Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình
lượt xem 37
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình” là nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. Người viết mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường về chuyên ngành du lịch để đánh giá thực trạng phát triển, trên thực trạng đó sẽ đề ra các giải pháp phát triển, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ------------------ Ễ Ị PHÁT TRIỂN Ị Ạ TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬ VĂ Ạ Ĩ Người hướng dẫn khoa học : u ễn u n Vn Hà Nộ , năm 2015
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết củ đề tài .....................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2 3. Mục tiêuvà nhiệm vụ nghiên cứu củ đề tài .....................................................4 4. Đố tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5 5. P ươn p áp n ên cứu ...................................................................................5 6. Đón óp của Luận văn ....................................................................................11 7. Cấu trúc củ đề tài ............................................................................................11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY....... 12 1.1. Khái niệm, đặc đ ểm, vài trò của du lịch homestay, phát triển du lịch homestay .................................................................................................................12 1.1.1. Du lịch homestay ...........................................................................................12 Nh di v ặc trư g cơ bản của du lịch homestay ..................................15 1.1.3. Vai trò của du lịch homestay.........................................................................17 1.1.4. Phát triển du lịch homestay...........................................................................20 1 2 Đ ều kiện phát triển du lịch homestay .........................................................21 1.2.1. Nhữ g iều ki n chung..................................................................................17 1.2.2. Điều ki n về cu g du ịch ..............................................................................21 1.2.3. Điều ki n về cầu du ịch ................................................................................23 1.3. Kinh nghiệm phát triền du lịc omest trên t ế v ở V ệt Nam ....28 1.3.1. Kinh nghi m phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia trên thế giới ...28 1.3.2. Kinh nghi m phát triển về du lịch homestay ở Vi t Nam..............................31 1.3.3. Những bài học kinh nghi m cho vi c phát triển du lịch homestay ở Ninh Bình .........................................................................................................................33 Tiểu kết c ươn 1 ..................................................................................................35 Chương 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH HOMESTAY TẠ T H H H ..... 36 2.1. Khái quát du lịch tỉnh Ninh Bình .................................................................36 2.1.1. Vài nét chung về tỉnh Ninh Bình ...................................................................36 2.1.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình ................................................................40 2.1.3. Hi n trạng du lịch tỉnh Ninh Bình .................................................................43
- 2 2 Đ ều kiện c un để phát triển du lịch homestay ở Ninh Bình ...................55 Điều ki n an ninh chính trị, an toàn xã hội ..................................................55 Điều ki n kinh tế............................................................................................56 2.2.3. Chính sách phát triển du lịch ........................................................................58 2 3 Đ ều kiện về cun để phát triển du lịch homestay ở Ninh Bình ................60 2.3.1. Tài nguyên du lịch Ni h Bì h ể phát triển du lịch homestay ......................60 3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịchhomestay .......................................................60 2.3.3 Cơ sở v t chất kỹ thu t phục vụ du lịchhomestay .........................................72 2.3.4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch homestay ...................................................73 2.3.5. Các hoạt ộng xúc tiến quảng bá du lịch homestay .....................................76 2 4 Đ ều kiện về Cầu để phát triển du lịch homestay ở Ninh Bình..................78 25 ộ dun v ết quả của du lịch homestay tỉnh Ninh Bình ........................81 2.5.1. Sản phẩm du lịch homestay ...........................................................................81 2.5.2. Thị trường khách du lịch homestay ...............................................................83 5 3 Phươ g thức tổ chức kinh doanh du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình ........85 5 4 Lượng khách du lịch homestay .....................................................................87 2.5.5. Doanh thu từ du lịch homestay .....................................................................90 2.6. Nhận xét v đán á......................................................................................92 6 Đá h giá của các ối tượng tham gia hoạt ộng du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình.................................................................................................................92 2.6.2. Những kết quả và hạn chế ............................................................................97 6 3 Xu hướng phát triển .....................................................................................99 Tiểu kết c ươn 2 ................................................................................................100 ươn 3 ẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY ..................101 Ở NINH BÌNH .....................................................................................................101 31 ăn cứ đề xuất giải pháp .............................................................................101 3 Qua iểm, mục tiêu phát triển du lịch Ni h Bì h ế ăm 0 0, ịnh hướ g ế ăm 030 ............................................................................................101 3 Đị h hướng phát triển du lịch homestay.....................................................102 3.2. Nhóm các giải pháp chung. .........................................................................103 3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ..................................................................103
- 3.2.2. Giải pháp tổ chức quản lý ...........................................................................105 3.2.3. Giải pháp về quy hoạch v ầu tư ..............................................................107 3.3. Các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch homestay ở Ninh Bình ....................109 3.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, v t chất kỹ thu t .............................................109 3.3.2. Giải pháp o tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................110 3.3.3. Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá ....................................112 3 3 4 Tă g cườ g các hoạt ộ g du trì v ảm bảo m i trườ g du ịch ...........113 3 3 5 Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch homestay .............................................114 3.4. Một số kiến nghị ...........................................................................................116 3.4.1. Kiến nghị ối với UBND tỉnh Ninh Bình ....................................................116 3.4.2. Kiến nghị ối với UBND huy n Nho Quan, Gia Viễ , Hoa Lư .................117 3.4.3. Kiến nghị ối với các công ty du lịch ..........................................................117 Tiểu kết c ươn 3 ................................................................................................118 KẾT LUẬN ..........................................................................................................119 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................121 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CSLT Cơ sở lưu trú DLST Du lịch sinh thái DNTN Doanh nghiệp tư nhân EU Liên minh Châu Âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTNT Giao thông nông thôn KH Kế hoạch NQ Nghị Quyết TB Thông báo TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTXTDL Thông tin Xúc tiến Du lịch TU Tỉnh Ủy UBND Ủy ban nhân dân UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc VHTT Văn hóa Thông tin VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình phát triển CSLT tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2014 ............ 46 Bảng 2.2. Tổng hợp lao động trong ngành du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn (2009 – 2013).................................................................................................................. 49 Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh du lịch tỉnh Nình Bình (2010 – 2014) ............................ 51 Bảng 2.4. Doanh thu bình quân trên lượt khách du lịch của tỉnh Nình ình giai đoạn 2010 – 2014 ........................................................................................................................ 54 Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế Ninh ình phân theo lĩnh vực kinh tế .................................... 57 Bảng 2.6. Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lượng buồng phòng lưu trú năm 2015..................................................................................................... 73 Bảng 2.7. Thống kê số lao động phục vụ du lịch homestay ở các địa phương khảo sát năm 2015 ............................................................................................................................ 74 Bảng 2.8. Bảng khảo sát nhu cầu của khách du lịch đến Ninh Bình .............................. 79 Bảng 2.9. Bảng khảo sát mức độ sẵn sàng tham gia du lịch homesatay của du khách đến Ninh Bình ........................................................................................................................... 80 Bảng 2.10. Thị trường khách du lịch homestay Ninh Bình ............................................ 84 Bảng 2.11. Lượng khách du lịch homestay ở các địa phương điều tra tại tỉnh Ninh Bình 2012-2015 ........................................................................................................................... 88 Bảng 2.12. Doanh thu từ du lịch homestay Ninh Bình giai đoạn 2012 – 2015 ............. 90 Bảng 2.13. Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa nhân văn .. 93 Bảng 2.14. Đánh giá của khách du lịch về vệ sinh môi trường, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ ...................................................................................................................... 94 Bảng 2.15. Nhu cầu đào tạo của các hộ kinh doanh homestay....................................... 96
- DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 2.1. Biểu đồ cơ cấu khách du lịch Quốc tế đến Ninh ình giai đoạn 2010 – 2014 ............................................................................................. 52 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu khách du lịch nội địa đến Ninh ình giai đoạn 2010-2014 ............................................................................................... 53 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện mục đích khách du lịch đến Ninh Bình...... 78
- LỜ Đ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nguyễn Thị Quỳnh, học viên cao học khóa 2013 - 2015, khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Học viên Nguyễn Thị Quỳnh
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết củ đề tài Trong lĩnh vực du lịch, Ninh Bình là tỉnh phát triển muộn hơn so với các tỉnh, thành phố trong cả nước bởi vốn là tỉnh thuần nông. Tuy nhiên với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đặc biệt với việc quần thể danh thắng Tràng An Ninh ình được UNESSCO vinh danh là di sản hỗn hợp văn hóa thiên nhiên thế giới, nên trong những năm qua du lịch Ninh Bình luôn có những phát triển vượt bậc cả về số lượng khách du lịch và doanh thu từ hoạt động du lịch. Được tỉnh xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn (Định hướng thu nhập du lịch thuần tuý >10%). Trong những năm gần đây, ngành Du lịch Ninh Bình đang khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh[42]. Cũng như nhiều quốc gia và địa phương khác, khi ngành kinh tế du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì vấn đề phát triển du lịch bền vững luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm nhằm tìm ra các giải pháp phát triển. Và du lịch cộng đồng nói chung, du lịch homestay nói riêng đã và đang là hướng đi mới trong vấn đề phát triển bền vững ngành kinh tế du lịch Ninh Bình. Loại hình du lịch homestay đã xuất hiện và nhen nhóm phát triển ở Ninh Bình từ nhiều năm nay khi du khách đến với Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long đã có nhu cầu vào tham quan nhà dân xung quanh khu vực để tìm hiểu và khám phá cuộc sống của cư dân địa phương. Đến nay loại hình du lịch này cũng đã phát triển rộng ra một số địa phương khác của tỉnh và bước đầu đã thu được những kết quả tốt. Tuy nhiên trong quá trình phát triển loại hình du lịch này ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh ình đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Sản phẩm và dịch vụ vẫn còn sơ sài, nghèo nàn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Điều kiện cho phát triển loại hình này dù đa dạng nhưng vẫn chưa được khai thác đúng mức, thậm chí còn được thực hiện một cách manh mún tự phát không những nảy sinh những hạn chế về hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tiêu cực tới tài nguyên du lịch của địa phương. Đặc biệt là thông tin về du lịch homestay ở Ninh ình đến với khách du lịch còn nghèo nàn và hoạt động 1
- quảng bá, xúc tiến cho du lịch homestay còn rời rạc chưa đem lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng phát triển của loại hình du lịch này. Tình hình thực tế trên đây đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cách tổng thể và khoa học về điều kiện phát triển, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch homestay ở Ninh Bình nhằm đánh giá đúng mức để khai thác một cách tối ưu hướng tới sự phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là cộng đồng địa phương. Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau trên thế giới cũng như ở Việt Nam: Trên thế giới Các tác giả Lynch. P. A & Mac Whannell, D, (2000) trong “Home a d Commercialised Hospitality. In Search of Hospitality: Theoretical Perspectives a d Debates” đã đưa ra nhận định du lịch homestay là một trong những hình thái của du lịch cộng đồng. Áp dụng các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng trong phát triển du lịch homestay. Tác giả Lashley, C & Morrison, A, (2000) trong “I Search of Hospitality: Theoretical Perspectives a d Debates” Và tác giả Wang. Y trong “Customized authe ticit begi s at home” đã đưa ra một số khái niệm và đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch homestay. Ngoài ra, Trong “The Character of Commu it -Based Tourism” tác giả Hatton, MJ. (1999) đã nhấn mạnh về những tác động của du lịch homestay đến xã hội: Tăng cường giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử của người dân bản địa và du khách. Tạo ra sự giao lưu văn hóa, phong tục tập quán giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau. Tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng người dân, sự gắn bó của chính quyền địa phương và người dân bản xứ trong cộng đồng người dân. 2
- Ở Việt Nam Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiê cứu v n dụng kinh nghi m của ước ngoài trong vi c quản lý phát triển loại hì h ưu trú cho khách du ịch ở nhà dâ ” của Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006) với nội dung chủ yếu là thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch homestay của một số quốc gia và khu vực trên thế giới trên cơ sở đó lựa chọn những điểm phù hợp của mỗi nước để đề xuất, vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. “T i i u hướng dẫn v n hành Du lịch ưu trú tại h dâ ” của Tổng cục Du lịch (2013). Được Liên minh Châu Âu(EU) tài trợ, Chương trình Phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) đã biên soạn tài liệu này nhằm nâng cao năng lực cho những người điều hành homestay ở các khu vực nông thôn xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam nhằm tăng cường chuẩn điều hành homestay, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Một số đề tài luận văn thạc sỹ của học viên cao học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn như: Đề t i “ Nghiê cứu iều ki n phát triển du lịch homestay ở SaPa (L o Cai)” của tác giả Lê Thị Hiền Thanh (2008). Đề tài “Phát triển du lịch homestay tại xã Vi t Hải- Cát B ” của tác giả Nguyễn Thị Huệ (2012) và đề tài “Nghiên cứu thực trạ g v ề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân (2013). Trong các đề tài trên các tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay. Đưa ra các điều kiện để phát triển du lịch homestay và đánh giá thực trạng phát triển homestay ở một số địa phương của nước ta. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển du lịch homestay ở từng địa phương. Ở Ninh Bình Du lịch Ninh ình cũng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy du lịch Ninh Bình phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh, một số đề tài khoa học cấp tỉnh: “Nghiê cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm ă g ha g ộng KARST phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ni h Bì h” của tác giả Nguyễn Ngọc Luyên (2005); “Nghiê cứu xác l p các giải pháp ể hình thành và khai thác có hi u quả h thống tour, tuyến, iểm du 3
- lịch nhằm thu hút du khách ế Ni h Bì h” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh (2010)…. Có rất đề tài luận văn thạc sỹ của học viên cao học trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu về du lịch tỉnh Ninh Bình như: Đề tài “Nghiê cứu hoạt ộng xúc tiến du lịch Ni h Bì h giai oạn 2003- 009” của tác giả ùi Văn Mạnh (2010); Đề tài “Nghiê cứu hoạt ộng quả ý iểm ến du lịch Ni h Bì h” của tác giả Ngô Thị Huệ (2011); Đề tài “Phát triển du lịch nông th Ni h Bì h” của tác giả Nguyễn Thị Bích Huyền (2011); Đề tài “Nghiê cứu phát triển du lịch làng nghề trê ịa bàn tỉ h Ni h Bì h” của tác giả Vũ Thị Hường (2012); Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉ h Ni h Bì h” của tác giả Phạm Duy Phong (2014)…. . trong nghiên cứu của mình các tác giả đã nêu lên được những đặc điểm tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình, thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình qua các thời kỳ, đưa ra các giải pháp phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Như vậy, những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến du lịch homestay, và những vấn đề liên quan đến du lịch Ninh Bình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về phát triển du lịch homestay ở tỉnh Ninh Bình. Thực tế này đòi hỏi phải nghiên cứu về loại hình du lịch homestay cho sự phát triển của loại hình du lịch này ở Ninh Bình nhằm đáp ứng nhu cầu của khoa học và thực tiễn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu củ đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh ình” là nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. Người viết mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường về chuyên ngành du lịch để đánh giá thực trạng phát triển, trên thực trạng đó sẽ đề ra các giải pháp phát triển, nhằm nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài bao gồm: 4
- - Xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. - Nghiên cứu tổng quan các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nghiên cứu các điều kiện, thực trạng phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. 4. Đố tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là điều kiện để phát triển và thực trạng phát triển du lịch homestay tỉnh Ninh Bình. Ninh Bình tập trung nhiều điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nhưng luận văn chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu điều kiện và thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực địa từ tháng 09/2014 đến tháng 08/2015. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm 2009 – 2015. - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại một số địa phương có phát triển loại hình du lịch homestay của tỉnh Ninh Bình cụ thể là tại xã Gia Hòa, xã Gia Vân thuộc huyện Gia Viễn, xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan, xã Trường Yên, xã Ninh Xuân và xã Ninh Hải thuộc huyện Hoa Lư 5. P ươn p áp n ên cứu Để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như sách, giáo trình trong nước và nước ngoài, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo, các đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh Ninh Bình, Tổng Cục Du lịch, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, các thông tin trên mạng internet là dữ liệu phục vụ cho việc phân tích và dẫn luận ở chương 1 và chương 2. 5
- Thu thập thông tin, dữ liệu cơ bản về hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình, về loại hình du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình từ các nguồn chính thống như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch Ninh Bình, Cục Thống kê Ninh Bình, Các điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch homestay, các hộ dân kinh doanh homestay ở một số địa phương của tỉnh Ninh Bình. Các thông tin này chủ yếu được thu thập từ năm 2009 đến 2015, phục vụ cho công tác phân tích, trích dẫn tại chương 2. Việc sử dụng phương pháp này thể hiện sự kế thừa cần thiết các tri thức đã có để thực hiện đề tài. 5.2. Phương pháp khảo sát thực địa Khảosát thực địa được tiến hành tại một số địa phương phát triển du lịch homestay của tỉnh Ninh Bình cụ thể là xã Gia Hòa, xã Gia Vân thuộc huyện Gia Viễn, xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan, xã Trường Yên, xã Ninh Xuân và xã Ninh Hải thuộc huyện Hoa Lư. Phương pháp này nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, xã hội, tìm hiểu giá trị tài nguyên du lịch, dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, việc khảo sát thực địa tại địa phương đã giúp tác giả đánh giá thực trạng hoạt động du lịch homestay tại địa phương, đó là cơ sở thực tế giúp tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay phù hợp với địa phương. Khảo sát thực địa được tiến hành 4 đợt: - Khảo sát ợt : thá g 0 ăm 0 4 - Khảo sát ợt : thá g ăm 0 4. - Khảo sát ợt 3: thá g 0 ăm 0 5 - Khảo sát ợt 4: thá g 05 ăm 0 5 5.3. Phương pháp điều tra xã hội học 5.3.1. Phươ g pháp qua sát. Phương pháp quan sát được thực hiện thông qua những đợt khảo sát thực địa. Phương pháp quan sát bao gồm hai hình thức là quan sát tham dự và quan sát không tham dự: Quan sát tham dự là người quan sát trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch homestay ở Ninh ình để từ đó đưa ra những cảm nhận, ý kiến cá nhân về 6
- đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện tại một số nhà dân ở Ninh Bình có tổ chức hoạt động du lịch homestay cho khách du lịch. Trong các chuyến thực tế, tác giả đã tiến hành phương pháp quan sát tham dự nghĩa là tham gia chương trình du lịch homestay tại nhà của bác Lê Thị Chè ở thôn Cầu Vàng, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn trong khoảng thời gian hai ngày 1 đêm 30 - 31/12/2014 và nhà anh Bùi Xuân Hồng ở thôn Mai Trung, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn trong khoảng thời gian hai ngày một đêm 12-13/03/2015. Quan sát không tham dự là quan sát hiện trạng, biểu hiện của đối tượng nghiên cứu để từ đó đưa ra những nhận xét định tính. Phương pháp này được thực hiện trong các chuyến khảo sát thực địa tại một số nhà dân có tổ chức hoạt động homestay cho khách du lịch ở xã Gia Hòa, xã Gia Vân thuộc huyện Gia Viễn, xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan, xã Trường Yên, xã Ninh Xuân và xã Ninh Hải thuộc huyện Hoa Lư. Đồng thời, phương pháp này cũng được tiến hành tại các điểm du lịch ở Ninh Bình, các cơ quan quản lý du lịch Ninh Bình, chính quyền địa phương tại bốn xã và các công ty lữ hành có chương trình du lịch liên quan đến du lịch Ninh Bình và du lịch homestay ở Ninh Bình. 5.3.2. Phươ g pháp bảng hỏi Phương pháp bảng hỏi nhằm thu thập số liệu sơ cấp, đáp ứng cụ thể những yêu cầu của hoạt động điều tra. Tác giả thực hiện phương pháp này thông qua việc thiết kế 2 loại bảng hỏi với 2 đối tượng là: khách du lịch homestay và khách du lịch đến điểm du lịch khác ở Ninh Bình. Với mục đích là nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của khách du lịch đến Ninh Bình, và những nhận xét, đánh giá của khách tham gia hoạt động du lịch homestay tại Ninh Bình. Đối với phiếu iều tra dành cho khách du lịch ến Ninh Bình, đề tài xây dựng 07 câu hỏi, tiến hành điều tra 200 khách du lịch (trong đó có 100 khách du lịch quốc tế, và 100 khách du lịch Việt Nam) tại 2 điểm du lịch tập trung đông khách du lịch đến Ninh Bình nhất là: Khu du lịch sinh thái Tràng An, và Khu di tích Cố đô Hoa Lư. Phiếu điều tra được thực hiện trong 10 ngày chia làm 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 10/12/2014 đến ngày 15/12/2014. Đợt 2 từ 26/5/2015 – 31/5/2015). 7
- Đối với phiếu iều tra dành cho khách du lịch tham gia hoạt ộng du lịch homestay tại Ninh Bình, đề tài xây dựng 12 câu hỏi, tiến hành điều tra 200 khách du lịch, trong đó có 100 khách du lịch tham gia hoạt động du lịch homestay thông qua DNTN Ngôi Sao tại xã Gia Hòa, Gia Vân huyện Gia Viễn và xã Sơn Hà, huyện Nho Quan. Và 100 khách du lịch tham gia hoạt động du lịch tại các hộ kinh doanh homestay ở các xã Gia Vân, Gia Viễn, xã Ninh Xuân, Ninh Hải, Trường Yên, huyện Hoa Lư. Phiếu điều tra được thực hiện trong nhiều ngày của 4 đợt khảo sát: - Khảo sát đợt 1: tháng 10 năm 2014 - Khảo sát đợt 2: tháng 12 năm 2014. - Khảo sát đợt 3: tháng 02 năm 2015 - Khảo sát đợt 4: tháng 05 năm 2015 5.3.3. Phươ g pháp phỏng vấn Phỏng vấn là công cụ điều tra, nghiên cứu hiệu quả nhằm thu thập những thông tin mong muốn và phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn mà bảng hỏi chưa đáp ứng được. Phương pháp này được áp dụng đối với người dân địa phương kinh doanh homestay và người dân không kinh doanh homestay, các công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tác giả đã tiến hành phương pháp này thông qua rất nhiều cuộc phỏng vấn bao gồm: - a mươi cuộc phỏng vấn người dân địa phương đang kinh doanh homestay (trong đó 15 hộ nhận khách từ DNTN Ngôi Sao,15 hộ tự kinh doanh) ở xã Gia Hòa, xã Gia Vân của huyện Gia Viễn, xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan, xã Trường Yên, xã Ninh Xuân và xã Ninh Hải thuộc huyện Hoa Lư. Để tìm hiểu về phương thức tổ chức kinh doanh, tình hình kinh doanh. Và những nguyện vọng của người dân. - Mười cuộc phỏng vấn người dân địa phương chưa kinh doanh homestay ở xã Gia Hòa, xã Gia Vân của huyện Gia Viễn, xã Sơn Hà thuộc huyện Nho Quan, xã Trường Yên, xã Ninh Xuân và xã Ninh Hải thuộc huyện Hoa Lư. - Năm cuộc phỏng vấn khách du lịch tham gia chương trình du lịch homestay ở xã Gia Hòa, xã Gia Vân thuộc huyện Gia Viễn, xã Sơn Hà thuộc 8
- huyện Nho Quan, xã Trường Yên, xã Ninh Xuân và xã Ninh Hải thuộc huyện Hoa Lư. Để biết được đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch homestay. - Một cuộc phỏng vấn đại diện doanh nghiệp đang kinh doanh du lịch homestay để tìm hiểu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp về doanh thu, số lượng khách, thị trường khách. Sự đầu tư của doanh nghiệp để kinh doanh du lịch homestay, và nhận xét, đánh giá thực trạng du lịch homestay trên địa bàn Ninh Bình. - Bốn cuộc phỏng vấn đại diện 4 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, nhưng chưa kinh doanh du lịch homestay về lí do doanh nghiệp chưa kinh doanh. Những rào cản khiến doanh nghiệp chưa kinh doanh homestay. Những mong muốn của doanh nghiệp …. Đánh giá về tài nguyên phát triển du lịch homestay, và thực trạng phát triển du lịch homestay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Phương pháp này được tiến hành tại Ninh Bình trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 đến hết tháng 05/2015. 5.3.4. Phươ g pháp phâ tích tổng hợp Phương pháp này là nhằm lựa chọn, sắp xếp các thông tin, số liệu, dữ liệu từ các nguồn thứ cấp, sơ cấp để định lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích, yêu cầu nghiên cứu, làm cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá tổng thể về đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số công cụ hỗ trợ việc phân tích và tổng hợp dữ liệu là phần mềm EXCEL. Phương pháp này được tiến hành từ tháng 9/2014 đến hết tháng 08/2015. 5.3.5. Phươ g pháp khác Ngoài bốn phương pháp nêu trên tác giả còn sử dụng thêm một số phương pháp khác trong quá trình làm luận văn của mình như: Phương pháp chuyên gia, phương pháp tham chiếu, phương pháp dự báo… nhằm kiểm tra tính logic và chính xác của kết quả điều tra và tính khả thi của định hướng và giải pháp 5.4. Điều tra, Xử lý kết quả điều tra xã hội học Để đảm bảo tính khoa học, tính đại diện của số liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tiêu chí địa bàn, tiêu chí 9
- phương thức kinh doanh. Số liệu sơ cấp của nghiên cứu được thu thập thông qua tiến trình sau: ước 1: Liên hệ địa điểm điều tra chọn điểm nghiên cứu; tác giả xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành du lịch Ninh ình để chọn địa điểm nghiên cứu. Sau khi được tư vấn, tác giả chọn 3 địa phương ở tỉnh Ninh Bình có loại hình du lịch homestay phát triển, đó là: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Khách du lịch đến Ninh Bình và Khách du lịch tham gia loại hình du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. ước 2: Thực hiện điều tra thử 20 phiếu( 10 phiếu điều tra khách du lịch đến Ninh Bình, 10 phiếu điều tra Khách du lịch tham gia du lịch homestay). Sau khi có phiếu điều tra soạn sẵn, tác giả tiến hành điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của phiếu điều tra, đồng thời hiệu chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp với điều kiện thực tế, và mục tiêu nghiên cứu của Luận văn. ước 3: Thực hiện điều tra chính thức 400 phiếu (200 phiếu điều tra khách du lịch đến Ninh Bình, 200 phiếu điều tra Khách du lịch tham gia du lịch homestay). Sau khi hiệu chỉnh phiếu điều tra, tác giả tiến hành điều tra chính thức. Do có điều kiện thuận lợi là tác giả đang làm việc trực tiếp trong ngành du lịch Ninh ình, và các địa phương tác giả tiến hành điều tra gần nơi sinh sống, và làm việc của tác giả nên tác giả quyết định tiến hành điều tra 200 khách du lịch đến Ninh ình để tìm hiểu mục đích, nhu cầu của khách du lịch đến Ninh Bình và điều tra 200 khách du lịch tham gia du lịch homestay tại 3 địa phương của tỉnh ( trong đó điều tra 100 khách tham gia qua DNTN Ngôi Sao và 100 khách tham gia ở các hộ kinh doanh homestay khác) để tìm hiểu những nhận xét, đánh giá của khách du lịch đối với hoạt động du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. Sau khi tiến hành điều tra, tác giả thu về được 186 phiếu điều tra khách du lịch đến Ninh Bình, 193 phiếu điều tra Khách du lịch tham gia du lịch homestay. Tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý kết quả điều tra, dựa trên các tiêu chí mà tác giả đưa ra trong phiếu điều để tổng hợp kết quả điều tra, phục vụ cho việc trích dẫn số liệu để đánh giá thực trạng ở chương 2. 10
- 6. Đón óp của Luận văn - Đúc kết được cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay. - Đưa ra được các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả loại hình du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. 7. Cấu trúc củ đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1. ơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay Nội dung chính của chương trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay trong đó trọng tâm là khái niệm, đặc điểm vai trò của du lịch homestay. Những điều kiện để phát triển du lịch homestay. Và cuối cùng là tổng hợp kinh nghiệm tổ chức homestay ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương khác ở Việt Nam, đồng thời đưa ra những bài học cho việc phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. Chương 2. Thực trạng du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình Nội dung chính của chương 2 là trình bày khái quát về du lịch tỉnh Ninh Bình. Các điều kiện để phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình bao gồm: Các điều kiện chung, các điều kiện về Cung và các điều kiện về Cầu. Trình bày kết quả du lịch homestay tỉnh Ninh Bình. Qua đó đánh giá những tác động của du lịch homestay tới đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình Nội dung chính của chương 3 là trình bày các mục tiêu phát triển của du lịch tỉnh Ninh Bình nói chung và du lịch homestay tỉnh Ninh Bình nói riêng. Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình. Và định hướng phát triển du lịch homestay tỉnh Ninh ình trong tương lai. 11
- Chương 1. Ơ Ở LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY 1.1. Khái niệm, đặc đ ểm, vài trò của du lịch homestay 1.1.1. Du lịch homestay 1.1.1.1. Sơ ược lịch sử hình thành và phát triển của du lịch homestay Thuật ngữ homestay xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục, khi việc hợp tác quốc tế về giáo dục và du học phổ biến. Các lưu học sinh, sinh viên mới nhập học được đến ở tại các gia đình người bản xứ và được đối xử như một thành viên của gia đình họ. Phương thức lưu trú như vậy giúp học sinh tiếp cận và hòa nhập dễ dàng vào một nền văn hóa mới, đặc biệt thuận lợi trong việc học ngôn ngữ bản địa. Hơn nữa, những người dân bản địa cũng có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với những nền văn hóa mới và có điều kiện tăng thêm thu nhập cho gia đình. Từ đó trở đi, thuật ngữ homestay được phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là những nước có nền giáo dục phát triển như Pháp, Mỹ, Nga… Sau khi đã rất phổ biến trong lĩnh vực giáo dục thì thuật ngữ “homestay” cũng xuất hiện trong một số lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực du lịch. Nếu như trước đây, homestay đơn thuần để chỉ một hoạt động lưu trú ở - nhà - dân thì ngày nay, không chỉ là một phương thức lưu trú mà phát triển trở thành một loại hình du lịch. Một loại hình du lịch mới nhưng đã hấp dẫn và thu hút đông đảo khách du lịch. Loại hình du lịch này giúp con người quay trở về với tự nhiên thoát khỏi cuộc sống bận rộn và những căn phòng đầy ắp tiện nghi để đi, đến và khám phá những vùng đất mới lạ với những nền văn hóa đậm đà bản sắc. Không chỉ dừng lại ở sự gặp gỡ hay tiếp xúc mà khách du lịch còn trải nghiệm bằng cách hòa nhập vào nền văn hóa đó, gắn bó với những con người bản xứ để được làm người bản xứ trong khoảng thời gian của chuyến đi. Homestay với tư cách là một loại hình du lịch mới ra đời nhưng hình thức sơ khai của nó đã xuất hiện từ thời cổ đại. Thời kỳ đó, tuy du lịch chưa phải là hoạt động dành cho đại bộ phận quần chúng nhân dân nhưng việc đi du lịch xa nhà và ở lại nơi đến là phổ biến. Các cung điện, khách sạn, biệt thự hay nhà nghỉ dành cho du lịch nghỉ dưỡng mà đối tượng khách chủ yếu là tầng lớp vua chúa, 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 960 | 100
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
13 p | 640 | 93
-
Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò
26 p | 490 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Hội An
26 p | 328 | 74
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 290 | 68
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 288 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
115 p | 124 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 206 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang (Khánh Hòa)
115 p | 122 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế
188 p | 142 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
13 p | 175 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
124 p | 97 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam
134 p | 74 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa
109 p | 61 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam
109 p | 77 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
125 p | 68 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 52 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
129 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn