Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội
lượt xem 7
download
Luận văn phân tích và đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay đưa ra những vấn đề chính của quản lý nhà nước ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh du lịch. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội
- Đại học quốc gia Hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Đỗ Thị Nhài Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà nội Chuyên ngành: Du lịch học Mã số: Luận văn thạc sĩ du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Lân Hà Nội - 2008
- Mục lục Trang Mở đầu ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 5 4. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 5 5. Bố cục đề tài ............................................................................................ 6 Chương 1: Cơ sở lý luận .................................................................... 7 1.1. Quản lý nhà nước về du lịch ................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch ....................................... 7 1.1.2. Các công cụ quản lý nhà nước về du lịch .................................... 9 1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch ......................................... 11 1.1.4. Tổ chức du lịch quốc gia và các các cấp quản lý nhà nước về du lịch .................................................................................... 16 1.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch ................................ 22 1.2.1. Vai trò của các doanh nghiệp du lịch .......................................... 22 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch 23 1.2.3. Các chức năng của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch ......................................................................................... 25 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch ........... 29
- Chương 2: quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà nội trong tình hình hội nhập hiện nay ........................................................... 32 2.1. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay ................................................. 32 2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................ 32 2.1.2. Tổ chức các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ............... 36 2.1.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ......................................................... 49 2.2. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong tình hình hội nhập ............................................................................... 60 2.2.1. Bản chất của hội nhập quốc tế về du lịch .................................... 60 2.2.2. Thuận lợi và khó khăn đối với ngành du lịch Việt Nam và Hà Nội trong quá trình hội nhập ............................................ 61 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong quá trình hội nhập ....................................................................... 65 2.2.4. Thuận lợi, thời cơ, thách thức đối với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội trong tình hình hội nhập hiện nay ................................. 67
- Chương 3: một số giảI pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn hà nội ....................................... 79 3.1. Yêu cầu về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong tình hình hội nhập ........................................................ 79 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay ......................... 80 3.2.1. Đối với chính sách vĩ mô: Chính phủ, thành phố ....................... 80 3.2.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch ................................................ 87 3.3. Một số kiến nghị trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ........... 87 3.3.1. Đối với Chính phủ và Nhà nước .................................................. 87 3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ................................... 88 3.3.3. Đối với các ban ngành của Hà Nội ............................................. 89 Kết luận chung ................................................................................. 91 Tài liệu tham khảo ......................................................................... 93 phụ lục
- Danh mục bảng, biểu đồ trong luận văn Trang Bảng 2.1: Mô hình cơ cấu quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay ……………………………………………………..…. 36 Bảng 2.2: Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội theo thành phần kinh tế tính đến tháng 3 năm 2007 ……………………………... 37 Bảng 2.3: Số lượng khách sạn và phòng trên địa bàn Hà Nội theo hạng năm 2006 ……………………………………………………….. 39 Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ du lịch Hà Nội qua các năm ……………...…… 46 Biểu đồ 2.2: Khách quốc tế đến Hà Nội qua các năm …………………..… 48
- Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Từ khi ra đời và phát triển đến nay, ngành du lịch đã luôn có những đóng góp tích cực và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Giống như những ngành kinh tế khác, ngành du lịch muốn phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự quản lý, điều tiết ở tầm vĩ mô một cách hiệu quả, nhằm phối hợp các hoạt động du lịch một cách nhịp nhàng, đưa du lịch phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra, đảm bảo lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch, đồng thời cũng đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội, sao cho việc phát triển du lịch không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội, không ảnh hưởng đến khả năng khai thác và phát triển du lịch của các thế hệ tiếp theo. Đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn mà không một tổ chức, cá nhân riêng lẻ nào có thể đảm nhiệm được. Còn nếu để ngành kinh tế du lịch phát triển một cách tự phát, tuân theo các quy luật của thị trường mà không có sự quản lý, điều tiết ở tầm vĩ mô sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó phải kể đến sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên du lịch, hủy hoại các giá trị văn hóa truyền thống, làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc… Tất cả các nhiệm vụ trên chỉ có nhà nước với tầm quản lý vĩ mô mới có thể đảm nhiệm, nhằm đưa các hoạt động du lịch phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển ngành du lịch trở thành ngành “kinh tế mũi nhọn”. Tại điều 1, Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999 đã nêu rõ quan điểm của nhà nước ta về du lịch: “Nhà nước Việt Nam xác định Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
- cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”. Nghị quyết 45/CP, ngày 22/6/1993 của chính phủ Việt Nam về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch cũng đưa ra nhận định: “Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong nước, giữa nước ta với nước ngoài, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”. Điều 6, Luật Du lịch năm 2005 khẳng định: “Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ. ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thông…”. Như vậy, công tác quản lý, phát triển ngành du lịch rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Các doanh nghiệp du lịch là chủ thể chính tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, có những đóng góp quan trọng trong phát triển ngành du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp du lịch cũng chịu ảnh hưởng và tuân theo những quy luật của kinh tế thị
- trường, đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch nhằm đưa các doanh nghiệp du lịch hoạt động kinh doanh đúng hướng, có hiệu quả cao. Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn của cả nước. Hiện nay, ngành du lịch thủ đô đang ngày càng phát triển với sự tăng trưởng khá về số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa. Hà Nội đang dần trở thành một trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, các sự kiện lớn ở trong nước, khu vực và quốc tế, là trung tâm phân phối khách cho toàn miền Bắc, nơi tập trung nhiều hãng lữ hành hàng đầu, có nhiều chương trình du lịch chất lượng cao. Các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tập trung phần lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Hà Nội có số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế chiếm khoảng 40% tổng số các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong cả nước. Từ năm 1990 đến nay, lực lượng kinh doanh du lịch ở Hà Nội ngày càng phát triển và có bước trưởng thành. Lực lượng doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội tăng nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình và ngành nghề kinh doanh đòi hỏi công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ngày càng phải hoàn thiện, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động kinh doanh du lịch, thúc đẩy ngành du lịch thủ đô phát triển. Trong những năm gần đây, Hà Nội luôn được đánh giá là nơi có các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch khá tốt so với các địa phương khác trong cả nước. Cho đến nay vẫn rất thiếu các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với ngành du lịch nói chung và với các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch thường được lồng ghép vào nội dung các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, trong phần nghiên cứu các giải pháp, các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế du lịch.
- Tại Hà Nội cũng có một số công trình nghiên cứu về du lịch, góp phần thiết thực vào việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch thủ đô. Tuy nhiên, các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề chuyên môn như các giải pháp phát triển lữ hành ở Hà Nội, thực trạng hoạt động kinh doanh và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, khách sạn tại Hà Nội… ở các đề tài nghiên cứu đó, hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch cũng được đề cập như một trong những nguyên nhân, hoặc là một biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Các công trình nghiên cứu cụ thể về hoạt động quản lý nhà nước đối với ngành du lịch và các doanh nghiệp du lịch còn rất thiếu. Vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh du lịch Hà Nội phát triển. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Mục đớch nghiờn cứu của luận văn là qua việc phõn tớch, đỏnh giỏ hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay đưa ra những vấn đề chớnh của quản lý nhà nước ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh du lịch; đề ra một số giải phỏp giải quyết vấn đề nõng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ nghiờn cứu của đề tài bao gồm: 1) Xõy dựng những luận cứ khoa học cho vấn đề nghiờn cứu và hệ thống hoỏ một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- 2) Phõn tớch và đỏnh giỏ thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội và đưa ra những nguyờn nhõn chớnh ảnh hưởng đến thực trạng. 3) Đề xuất một số giải phỏp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiờn cứu của luận văn chỉ giới hạn vào hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trờn địa bàn Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập và xử lý thông tin: Tài liệu được sử dụng cho đề tài này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, trực tiếp qua các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, qua các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội, gián tiếp qua sách, báo, tạp chí, số liệu thống kê của các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội, các chuyên gia am hiểu về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Toàn bộ dữ liệu sẽ làm nổi bật vấn đề cầ nghiên cứu, đồng thời thông qua đó giúp tôi có được cái nhìn khách quan, khoa học, chi tiết hơn. Qua các nguồn tài liệu trực tiếp và gián tiếp đã thu thập được ở trên, tôi đã tiến hành phân tích các tài liệu để có được cái nhìn sâu hơn về vấn đề nghiên cứu. - Khảo sát thực địa và điều tra ý kiến:
- Thực tiễn có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, để có được cái nhìn chính xác, toàn diện, đúng đắn về vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp khảo sát thực địa. Trong quá trình đó, tôi đã tiến hành quan sát, phỏng vấn và điều tra ý kiến của các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội về tác động của hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn đối với các doanh nghiệp đó. 4. Đóng góp của đề tài Trên cơ sở học hỏi, kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận đi trước, đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch. Đề tài cũng tập trung phân tích những thành công và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong tình hình hội nhập hiện nay với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch. 5. Bố cục đề tài: Đề tài bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trong tình hình hội nhập hiện nay Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội
- Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Quản lý nhà nước về du lịch 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch Bất kỳ lao động xã hội nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn hoặc một hoạt động tập thể nào đó đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít. Quản lý nhằm phối hợp các hoạt động cá nhân và thực hiện các chức năng chung trong quá trình lao động, sản xuất nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, quản lý là sự tác động có định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Quản lý là chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động. ở đâu có sự hợp tác của nhiều người, ở đó cần có sự quản lý. Mục đích của quản lý là tổ chức, phối hợp các hoạt động và đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động đó. Quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước, được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và hành chính, chính trị của đất nước. Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội nói chung. Nhà nước là nhân tố cơ bản giúp cho xã hội tồn tại, hoạt động, phát triển hoặc suy thoái thông qua các sứ mệnh, nhiệm vụ và các chức năng mà nhà nước phải gánh vác trước xã hội. Nhà nước bảo vệ sự an toàn cho mọi công dân trong xã hội, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo đảm cho xã hội phát triển, các công dân đạt được các mong muốn hợp lý của mình.
- Đối với vấn đề kinh tế, nhà nước thực hiện việc quản lý nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước. Tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế- xã hội đều có sự quản lý của nhà nước. Quản lý nhà nước về du lịch là thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành. Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính xã hội sâu sắc, chịu ảnh hưởng và rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội xung quanh. Quản lý nhà nước đối với ngành du lịch tương đối phức tạp do đặc thù của ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, việc quản lý nhà nước đối với ngành du lịch đòi hỏi phải có sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng của nhiều ngành, chức năng khác nhau. Nếu chính phủ và nhà nước không có các chính sách đồng bộ dễ dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo, nếu không phân định rõ các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch dễ dẫn đến việc quản lý lỏng lẻo, không hiệu quả. Quản lý nhà nước về du lịch là thực hiện chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không thực hiện chức năng chủ quản, không thực hiện chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thực hiện thông qua các công cụ quản lý vĩ mô như các chính sách phát triển du lịch, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, hệ thống luật pháp…, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động du lịch và nhằm đưa du lịch phát triển theo mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra. Việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về du lịch được tổ chức theo một hệ thống chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ cấp trung ương đến địa phương, trong đó hoạt động quản lý được phối hợp nhịp nhàng. Chủ thể quản lý là các cơ quan chức năng của nhà nước tác động lên các đối tượng quản lý là các quá trình, các hành vi của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch với mục đích bảo
- đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước về du lịch. Thực chất của quản lý nhà nước về du lịch là việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực vì mục tiêu xây dựng và phát triển ngành du lịch một cách bền vững. Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước đối với các quá trình, các hành vi hoạt động của các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch và đưa du lịch phát triển theo mục tiêu phát triển ngành mà nhà nước đặt ra. 1.1.2. Các công cụ quản lý nhà nước về du lịch Công cụ quản lý là những phương tiện mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước. Các công cụ quản lý nhà nước về du lịch là những phương tiện mà nhà nước sử dụng để tác động lên mọi chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước về du lịch. Các công cụ quản lý chính của nhà nước về du lịch là: - Pháp luật về du lịch: là hệ thống các quy tắc ứng xử có tính chất bắt buộc do nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ nhằm đạt các mục tiêu bảo toàn và phát triển du lịch đã đặt ra. Hệ thống pháp luật về du lịch hiện hành tại Việt Nam bao gồm Luật Du lịch (2005), các Nghị định của Chính phủ về quản lý nhà nước về du lịch như Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2007 của Chính
- phủ Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch, Nghị định 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch, Nghị định 27/2001/NĐ-CP ngày 05/6/2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, và các văn bản pháp luật có liên quan. - Lãi suất, thuế: nhằm can thiệp vào các hoạt động và quá trình kinh tế, các công cụ lãi suất, thuế đánh vào các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. - Kế hoạch phát triển du lịch: theo nghĩa hẹp được hiểu là phương án hành động nhằm phát triển du lịch trong tương lai; theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, thực hiện, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động nhằm phát triển du lịch trong tương lai. Kế hoạch phát triển du lịch là một công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, thường được chia thành các kế hoạch hàng năm, kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch dài hạn… - Chiến lược phát triển du lịch: là đường lối chung tổng quát và các giải pháp chủ yếu mang tính tổng thể để phát triển ngành du lịch trong một thời gian dài (ở nước ta thường là 10 năm). - Quy hoạch phát triển du lịch: là sự cụ thể hóa một bước chiến lược phát triển du lịch. Nó là một tập hợp các mục tiêu và sự bố trí sắp xếp các nguồn lực tương ứng để thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch theo không gian và thời gian. - Chính sách phát triển du lịch: Các chính sách phát triển du lịch được hiểu là các định hướng, các chương trình hành động của chính phủ cung cấp các hướng dẫn cho hoạt động phát triển ngành. Chính sách phát triển du lịch chỉ ra hệ thống các phương pháp tác động, hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức có liên quan đến quản lý, điều hành toàn bộ
- hoạt động du lịch từ nghiên cứu dự báo, kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch. Các công cụ quản lý trên là các công cụ quản lý vĩ mô về du lịch. Chủ thể sử dụng công cụ quản lý là các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là thực thể quan trọng trong việc chi phối và tác động lên các thực thể khác, đặc biệt là các thực thể tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế du lịch. Quyền hạn và mức độ tác động phụ thuộc vào khuôn khổ pháp luật quy định. 1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch Theo luật Du lịch Việt Nam năm 2005, các nội dung quản lý nhà nước đối với du lịch thể hiện yêu cầu quản lý đối với một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: - Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch: Về vấn đề chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch: do tính tự phát điều tiết của thị trường có những ảnh hưởng tiêu cực, gây ra khủng hoảng chu kỳ cho lợi ích kinh tế và làm tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp. Do đó, nhà nước phải xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhằm định hướng phát triển du lịch đúng hướng. Nhà nước lập quy hoạch phát triển du lịch cho từng vùng, từng địa phương và cho cả nước nhằm đảm bảo việc quản lý và đầu tư du lịch không bị chồng chéo, lãng phí và bảo đảm sự phối hợp giữa các ban ngành một cách đồng bộ. Về vấn đề chính sách phát triển du lịch: Chính sách và các công cụ kinh tế của nhà nước là một hành lang hướng dẫn các hoạt động du lịch. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách về du lịch nhằm hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động du lịch, thực
- hiện việc phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo ở những vùng có tiềm năng phát triển du lịch. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, vì vậy quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hoá, giao thông, tài nguyên môi trường, quốc phòng, an ninh, nông nghiệp, thương mại….Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về du lịch phải phù hợp với thực tế phát triển du lịch, phù hợp với thông lệ quốc tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam trong khu vực và quốc tế về kinh tế- xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Các quy định pháp luật cần thể hiện những đặc thù của hoạt động dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, khắc phục các vi phạm trong kinh doanh, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, bảo vệ quyền và lợi ích của khách du lịch, các tổ chức kinh doanh du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch được xác định là quy hoạch ngành, bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được lập cho phạm vi cả nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu du lịch quốc gia (ví dụ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995- 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hà Nội thời kỳ 1997- 2000 và đến 2020…) và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch được lập cho các khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia. Do tầm quan trọng của vấn đề quy hoạch đối với phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch, Luật Du lịch của Việt Nam đã có những quy định cụ thể về các nguyên tắc, nội dung quy hoạch du lịch, thẩm quyền lập, phê duyệt và công bố quy hoạch du lịch tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ, khai thác tài nguyên du lịch và đầu tư phát triển du lịch phù hợp với định hướng của nhà nước. Vấn đề quản lý và tổ chức
- thực hiện quy hoạch du lịch cũng được quy định nhằm đảm bảo quy hoạch được thực thi trên thực tế. Về chính sách đối với phát triển du lịch, Luật Du lịch của Việt Nam cũng đã thể hiện một cách rõ ràng các quan điểm của nhà nước trong việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với hoạt động đầu tư vào một số lĩnh vực du lịch, ưu đãi về thuế đối với việc nhập khẩu phương tiện vận chuyển cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia… - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế – kỹ thuật trong hoạt động du lịch: Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch nhằm tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động du lịch bao gồm việc ban hành Pháp lệnh Du lịch, một số Nghị định về quản lý du lịch, Luật Du lịch, các văn bản dưới luật như thông tư hướng dẫn các hoạt động du lịch… Luật du lịch năm 2005 ra đời tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển ổn định và bền vững của ngành du lịch nước ta. ở nước ta trong những năm vừa qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế du lịch của Đảng, nhà nước cũng đã thể chế hoá đường lối phát triển du lịch, đem lại những thành quả du lịch bước đầu. Nhưng so với các nước có hoạt động du lịch phát triển ở trình độ cao thì ta còn thiếu nhiều văn bản pháp quy về du lịch như Luật Lữ hành, Luật Vận chuyển khách du lịch, Luật Khách sạn, Nhà hàng… Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xác định các tiêu chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật cụ thể nhằm đánh giá, xếp hạng, quản lý các hoạt động du lịch ví
- dụ Tổng cục Du lịch Việt Nam các quy định tiêu chuẩn và biểu điểm xếp hạng khách sạn theo thứ tự từ 1 đến 5 sao… - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch: Đây cũng là một nội dung của quản lý nhà nước về du lịch nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch và nhận thức của người dân đối với hoạt động du lịch. - Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sự phát triển du lịch: Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng lao động trong ngành. Du lịch là một ngành kinh tế, do đó nó chịu tác động mạnh mẽ của của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ như những ngành kinh tế khác. Việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ sự phát triển du lịch thường được giao cho các cơ quan chuyên môn, các viện nghiên cứu đảm nhiệm dưới sự quản lý của nhà nước. - Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch: Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác cho phát triển du lịch. Mỗi tài nguyên du lịch thuộc sự quản lý của các cấp, các ngành khác nhau nên nhà nước có những luật riêng điều chỉnh đối với mỗi loại tài nguyên du lịch đó như Luật di sản văn hóa, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thủy sản, Luật khoáng sản…
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan và ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch. Ngành du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, nếu không có tài nguyên du lịch thì không thể phát triển ngành du lịch, tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Việc tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch là cơ sở để xác định các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. - Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài: Nhà nước có chính sách hợp tác quốc tế về du lịch nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. - Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch: Nhà nước quy định và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, quy định các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch theo các cấp khác nhau, phối hợp hoạt động của cả hệ thống quản lý nhà nước về du lịch nhằm đạt hiệu quả quản lý cao nhất, đưa ngành du lịch phát triển theo các mục tiêu đã đặt ra. - Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. Nhà nước quản lý các hoạt động du lịch bằng pháp luật. Việc cấp và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch nhằm đưa các hoạt động du lịch
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 963 | 100
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
13 p | 640 | 93
-
Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò
26 p | 492 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Hội An
26 p | 328 | 74
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 296 | 68
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
115 p | 128 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 206 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang (Khánh Hòa)
115 p | 122 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế
188 p | 151 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
13 p | 176 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
124 p | 105 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam
134 p | 75 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa
109 p | 63 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam
109 p | 83 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
125 p | 70 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 52 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
129 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn