Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh
lượt xem 21
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tổng quan về du lịch MICE bao gồm hệ thống cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch MICE của các thành phố tại Châu Á. Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HỒNG DIỆP CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI, 2013 XXXIV
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HỒNG DIỆP CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH (CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HÒA HÀ NỘI, 2013 XXXV
- MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN 5 MỞ ĐẦU 9 1. Lý do chọn đề tài 9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc luận văn 12 7. Những đóng góp của Đề tài 12 Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH MICE 14 1.1. Khái niệm 14 1.2. Các phân khúc thị trường du lịch MICE 15 1.2.1. Hội nghị tập đoàn 17 1.2.2. Hội nghị của các hiệp hội 19 1.2.3. Du lịch khen thưởng 21 1.2.4. Triển lãm, hội chợ 23 1.3. Phát triển du lịch MICE 24 1.3.1. So sánh sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và Du lịch MICE 24 1.3.2. Các điều kiện để phát triển du lịch MICE 25 1.4. Vai trò của Du lịch MICE đối với kinh tế xã hội 30 1.4.1. Vai trò tích cực 30 1.4.2. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch MICE 34 1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số thành phố Châu Á 36 1.5.1. Singapore 36 1.5.2. Đài Loan, Trung Quốc 37 1.5.3. Xơ-un, Hàn Quốc 38 1.5.4. Hồng Kông, Trung Quốc 38 XXXVI
- 1.5.5. Kuala Lumpur, Malaysia 40 1.5.6. Tokyo, Nhật Bản 41 Tiểu kết Chương 1 42 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ CHÍ Chương 2 43 MINH 2.1. Khái quát về tình hình phát triển Du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh 43 2.1.1. Lượng khách và doanh thu 43 2.1.2. Sản phẩm du lịch tiêu biểu 46 2.2. Các điều kiện để phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh 47 2.2.1. Môi trường chính trị, xã hội 47 2.2.2. Vị trí địa lý và địa hình 48 2.2.3. Giao thông, vận chuyển 49 2.2.4. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội 51 2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 52 2.2.6. Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng 58 2.2.7. Cảnh quan môi trường 59 2.2.8. Tham quan du lịch 59 2.2.9. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE 61 2.2.10. Các công ty cung cấp dịch vụ du lịch MICE 61 2.2.11. Chính sách hỗ trợ du lịch MICE của chính quyền Thành phố 62 2.3. Các kết quả đạt được của Du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh 63 2.3.1. Lượng khách MICE 63 2.3.2. Thu nhập du lịch MICE 66 2.3.3. Các phân khúc chính của Du lịch MICE 66 2.4. Những tồn tại, hạn chế của Du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh 75 Tiểu kết Chương 2 77 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chương 3 78 MICE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 3.1. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới, khu vực 78 3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới 78 3.1.2. Triển vọng phát triển du lịch MICE tại Châu Á-Thái Bình 79 78 Dương XXXVII
- 3.280. Định hướng, mục tiêu phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh 79 80 3.2.1. Mục tiêu tổng quát về khách du lịch quốc tế 79 3.2.2. Mục tiêu cụ thể về lượng khách du lịch MICE 80 3.2.3. Thị trường Du lịch MICE 80 3.3. Phân tích SWOT về du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh 81 Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí 3.4. 83 Minh 3.4.1. Về cơ chế chính sách 83 3.4.2. Về quy hoạch và xây dựng sản phẩm 86 3.4.3. Về đầu tư 89 3.4.4. Về xúc tiến, quảng bá 91 3.4.5. Về phát triển nhân lực 93 3.5. Kiến nghị 95 3.5.1. Đối với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch 95 3.5.2. Đối với UBND Thành phố, các Sở, Ban, Ngành hữu quan 96 Tiểu kết Chương 3 97 KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC XXXVIII
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN MICE Du lịch hội nghị - khen thưởng - hội thảo - triển lãm Tp. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh International Congress and Convention Association ICCA Hiệp hội hội nghị và đại hội quốc tế Union of International Associations UIA Liên hiệp các hiệp hội quốc tế World Travel and Tourism Council WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới United Nation World Tourism Organization UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới Professional Conference Organizer PCO Công ty tổ chức hội thảo chuyên nghiệp Destination Management Company DMC Công ty quản lý điểm đến Destination Marketing Organization DMO Tổ chức marketing điểm đến XXXIX
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa du lịch thuần túy và du lịch MICE 24 2 Sơ đồ 1.2: Mô hình cũ về phát triển du lịch MICE 28 3 Sơ đồ 1.3: Mô hình mới về phát triển du lịch MICE 29 4 Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh từ 2000-2012 39 5 Bảng 2.2: Khách du lịch nội địa đến Tp. Hồ Chí Minh từ 2007-2012 40 6 Bảng 2.3: Doanh thu du lịch Tp. Hồ Chí Minh từ 2005-2012 40 7 Bảng 2.4: Doanh thu du lịch so với GDP Thành phố 2005-2012 40 8 Bảng 2.5: Tình hình cơ sở lưu trú du lịch tại Tp. HCM 2009-2010 47 9 Bảng 2.6: Số lượng khách sạn 5 sao tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà 48 Nẵng tháng 1/2013 10 Bảng 2.7: Số lượng khách sạn 4 sao tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà 48 Nẵng tháng 1/2013 11 Bảng 2.8: Số lượng khách sạn 3 sao tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà 49 Nẵng tháng 1/2013 12 Bảng 2.9: Cơ cấu phòng khách sạn từ 3-5 sao chia theo quận 49 13 Bảng 2.10: Giá thuê phòng khách sạn từ 3-5 sao tại Tp. Hồ Chí Minh 50 14 Bảng 2.11: Tổng hợp số lượng phòng hội nghị tại Thành phố năm 2010 51 15 Bảng 2.12: So sánh số phòng họp và sức chứa phòng họp chính của 52 khách sạn 5 sao của Tp.Hồ Chí Minh với các Thành phố khác 16 Bảng 2.13: Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Tp.Hồ Chí Minh 55 17 Bảng 2.14: Tình hình tăng trưởng khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh 58 18 Biểu đồ 2.15: Khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh từ 2000-2009 58 19 Biểu đồ 2.16: Khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh so với Việt Nam (%) 59 20 Bảng 2.17: Thu nhập du lịch MICE ước tính tại Tp. Hồ Chí Minh từ 60 2000-2012 21 Bảng 2.18: Số lượng hội nghị các tổ chức quốc tế tại các thành phố khu 61 vực Đông Nam Á, 2011 22 Bảng 2.19: Số lượng hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh 63 2010 chia theo địa điểm tổ chức XL
- 23 Bảng 2.20: Số lượng hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh 64 2010 chia theo chủ đề 24 Bảng 2.21: Số lượng hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh 64 2011 chia theo địa điểm tổ chức 25 Bảng 2.22: Số lượng hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh 64 2011 chia theo chủ đề 26 Bảng 2.23: Số lượng hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh 65 2010 chia theo địa điểm tổ chức 27 Bảng 2.24: Số lượng hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh 65 2010 chia theo chủ đề 28 Bảng 2.25: Số liệu hội chợ thương mại tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh các 65 năm 2010, 2011, 2012 29 Bảng 3.1: Dự báo lượng khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh 2015, 2020 74 30 Bảng 3.2: Bảng SWOT về phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh 75 XLI
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch MICE là loại hình du lịch kinh doanh trên cơ sở tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm và khen thưởng. Đây là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trong những năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới và khu vực. Du lịch MICE đem lại hiệu quả tích cực đối với nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội đặc biệt là kinh tế. Vì du lịch MICE tập trung vào đối tượng khách đông, có khả năng chi trả cao và thời gian lưu trú dài ngày như các doanh nhân, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị – xã hội… nên đóng góp thu nhập du lịch MICE thường cao hơn các loại hình du lịch khác. Du lịch MICE có thể phát triển quanh năm cả trong mùa thấp điểm du lịch. Hơn thế nữa, du lịch MICE còn đóng vai trò là nhân tố xúc tác, kích thích, bổ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Tuy có vai trò tích cực như vậy nhưng không phải địa phương nào muốn phát triển du lịch MICE cũng được. Địa điểm phát triển du lịch MICE phải đáp ứng các điều kiện nhất định về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực du lịch. Tp. Hồ Chí Minh là nơi hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch MICE thành công tại Việt Nam: cửa ngõ quốc tế vào Việt Nam, đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực phía Nam, là thành phố phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính năng động nhất, là trung tâm văn hóa, giáo dục lớn, là nơi giải trí, mua sắm, ẩm thực hàng đầu tại Việt Nam với số lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước… Thời gian qua, du lịch MICE đã phát triển nhanh, mạnh tại Tp. Hồ Chí Minh đem lại nguồn thu lớn nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp, bài bản, phát triển chưa có tính định hướng và tương xứng với tiềm năng. Là một người công tác trong ngành du lịch, học viên lựa chọn đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh” cho luận văn của mình vì những lý do sau: Thứ nhất, Đề tài có vị trí quan trọng và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, có thể đi vào cuộc sống. Thứ hai, hướng nghiên cứu là phù hợp với xu hướng thế giới vì việc phát triển du lịch MICE đang được nhiều nước trong khu vực và trên thế giới ưu tiên đầu tư, đặc biệt là các nước tại Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia… trong thời gian gần đây. Thứ ba, vấn đề du lịch MICE tuy không còn mới nhưng cũng chưa được nghiên cứu nhiều, đầy đủ và hệ thống tại Việt Nam. XLIV
- Cuối cùng, do du lịch MICE có liên quan đến thương mại, phát triển kinh tế là những yếu tố động nên các thông tin luôn thay đổi, biến chuyển không ngừng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu và cập nhật những thông tin mới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới, Tổ chức Du lịch Thế giới - UNWTO đã có những nghiên cứu về xu hướng, đặc điểm thị trường du lịch MICE, Tổ chức Hiệp hội Hội thảo và Đại hội quốc tế - ICCA đã có những báo cáo về số liệu và đặc tính thị trường hội nghị các tổ chức quốc tế. Các nước có du lịch MICE phát triển trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… đều có những nghiên cứu và chính sách ưu tiên phát triển du lịch MICE. Tại Việt Nam, năm 2007, Tổng cục Du lịch đã triển khai đề tài khoa học về “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch MICE và khả năng áp dụng tại Việt Nam”. Tuy nhiên, đề tài chỉ là những nghiên cứu mang tính tổng thể, chung chung, các thông tin và số liệu so với hiện nay đều đã cũ và chưa được cập nhật. Đối với Tp. Hồ Chí Minh, năm 2004, UNWTO đã cử chuyên gia vào khảo sát tại Tp. Hồ Chí Minh và có báo cáo ngắn đánh giá và đề ra những giải pháp về phát triển du lịch MICE tại Thành phố. Năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh (Phòng Khách sạn) cũng đã có những nghiên cứu sơ bộ về việc đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Thành phố. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều mang tính nhỏ lẻ, số liệu đã cũ, chưa được hệ thống và mang tính chuyên sâu và đặc biệt chưa đề ra các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề ra các giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu tổng quan về du lịch MICE bao gồm hệ thống cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch MICE của các thành phố tại Châu Á. - Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu XLV
- 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lý luận về du lịch MICE - Hoạt động du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh bao gồm thực trạng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: + Chỉ nghiên cứu về du lịch MICE của điểm đến, tức là chỉ nghiên cứu về du lịch MICE dưới góc độ cung du lịch. + Tập trung nghiên cứu vào du lịch MICE phục vụ đối tượng khách du lịch quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh. Du lịch MICE phục vụ khách du lịch nội địa tại Tp. Hồ Chí Minh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên do những hạn chế của công tác thống kê tại Việt Nam nên các số liệu về Du lịch MICE nội địa tại thời điểm này chưa được thống kê đầy đủ nên không được tập trung nghiên cứu trong Luận văn này. - Phạm vi không gian: Tp. Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: 2000 – tháng 5/2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Phương pháp này cho phép kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như xuyên suốt trong đề tài, bao gồm hai giai đoạn: thu thập tài liệu và xử lý tài liệu. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài có thể gồm các dạng: tài liệu chuyên khảo, các văn bản pháp luật, số liệu thống kê từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trung ương và địa phương, một số đề tài khoa học, luận văn, tài liệu nghiên cứu của các tổ chức nước ngoài, các trang website trong nước và nước ngoài... Kết quả của quá trình thu thập và xử lý tài liệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình nghiên cứu, tính chính xác và tính khoa học của đề tài. - Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên sâu 03 chuyên gia du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh bao gồm: + 01 đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh + 01 đại diện khách sạn 5 sao chuyên khai thác du lịch MICE XLVI
- + 01 đại diện công ty lữ hành chuyên khai thác du lịch MICE Bên cạnh đó, học viên cũng tiến hành phỏng vấn chuyên sâu 02 chuyên gia tại Hà Nội bao gồm: + 01 đại diện Tổng cục Du lịch + 01 đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Và 01 chuyên gia nước ngoài là TS. Dietmar Kielnhofer, nguyên Tổng giám đốc Khách sạn Sheraton tại Sài Gòn, hiện đang công tác tại Tokyo, Nhật Bản. - Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo được sử dụng để tính toán một số số liệu hiện nay chưa được thống kê trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước và thực tiễn. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm các phần sau : Mở đầu Chương 1: Những lý luận cơ bản về du lịch MICE Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh Chương 3: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh. Kết luận 7. Những đóng góp của đề tài Những giải pháp, kiến nghị sẽ là cơ sở để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, có định hướng trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch cũng như quảng bá, xúc tiến du lịch MICE hiệu quả. Đề tài sẽ giúp các công ty lữ hành, khách sạn trong việc định hướng thị trường khách và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch MICE. Bên cạnh đó, đề tài sẽ giúp các nhà đầu tư cân nhắc, lựa chọn hướng đầu tư vào du lịch MICE hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. XLVII
- Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH MICE 1.1. Khái niệm Theo quy luật phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới dẫn đến việc trao đổi, giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, đầu tư ngày càng phát triển. Điều này kéo theo những hoạt động liên quan như tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, sự kiện… diễn ra ngày một nhiều, từ đó nảy sinh những dịch vụ phục vụ những hoạt động này bao gồm cơ sở lưu trú, địa điểm tổ chức hội thảo, hội chợ, triển lãm, sự kiện, ăn, uống, vui chơi, đi lại, thiết bị phục vụ phòng họp… Và khi dịch vụ này phát triển đến mức trở thành phổ biển và chuyên nghiệp thì một loại hình du lịch mới ra đời: Du lịch MICE. - Đề tài nghiên cứu khoa học của Tổng cục Du lịch năm 2007 [11] đưa ra khái niệm về du lịch MICE như sau: MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng và các sự kiện đặc biệt, được tổ chức trên quy mô rộng cả về không gian và lượng người tham gia. Như vậy, MICE không phải là một loại hình du lịch đơn nhất, nhỏ lẻ mà là loại hình du lịch kết hợp giữa việc tổ chức các sự kiện (hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm) với dịch vụ du lịch (ăn, lưu trú, đi lại…) và/hoặc đi du lịch (tham quan, giải trí, mua sắm…) trên quy mô rộng cả về không gian và số lượng người tham dự. - Trang website Wikipedia đưa ra khái niệm về du lịch MICE như sau: Đây là một loại hình du lịch đi thành những đoàn lớn, thường được lập kế hoạch từ trước và nhằm thực hiện một mục đích riêng biệt Bên cạnh đó, MICE là chữ viết tắt chữ cái đầu của: + M (Meetings-hội họp, họp mặt, gặp gỡ), + I (Incentives-khen thưởng, động viên), + C (Conferences/ Conventions/ Congress-hội thảo, hội nghị, đại hội), + E (Exhibitions/ Events-triển lãm, sự kiện). Phần lớn các nhân tố cấu thành MICE được hiểu rất rõ trừ du lịch khen thưởng. Du lịch khen thưởng thường được sử dụng như một phần thưởng của chủ một doanh nghiệp hoặc tổ chức nhằm thúc đẩy nhân viên làm tốt hơn công việc của mình. Không như các phân khúc khác của du lịch MICE, du lịch khen thưởng đơn thuần được tổ chức nhằm mục đích giải trí hơn là mục đích nghề và giáo dục. - Trang website www.onecaribbean.org đưa ra khái niệm về du lịch MICE như sau: XLVIII
- MICE là một loại hình du lịch liên quan đến việc thúc đẩy kinh doanh, thương mại. Theo đó, việc đi lại, du lịch trước hết là nhằm thực hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ. Riêng du lịch khen thưởng có sự khác biệt với các phân khúc khác nằm trong du lịch MICE vì mặc dù liên quan đến kinh doanh nhưng du lịch khen thưởng được tổ chức cho nhân viên, nhà môi giới, phân phối như là phần thưởng và được xây dựng trên cơ sở giải trí, nghỉ dưỡng. Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu: Khách du lịch MICE thường đi thành đoàn lớn, lên kế hoạch từ trước, nhằm thực hiện một mục đích riêng biệt. MICE là loại hình du lịch kết hợp trên quy mô rộng cả về không gian và lượng người tham gia. Các phân đoạn của Du lịch MICE bao gồm hội nghị, hội thảo, triển lãm thường đặt yếu tố công việc, nhiệm vụ lên đầu tiên. Chỉ riêng du lịch khen thưởng là khác vì mặc dù có liên quan đến kinh doanh nhưng được xây dựng trên cơ sở tập trung vào yếu tố giải trí, nghỉ dưỡng. Gần đây có sáng kiến sử dụng thuật ngữ “ngành hội nghị” bao hàm tất cả các nhân tố trên. Tuy nhiên, thuật ngữ MICE hiện nay vẫn được sử dụng phổ cập và phổ biến. 1.2. Các phân khúc thị trường du lịch MICE Theo tài liệu “MICE Industry-An Asia Pacific Perspective” (Ngành Du lịch MICE-Triển vọng tại Châu Á Thái Bình Dương) của Tổ chức Du lịch thế giới-UNWTO năm 2012 [29] thì UNWTO chia du lịch MICE thành 04 phân khúc chính: - Coprorate Meetings: hội nghị do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra tổ chức. - Incentives: du lịch khen thưởng, động viên. - Conventions (hội nghị): Theo UNWTO, các hiệp hội (associations) là những cơ quan tổ chức hội nghị (convention) và đại hội (congress). Do vậy, UNWTO sử dụng khái niệm “conventions” để đề cập đến “association meetings” (hội nghị của các hiệp hội). Hiệp hội ở đây bao gồm các tổ chức thuộc chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. - Exhibitions and Trade Shows: Triển lãm và hội chợ thương mại Theo tài liệu “Statistic report 2002-2011” (Số liệu thống kê 2002-2011) của tổ chức International Congress and Covention Association (Hiệp hội hội thảo và đại hội quốc tế) [22] - ICCA (ICCA cùng với UIA là một trong hai tổ chức có uy tín nhất trên thế giới về du lịch hội nghị quốc tế) thì “International meetings” (Hội nghị quốc tế) được chia thành 02 loại: + Corporate Meetings: hội nghị do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra tổ chức + Non-corporate meetings: những hội nghị không do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra chủ trì mà do các hội hoặc hiệp hội chủ trì. Các hội và hiệp hội bao gồm tổ chức thuộc XLIX
- chính phủ và tổ chức phi chính phủ, hay còn được gọi dưới cái tên khác là “association meetings”. Theo tài liệu “2011 MICE Statistic” (Số liệu thống kê MICE năm 2011) của Thailand Convention and Exhibition Bureau (Cục Triển lãm và Hội nghị Thái Lan-TCEB) [23] thì TCEB chia số liệu thống kê về Du lịch MICE của Thái Lan như sau: - M: Corporate meetings (hội nghị do tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đứng ra chủ trì). - I: Incentives (du lịch khen thưởng). - C: Non-corporate meetings (hội nghị do các hội hoặc hiệp hội chủ trì). - E: Exhibitions (triển lãm). Giữa phân khúc M và I có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì cùng chung chủ thể đứng ra chủ trì tổ chức là tập đoàn, công ty, doanh nghiệp. Như vậy, theo các tổ chức du lịch chuyên ngành như UNWTO và ICCA cũng như các nước trong khu vực như Thái Lan và để thuận lợi cho công tác thống kê trên thực tiễn, du lịch MICE được chia thành 04 phân khúc chính: - M: Corporate meetings (hội nghị của tập đoàn) - I: Incentives (du lịch khen thưởng) - C: Convention hay Non-corporate meetings hay Association meetings (hội nghị của hiệp hội) - E: Exhibitions, trade shows (du lịch triển lãm, hội chợ thương mại) Cũng theo cách chia của UNWTO và ICCA thì các thị trường hội nghị tập đoàn và hội nghị hiệp hội (M và C) có thể thống kê được là thị trường hội nghị quốc tế. Riêng thị trường hội nghị nội địa bao gồm hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (trường đại học, bệnh viện...) cũng đóng vai trò quan trọng nhưng rất khó thống kê trên thực tiễn nên không nằm trong phạm vi nghiên cứu này. Sau đây, học viên sẽ tập trung lãm rõ các đặc tính riêng biệt của 04 phân khúc chính của thị trường du lịch MICE theo cách chia của UNWTO và ICCA cụ thể như sau: 1.2.1. Hội nghị tập đoàn (Corporate meetings) a) Khái niệm Hội nghị của các tập đoàn bao gồm 2 loại: Hội nghị nội bộ thường tập trung vào vấn đề tổ chức bộ máy hoặc nội bộ. Do vậy, những hội nghị nội bộ hầu như luôn luôn được tổ chức gần nơi tập đoàn, công ty đặt trụ sở và do vậy có rất ít cơ hội cho các nhà tổ chức du lịch MICE xúc tiến điểm đến. L
- Hội nghị bên ngoài bao gồm 2 loại: - Hội nghị bên ngoài tập đoàn tập trung vào quản lý quan hệ chuỗi Cung hoặc phát triển khách hàng. Ví dụ: Một công ty sản xuất tổ chức hội nghị tại một địa điểm nơi công ty lấy được nguồn nguyên liệu thô như một phần của hoạt động quản lý chuỗi cung, hoặc tổ chức hội nghị tại 1 địa điểm nơi các nhà lắp ráp là khách hàng của những sản phẩm mà công ty sản xuất. Do vậy, những hội nghị dạng này sẽ được tổ chức tại một nơi cụ thể vì một lý do cụ thể, ví dụ tại một địa điểm-nơi là thị trường lớn cho những sản phẩm của công ty hoặc là nguồn cung chính. Đối với những hội nghị bên ngoài tập đoàn dạng này, các công ty thường quyết định nơi tổ chức hội nghị mà cũng không thực sự liên quan đến việc “bán điểm đến”. - Hội nghị bên ngoài tập đoàn tập trung vào đầu ra (kích Cầu) nhằm tìm kiếm cơ hội khuyến khích người mua từ những khu vực địa lý lớn. Những hội nghị này là những “hội nghị xúc tiến thị trường”. Liên quan đến vấn đề này, công ty tập trung hơn vào điểm đến, nhưng tập trung vào việc chọn một điểm đến mà đáp ứng được mục đích của công ty – tức là thu hút một số lượng lớn khách hàng tiềm năng đến hội nghị. Tuy nhiên phần lớn những hội nghị xúc tiến “thị trường” sẽ vẫn tổ chức tại những địa điểm có sự tiếp cận bằng đường hàng không tốt nhất và là những thị trường tiềm năng nhất. Đây là dạng hội nghị mà các công ty khai thác du lịch MICE có thể “bán được điểm đến”. b) Đặc tính - Quan tâm đến giá cả và tập trung vào giá trị. - Muốn nhiều sự lựa chọn và những gói hội nghị linh hoạt phù hợp với nhu cầu và ngân sách của họ. - Để thắng trong giao dịch này, trong quá trình đàm phán, các địa điểm tổ chức phải đưa ra những giá trị thêm vào chẳng hạn đường truyền internet miễn phí. - Sử dụng những phương tiện truyền thông xã hội như Linkedln và YouTube, với những phiên quay video nhóm và gửi video trên mạng để các đại biểu khi kết thúc phiên họp có thể sử dụng, xem lại các điểm chính được thảo luận tại cuộc họp. - Mặc dù “hội nghị xanh” vẫn đóng vai trò quan trọng và vẫn có những nhà lập kế hoạch hội nghị tập đoàn tìm kiếm các địa điểm có những sáng kiến như vậy để tổ chức nhưng nếu được lựa chọn giữa bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí thì vấn đề chi phí vẫn được ưu tiên hơn. - Bảo hiểm, tài chính, tư vấn, công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe và giáo dục vẫn là những ngành chính tổ chức các hội nghị tập đoàn. LI
- - Việc sử dụng internet-website, tạp chí mạng, tạp chí điểm đến… đóng vai trò nổi trội trong việc tìm kiếm điểm đến. - Mặc dù thời gian rút ngắn lại nhưng các hội nghị vẫn tăng về số lượng chứ không phải kích cỡ. - Các lĩnh vực thường xuyên tổ chức hội nghị tập đoàn: Dược phẩm/y tế, Dịch vụ tài chính/ngân hàng, Công nghệ thông tin/viễn thông/điện tử, Hóa học/năng lượng/môi trường, Truyền thông/quan hệ công chúng/quảng cáo, Ô tô, Đào tạo, huấn luyện, Bảo hiểm, Bất động sản, Sản phẩm xa xỉ, Bán hàng trực tiếp. - Những người đưa ra quyết định về chọn lựa điểm đến thường xuyên thay đổi công việc trong tập đoàn hoặc chuyển đến công ty khác, do vậy việc duy trì dữ liệu liên lạc cho các hội nghị tập đoàn là một nhiệm vụ khó khăn. Các tập đoàn thường xây dựng kế hoạch hội nghị trong khoảng thời gian ngắn nhưng chi tiêu rất cao, ở phân đoạn xa xỉ của thị trường. Hội nghị tập đoàn nội bộ thường được tổ chức gần hoặc tại nơi tập đoàn đặt trụ sở. Hội nghị tập đoàn tập trung vào chuỗi Cung hoặc phát triển khách hàng thường được tổ chức tại địa điểm cung cấp đầu vào và nơi đầu ra cho sản phẩm của tập đoàn. Những hội nghị xúc tiến thị trường thường được tổ chức tại những thành phố, đô thị có nền kinh tế mạnh, hoạt động kinh doanh thương mại và hệ thống bán lẻ phát triển, cư dân đông đúc, sức mua của người dân cao. Như vậy, những địa điểm có nhiều trụ sở của các tập đoàn, công ty lớn, có nền kinh tế và hoạt động giao thương phát triển sẽ là nơi phát triển mạnh du lịch MICE. Chi phí tổ chức hội nghị có xu hướng cắt giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Bên cạnh đó, việc khai thác sử dụng các tiện ích công nghệ viễn thông để phục vụ hội nghị như hình thức trực tuyến, các mạng xã hội có xu hướng phổ biến nhằm tối đa hóa hiệu quả và giảm chi phí. Các nhà tổ chức hội nghị cũng coi trọng yếu tố môi trường, “hội nghị xanh” nhưng đây không phải nhân tố ưu tiên hàng đầu. 1.2.2. Hội nghị của các hiệp hội (association meetings) a) Khái niệm Theo ICCA, một hội nghị được gọi là “international association meeting”-hội nghị của hiệp hội quốc tế khi đáp ứng các điều kiện sau: - Phải được tổ chức bởi một tổ chức, hiệp hội quốc tế hoặc khu vực - Phải có ít nhất 50 đại biểu - Phải được tổ chức theo định kỳ - Phải được tổ chức luân phiên giữa ít nhất 3 nước LII
- b) Theo ICCA, hội nghị của hiệp hội quốc tế có các đặc tính sau - Các hội nghị được tổ chức nhiều nhất là về y tế, khoa học, chủ đề học thuật, tổ chức thương mại, tổ chức nghề, tổ chức xã hội. - Việc đăng cai tổ chức thường đến từ đối tác địa phương, là tổ chức quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực đó. - Phần lớn trụ sở của các tổ chức, hiệp hội quốc tế nằm tại Châu Âu (59%), theo sau là Bắc Mỹ, Châu Á/Trung Đông. - Hội nghị tổ chức quốc tế được tổ chức nhiều nhất là tại Châu Âu/Bắc Mỹ, Châu Mỹ la tinh, Châu Á/Trung Đông, Châu Phi và Châu Đại Dương. - Năm 2011, số lượng đại biểu trung bình của 1 hội nghị trên thế giới là 535, giảm 36 đại biểu so với năm ngoái. Trung bình số lượng đại biểu tại một hội nghị quốc tế tại Châu Á trong năm 2010 là 582. - Thị phần các hội nghị có kích cỡ nhỏ nhất (từ 50-149 và 150-249 đại biểu) ngày càng mở rộng so với hội nghị có kích cỡ trên 500 đại biểu. 30,2% hội nghị có đại biểu từ 50-149 đại biểu. - Tổng đại biểu tham dự các hội nghị năm 2011 là 5.520.722 đại biểu. - Phần lớn hội nghị được tổ chức hàng năm (59,8% năm 2011), 2 năm tổ chức 1 lần (21,5%). - Tháng nhiều hội nghị tổ chức nhất là tháng 9, tiếp theo là tháng 6, tháng 10 và tháng 5. - Năm 2011, thời gian trung bình của 1 hội nghị là 3,78 ngày, giảm so với 5,1 ngày năm 2010. - Địa điểm tổ chức hội nghị theo thứ tự ưu tiên là khách sạn (45,4%), tiếp theo là Trung tâm hội thảo/triển lãm, đại học. - Chi tiêu trung bình cho 1 đại biểu năm 2010 là 736 đô la Mỹ - Tổng số đại biểu tại các hội nghị quốc tế tại Châu Á năm 2010 là 1.017.473 người, chiếm 19% số đại biểu trên toàn cầu c) Điều kiện đăng cai tổ chức hội nghị - Phải có nhiều khách sạn chất lượng (3-5 sao) - Trung tâm hội thảo có không gian có thể sử dụng linh động và sức chứa lớn - Tiếp cận bằng đường hàng không thuận tiện - Cung cấp dịch vụ đi lại mặt đất có chất lượng LIII
- - Khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ cao của các nhà tổ chức hội thảo chuyên nghiệp và công ty quản lý điểm đến - Điểm đến có sức hấp dẫn - Có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương đăng cai - An toàn và an ninh. Hội nghị của các hiệp hội quốc tế thường được tổ chức gần hoặc tại nơi tổ chức quốc tế đặt trụ sở. Như vậy, địa điểm có nhiều tổ chức, hiệp hội quốc tế đặt trụ sở sẽ có nhiều cơ hội tổ chức hội nghị này. Điều này lý giải việc hội nghị này được tổ chức nhiều nhất tại Châu Âu, Bắc Mỹ do phần lớn các tổ chức quốc tế trên thế giới đặt trụ sở tại đây. Hơn nữa, các nước Châu Âu và Bắc Mỹ là các nước phát triển, là những cường quốc về kinh tế và trung tâm chính trị, văn hóa trên thế giới, sự hợp tác, liên kết giữa các nước rất cao và chặt chẽ nên các tổ chức, hiệp hội rất phát triển bao gồm cả các hiệp hội ngành, nghề. Số lượng đại biểu tham dự có xu hướng giảm, các hội nghị có kích cỡ nhỏ hoặc trung bình tăng so với hội nghị có kích cỡ lớn. Thời gian trung bình của hội nghị giảm so với những năm trước. Chủ đề ưa thích số 1 tại các hội nghị là lĩnh vực y tế, tiếp theo là khoa học. 1.2.3. Du lịch khen thưởng a) Khái niệm - Incentive tour (IT) có số lượng khách trong đoàn khoảng từ 100 đến 200 khách, thường tồn tại một seri booking (đặt chỗ hàng loạt) trong một khoảng thời gian xác định, sử dụng các phương tiện nguyên chuyến như máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ nhằm chủ động về mặt thời gian và có thể giảm chi phí vận chuyển, còn phương tiện vận chuyển tại điểm du lịch chủ yếu là xe ô tô với số lượng chỗ ngồi mỗi xe từ 45 chỗ đến 50 chỗ và có khoang đựng đồ riêng. IT thường có độ dài trung bình từ 4 đến 5 ngày hoặc từ 8 đến 9 ngày với những hoạt động mang tính tập thể định hướng theo hãng và tham quan danh lam thắng cảnh. - Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, IT thường đi đôi với Meetings và Events. IT được xem như là một cách thức khuyến khích, động viên chính trong một Chương trình mang tính chất thúc đẩy kinh doanh (Motivation Programmes) của một công ty, xí nghiệp ở một ngành kinh doanh nào đó, với các mục tiêu như : khuyến khích các nhà bán buôn, nhà phân phối, đại lý đặt ra và thực hiện các mục tiêu bán hàng cao hơn, gia tăng doanh số bán ra. Có thể nói IT chính là phần thưởng phát cho những người thắng cuộc trong các chương trình thúc đẩy kinh doanh này. Kinh phí dành cho IT chiếm khoảng 80% trong toàn bộ ngân sách của Chương trình. Các đơn vị xem đầu tư cho IT phải là dạng đầu tư có hiệu quả (return on LIV
- investment) nên rất quan tâm đến hình thức IT và kinh phí dành cho IT được cân đối = tỷ lệ % trên mục tiêu lợi nhuận (profit goal) mà công ty/xí nghiệp dự kiến phải đạt trong Chương trình. b) Đặc điểm - Hiện nay, phần lớn các chương trình du lịch khen thưởng là những hình thức đầu tư có hiệu quả tương tự như những chương trình khuyến khích bán hàng. - Trung bình số đêm nghỉ của các chuyến du lịch khen thưởng đã giảm từ 6,5 đêm xuống 4 đêm. - Các chuyến du lịch bớt rầm rộ hơn. Những điểm đến đầu tiên được lựa chọn là các điểm đến trong nước hoặc điểm đến quốc tế nhưng ở khoảng cách địa lý gần. Đối với những chuyến du lịch quốc tế ở khoảng cách địa lý xa hơn, thì hạng vé máy bay đã giảm từ hạng business class (hạng nhất) xuống hạng economy (hạng phổ thông). Phòng khách sạn cũng giảm xuống một bậc, từ hạng luxury (hạng sang) xuống hạng upper-upscale (hạng trên trung bình). - Trong các chuyến đi, yếu tố công việc luôn được lồng ghép như thảo luận về chiến lược và hướng phát triển của tập đoàn. - Các chương trình du lịch khen thưởng thường có ý nghĩa giải trí cao. Do vậy, các nhà xây dựng kế hoạch thường tìm kiếm các điểm đến có những sự chọn lựa giải trí cao về khách sạn và tiện nghi nhằm cung cấp dịch vụ ở những mức cao. - Trong các chuyến đi, yếu tố Trách nhiệm xã hội của từng người trong đoàn được coi trọng ví dụ như dự án team-building (xây dựng nhóm) nhằm ủng hộ cộng đồng và từ thiện cộng đồng. - Về cách thức marketing điểm đến, các tin tức e-mail, chuyến fam-trip, email trực tiếp được xếp là những phương tiện hiệu quả nhất, theo sau là sự tham dự tại các hội chợ thương mại. Các trang web điểm đến, các cuộc gọi điện thoại được xếp là những phương tiện kém hiệu quả hơn nhằm xúc tiến các điểm đến du lịch khen thưởng. c) Các địa điểm đáp ứng được nhu cầu của các nhà lập kế hoạch du lịch khen thưởng - Các điểm đến thời thượng - Nghe có vẻ đắt đỏ - An ninh và an toàn - Dễ tiếp cận và có các đường bay trực tiếp của những hãng hàng không lớn - Trải nghiệm thích hợp (phù hợp với nhu cầu của khách mời) - Dễ dàng tổ chức và đặt chỗ LV
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 982 | 100
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
13 p | 640 | 93
-
Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò
26 p | 503 | 75
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 301 | 68
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 290 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
115 p | 139 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 207 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang (Khánh Hòa)
115 p | 125 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế
188 p | 166 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
124 p | 113 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
13 p | 179 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam
134 p | 77 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa
109 p | 64 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam
109 p | 86 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
125 p | 76 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 53 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
129 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và Dịch vụ Du lịch Hoàn Hảo
131 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn