intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:139

50
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thực hiện việc tìm hiểu và nắm bắt được lịch sử hình thành và phát triển văn hóa-xã hội của người Thái Mai Châu-Hòa Bình trước khi du lịch phát triển. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------- NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU - HÒA BÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 4 BẢN: BẢN LÁC, BẢN POM COỌNG, BẢN VĂN, BẢN NHÓT) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC (CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM) HÀ NỘI, 2007
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------- NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU - HÒA BÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 4 BẢN: BẢN LÁC, BẢN POM COỌNG, BẢN VĂN, BẢN NHÓT) CHUYÊN NGÀNH : DU LỊCH HỌC MÃ SỐ : LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC (CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH TRUNG KIÊN HÀ NỘI, 2007
  3. T¸c ®éng cña du lÞch ®Õn ®êi sèng v¨n hãa-x· héi cña ng-êi Th¸i ë Mai Ch©u - Hßa B×nh vµ c¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn (Nghiªn cøu tr-êng hîp 4 b¶n: b¶n L¸c, b¶n Pom Coäng, b¶n V¨n, b¶n Nhãt) MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VĂN HOÁ-Xà HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU - HOÀ BÌNH ........................................................................ 9 1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hoà Bình và huyện Mai Châu ................. 9 1.1.1.Tỉnh Hoà Bình ........................................................................................ 9 1.1.2. Huyện Mai Châu .................................................................................. 11 1.2. Sơ lược lịch sử, văn hoá-xã hội của người Thái ở Mai Châu ............. 14 1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành người Thái Việt Nam và người Thái ở Mai Châu - Hoà Bình ................................................................................ 14 1.2.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển văn hoá-xã hội của người Thái ở Mai Châu ................................................................................. 19 1.2.3. Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế của người Thái ở Mai Châu ........ 20 Chương 2. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ-Xà HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU- HOÀ BÌNH ............ 22 2.1. Văn hoá-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu ............... 22 2.1.1. Nhà cửa................................................................................................ 22 2.1.2. Trang phục ........................................................................................... 24 2.1.3. Ẩm thực................................................................................................. 27 2.1.4. Văn hóa ứng xử của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình .................. 30 2.1.5. Phong tục .............................................................................................. 33 2.1.6. Lễ hội .................................................................................................... 36 2.1.7. Văn học, nghệ thuật ............................................................................. 39 2.2. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu- Hoà Bình ............. 42 2.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Hoà Bình .................................... 42 2.2.2. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình ............. 44 2.2.3. Hoạt động kinh doanh du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình ...................... 46 NguyÔn ThÞ Hång V©n Cao häc du lÞch K2
  4. T¸c ®éng cña du lÞch ®Õn ®êi sèng v¨n hãa-x· héi cña ng-êi Th¸i ë Mai Ch©u - Hßa B×nh vµ c¸c gi¶i ph¸p ph¸t triÓn (Nghiªn cøu tr-êng hîp 4 b¶n: b¶n L¸c, b¶n Pom Coäng, b¶n V¨n, b¶n Nhãt) 2.3. Tác động của du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hoà Bình ......................................................................... 52 2.3.1. Tác động đến xây dựng, trang trí nhà cửa ......................................... 53 2.3.2. Tác động đến trang phục ..................................................................... 69 2.3.3. Tác động đến ẩm thực.......................................................................... 84 2.3.4. Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình, xã hội ....................... 90 2.3.5. Tác động đến văn hóa-nghệ thuật ....................................................... 94 2.3.6. Tác động đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động ........................... 101 2.3.7. Tác động đến ngôn ngữ ..................................................................... 104 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA-Xà HỘI TỐT ĐẸP TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU-HÒA BÌNH ............. 108 3.1. Hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình .......................................................................................... 108 3.2. Phương hướng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình ................................................................................................... 110 3.3. Mục tiêu của các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình ............................................................................................ 112 3.4. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững, hiện đại nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống .................................................. 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 125 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ ....................................................................... 129 NguyÔn ThÞ Hång V©n Cao häc du lÞch K2
  5. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta, các vùng dân tộc đã có rất nhiều tiến bộ về kinh tế, văn hóa-xã hội. Một trong các yếu tố quyết định đến sự tiến bộ của kinh tế, văn hóa-xã hội ở các vùng miền núi là sự thay đổi cơ cấu trong phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển có thể bắt nguồn từ sự thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển du lịch.v.v., trong đó du lịch là một trong lợi thế mà các vùng cao đã và đang khai thác triệt để. Ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều địa phương trên miền núi: Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), thị xã Điện Biên (Điện Biên), Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), Tháp Chàm (Ninh Thuận), Buôn Đôn, Lắc (Đắc Lắc), Bà Đen (Tây Ninh).v.v. Du lịch phát triển, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có đời sống văn hóa-xã hội. Đời sống văn hóa-xã hội được cải thiện, nhưng các văn hóa ngoại lai cũng sẽ tác động đến các bản, làng các vùng dân tộc. Ngôn ngữ, quan hệ con người với con người trong gia đình, trong từng bản, con người với con người giữa các bản cũng có sự thay đổi. Sự thay đổi đó còn ảnh hưởng đến các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, các lễ hội, các điệu múa, trang phục, văn hóa, nghệ thuật .v.v. Sự tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội ở các địa phương là không tránh khỏi, nhưng một trong yếu tố sống còn để phát triển du lịch là phải giữ gìn được giá trị văn hóa-xã hội truyền thống tốt đẹp, các bản sắc, sắc thái văn hóa riêng. Chính vì vậy, để phát triển du lịch bền vững và đạt hiệu quả cao, một trong những yêu cầu bức thiết của các nhà quản lý và kinh doanh là phải biết được các tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội Nguyễn Thị Hồng Vân 1 Cao học du lịch K2
  6. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) của địa phương-trước mắt cũng như lâu dài, từ đó có các giải pháp phát triển du lịch một cách bền vững và đạt hiệu quả cao. Từ các yêu cầu của thực tiễn và lý luận trên, tôi đã chọn đề tài: Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót). Du lịch mới được phát triển mạnh ở Mai Châu-Hòa Bình hơn thập kỷ gần đây (1993-2007) nhưng đã đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân vùng này, đặc biệt đối với dân tộc Thái-chiếm đại đa số dân số ở Mai Châu-Hòa Bình. Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần thêm vào sự hiểu biết về thực trạng phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình, các tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của đồng bào Thái tại Mai Châu-Hòa Bình; từ đó đề xuất một số giải pháp để du lịch phát triển nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và hiệu quả cao. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Luận văn đề cập đến các vấn đề chính sau: văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; sự phát triển của du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; các giải pháp phát triển du lịch tại các bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Về vấn đề văn hóa-xã hội của người Thái, các học giả trên thế giới cũng như trong nước quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Các tài liệu về văn hóa-xã hội của người Thái nói chung và người Thái ở Hòa Bình nói riêng có thể tìm thấy ở các nguồn tài liệu: - Thư tịch biên soạn dưới các triều đại phong kiến khác nhau. Nguyễn Thị Hồng Vân 2 Cao học du lịch K2
  7. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) - Các công trình nghiên cứu, sưu tầm được biên soạn dưới góc độ văn hóa học và du lịch. - Luận án tiến sĩ và luận văn tốt nghiệp ngành Dân tộc học, ngành Du lịch, ngành Văn hóa. - Một số tạp chí thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và văn hóa nghệ thuật, tạp chí Dân tộc học, tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tạp chí Văn hóa dân gian, các tạp chí ngành Du lịch… Ngay từ năm 1964, đã có tư liệu của Lã Văn Lô tìm hiểu về chế độ xã hội vùng Tày, Nùng, Thái dưới thời Pháp thuộc. Tiếp sau đó là của một số tác giả như Đặng Nghiêm Vạn (1965, 1977), Đặng Thái Hoàng-Cầm Trọng (1980), Đức Văn Hoa (1984).v.v. Đặc biệt trong thập kỷ chín mươi đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa-xã hội của người Thái, được tập hợp trong Chương trình Thái học Việt Nam (1998). Về văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình có một công trình của nhiều tác giả: Đặng Nghiêm Vạn, Hà Trọng Sinh, Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Hữu Thức, Hà Sủm, Đặng Văn Tu, Nguyễn Dấn, Kha Tiến, Lò Cao Nhum (1988). Các tác giả đã đề cập đến khá nhiều vấn đề về văn hóa- xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác của Nguyễn Hữu Thước (1988), Lâm Bá Hộ (1992).v.v. Những tài liệu trên là căn cứ quan trọng để chúng tôi hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, vấn đề tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình hầu như chưa được nghiên cứu. Vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. Các vấn đề của luận văn như sự hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình, ảnh hưởng của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, được thu thập chủ yếu qua các đợt thực địa, tìm hiểu thực tế và các số liệu ở các bản Nguyễn Thị Hồng Vân 3 Cao học du lịch K2
  8. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, ở các cơ quan quản lý về kinh tế, du lịch, kế hoạch và đầu tư của huyện Mai Châu và tỉnh Hòa Bình. 3. Mục đích và yêu cầu của đề tài Luận văn được thực hiện với các mục đích và yêu cầu chính sau: - Tìm hiểu và nắm bắt được lịch sử hình thành và phát triển văn hóa-xã hội của người Thái Mai Châu-Hòa Bình trước khi du lịch phát triển; - Tìm hiểu và nắm bắt được quá trình hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình nói chung và ở bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót nói riêng. Xu hướng phát triển của du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình trong tương lai. - Tìm hiểu và nắm bắt được các ảnh hưởng của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Các tác động của du lịch có thể ảnh hưởng đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trong tương lai; - Nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững và hiệu quả ở Mai Châu-Hòa Bình mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống tốt đẹp của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trước và sau khi có du lịch phát triển, ảnh hưởng của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của họ trước kia, hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành tìm hiểu về quan điểm phát triển du lịch, định hướng qui hoạch, đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung và của Mai Châu-Hòa Bình nói riêng để dự đoán được diễn Nguyễn Thị Hồng Vân 4 Cao học du lịch K2
  9. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) thế các ảnh hưởng đó đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững. Từ các kết quả nghiên cứu những vấn đề trên, đề tài sẽ phân tích, tổng hợp, đánh giá những tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trước kia, hiện nay và diễn thế trong tương lai. Từ đó, đề tài sẽ đề xuất các biện pháp phát triển du lịch nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và hiệu quả cao. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu Luận văn được thực hiện bằng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp: 1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin số liệu: Trong quá trình thu thập tài liệu chúng tôi đã tìm hiểu, sưu tầm tài liệu tại: Thư viện Quốc gia Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học, Khoa Du lịch-trường Đại học văn hóa Hà Nội, Khoa Du lịch-trường Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn, Sở Thương mại-Du lịch tỉnh Hòa Bình, Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, Phòng văn hóa-xã hội huyện Mai Châu-Hòa Bình. 2. Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra xã hội học: Thu thập ở thực địa các thông tin bằng phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát, chụp ảnh, ghi chép. Để thu thập tư liệu cho luận văn chúng tôi đã khảo sát thực địa 04 đợt, vào tháng 3, tháng 5, tháng 8, tháng 10 năm 2007. Trong 04 đợt thực địa chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn và lấy thông tin cho các phiếu điều tra tại một số hộ gia đình người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Các phiếu điều tra đều lấy thông tin 2 chiều (thông tin trước khi có phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình; thông tin sau khi du lịch đã phát triển ở Mai Châu-Hòa Bình). Các phiếu điều tra nhằm lấy các thông tin về: - Ẩm thực; Nguyễn Thị Hồng Vân 5 Cao học du lịch K2
  10. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) - Trang phục; - Cư trú, nhà cửa; - Quan hệ xã hội; - Lễ hội, tín ngưỡng; - Văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ. Bên cạnh thu thập phiếu điều tra, phỏng vấn và ghi chép, chúng tôi còn thu thập một số tư liệu khác bằng cách quan sát, chụp ảnh. Các thông tin trên được phân tích, tổng hợp, đánh giá sẽ cho ta thấy những tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình và một phần nào đó diễn thế của các tác động đó trong tương lai. Mặt khác, để có được những đề xuất cho các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Mai Châu-Hòa Bình, học viên đã tiến hành tìm hiểu các định hướng phát triển, qui hoạch, định hướng đầu tư trong tương lai để phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung và của ở Mai Châu nói riêng tại Sở Thương mại-Du lịch tỉnh Hòa Bình (Phòng Du lịch) và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình. 3. Phân tích và tổng hợp tài liệu: Dựa trên các nguồn tài liệu hiện thu thập được về đời sống văn hóa-xã hội của người Thái, về hoạt động du lịch trên địa bàn Mai Châu-Hòa Bình, luận văn tiến hành các phân tích và tổng hợp tư liệu, từ đó rút ra các kết quả nghiên cứu cho nội dung đề tài. 6. Đóng góp của luận văn Đề tài của luận văn đòi hỏi nhiều đến các tư liệu thực tiễn và khi viết sẽ liên quan đến nhiều các phân tích, tổng hợp, đánh giá. Chính vì vậy, trong quá Nguyễn Thị Hồng Vân 6 Cao học du lịch K2
  11. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) trình thực hiện đề tài, học viên đã chủ động học hỏi nhiều ở thầy cô và bạn bè-kết quả của luận văn là một phần thành quả sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm cao của thầy hướng dẫn, cố PGS.TS. Đinh Trung Kiên và đặc biệt là của PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng. Cũng bởi vậy, luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao. Luận văn còn là một kết quả nghiên cứu trong chuyên ngành mà người thực hiện đứng trên quan điểm của cả một người nghiên cứu và một người quản lý, bảo tồn văn hóa-xã hội để nhìn nhận, nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa phát triển du lịch và việc bảo tồn, phát triển văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính: Chƣơng 1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; 13 trang; gồm 2 phần: 1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu; 1.2. Sơ lược lịch sử văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình tỉnh Hòa Bình. Chƣơng 2. Hoạt động du lịch và tác động của du lịch đến đời sống văn hóa- xã hội người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; 95 trang, gồm 3 phần: 2.1. Văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình tỉnh Hòa Bình; 2.2. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình; 2.3. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Nguyễn Thị Hồng Vân 7 Cao học du lịch K2
  12. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) Chƣơng 3. Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa-xã hội tốt đẹp trong cộng đồng người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; 7 trang; gồm 3 phần: 3.1. Hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; 3.2. Phương hướng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; 3.3. Mục tiêu của các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình 3.4. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững, hiện đại mà vẫn bảo tồn được bản sắc văn hoá-xã hội truyền thống. Nguyễn Thị Hồng Vân 8 Cao học du lịch K2
  13. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) CHƢƠNG 1 SƠ LƢỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VĂN HÓA-XÃ HỘI CỦA NGƢỜI THÁI Ở MAI CHÂU-HÒA BÌNH 1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình và huyện Mai Châu-Hòa Bình 1.1.1. Tỉnh Hòa Bình Hòa Bình là một tỉnh miền núi, có tọa độ địa lý: phía bắc 21 019’, phía nam 20020’, phía đông 20017’, phía tây 20039’, kinh tuyến đông 104040’, kinh tuyến tây 104048’; phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hà Tây, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa, phía đông giáp tỉnh Hà Tây và tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Sơn La. Hòa Bình là cửa ngõ của tây bắc, cách thủ đô Hà Nội 72 km về phía tây-theo đường quốc lộ số 6. Hòa Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp theo hướng tây bắc-đông nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm ở phía tây bắc có độ cao trung bình 600-700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích từng toàn tỉnh, cao nhất là huyện Đà Bắc-độ cao trung bình 660 m; vùng núi thấp ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dãy núi thấp, chia cắt, độ dốc trung bình 200-250, độ cao trung bình 100-200 m, thấp nhất là thị xã Hòa Bình-độ cao trung bình 20 m. Toàn tỉnh có 11 đỉnh núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển (từ 1.011 mét đến 1.373 mét). Diện tích tự nhiên của tỉnh Hòa Bình là 4.662.5km2. Hòa Bình có 1 thị xã và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu-Hòa Bình, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Dân số tỉnh Hòa Bình 810.130 người (theo số liệu của năm 2005). Hòa Bình có 7 dân tộc sinh sống, trong đó có 6 dân tộc chủ yếu là: dân tộc Mường-dân số đông nhất, chiếm Nguyễn Thị Hồng Vân 9 Cao học du lịch K2
  14. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) 60,3%, tập trung nhiều ở huyện Lạc Sơn (90,2% dân số của huyện), Tân Lạc (84%), các huyện lỵ khác, thị xã đều có người Mường; dân tộc Kinh-dân số đứng thứ hai, chiếm 31%, tập trung đông nhất ở thị xã Hòa Bình (81% dân số thị xã), huyện lạc Thuỷ (68,2% dân số của huyện), các huyện và thị tứ đều có dân tộc Kinh; người Thái-dân số đứng thứ ba, chiếm 4% dân số toàn tỉnh, tập trung ở huyện Mai Châu-Hòa Bình (60,2% dân số của huyện), dân tộc Tày- dân số đứng thứ hai, chiếm 2,6%, sống chủ yếu ở huyện Đà Bắc, dân tộc Dao- dân số đứng thứ năm, chiếm 1,5%, chủ yếu ở huyện Đà Bắc, Kim Bôi, ngoài ra rải rác ở các huyện Kỳ Sơn, Luơng Sơn, Mai Châu, thị xã Hoà Bình. Dân tộc H’Mông, có khoảng trên ba ngàn người, sống ở hai xã Hang Kia, Pà Cò thuộc huyện Mai Châu-Hòa Bình, giáp tỉnh Sơn La. Sáu dân tộc chính, tương ứng với sáu kiểu nhà ở, sáu kiểu làng bản, sáu loại y phục, sáu ngôn ngữ, sáu nền văn hóa dân gian, sáu hệ thống lễ hội, sáu nền văn hóa ẩm thực. Các điệu múa ví Mường, hát khắp tua người Thái, hội xòe, ngủ nhà sàn, hàng thổ cẩm.v.v. thực sự thu hút khách du lịch. Địa hình đồi núi trùng điệp, các động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm, kỳ thú, độc đáo như: leo núi, săn bắn, đi bộ, du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái. Sức người, thiên nhiên và hồ thuỷ điện Hòa Bình tạo nên một hồ sông Đà thơ mộng, tạo nên một khu du lịch lòng hồ và ven hồ, với những vịnh, đảo, bán đảo, các lưu vật về quá trình xây dựng thuỷ điện, tượng đài Bác Hồ. Hòa Bình còn nổi tiếng ở các bãi tắm trên sông, nước khoáng Kim Bôi, những bài thuốc dân tộc nổi tiếng từ xa xưa. Hòa Bình có 173.000 ha đất rừng, chiếm 37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65.000 ha, chiếm 14%, còn trên 170.000 ha chưa được khai thác. Diện Nguyễn Thị Hồng Vân 10 Cao học du lịch K2
  15. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) tích rừng của Hòa Bình còn khá nhiều, độ che phủ rừng trên 41%, tương đương 194.308 ha, trong đó rừng tự nhiên là 146.477 ha. Về khoáng sản có một số khoáng sản, nhưng nhiều nhất là đá, nước khoáng, đất sét. Nước khoáng tập trung chủ yếu ở huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Về kinh tế, Hòa Bình với địa thế tiếp giáp sông Hồng và rất gần thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên tài nguyên khoáng sản, văn hóa đa dạng và phong phú, đã tạo cho tỉnh nhiều lợi thế về phát triển kinh tế các ngành: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông thổ sản; công nghiệp chế biến điện tử, may mặc, giày da; và đặc biệt là phát triển du lịch. Hòa Bình có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa, lịch sử đa dạng và phong phú, do vậy có thể phát triển du lịch với nhiều hình thức: du lịch văn hóa (hiện nay nổi tiếng là khu bản Lác ở Mai Châu-Hòa Bình); du lịch sinh thái; nghỉ ngơi và nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm; thể thao leo núi.v.v. Là cửa ngõ tây bắc của thủ đô Hà Nội, Hòa Bình còn là nơi có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như tổ chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần, kết nối các tour, các tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và miền Bắc. 1.1.2. Huyện Mai Châu-Hòa Bình Huyện Mai Châu-Hòa Bình nằm ở phía tây bắc tỉnh Hòa Bình, có tọa độ địa lý 20o24’-20o45’ vĩ bắc và 104o31’-105o16’ kinh đông, phía bắc giáp huyện Mộc Châu (Sơn La), phía nam giáp huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), phía đông giáp hai huyện Tân Lạc, Đà Bắc. Mai Châu-Hòa Bình là cửa ngõ của tây bắc, núi đồi trùng điệp. Địa hình núi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh, có 1 đỉnh núi cao hơn 1000 m, núi Pai Linh cao 1.287 mét. Sát nách Mai Châu- Hòa Bình là dòng sông Mã, sông Đà chạy dọc theo địa giới bắc. Mai Châu- Hòa Bình cũng chỉ cách Lào 40 km, về phía tây. Quốc lộ sáu chạy qua địa bàn Nguyễn Thị Hồng Vân 11 Cao học du lịch K2
  16. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) của huyện, qua các xã Tòng Đậu, Đồng Bảng, Tân Sơn. Đi theo quốc lộ 6, qua thị xã Hòa Bình, qua dốc Cun là tới Mai Châu-Hòa Bình, Mai Châu-Hòa Bình cách Hà Nội khoảng 130 km. Diện tích tự nhiên của Mai Châu-Hòa Bình là 518,6 km2, trong đó đất nông nghiệp 5.033,24 ha (chiếm 9,7%); diện tích đất lâm nghiệp 35.505,15 ha (chiếm 68,46%), phần còn lại 21,80% là núi đá, sông, suối, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng. Địa hình Mai Châu-Hòa Bình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao. Theo địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt: - Vùng thấp phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và quốc lộ 15, diện tích gần 2.000 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ. - Vùng cao giống như một vành đai bao quanh huyện, chiếm tới 400 km2, địa hình núi cao hiểm trở. Độ dốc trung bình 30 đến 35 o. Nhìn tổng thể, địa hình Mai Châu-Hòa Bình thấp dần theo chiều từ tây bắc xuống đông nam. Khí hậu của Mai Châu-Hòa Bình chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa tây bắc, chia thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau, độ ẩm trung bình trong năm 82%. Trong mùa mưa chịu ảnh hưởng nhiều của gió lốc và gió Lào, gió nam luôn bổ sung độ ẩm và cường độ gió khá mạnh. Trong mùa khô độ ẩm thấp, biên độ trong ngày cao, có ngày gió rét, sương muối hoặc mưa phùn giá rét. Mai Châu-Hòa Bình có hệ thống sông suối khá dày đặc. Ngoài sông Đà, sông Mã, còn có 4 con suối lớn: suối Xia (40 km), suối Mùn (25 km), suối Bãi Sang (10 km), suối Cò Nào (14 km). Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước của hệ thống sông, suối ở Mai Châu-Hòa Bình kém. Vào mùa khô, một số xã trong huyện thường thiếu nước trầm trọng như Noong Luông, Thung Khe. Nguyễn Thị Hồng Vân 12 Cao học du lịch K2
  17. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) Mai Châu-Hòa Bình có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu là rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới. Tuy nhiên, do quá trình khai thác rừng không có kế hoạch, thiếu quản lý tốt kéo dài nên nguồn tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng. Quá trình phá rừng làm nương rẫy đã phá huỷ nhiều diện tích rừng, làm suy kiệt hệ động thực vật của thiên nhiên. Mai Châu-Hòa Bình được thiên nhiên ưu đãi với nói non hùng vĩ, nhiều thảm rừng xanh đẹp. Mai Châu-Hòa Bình còn nổi tiếng với những di tích, danh lam nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch như: hang Khoài, hang Láng, các làng người Thái (bản Lác, Pom Coọng, bản Bước), người H’Mông (xóm Hang Kia). Hang Khoài thuộc xã Xăm Khòe, là một di tích khảo cổ học, đã được Bộ Văn hóa-Thông tin cấp bằng công nhận năm 1996. Hang Láng nằm ở núi Chua Luông, thuộc Bản Lác, xã Chiềng Châu, được phát hiện và khai quật năm 1976. Mai Châu gồm 1 thị trấn (Mai Châu là trung tâm của kinh tế, hành chính của huyện) và 21 xã, đó là các xã: Cun Pheo, Piềng Vế, Bao La, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Tân Mai, Ba Khan, Thung Khe, Noong Luông, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò. Có 8 xã thuộc vùng khó khăn của Mai Châu-Hòa Bình (trong tổng số 60 xã khó khăn của tỉnh Hòa Bình): Noong Luông, Pù Bin, Cun Pheo, Tân Mai, Phúc Sạn, Pà Cò, Hang Kia, Ba Khan. Dân số khoảng 48.570 người, gồm 7 dân tộc, trong đó chủ yếu là người Thái, Mường, Kinh. Như vậy, trong tỉnh Hòa Bình, Mai Châu-Hòa Bình là huyện có diện tích lớn thứ tư của tỉnh (sau huyện Đà Bắc, huyện Kim Bôi, huyện Lạc Sơn; chiếm 11,1% diện tích toàn tỉnh) nhưng dân số lại là huyện có dân số thấp nhất trong tỉnh Hòa Bình ( 6,2% dân số toàn tỉnh). Mật độ dân số của Mai Châu-Hòa Bình cũng thuộc các huyện thấp nhất của tỉnh Hòa Bình (93 người/km2; chỉ hơn huyện Đà Bắc-59 người/km2). Nguyễn Thị Hồng Vân 13 Cao học du lịch K2
  18. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) 1.2. Sơ lƣợc lịch sử văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu-Hòa Bình 1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành của người Thái Việt Nam và người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình Từ "Người Thái” (Quăm Tay) là để chỉ tộc danh Thái, nằm trong cộng đồng ngôn ngữ dòng Nam Á. Người Thái trên thế giới có diện phân bố khá rộng: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Tộc Thái ở Việt Nam hiện nay có khoảng 1,3 triệu người, tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Tây Bắc, Nghệ An, Thanh Hóa, một bộ phận nhỏ sống ở Yên Bái, Lào Cai. Ngoài ra, còn có một số rất ít người Thái đã di cư tự do vào một số tỉnh Tây Nguyên-giống như một bộ phận nhỏ của người H’Mông, người Tày vùng Đông Bắc. Tộc Thái có hai ngành khởi đầu: + Ngành Thái đen (Tay đăm): cư trú chủ yếu ở các huyện của tỉnh Sơn La, một phần ở Yên Bái (Văn Chấn), Điện Biên (Điện Biên, Tuần Giáo), tây nam Lào Cai. Trong ngành Thái đen, có một nhóm gần gũi với văn hóa Lào, đó là người Thái ở Nghệ An, Thanh Hóa. + Ngành Thái trắng (Tay khao) tập trung ở Mường Lay, Mường Xo (Lai Châu), Quỳnh Nhai (Sơn La). Một bộ phận khác tự xưng là ngành Thái trắng nhưng có rất nhiều nét giống Thái đen, cư trú tại Phù Yên, Mộc Châu (Sơn La). Thực ra sự phân chia giữa các ngành của tộc Thái chủ yếu chỉ ở trang phục và một số điểm nhỏ trong ngôn ngữ, tập quán. Các tộc Thái giống nhau cơ bản về ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán. Người Thái đều ăn cơm nếp, ở nhà sàn, đều có tục ở rể, tính tình chân tình, hào hiệp và mến khách. Hình thái kinh tế của các tộc Thái cũng giống nhau, là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự cung, tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Nguyễn Thị Hồng Vân 14 Cao học du lịch K2
  19. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học và sử học Việt Nam (Trần Quốc Vượng, Cầm Trọng, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Văn Huy.v.v.) đã cho rằng các ngành Thái ở Việt Nam đều chung một gốc với các nhóm Thái ở Nam Trung Hoa, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Tổ tiên người Thái bắt nguồn từ các nhóm Bách Việt, trong khối ngôn ngữ tiền Thái, sinh tụ ở Quảng Tây, Quảng Đông (đông nam Trung Quốc). Ngay ở thời kỳ này họ đã tiếp thu được sự thuần dưỡng cây lúa của tổ tiên người Tạng-Miến, thông qua tổ tiên người Môn-Khơ me. Cũng do sự phát triển cây lúa nước, nên người Thái và một số dân tộc ở vùng này dần dần đã biết làm thuỷ lợi, cây lúa trở thành cây lương thực chính. Trong thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, do sức ép bành chướng thế lực thống trị của người Hán, một bộ phận tổ tiên người Thái cổ đã di cư nhiều đợt theo hướng tây nam, hướng nam vào tỉnh Vân Nam và miền tây Đông Dương-dọc theo các con sông lớn và các chi nhánh của chúng ở vùng Đông Nam Á. Cùng thời điểm đó, một số cuộc thiên di của nhiều nhóm tổ tiên cư dân thuộc ngôn ngữ Tạng-Miến từ Trung Á, tây Trung Quốc cũng tràn xuống khu vực này. Vào những thế kỷ đầu của thiên kỷ thứ nhất sau công nguyên, người Thái đã lập được một loạt tiểu vương quốc, dọc thượng lưu sông Mê Công, miền thượng Lào, tây bắc Việt Nam. Các tiểu vương quốc này nối liền các cộng đồng của họ ở các miền Quỳ Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, đông bắc Việt Nam. Vào các thế kỷ đầu sau công nguyên, một bộ phận Thái ở đầu nguồn sông Đà, sông Nậm Na (thuộc Vân Nam-Trung Quốc) đã di cư xuống phía nam và cư trú tại một số địa điểm tại huyện Phong Thổ (Lai Châu) và Quỳnh Nhai (Sơn La). Cũng từ đây, trong nền văn hóa tộc Thái ở Việt Nam mới ghi được nhiều thông tin về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của một số bản, mường người Thái ở nước ta. Nguyễn Thị Hồng Vân 15 Cao học du lịch K2
  20. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của ngƣời Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót) Đến các thế kỷ cuối của thiên niên kỷ thứ nhất và các thế kỷ của thiên niên kỷ thứ hai sau công nguyên, các nhóm tộc Thái ở Vân Nam lớn mạnh bắt đầu tràn xuống phía nam. Ngành Thái trắng di cư và xuất hiện xuống phía nam sớm hơn ngành Thái đen. Sau khi đánh chiếm, bình ổn vùng thượng lưu sông Đà (Lai Châu), người Thái trắng đã tràn xuống vùng Quỳnh Nhai (Sơn La), Mường Tè, Phong Thổ (Lai Châu), Phù Yên (Sơn La), một số bộ phận di cư xuống Đà Bắc, Mai Châu-Hòa Bình (Hòa Bình), Mường Khoòng (Thanh Hóa). Ngành Thái đen vào Việt Nam đông đảo nhất vào khoảng thế kỷ XI-XII. Đến thế kỷ thứ XI, hai anh em Tạo Xuông-Tạo Ngần đã đưa ngành Thái đen (Tay đăm) xuất phát từ Vân Nam (Trung Quốc) dọc theo sông Hồng xuống Mường Lò (Lai Châu). Đây chính tổ tiên của người Thái đen ở Sơn La sau này. Ngành Thái đen tập trung nhiều ở tỉnh Sơn La (hầu như ở tất cả các huyện trong tỉnh), một phần ở tỉnh Yên Bái, Điện Biên (thị xã Điện Biên, Tuần Giáo) và tây nam tỉnh Lào Cai. Qua nhiều thế kỷ phát triển, các nhóm tộc Thái dần dần có một số sắc thái địa phương khác nhau, đó là kết quả chủ yếu của quá trình hỗn huyết và tiếp thu văn hóa của các cư dân xunh quanh. Một bộ phận chung sống với người Mường-chịu ảnh hưởng của văn hóa Mường, sống với người Tày-ảnh hưởng của người Tày; một số nhóm gốc tộc Thái hỗn huyết với nhau, hỗn huyết với các tộc khác.v.v. *** ** Mai Châu-Hòa Bình trước kia còn được gọi là Mường Mùn, Mường Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Thời nhà Trần, Mường Mai thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, thuộc trấn Hưng Hóa. Dưới thời nhà Nguyễn Thị Hồng Vân 16 Cao học du lịch K2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2