Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK dưới góc độ về mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------ ------------ LƢU THỊ MINH HƢỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TẠI TRƢỜNG MẦM NON VSK LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Hà Nội -2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------ ------------ LƢU THỊ MINH HƢỜNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TẠI TRƢỜNG MẦM NON VSK LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC Mã số: 60140120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN QUYẾT Hà Nội -2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục với đề tài: “Đánh giá hiệu quả việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK” là công trình nghiên cứu riêng của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Văn Quyết. Tôi xin cam đoan: - Luận văn là sản phẩm nghiên cứu của tôi - Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình Tác giả luận văn Lƣu Thị Minh Hƣờng i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các lãnh đạo Trường Đại Học Giáo dục, Bộ môn Đo lường và đánh giá, các thầy, cô của trường Đại Học Giáo dục đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Quyết đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Giáo dục phát triển tiềm năng con người IPD đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các giáo viên và phụ huynh trường mầm non VSK đã tham gia vào quá trình phỏng vấn, khảo sát và cung cấp các số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Tác giả luận văn Lƣu Thị Minh Hƣờng ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ...................8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................8 1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu. ............................................................................12 1.2.1. Các khái niệm cơ sở ...............................................................................12 1.2.1.1. Chương trình giáo dục mầm non ....................................................12 1.2.1.2. Phương pháp giáo dục mầm non .....................................................13 1.2.1.3. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ em ở trường mầm non. .14 1.2.1.4. Các mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non ........................15 1.2.1.5. Hình thức dạy học theo dự án .........................................................17 1.2.2. Mối quan hệ giữa chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non ...................................................................................19 1.2.3. Các đặc trưng của hình thức dạy học theo dự án. ..................................19 1.2.3.1. Đặc điểm của hình thức dạy học theo dự án ...................................19 1.2.3.2. Mục tiêu của hình thức DHTDA ....................................................21 1.2.3.3. Cách thức triển khai DHTDA. ........................................................22 1.2.3.4. Cách thức triển khai DHTDA ở bậc học mầm non.........................23 1.2.3.5. Phân biệt giữa hình thức DHTDA và các hình thức dạy học khác. 24 1.2.3.6. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của hình thức DHTDA ..........32 CHƢƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ THIẾT KẾ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ..........33 2.1. Giới thiệu mô hình trƣờng mầm non VSK ................................................33 2.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu ................................................................35 2.3. Thiết kế công cụ đánh giá ...........................................................................36 2.3.1. Mã hóa biến: ...........................................................................................36 2.3.2. Đề xuất các tiêu chí đánh giá..................................................................36 2.3.2.1. Đề xuất các tiêu chí đánh giá việc đạt được các mục tiêu về tâm trí cho trẻ ................................................................................................................37 2.3.2.2. Đề xuất tiêu chí đánh giá việc đạt được các mục tiêu giáo dục của chương trình. .....................................................................................................38 2.3.3. Thiết kế phiếu khảo sát ...........................................................................39 iii
- CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................43 3.1. Phân tích mức độ đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục về tâm trí của trẻ qua việc thực hiện hình thức DHTDA. .........................................................................43 3.1.1. Các mục tiêu về tâm trí cho trẻ...............................................................43 3.1.2. Ảnh hưởng của độ tuổi trẻ đối với mục tiêu về tâm trí của trẻ ..............45 3.1.3. Ảnh hưởng của trình độ GV đối với việc đạt được mục tiêu về tâm trí cho trẻ ....................................................................................................................47 3.1.4. Ảnh hưởng của thâm niên công tác GV đối với việc đạt được các mục tiêu về tâm trí của trẻ .............................................................................................48 3.2. Phân tích mức độ đạt đƣợc mục tiêu về các mặt giáo dục của trẻ qua việc thực hiện hình thức DHTDA ..........................................................................51 3.2.1. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về thể chất, dinh dưỡng của trẻ qua việc triển khai hình thức DHTDA .........................................................................51 3.2.1.1 Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về thể chất, dinh dưỡng của trẻ qua việc triển khai hình thức DHTDA ..............................................................51 3.2.1.2. Ảnh hưởng của độ tuổi trẻ tới việc đạt được các mục tiêu về thể chất, dinh dưỡng ................................................................................................53 3.2.1.3. Ảnh hưởng của trình độ GV tới việc đạt được các mục tiêu về thể chất, dinh dưỡng ................................................................................................55 3.2.1.4. Ảnh hưởng của TNCT GV tới việc đạt được các mục tiêu về thể chất, dinh dưỡng ................................................................................................55 3.2.2. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về nhận thức khi triển khai hình thức DHTDA .........................................................................................................56 3.2.2.1. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về nhận thức khi triển khai hình thức DHTDA .....................................................................................................56 3.2.2.2. Ảnh hưởng của độ tuổi trẻ tới việc đạt được các mục tiêu về nhận thức ...........................................................................................................................58 3.2.2.3. Ảnh hưởng của trình độ GV tới việc đạt được các mục tiêu về nhận thức ....................................................................................................................61 3.2.2.4. Ảnh hưởng của TNCT GV tới việc đạt được các mục tiêu về nhận thức .............62 3.2.3. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc áp dụng hình thức DHTDA ...................................................................................64 iv
- 3.2.3.1. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc áp dụng hình thức DHTDA .......................................................................64 3.2.3.2. Ảnh hưởng của độ tuổi trẻ tới việc đạt được các mục tiêu về ngôn ngữ .....................................................................................................................66 3.2.3.3. Ảnh hưởng của trình độ GV tới việc đạt được các mục tiêu về ngôn ngữ .....................................................................................................................68 3.2.3.4. Ảnh hưởng của TNCT GV tới việc đạt được các mục tiêu về ngôn ngữ ................................................................................................... 69 3.2.4. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về TCXH cho trẻ qua việc áp dụng hình thức DHTDA .................................................................................................70 3.2.4.1. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về TCXH của trẻ qua việc áp dụng hình thức DHTDA....................................................................................70 3.2.4.2. Ảnh hưởng của độ tuổi trẻ tới việc đạt được các mục tiêu về TCXH ... 72 3.2.4.3. Ảnh hưởng của trình độ GV tới việc đạt được các mục tiêu về TCXH ................................................................................................................74 3.2.4.4. Ảnh hưởng của TNCT GV tới việc đạt được các mục tiêu về TCXH 75 3.2.5. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về thẩm mỹ của trẻ qua việc áp dụng hình thức DHTDA........................................................................................76 3.2.5.1. Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về thẩm mỹ của trẻ qua việc áp dụng hình thức DHTDA....................................................................................76 3.2.5.2. Ảnh hưởng của độ tuổi trẻ tới việc đạt được các mục tiêu về TM .78 3.2.5.3. Ảnh hưởng của trình độ GV tới việc đạt được các mục tiêu về TM ...79 3.2.5.4. Ảnh hưởng của TNCT GV tới việc đạt được các mục tiêu về TM 80 TIểU KếT CHƢƠNG 3 ...........................................................................................81 KẾT LUẬN, GỢI Ý GIẢI PHÁP VÀ ...................................................................84 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................84 1. Kết luận ............................................................................................................84 2. Một số gợi ý giải pháp và khuyến nghị .........................................................85 2.1. Đối với các cán bộ lãnh đạo và GV trường mầm non VSK ......................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................88 PHỤ LỤC .................................................................................................................91 v
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐ Cao đẳng DA Dự án DHTCĐ Dạy học theo chủ đề DHTDA Dạy học theo dự án ĐH Đại học ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GV Giáo viên KN Kỹ năng MGB Mẫu giáo bé MGL Mẫu giáo lớn MGN Mẫu giáo nhỡ PH Phụ huynh SP Sản phẩm TCXH Tình cảm xã hội TM Thẩm mỹ TNCT Thâm niên công tác vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh giữa hình thức DHTDA và hình thức dạy học theo chủ đề ........26 Bảng 2.1: Mã hóa thông tin .......................................................................................36 Bảng 2.2: Ý nghĩa và mức độ trong thang đo nghiên cứu ........................................40 Bảng 2.3: Độ tin cậy thống kê của bảng hỏi. ............................................................41 Bảng 2.4: Thống kê số lượng mẫu khảo sát chính thức. ...........................................42 Bảng 3.1: Thống kê mô tả điểm trung bình của các chỉ báo về các mục tiêu tâm trí cho trẻ. .......................................................................................................................43 Bảng 3.2. Bảng thống kê mô tả kết quả phân tích Anova về mối liên hệ giữa độ tuổi với các mục tiêu về tâm trí của trẻ ............................................................................45 Bảng 3.3: Kết quả kiểm đinh T- test về ảnh hưởng của trình độ giáo viên đối với việc đạt được mục tiêu về tâm trí cho trẻ ..................................................................48 Bảng 3.4. Kiểm định ảnh hưởng của TNCT GV đến việc đạt được các các mục tiêu về tâm trí cho trẻ .......................................................................................................49 Bảng 3.5: Thống kê mô tả ĐTB của các chỉ báo đánh giá việc đạt được mục tiêu giáo dục về thể chất, dinh dưỡng ..............................................................................51 Bảng 3.6. Kiểm định ảnh hưởng của độ tuổi đến việc đạt được các mục tiêu về thể chất, dinh dưỡng khi triển khai hình thức DHTDA ..................................................53 Bảng 3.7. Kiểm định ảnh hưởng của trình độ giáo viên đến việc đạt được các mục tiêu về thể chất, dinh dưỡng khi triển khai hình thức DHTDA ................................55 Bảng 3.8. Kiểm định ảnh hưởng của TNCT GV đến việc đạt được các mục tiêu về thể chất, dinh dưỡng ..................................................................................................56 Bảng 3.9: Thống kê mô tả ĐTB của các chỉ báo đánh giá việc đạt được mục tiêu giáo dục về nhận thức khi triển khai hình thức DHTDA ..........................................57 Bảng 3.10. Kiểm định về ảnh hưởng của độ tuổi đối với mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về nhận thức khi triển khai hình thức DHTDA ..........................................59 Bảng 3.11. Kiểm định về ảnh hưởng của trình độ giáo viên đối với việc đạt được các mục tiêu về nhận thức .........................................................................................61 Bảng 3.12: Kiểm định về ảnh hưởng của TNCT GV đối với việc đạt được các mục tiêu về nhận thức khi áp dụng hình thức DHTDA ....................................................62 vii
- Bảng 3.13: Thống kê mô tả ĐTB của các tiêu chí đánh giá việc đạt được mục tiêu giáo dục về ngôn ngữ khi triển khai hình thức DHTDA...........................................64 Bảng 3.14 . Kiểm định về ảnh hưởng của độ tuổi đối với mức độ đạt được mục tiêu về ngôn ngữ khi áp dụng hình thức DHTDA ............................................................66 Bảng 3.15: Kiểm định về ảnh hưởng của trình độ giáo viên đối với mức độ đạt được mục tiêu về ngôn ngữ khi áp dụng hình thức DHTDA .............................................68 Bảng 3.16: Kiểm định về ảnh hưởng của TNCT GV đối với mức độ đạt được mục tiêu về ngôn ngữ khi áp dụng hình thức DHTDA .....................................................69 Bảng 3.17 : Thống kê mô tả ĐTB của các tiêu chí đánh giá việc đạt được mục tiêu giáo dục về TCXH khi triển khai hình thức DHTDA ...............................................71 Bảng 3.18: Kiểm định về ảnh hưởng của độ tuổi của trẻ đối với mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về TCXH khi áp dụng hình thức DHTDA ..................................72 Bảng 3.19: Kiểm định về ảnh hưởng của trình độ giáo viên đối với mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về TCXH của hình thức DHTDA ................................................75 Bảng 3.20: Kiểm định về ảnh hưởng của TNCT GV đối với việc đạt được các mục tiêu về TCXH ............................................................................................................75 Bảng 3.21: Thống kê mô tả ĐTB của các tiêu chí đánh giá việc đạt được mục tiêu giáo dục về mỹ thuật khi triển khai hình thức DHTDA ............................................77 Bảng 3.23: Kiểm định về ảnh hưởng của trình độ giáo viên đối với mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về thẩm mỹ của hình thức DHTDA ............................................79 Bảng 3.24: Kiểm định về ảnh hưởng của TNCT GV đối với mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về thẩm mỹ của hình thức DHTDA ....................................................80 viii
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ % trẻ đạt được mục tiêu về tâm trí xét theo độ tuổi. ....................47 Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ % ảnh hưởng của TNCT GV tới việc đạt được các mục tiêu về tâm trí ........................................................................................................................50 Biểu đồ 3.4: Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về thể chất, dinh dưỡng khi triển khai hình thức DHTDA .............................................................................................52 Biểu đồ 3.5: Tỉ lệ % kết quả đạt được về các mục tiêu thể chất dinh dưỡng theo độ tuổi (khối lớp)............................................................................................................54 Biểu đồ 3.6: Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về nhận thức khi triển khai hình thức DHTDA .............................................................................................................58 Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ % kết quả đạt được về các mục tiêu nhận thức theo độ tuổi (khối lớp) ............................................................................................................................60 Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ % kết quả đạt được về các mục tiêu nhận thức theo thâm niên công tác của giáo viên ...............................................................................................63 Biểu đồ 3.9: Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về ngôn ngữ khi triển khai hình thức DHTDA .............................................................................................................65 Biểu đồ 3.10: Tỉ lệ % kết quả đạt được về các mục tiêu ngôn ngữ theo độ tuổi của trẻ (khối lớp)..............................................................................................................67 Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ % kết quả đạt được về các mục tiêu ngôn ngữ theo thâm niên công tác của giáo viên ...............................................................................................70 Biểu đồ 3.12: Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của hình thức DHTDA đối với việc đạt được các mục tiêu về TCXH .......................................................................71 Biểu đồ 3.13 : Tỉ lệ % kết quả đạt được về các mục tiêu TCXH theo độ tuổi (khối lớp) ............................................................................................................................74 Biểu đồ 3.14: Mức độ đạt được mục tiêu giáo dục về thẩm mỹ khi triển khai hình thức DHTDA .............................................................................................................77 ix
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non ....................................................................... 19 Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu trong luận văn ................................................ 35 Biểu đồ 3.1. Đồ thị biểu diễn tỉ lệ % chỉ số của các chỉ báo về mục tiêu tâm trí cho trẻ .............................................................................................................. 44 x
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” ngày 4/11/2013, đã đánh giá nền giáo dục của Việt Nam còn những hạn chế như “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu”, giáo dục và đào tạo các cấp “còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành”, “chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc” và “Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”. Từ đó, Nghị quyết cũng đã đề ra quan điểm chỉ đạo ngành Giáo dục cần phải “đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện”, “Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới”, “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [14]. Đây là những yêu cầu cấp bách đối với sự phát triển của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do đó, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Vì những lí do này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã và đang chú trọng tập trung vào nghiên cứu, thay đổi, tìm ra những cái mới để phát huy tầm quan trọng của cấp học này. Qua hơn 30 năm đổi mới đất nước, Giáo dục Mầm non đã trải qua các lần cải cách, đổi mới khác nhau. Tháng 7 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục mầm non (Thông tư số 17/2009/ TT- BGGĐT ngày 25/7/2009). Đây là chương trình khung, cho phép các trường mầm 1
- non được phép chủ động, linh hoạt trong lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học cũng như lên những kế hoạch chăm sóc, giáo dục phù hợp với các đối tượng trẻ và điều kiện của cơ sở mình. Đây là một điểm tiên tiến thể hiện chương trình giáo dục Mầm non đã tiếp thu các yếu tố hiện đại của thế giới. Điều này cũng là khó khăn, thách thức đối với các trường và các GV trong việc lựa chọn các phương pháp, hoạt động dạy học thích hợp để đạt được các mục tiêu giáo dục của chương trình, nhất là khi họ đã quen cách làm theo những kế hoạch, giáo án chi tiết, cứng nhắc trước đây. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường của nền kinh tế, đây lại là cơ hội rất lớn cho các trường, nhất là các trường mầm non chất lượng cao khi biết tìm kiếm, áp dụng những phương pháp và hình thức dạy học mới, sáng tạo tiếp cận theo hướng Quốc tế. Học theo dự án là một hình thức giảng dạy hiện đại của thế kỷ 21. Nó được áp dụng ở Mỹ, Châu Âu và nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Đây là một mô hình dạy học giúp trẻ đạt được các kiến thức, kỹ năng thông qua việc tham gia vào các hoạt động của thế giới thực, nghiên cứu và phản hồi với những câu hỏi, vấn đề hoặc thách thức thực tế phức tạp. Học theo dự án dựa trên những lí luận của John Dewey và của Thuyết Tạo Dựng về việc trẻ sẽ hiểu sâu hơn các vấn đề khi chúng chủ động xây dựng sự hiểu biết của mình bằng cách sử dụng và thực hành các ý tưởng. "Học theo DA là một quan điểm toàn diện tập trung vào việc dạy thông qua sự tham gia và nghiên cứu của học sinh. Với cách thức này, học sinh tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề đáng được quan tâm bằng cách đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời, thảo luận các ý tưởng, dự đoán, thiết kế các kế hoạch hoặc thí nghiệm, thu thập và phân tích số liệu, đưa ra các kết luận, chia sẻ các ý tưởng hoặc kết quả với các bạn, đặt ra các câu hỏi mới và tạo ra những sản phẩm. Điều cơ bản của học theo DA là tính ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực của các nghiên cứu. Các nhóm học sinh được giao cho các “câu hỏi trọng tâm” để tìm cách giải quyết và sau đó được hướng dẫn để tạo ra các sản phẩm thể hiện những kiến thức thu nhận được. Những sản phẩm này được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như viết, vẽ, mô hình 3D, video, ảnh hoặc các hình thức thể hiện bằng công nghệ khác.” [22] (Blumenfeld. 1991). 2
- Hình thức dạy học theo DA đã được nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục khẳng định có tác dụng “cải thiện nội dung học, tăng cường mức độ tham gia học và giúp học sinh tích cực nhận thức vấn đề hơn”, “các kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh phát triển tốt, mức độ học chuyên sâu và năng lực chuyển hóa các kỹ năng đã học được để giải quyết các tình huống mới được tăng cường” so với cách giảng bài truyền thống. [25] (Margaret Holm, 2011.) Trên thế giới, học theo DA được sử dụng ở tất cả các bậc học. Ở bậc học mầm non, việc áp dụng hình thức dạy học theo DA cho trẻ mầm non đòi hỏi GV phải có kiến thức, kỹ năng và sự sáng tạo tốt để giúp trẻ ở độ tuổi này, với tư duy trực quan, được trải nghiệm thực tế và trực tiếp giải quyết các vấn đề của cuộc sống trong khi vẫn đạt được những nhận thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục, đồng thời duy trì sự hứng thú, đam mê của trẻ, giúp trẻ đạt được mục tiêu học tập suốt đời. Cùng với chủ trương xã hội hóa giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày càng có nhiều trường tư nhân cùng tham gia vào đào tạo cấp học mầm non. Trường Mầm Non VSK- Quận Tây Hồ - Hà Nội - một trường mầm non tư thục được thành lập vào năm 2010, cũng đã tham gia vào quá trình xã hội hóa giáo dục mầm non này. Để tồn tại và phát triển tốt trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, trường Mầm Non VSK đã luôn phải định vị mình là một ngôi trường tiên tiến, hiện đại và cung cấp chất lượng dịch vụ chăm sóc và giáo dục trẻ tốt. Trường đã tìm tòi, nghiên cứu và tiếp cận được với hình thức DHTDA cho trẻ khối lớp mẫu giáo từ những ngày đầu thành lập. Điều này đã giúp cho trường thu hút sự quan tâm, tin tưởng và lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh tại địa bàn Hà Nội. Đây là trường mầm non tư thục đầu tiên thực hiện triển khai hình thức dạy học theo DA ở cấp học mầm non tại Hà Nội. Tuy nhiên, chưa có một đánh giá nào về hiệu quả của việc thực nghiệm dạy học theo DA tại Trường mầm non VSK. Xuất phát từ những vấn đề này, đề tài: Đánh giá hiệu quả việc triển khai hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK được thực hiện. Về mặt thực tiễn, kết quả kỳ vọng của nghiên cứu sẽ giúp các GV và ban lãnh đạo trường mầm non VSK có cái nhìn rõ nét hơn về việc áp dụng hình thức DHTDA tại trường mình, cũng như mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của Chương 3
- trình giáo dục mầm non tại trường VSK thông qua việc áp dụng hình thức DHTDA. Từ đó, nghiên cứu đưa ra những đề xuất gợi ý cho lãnh đạo Trường mầm non VSK để nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu thành công sẽ đóng góp vào các công trình nghiên cứu về tính khả thi của một hình thức DHTDA cho bậc học Mầm Non thực hiện tại Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Nghiên cứu cũng sẽ là tài liệu hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hình thức DHTDA của các trường mầm non tư thục tại thành phố Hà Nội. Đồng thời, trong một khía cạnh nào đó, kết quả của nghiên cứu có thể giúp các nhà quản lí các trường mầm non có sự tham khảo để đổi mới hình thức dạy và học ở cơ sở giáo dục của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu tập trung tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án tại trường mầm non VSK dưới góc độ về mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Các học sinh, cán bộ quản lí, giáo viên trường mầm non VSK và các phụ huynh học sinh trường VSK. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá mức độ việc đạt được các mục tiêu giáo dục thông qua hình thức dạy học theo dự án của trường mầm non VSK 4. Giới hạn nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả hình thức DHTDA của trường mầm non VSK về mức độ đạt được mục tiêu giáo dục trên trẻ chứ chưa đánh giá được hiệu quả một cách toàn diện của việc triển khai dạy học theo dự án về các mặt tài chính, xã hội.... Nghiên cứu cũng mới được tiến hành ở một điểm trường trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 chứ chưa có được sự thống kê, khảo sát và phân tích tổng quát tình hình áp dụng hình thức DHTDA tại các trường mầm non trên toàn quốc để thấy được hiệu quả của việc áp dụng cũng như những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi sử dụng hình thức dạy học này. 4
- 4.2. Thời gian nghiên cứu: 18 tháng, từ tháng 10/2015 đến tháng 7/2017. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Việc triển khai hình thức DHTDA tại trường mầm non VSK giúp trẻ đạt được các mục tiêu của chương trình giáo dục ở mức độ nào? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Việc áp dụng hình thức DHTDA tại trường mầm non VSK thực sự làm trẻ hứng thú, tích cực và chủ động tham gia học tập; các nội dung học tập phong phú, sinh động và lôi cuốn; trẻ học tại trường mầm non VSK có sự phát triển tốt về các lĩnh vực phát triển: thể chất- dinh dưỡng, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. 6. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu 6.1. Các phương pháp thu thập thông tin Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng trong việc thu thập và xử lí thông tin. Các phương pháp cụ thể bao gồm: 6.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu Trong giai đoạn nghiên cứu bàn giấy, các tài liệu được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp và khái quát hóa các thông tin lý luận có liên quan đến phương pháp giảng dạy của GV mầm non nói chung cũng như những thông tin về hinh thức DHTDA nói riêng bao gồm: các văn bản như nghị quyết, quy định, quy chế và chương trình mang tính pháp quy của nhà nước đối với giáo dục mầm non; các tài liệu về phương pháp, hình thức dạy học của ngành mầm non, hình thức dạy học theo dự án của Quốc tế và của các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam, các tài liệu liên quan đến đo lường và đánh giá trong giáo dục. Trong giai đoạn phân tích thông tin, các tài liệu như băng ghi âm cuộc phỏng vấn sâu đối với cán bộ lãnh đạo trường, các video clip quay lại cuộc thảo luận nhóm của các GV trường mầm non VSK đã được đưa ra để phân tích phục vụ cho nghiên cứu. 6.1.2. Phương pháp quan sát Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin về các nội dung triển khai của hình thức DHTDA tại trường mầm non VSK. Đồng thời, phương 5
- pháp này cũng được sử dụng để thu thập các thông tin về sự tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động học của trẻ; các khả năng về nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và kỹ năng sống của trẻ tại trường mầm non VSK. Các tiêu chí quan sát bao gồm: - Trình tự các bước thực hiện hình thức DHTDA tại trường VSK. - Sự hứng thú, chủ động tích cực của trẻ VSK và vai trò của GV trong DA - Các năng lực về thể chất, dinh dưỡng, nhận thức, ngôn ngữ, TCXH và TM của trẻ 6.1.3. Phương pháp phỏng vấn Trong nghiên cứu này, phỏng vấn sâu với cá nhân nhà quản lí và với một số phụ huynh trường mầm non VSK đã được tiến hành để tìm hiểu về mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của hình thức DHTDA cùng những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai hình thức dạy học này. 6.1.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Để đo lường mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của hình thức DHTDA tại trường mầm non VSK, 152 bảng hỏi đã được phát ra cho 9 giáo viên chủ nhiệm của 9 lớp mẫu giáo để đánh giá 152 trẻ đang theo học các lớp mẫu giáo tại trường mầm non VSK. Các số liệu được thu thập, thống kê và xử lí bằng các phần mềm SPSS 22. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha thông qua sử dụng phần mềm SPSS 22.0 6.2. Phương pháp chọn mẫu: Với tổng số học sinh đang theo học tại trường là 252 học sinh, trong đó có 152 trẻ đang học khối lớp mẫu giáo, người nghiên cứu đã tiến hành chọn toàn bộ số mẫu là 152 học sinh này và dành cho mỗi trẻ 1 phiếu khảo sát thông qua sự đánh giá với từng trẻ của các GV chủ nhiệm. Đối tượng mẫu phỏng vấn sâu là hiệu trưởng trường mầm non VSK và ngẫu nhiên 3 phụ huynh có con học ở 3 khối lớp mẫu giáo khác nhau của trường mầm non VSK. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị, luận văn gồm 3 phần sau: 6
- Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận nghiên cứu Chương 2: Quy trình và thiết kế công cụ nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 7
- CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về hình thức DHTDA của các tác giả Việt Nam. Tác giả Lưu Thu Thủy Viện Khoa học Giáo Dục Việt Nam trong bài viết tổng hợp về “Phương pháp dạy học theo dự án” đã trình bày cơ sở lý thuyết của hình thức DHTDA như khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, cách thức thực hiện, ưu nhược điểm của hình thức DHTDA và các nội dung khác. Tác giả cho rằng: “Ở Việt Nam, các dự án môn học, dự án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sử dụng trong đào tạo đại học, các hình thức này gần gũi với dạy học theo DA. Tuy vậy trong lĩnh vực lý luận dạy học, phương pháp dạy học này chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thích đáng, nên việc sử dụng chưa đạt hiệu quả cao”. [17] Có một số tác giả cũng đã bắt đầu viết về việc sử dụng hình thức DHTDA cho các bộ môn học khác nhau cho các học sinh ở bậc Đại học hoặc các cấp từ tiểu học trở lên. Ví dụ: tác giả Tống Xuân Tám, trường ĐHSP TP.HCM có bài giảng về hình thức DHTDA dành cho các sinh viên Khoa Sinh học; Nguyễn Thị Thanh Thanh, Trường ĐH Ngoại Ngữ, Đại Học Đà Nẵng có tác phẩm: “Đa dạng hóa hình thức giảng dạy ngoại ngữ bằng phương pháp dạy học theo DA”. Tác giả Hà Thị Thúy (2015), trong luận án Tiến sỹ với đề tài: “Tổ chức dạy học theo DA sinh học 10 THPT góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh” cũng đã có những kết quả đánh giá bước đầu thí điểm tổ chức dạy học theo DA cho học sinh lớp 10 THPT. Theo tác giả, “nguồ n thông tin, công cu ̣ thu thâ ̣p thông tin không có sự khác biê ̣t giữa trước v à sau thực nghiê ̣m nhưng chấ t lươ ̣ng thông tin , hình thức biểu đạt thông tin được tích lũy sau quá trình học là thay đổ i , dù dạy theo phương pháp truyền thống hay dạy học theo DA thì kĩ năng thực hành đều tăng nhưng nhóm ho ̣c theo DA có kĩ năng hoạt động thực hành tố t hơn .” Tác giả cũng phân tích các lí do dẫn đến một số kỹ năng của học sinh chưa có sự thay đổi nhiều và vẫn khẳng định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của hình thức DHTDA dựa trên “kết quả điểm của từng bài kiểm tra và sự ghi nhận sự biến chuyển tích cực những biểu hiện năng lực tự học của học sinh” [16]. Tác giả Lý Tuyết Ly với đề tài luận văn thạc sỹ giáo dục: “Thử nghiệm mô hình dạy học theo DA với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại thành phố Cà Mau” năm 2014 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng
26 p | 535 | 154
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại tập đoàn viễn thông quân đội – chi nhánh Viettel Kon Tum
26 p | 511 | 153
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự thỏa mãn của khách hàng tại Việt Nam Airlines
124 p | 472 | 127
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
17 p | 560 | 116
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Dĩ An
119 p | 365 | 108
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần thủy điện miền Trung
13 p | 288 | 66
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan
105 p | 256 | 58
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần Đăng Hải, Đà Nẵng
13 p | 260 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
134 p | 232 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Bê tông Alpha
143 p | 154 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
119 p | 126 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định
81 p | 159 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vũng Tàu
2 p | 147 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng - Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội
0 p | 92 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh các trường Trung học cơ sở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
26 p | 112 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hải Phòng
127 p | 38 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá vai trò của cán bộ trẻ trong Quản lý Dự án Xây dựng Công trình ngành Dầu khí Việt Nam
3 p | 97 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn