 Tiểu kết chƣơng 1:......................................................................................... 29 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA NGƢỜI NÙNG DÍN LÀO CAI .......................................................... 30 2.1. Quan niệm về trẻ em nói chung và ở ngƣời Nùng Dín nói riêng ....... 30 2.1.1. Khái niệm về trẻ em .............................................................................. 30 2.1.2. Quan niệm về trẻ em và vai trò của trẻ em trong gia đình của ngƣời Nùng Dín ......................................................................................................... 33 2.1.3. Quan niệm về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín ............................ 35
  5. 2.2. Hệ thống tri thức địa phƣơng về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín.....36 2.2.1. Nội dung giáo dục ................................................................................. 36 2.2.1.1. Giáo dục ngôn ngữ và chữ viết .......................................................... 36 2.2.1.2. Giáo dục đạo đức, lối sống và ứng xử ............................................... 37 2.2.1.3. Giáo dục kỹ năng lao động sản xuất .................................................. 46 2.2.1.4. Giáo dục các giá trị văn hóa tinh thần .............................................. 52 2.2.2. Phƣơng thức giáo dục........................................................................... 58 2.2.2.1. Giáo dục theo độ tuổi ......................................................................... 58 2.2.2.2. Giáo dục theo giới tính ...................................................................... 62 2.2.2.3. Cách thức giáo dục “quen tay hay làm”, truyền dạy qua quan sát ...... 67 2.3. Các thực hành văn hóa của gia đình và cộng đồng hƣớng tới đời sống tinh thần, hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em ........................................ 68 Tiểu kết chƣơng 2:......................................................................................... 73 CHƢƠNG 3. BIẾN ĐỔI TRI THỨC ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA NGƢỜI NÙNG DÍN LÀO CAI HIỆN NAY .......... 75 3.1. Trƣờng học.............................................................................................. 75 3.2. Sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội theo hƣớng hiện đại hóa dẫn đến những biến đổi trong gia đình, cộng đồng ngƣời Nùng Dín .............. 80 3.3. Tác động từ các chính sách của Nhà nƣớc........................................... 84 Tiểu kết chƣơng 3:......................................................................................... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
  6. BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT GS.TS Giáo sƣ, Tiến sĩ PGS Phó giáo sƣ PGS.TS Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Tr Trang Nxb Nhà xuất bản WTO World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại quốc tế) WIPO The World Intellectual Property Organization (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) UNESCO The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc)
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay, Việt Nam đang trên bƣớc đƣờng phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, tuy nhiên quá trình này cũng tạo ra nhiều biến đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực văn hóa. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên đất nƣớc ta đang dần bị mai một, biến mất. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc không chỉ trở thành một nhiệm vụ đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đề ra trong các đƣờng lối, chính sách của đất nƣớc mà còn là một vấn đề bức thiết cần đƣợc bản thân các tộc ngƣời quan tâm cùng coi trọng. Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Thành phố Lào Cai có cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu khiến cho việc giao lƣu hợp tác về kinh tế - văn hóa giữa hai nƣớc ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Với lợi thế về vị trí địa lý cũng nhƣ điều kiện tự nhiên, kinh tế Lào Cai phát triển mạnh mẽ ở các các ngành thƣơng nghiệp, du lịch và khai khoáng. Những biến đổi này đã tác động mạnh mẽ đến các tộc ngƣời thiểu số ở đây. Vì vậy, giữ gìn bản sắc văn hóa của tộc ngƣời đã và đang trở thành một vấn đề cấp thiết. Do đó, việc giáo dục những thế hệ trẻ – những ngƣời “giữ lửa” của tộc ngƣời trở thành một vấn đề đang đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội trong đó có ngƣời Nùng Dín. Ở Lào Cai, ngƣời Nùng Dín đã có mặt từ lâu đời, là một trong số 25 ngành nhóm tộc ngƣời của tỉnh có số lƣợng dân số tính đến hết năm 2010 là trên 27000 ngƣời, xếp thứ 7 trong số các dân tộc trong tỉnh. [20, tr. 40]. Đến nay, ngƣời Nùng Dín vẫn còn lƣu giữ đƣợc khá đầy đủ những giá trị văn hóa truyền thống của mình. Bởi ngƣời Nùng Dín luôn đề cao vấn đề giáo dục nhất là giáo dục trẻ em từ khi còn nhỏ, thông qua quá trình giáo dục này để trẻ em từng bƣớc thích nghi và phát triển hoàn thiện 1
  8. trong môi trƣờng văn hoá của tộc ngƣời nói riêng và xã hội nói chung. Hiện nay, tuy những biến đổi kinh tế - xã hội mới có ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa của ngƣời Nùng Dín ở đây nhƣng họ vẫn giữ gìn và phát huy những kinh nghiệm, tri thức giáo dục trẻ em truyền thống bởi vai trò tích cực của chúng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa Nùng Dín. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn nghiên cứu về tri thức giáo dục trẻ em và những biến đổi của nó trong bối cảnh hiện nay của ngƣời Nùng Dín ở Lào Cai với đề tài “Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau: - Hệ thống tri thức địa phƣơng của ngƣời Nùng Dín trong việc giáo dục trẻ em, truyền thống và biến đổi. - Những yếu tố tích cực của gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín - Bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay và sự tác động của nó đối với hệ thống tri thức địa phƣơng về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín. Tất cả những thông tin thu thập đƣợc chỉ tập trung để làm rõ những nội dung nêu trên, đồng thời hệ thống hóa những tri thức địa phƣơng của ngƣời Nùng Dín ở Lào Cai trong việc giáo dục trẻ em, truyền thống và những biến đổi trong hoàn cảnh hiện nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu: Thôn Tùng Lâu II, xã Tung Chung Phố, huyện Mƣờng Khƣơng, tỉnh Lào Cai (nay là thị trấn Mƣờng Khƣơng, huyện Mƣờng Khƣơng, tỉnh Lào Cai). Thôn Tùng Lâu hay làng Tùng Lâu là một làng cổ truyền có lịch sử lâu đời, theo nhiều tƣ liệu thu thập đƣợc từ Phòng Di sản văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai) thì làng đã hình thành đƣợc ít nhất là 6 đời (120 năm) hoặc lâu hơn thế. Làng có vị trí gần khu chợ trung tâm của huyện khoảng 200m và cách khu trung tâm huyện khoảng 1km. Vì thế hiện nay làng cũng có sự thay đổi về cả kinh tế 2
  9. lẫn văn hoá do ảnh hƣởng của các chính sách phát triển kinh tế và văn hoá của Nhà nƣớc. Thôn Tùng Lâu trƣớc đây thuộc xã Tung Chung Phố. Đến năm 2007, do số hộ gia đình tăng nhanh, gây khó khăn cho việc quản lý nhân khẩu nên đƣợc tách ra thành thôn Tùng Lâu I và Tùng Lâu II. Năm 2010, một phần lãnh thổ của xã Tung Chung Phố (gồm 775 ha diện tích tự nhiên và 2.139 ngƣời) đƣợc sáp nhập vào xã Mƣờng Khƣơng đồng thời thành lập thị trấn Mƣờng Khƣơng trên cơ sở xã Mƣờng Khƣơng trong đó bao gồm 2 thôn Tùng Lâu I và Tùng Lâu II. Luận văn chọn thôn Tùng Lâu II làm địa bàn điền dã và nghiên cứu chính vì thôn Tùng Lâu II là nơi trung tâm của thôn Tùng Lâu cũ, còn thôn Tùng Lâu I chủ yếu là các hộ gia đình mới với địa bàn đƣợc mở rộng ra về phía trung tâm thị trấn. Hiện nay, thôn Tùng Lâu II có 107 hộ gia đình với 479 nhân khẩu, trong đó có 98 % ngƣời dân ở đây là ngƣời Nùng Dín. 1 Đối tƣợng nghiên cứu : Tri thức của ngƣời Nùng Dín về giáo dục trẻ em truyền thống và hiện nay, những biến đổi và nguyên nhân của những biến đổi đó. Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những tri thức của ngƣời Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu về giáo dục trẻ em cùng những biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: đóng góp vào ngành dân tộc học/nhân học những tri thức cụ thể, làm rõ hơn văn hóa của một ngành, một nhóm tộc ngƣời – ngƣời Nùng. Làm cơ sở tài liệu cho các nhà khoa học sau đó tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này. Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở khoa học để các nhà hoạch định chính sách và cán bộ công tác văn hóa đề ra những chủ trƣơng, chính sách và biện pháp bảo tồn bản sắc văn hóa ngƣời Nùng Dín nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung cho phù hợp với tình hình của từng địa phƣơng. 1 Theo lời ông Vàng Thung Sáng, trƣởng thôn Tùng Lâu II, 2013. 3
  10. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để viết luận văn này tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản trong ngành nhân học là: - Phƣơng pháp nghiên cứu quan sát tham gia: Tác giả đã thực hiện nghiên cứu điền dã tại thôn Tùng Lâu II trong thời gian 1 tuần (23 – 30/12/2013). Trong quá trình điền dã, tác giả đã ở tại nhà ông Vàng Tờ Phủ - thầy mo thôn Tùng Lâu II, đây là gia đình có 4 thế hệ (ông – bố mẹ - con cháu chắt) và vẫn giữ đƣợc nhiều nếp sống truyền thống của ngƣời Nùng Dín ở đây. Bằng cách tham gia vào sinh hoạt cũng nhƣ các thực hành văn hóa của gia đình để tìm hiểu môi trƣờng văn hóa, môi trƣờng gia đình cũng nhƣ phân tích ảnh hƣởng của nó đối với việc giáo dục trẻ em. Ngoài thời gian 1 tuần điền dã, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2015, tác giả đã có nhiều dịp nghiên cứu điền dã trong thời gian ngắn (1- 2 ngày) tại thôn Tùng Lâu I, II, và các thôn ngƣời Nùng Dín ở huyện Mƣờng Khƣơng nhƣ thôn Na Bủ, Mã Tuyển, Sảng Chải. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện một số cuộc phỏng vấn nhóm về vấn đề giáo dục trẻ em trong gia đình cũng nhƣ hệ thống trƣờng học, Ngoài ra, thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu với các đối tƣợng khác nhau (về giới, về lứa tuổi, về nghề nghiệp) để tìm hiểu những thông tin đa chiều và toàn diện. - Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua, bảng hỏi: Lập những bảng hỏi cho những nhóm ngƣời khác nhau về lứa tuổi để thu thập những thông tin khác nhau, đa chiều về quan niệm, cách thức giáo dục trẻ em. Dựa trên việc tổng hợp những thông tin từ bảng hỏi, phân tích để đƣa ra những đánh giá, nhận xét sát thực, chính xác. Các phƣơng pháp trên cho phép thu thập đƣợc nguồn thông tin chính xác và chân thực để trên cơ sở đó, tôi có điều kiện hệ thống hoá những thông tin thu thập đƣợc và đƣa ra đƣợc những kết luận đúng đắn cho nghiên cứu của mình. 4
  11. 6. Bố cục luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận có bố cục thành 3 chƣơng với nội dung cơ bản nhƣ sau: Chương 1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về người Nùng Dín ở Lào Cai. Chương 2. Nội dung và phương thức giáo dục trẻ em của người Nùng Dín Lào Cai. Chương 3. Biến đổi tri thức địa phương trong giáo dục trẻ em của người Nùng Dín Lào Cai hiện nay Ngoài ra, luận văn còn phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục. 5
  12. CHƢƠNG 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NGƢỜI NÙNG DÍN Ở LÀO CAI 1. 1.Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Khái niệm “tri thức địa phương” Mặc dù đã đƣợc nghiên cứu từ lâu, nhƣng cho tới nay khái niệm tri thức bản địa hay tri thức truyền thống vẫn chƣa đƣợc thống nhất. Nói cách khác, tri thức bản địa - tri thức truyền thống đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào các lĩnh vực chuyên môn và theo các mục đích sử dụng thuật ngữ khác nhau. Năm 1978, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã tiến hành nghiên cứu và lần đầu tiên đƣa ra khái niệm “tri thức truyền thống”. Ban đầu, khái niệm này chỉ giới hạn ở một loại tri thức (đƣợc coi là truyền thống) là “các hình thức thể hiện văn hóa dân gian” (Expressions of Folklore). Vào năm 1982, “các quy định mẫu dành cho luật quốc gia về bảo hộ các hình thức thể hiện văn hóa dân gian chống lại việc khai thác trái phép và những hành vi xâm phạm khác” đã đƣợc WIPO phối hợp với UNESCO soạn thảo và công bố, trong đó có định nghĩa về “các hình thức thể hiện văn hóa dân gian”. Đến nay thuật ngữ “tri thức truyền thống” không chỉ giới hạn ở “các hình thức thể hiện văn hóa dân gian” mà còn bao gồm các đối tƣợng khác nhƣ tri thức bản địa, kiến thức cổ truyền, kinh nghiệm dân gian… Để thống nhất về cách dùng thuật ngữ, trong Báo cáo về các cuộc khảo sát về sở hữu trí tuệ và tri thức truyến thống (1998-1999), dƣới góc độ sở hữu trí tuệ, WIPO đã định nghĩa “tri thức truyền thống” là các sản phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học dựa trên truyền thống; sự biểu diễn; các sáng chế; các phát minh khoa học; các kiểu dáng; các nhãn hiệu, tên và biểu tƣợng; các thông tin bí mật, và tất cả các sáng kiến hoặc sản phẩm sáng tạo khác là thành quả của hoạt động trí tuệ dựa trên truyền thống trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật. Cụm từ “dựa trên truyền thống” đƣợc hiểu là các hệ thống tri thức, các sản phẩm sáng tạo, sáng kiến và các hình 6
  13. thức thể hiện văn hóa đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thƣờng thuộc về hoặc gắn liền với một nhóm ngƣời cụ thể hoặc vùng lãnh thổ cụ thể nơi nhóm ngƣời đó sinh sống, đƣợc phát triển thƣờng xuyên để thích nghi với môi trƣờng biến đổi. Trong “Cẩm nang về tri thức bản địa” (tài liệu dịch), đƣợc NXB Nông nghiệp ấn hành năm 2000, một định nghĩa cũng đã đƣợc đƣa ra: Tri thức bản địa (còn có thể gọi bằng những tên khác như "kiến thức địa phương", "kiến thức kỹ thuật bản địa" hay "kiến thức truyền thống") là kiến thức mà người dân ở một cộng đồng đã tạo nên và đang phát triển dần theo thời gian. Ngoài các khái niệm kể trên, một số nƣớc cũng có các quy định riêng về thuật ngữ tri thức bản địa - tri thức truyền thống. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng đƣợc nhiều nhà khoa học thuộc cả hai lĩnh vực - khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhƣ Lê Trọng Cúc, Đào Trọng Hùng, Phạm Quang Hoan, Ngô Đức Thịnh… quan tâm. Tuỳ theo cách hiểu của mình, họ cũng đƣa ra nhiều kháí niệm với những nội hàm khác nhau. PGS.TS Lê Trọng Cúc đồng nhất tri thức địa phƣơng với văn hoá truyền thống. Theo ông, “tri thức địa phương được tích luỹ qua kinh nghiệm to lớn nhờ tiếp xúc chặt chẽ với thiên nhiên, dưới áp lực chọn lọc, trong quá trình tiến hoá của sinh quyển và dần dần trở thành văn hoá truyền thống” [24, tr. 231]. GS.TS Ngô Đức Thịnh lại gọi tri thức địa phƣơng là “tri thức dân gian” (Folklore Knowledge) và cho rằng, “đó là kinh nghiệm của con người tích luỹ được qua quá trình hoạt động lâu dài nhằm thích ứng và biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội, phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần cho bản thân” [90, tr. 35]. PGS.TS Phạm Quang Hoan cho rằng: Tri thức địa phƣơng đƣợc hiểu ở các cấp độ khác nhau. Một là, “tri thức địa phƣơng” (hay tri thức bản địa), “tri thức dân gian”, “tri thức tộc ngƣời” là toàn bộ những hiểu biết, những kinh nghiệm của một tộc ngƣời nhất định đƣợc tích lũy, chọn lọc và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vốn tri thức đó phản ánh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống cộng đồng để mỗi tộc ngƣời sinh tồn, 7
  14. phát triển và thích nghi trƣớc những biến đổi đã và đang diễn ra. Nói cách khác, tri thức địa phƣơng là phƣơng thức ứng xử, là đặc tính thích nghi với những điều kiện sinh thái nhân văn của mỗi tộc ngƣời. Cũng có thể coi là bản sắc văn hóa tộc ngƣời. Hai là, “tri thức địa phƣơng” là tri thức của các cộng đồng tộc ngƣời cùng cộng cƣ trên một vùng sinh thái hay một vùng văn hóa nhất định. Trong trƣờng hợp này, tri thức địa phƣơng cũng phản ánh xu hƣớng giao lƣu và biến đổi văn hóa hay thích nghi văn hóa giữa các tộc ngƣời [42, tr. 87]. Tuy nhiên, trên thực tế, các khái niệm “kiến thức bản địa” (Indigenouse Knowledge), “tri thức địa phƣơng” (Local Knowledge), “tri thức truyền thống” (Traditional Knowledge) và “tri thức dân gian” (Folklore Knowledge) đƣợc quan niệm gần nhƣ đồng nghĩa và thƣờng đƣợc sử dụng hoán đổi cho nhau mà không gây nên sự hiểu lầm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ sử dụng tri thức địa phƣơng để chỉ những nội dung trên. Một cách khái quát có thể hiểu: Tri thức bản địa, tri thức truyền thống hay tri thức địa phƣơng là hệ thống tri thức mà ngƣời dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã đƣợc kiểm nghiệm qua thực tiễn và thƣờng xuyên thay đổi để thích nghi với môi trƣờng văn hóa, xã hội. - Khái niệm gia đình Có rất nhiều khái niệm về gia đình tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu, xem xét, hƣớng tiếp cận, …mà có các khái niệm khác nhau: Tập thể các nhà khoa học do GS.TS. Trần văn Bính chủ biên có khái niệm về gia đình nhƣ sau: “Gia đình là một hình thức cộng đồng ngƣời, chủ yếu xây dựng trên quan hệ hôn nhân và huyết thống”. Liên hợp quốc định nghĩa: “Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trƣờng tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên”. Từ điển bách khoa Việt Nam đƣa ra khái niệm: “Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngƣỡng,… là đơn vị kinh tế và là tế bào của xã hội”. 8
  15. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, đƣợc hình thành, duy trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thống”. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2009 khẳng định: “Gia đình là tập hợp những ngƣời gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dƣỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình”; “là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là môi trƣờng quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chỉ thị 49/CT-TW ngày 21/02/2005 của Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khoá IX) cũng đƣa ra: “Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trƣờng quan trọng hình thành , nuôi dƣỡng và giáo dục nhân cách con ngƣời, là nơi bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc”. Trong nghiên cứu xã hội hội học, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc đƣợc nuôi dƣỡng tuy không có quan hệ máu mủ. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm…). Giữa họ có những ràng buộc có tính pháp lý đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận và bảo vệ đồng thời có những quy định rõ ràng về quyền đƣợc phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình”. Dƣới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng có thể phân chia gia đình thành hai loại: Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thƣờng đƣợc coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm ngƣời ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dƣới một mái nhà, thƣờng từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những ngƣời ruột thịt từ tuyến phụ. Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trƣởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những ngƣời lẻ loi. Các thành 9
  16. viên trong gia đình đƣợc xếp đặt trật tự theo ý muốn của ngƣời lãnh đạo gia đình mà thƣờng là ngƣời đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớn thƣờng gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của ngƣời lớn tuổi nhất. Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm ngƣời thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một ngƣời vợ hoặc một ngƣời chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngƣợc lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ ngƣời vợ với ngƣời chồng hoặc chỉ của ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tƣơng lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển. Mặc dù khái niệm về gia đình diễn đạt có khác nhau tuỳ thuộc ở góc độ nhìn nhận, song xem xét một cách chung nhất, nội hàm khái niệm về gia đình bao gồm các yếu tố sau: là một đơn vị xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dƣỡng để thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hoá, tín ngƣỡng.…Các thành viên quan hệ với nhau trên cơ sở những định ƣớc, quy định rõ ràng về đạo lý, bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiêm, đối với các việc cần làm, đƣợc phép, cấm đoán; có mối liên hệ gắn bó với nhau về tình cảm, quyền lợi, trách nhiệm và có những giàng buộc có tính pháp lý đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận, bảo vệ (khi xã hội có nhà nƣớc). - Khái niệm giáo dục Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” đƣợc biết đến với từ “education”, đây là một từ gốc Latin đƣợc ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”. Có nghĩa là dẫn (“Ducere”) con ngƣời vƣợt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vƣơn tới những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn. 10
  17. Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là hiện tƣợng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài ngƣời”. Định nghĩa này nhấn mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhƣng không đề cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó. Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải cách giáo dục ngƣời Mỹ, ông cho rằng cá nhân con ngƣời không bao giờ vƣợt qua đƣợc quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con ngƣời phải vƣợt qua đƣợc sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài ngƣời để đảm bảo tồn tại xã hội. Ngoài ra, ông John Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhƣng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Nhƣ vậy, theo quan điểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhƣng ông nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ. Nhƣ vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; ngƣời giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trƣớc, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hƣớng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài ngƣời mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài ngƣời, phát triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm vào mục đích phát triển con ngƣời và phát triển xã hội. 1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Những nghiên cứu về tri thức địa phương ở Việt Nam Đề tài nghiên cứu về tri thức địa phƣơng không phải là một đề tài nghiên cứu mới ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy chƣa đƣa ra khái niệm tri thức địa phƣơng nhƣng nhiều nghiên cứu dân tộc học, nhân học, văn hoá học, … về phong tục tập quán, văn hoá dân gian, ứng xử với môi trƣờng tự nhiên của các cộng 11
  18. đồng hoặc tộc ngƣời cũng chính là nghiên cứu về tri thức bản địa hay tri thức địa phƣơng. Trong những năm gần đây, các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, đã cung cấp ngày càng nhiều thông tin về vai trò của kiến thức bản địa trong nhiều lĩnh vực nhƣ: Lê Trọng Cúc trong cuốn Vai trò của tri thức địa phương trong phát triển bền vững vùng cao-1999 đã đƣa ra vai trò của kiến thức bản địa và những ứng dụng của nó trong các dự án về hợp tác và phát triển trong bối cảnh hiện nay; Tiến sĩ khoa học Trần Công Khánh với bài viết Cây thuốc dân tộc và vấn đề bảo tồn tri thức bản địa về cách sử dụng cây thuốc in trên tạp chí Y học và Đời sống online- 4/2005 đã cho biết những thông tin đầy hiệu quả của những tri thức bản địa về y học hay là y học cổ truyền,… Đối với các nhà dân tộc học thì trƣớc đây đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tri thức bản địa dƣới dạng là một bộ phần hợp thành của nền văn hoá của mỗi tộc ngƣời. Những nghiên cứu này đã đề cập khá chung chung tới những tri thức bản địa chƣa thành hệ thống kiến thức riêng biệt và kỹ lƣỡng trong văn hoá tộc ngƣời, nhƣ là tác phẩm: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam của Cầm Trọng, Người Dao ở Việt Nam của Bế Viết Đằng, … Hiện nay, nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu tri thức địa phƣơng của một tộc ngƣời nhƣ tác giả Mai Văn Tùng (2011) với luận văn tiến sĩ Tri thức địa phương, về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa; hai tác giả Nguyễn Ngọc Thanh và Trần Hồng Thu (2003) với cuốn sách Tri thức địa phương của người Mường trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên của NXB Khoa học xã hội; … Có thể thấy rằng, nghiên cứu về tri thức địa phƣơng đã trở thành một đề tài đƣợc nhiều nhà dân tộc học, nhân học quan tâm và nghiên cứu sâu sắc, đa dạng, phong phú. Nghiên cứu về vấn đề giáo dục trẻ em ở Việt Nam Vấn đề giáo dục trẻ em cũng là vấn đề đƣợc nhiều nhà chính sách, nhà pháp luật và nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Nhiều chính sách phát triển kinh tế - 12
  19. văn hóa – xã hội cũng đề cập đến việc phát triển giáo dục trẻ em nhất là trẻ em dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay nhƣ Thấu suốt đường lối của Đảng đưa sự nghiệp giáo dục tiến lên mạnh mẽ vững chắc của Lê Duẩn, Trƣờng Chinh, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu xuất bản năm 1972; Đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ Nghiên cứu các giải pháp quản lý giáo dục trong môi trường hội nhập WTO do PGS.TS.Nguyễn Công Giáp làm chủ nhiệm (2006-2008); Đề tài độc lập cấp nhà nƣớc “Phát triển Giáo dục Việt Nam trong nền Kinh tế Thị trường và trước Yêu cầu Hội nhập Quốc tế” do PGS.TS. Trần Quốc Toản làm chủ nhiệm (2007-2009); Tác giả Nguyễn Kim Dung với đề tài nhánh cấp nhà nƣớc “Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục iệt Nam trong nền kinh tế thị trường và trước yêu cầu hội nhập quốc tế”… Ngoài ra, hàng loạt các luật, nghị quyết, văn bản hƣớng dẫn pháp luật đƣợc Nhà nƣớc và các cơ quan có thẩm quyền ban hành nhƣ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật lao động,…Các nhà giáo dục học lại nghiên cứu quá trình phát triển tâm, sinh lý của trẻ em cũng nhƣ những phƣơng pháp giáo dục trẻ em trong gia đình, trong nhà trƣờng mang tính khoa học. Nghiên cứu về giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, trong cuốn Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, quyển II, TS Trƣơng Huyền Chi có viết “Họ nói đồng bào không biết quý sự học” nghiên cứu về những mâu thuẫn trong giáo dục ở vùng đa dân tộc Tây Nguyên Việt Nam năm 2010. Đến năm 2011,Nguyễn Thu Hƣơng và Nguyễn Trƣờng Giang có nghiên cứu với đề tài “Học không được hay học để làm gì. Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số” (Nghiên cứu trƣờng hợp tại Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên). Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh với cuốn Một số vấn đề về chính sách giáo dục ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam… Trong đó, chƣa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề giáo dục của ngƣời Nùng nói chung và ngƣời Nùng Dín Lào Cai nói riêng. Những nghiên cứu về người Nùng và giáo dục trẻ em của người Nùng ở Việt Nam 13
  20. Nghiên cứu về văn hóa ngƣời Nùng ở Việt Nam cũng đã đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập. Nghiên cứu đầu tiên về ngƣời Nùng phải kể đến tác phẩm “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” của hai tác giả Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn do NXB Khoa học xã hội in năm 1968. Sau đó là tác giả Nông Minh Châu sƣu tầm các bài dân ca trong đám cƣới của hai dân tộc Tày – Nùng tập hợp trong cuốn sách “Dân ca đám cưới Tày – Nùng” do NXB Việt Bắc in năm 1973. Sau đó, ngƣời Nùng cũng đƣợc giới thiệu khái quát trong cuốn sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” của Viện Dân tộc học do NXB Khoa học xã hội in năm 1978. Đến năm 1979, tác giả Vi Hồng trong cuốn sách“Sli, lượn dân ca trữ tình Tày, Nùng” của NXB Văn hóa ngoài việc nghiên cứu thể loại Sli, lƣợn của hai dân tộc Tày, Nùng còn đƣa ra nhận xét về nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ “Lƣợn ”. Tác giả đƣa ra nhiều ý kiến giải thích khác nhau, nhƣng đáng chú ý là ý kiến của cụ Nông Văn Mô ở huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng. Theo cụ Mô thì “lƣợn” hay “vén” cùng có một nghĩa - xƣa kia ngƣời Tày vẫn nói “lƣợn lục” hay “vén lục” đều có nghĩa là “ru con”. Năm 1984, NXB Văn hoá ra cuốn sách ăn hoá Tày – Nùng của Lò Văn Lô và Hà Văn Thƣ, đến năm 1992 ra cuốn sách Dân tộc Nùng ở Việt Nam của Hoàng Nam. Hai tác phẩm này đã đƣa ra những nghiên cứu khá toàn diện về mọi khía cạnh đời sống và văn hoá của ngƣời Nùng ở Việt Nam từ ăn mặc, đi lại, nhà ở đến những phong tục tập quán nhƣ cƣới xin, tang ma, lễ hội cũng nhƣ những hoạt động kinh tế nông nghiệp của họ. Đó là hai cuốn sách mang tính tổng quát chung và chi tiết hơn những cuốn sách trƣớc đó về tộc ngƣời Nùng ở Việt Nam. Hai cuốn sách này không có một mục riêng dành cho vấn đề giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng ở Việt Nam nói chung. Ngoài ra, nghiên cứu về văn hóa Tày – Nùng còn có cuốn sách “ ăn hóa truyền thống Tày – Nùng” của nhiều tác giả Hoàng Quyết, Ma Khách Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lƣợc, Vƣơng Toàn in tại NXB Văn hóa dân tộc năm 1993. Xuất phát từ mối quan hệ mật thiết của hai tộc ngƣời, giai đoạn đầu các tác giả chủ yếu nghiên cứu hai dân tộc Tày, Nùng bởi sự tƣơng đồng trong văn hóa. Ngoài ra, 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0