intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch Festval biển Nha Trang - Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

36
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích đánh giá thực trạng phát triển của du lịch của Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2011 đến 2019 nhằm đưa Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa trở thành một sự kiện hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, từ đó phát triển du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch Festval biển Nha Trang - Khánh Hòa

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THỊ THỊNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTVAL BIỂN NHA TRANG - KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THỊ THỊNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTVAL BIỂN NHA TRANG - KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Mã số: 8810101 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC DUNG HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi - Vũ Thị Thịnh, học viên cao học khóa 2017 - 2019, Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Học viên Vũ Thị Thịnh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Khoa Du lịch, Trƣờng Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, đã giảng dạy, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại Trƣờng, Ban lãnh đạo Trƣờng Cao đẳng Du lịch Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tham gia khoá học sau Đại học này. Đặc biệt xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Ngọc Dung – ngƣời đã hƣớng dẫn tôi nhiệt tình, tỷ mỉ, tận tâm, liên tục động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tôi đã tham khảo, kế thừa kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm từ nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và sự kiện. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, nhƣng chắc hẳn luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi kính mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp từ quý Thầy Cô, các chuyên gia, nhà Khoa học để tôi có cơ hội hoàn thiện luận văn này Tác giả đề tài Vũ Thị Thịnh
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................6 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................8 7. Bố cục của luận văn ................................................................................................8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ TỔNG QUAN VỀ FESTIVAL BIỂN NHA TRANG, KHÁNH HÒA ...................................................9 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch Festival ..........................................................................9 1.1.1. Festival ..............................................................................................................9 1.1.2. Du lịch Festival ...............................................................................................11 1.2. Tổng quan về TP Nha Trang và Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa ............23 1.2.1. Tổng quan về TP Nha Trang ...........................................................................23 1.2.2. Giới thiệu về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa.......................................29 Tiểu kết chƣơng 1......................................................................................................31 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL BIỂN NHA TRANG, KHÁNH HÒA .........................................................................................32 2.1. Tài nguyên du lịch festival Nha Trang, Khánh Hòa ..........................................32 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên .............................................................................32 2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hoá .............................................................................32 2.2. Mục tiêu tổ chức Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa ....................................33 2.3. Hệ thống sản phẩm du lịch tại Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa .............35 2.4. Hệ thống và dịch vụ phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa................36
  6. 2.4.1. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................36 2.4.2. Cơ sở lưu trú ...................................................................................................37 2.4.3. Dịch vụ ăn uống ..............................................................................................39 2.4.4. Dịch vụ vui chơi giải trí ..................................................................................40 2.4.5. Dịch vụ vận chuyển .........................................................................................41 2.5. Đội ngũ nhân lực phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa .....................41 2.5.1. Đội ngũ phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà năm 2019 ................41 2.5.2. Đối tượng khách du lịch của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa..............43 2.6. Công tác tổ chức, quản lý của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa ...............44 2.7. Hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa ...................................................................................................................................45 2.8. Công tác bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng theo mục tiêu phát triển bền vững ......47 2.8.1. Công tác bảo tồn tài nguyên ...........................................................................47 2.8.2. Công tác gìn giữ môi trường ...........................................................................49 2.9. Tình hình đầu tƣ tổ chức du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa ...........50 2.10. Đánh giá thực trạng phát triển của Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa .....51 2.10.1. Những thành tựu đạt được ............................................................................51 2.10.2. Những mặt hạn chế .....................................................................................54 Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................59 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH FESTIVAL BIỂN NHA TRANG, KHÁNH HÒA .........................................................................................60 3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp...................................................................................60 3.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam...........................................................60 3.1.2. Định hướng phát triển du lịch Nha Trang – Khánh Hoà................................60 3.2. Các chỉ tiêu dự báo .............................................................................................62 3.3. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà .....63 3.3.1. Các giải pháp chung .......................................................................................63 3.3.2. Các giải pháp cụ thể .......................................................................................64 3.4. Một số kiến nghị.................................................................................................68 3.4.1. Với các cơ quan nhà nước ..............................................................................68
  7. 3.4.2. Với các Doanh nghiệp lữ hành .......................................................................69 3.4.3. Với chính quyền và cộng đồng địa phương.....................................................70 Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................71 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Lƣợng khách đến các điểm du lịch trong Festival Biển – Nha Trang giai đoạn 2011 – 2019 ......................................................................................................33 Bảng 2.2. Chƣơng trình Festival Biển Nha Trang - Khánh Hoà giai đoạn 2011 – 2019 ...........................................................................................................................35 Bảng 2.3. Ý kiến của du khách về chất lƣợng các sự kiện của Festival Biển Nha Trang 2019 ................................................................................................................36 Bảng 2.4. Tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản của Festival Biển Nha Trang giai đoạn 2011 - 2019 ........................................................................................................................................ 37 Bảng 2.5. Lƣợt khách đăng ký lƣu trú trong Festival Biển Nha Trang giai đoạn 2011 – 2019 .......................................................................................................................................... 37 Bảng 2.6. Phân bố khách quốc tế và khách nội địa trong các cơ sở lƣu trú tại Festival Biển Nha Trang năm 2019...................................................................................................... 38 Bảng 2.7. Thời gian lƣu trú của khách tại thời điểm diễn ra Festival Biển Tháng 5/2019 ................................................................................................................................................... 38 Bảng 2.8. Bảng đánh giá của du khách dịch vụ lƣu trú trong thời gian Festival Biển Nha Trang Tháng 5/2019........................................................................................................ 39 Bảng 2.9. Đánh giá của du khách về chất lƣợng dịch vụ ăn uống trong Festival Biển .... 40 Tháng 5/2019 ........................................................................................................................... 40 Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá của du khách về chất lƣợng dịch vụ bổ sung trong Festival Biển Nha Trang Tháng 5/2019 ............................................................................................... 40 Bảng 2.11. Du khách đánh giá về chất lƣợng dịch vụ vận chuyển tháng 5/2019 ............. 41 Bảng 2.12. Nhân lực huy động tại chỗ của Festival Biển Nha Trang giai đoạn 2011-2019 ................................................................................................................................................... 42 Bảng 2.13. Số lƣợng khách quốc tế của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà giai đoạn 2011 – 2019 .............................................................................................................................. 43 Bảng 2.14. Kết quả khảo sát mục đích chuyến đi của du khách........................................ 43 Bảng 2.15. Số lƣợng các cơ quan báo báo chí, truyền hình và các bài đƣợc đăng tải ..... 46 Bảng 2.16. Các các kênh thông tin về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà................... 47
  10. Bảng 2.17: Kết quả trùng tu, tôn tạo di tích, danh thắng phục vụ Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà giai đoạn 2015-2019 ............................................................................... 48 Bảng 2.18. Số lƣợng về công tác chỉnh trang đô thị của Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà giai đoạn 2011-2019........................................................................................................ 49 Bảng 2.19: Doanh thu của Festival Biển Nha Trang Khánh Hoà giai đoạn 2015 – 2019 ...........................................................................................................................53
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ tính về lễ hội, theo thống kê của Cục Văn hoá Thông tin Cơ sở năm 2018, Việt Nam có gần 8 000 lễ hội bao gồm: Lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo và lễ hội du nhập từ nƣớc ngoài. Trong những năm trở lại đây, lễ hội đƣơng đại hay còn đƣợc gọi với rất nhiều tên gọi khác: Lễ hội hiện đại, lễ hội mới, lễ hội đại chúng, liên hoan, Festival... xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Tần suất của loại hình lễ hội này diễn ra quanh năm, ở khắp các vùng miền của Tổ quốc, phong phú, đa dạng cả về tên gọi, số lƣợng, quy mô, tầm vóc, phạm vi, nội dung và hình thức thể hiện. Đây là hiện tƣợng văn hoá gắn với sự phát triển của môi trƣờng đô thị và nền kinh tế thị trƣờng, công tác tổ chức chúng rất khác so với các lễ hội truyền thống. Hiện nay, ngày càng có nhiều Lễ hội và sự kiện du lịch lớn có tầm quốc gia và khu vực đƣợc tổ chức ở một số trung tâm lớn của cả nƣớc nhằm mục đích cao đời sống văn hoá của nhân dân địa phƣơng, đồng thời tạo thêm sức thu hút khách du lịch trong nƣớc và quốc tế tham gia đến với Việt Nam nói chung và các địa phƣơng đó nói riêng. Khánh Hòa - Một vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch, nhất là biển đảo. Khánh Hòa có bờ biển kéo dài 385km với gần 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trƣờng Sa. Miền bờ biển bị đứt gãy đã tạo ra nhiều vùng lý tƣởng cho phát triển du lịch với những bãi tắm đẹp, cát trắng, nƣớc biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nƣớc xoáy ngầm. Khánh Hòa có khí hậu nhiệt đới, gió mùa chia ra làm hai mùa mƣa - nắng rõ rệt. Mƣa chỉ kéo dài trong hai tháng 10 và 11 - còn lại 10 tháng trong năm chan hòa ánh nắng, làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn. Nha Trang là vịnh biển lớn thứ 2 của Khánh Hoà (sau vịnh Vân Phong), có hệ thống biển đảo và hệ sinh thái đa dạng, có bờ biển cát mịn, sóng lặng, nƣớc trong xanh và trải dài. Tháng 6/2003, Vịnh Nha Trang đƣợc công nhận là 1 trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới do Hiệp hội các vịnh đẹp trên thế giới phong tặng. Trong vịnh có thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật 1
  12. và du lịch của Tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng nổi tiếng nhƣ: Tháp Bà Ponagar, Chùa Long Sơn, Nhà Thờ Núi, Hòn Chồng, Viện Hải dƣơng học và các lễ hội đặc sắc, các khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế… và một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch nhƣ nhà hàng, khách sạn, sân bay, nhà ga…đƣợc đầu tƣ hiện đại; lƣợng khách du lịch đến với Nha Trang liên tục tăng; chính trị ổn định, an ninh, an toàn xã hội, ngƣời dân hiền hoà, mến khách… Năm 2003, là một cột mốc quan trọng, từ những điều kiện thuận lợi ở trên, Khánh Hòa quyết định tổ chức Festival Biển Nha Trang để công bố Vịnh Nha Trang là thắng cảnh vịnh biển mang tầm cỡ quốc tế, là điểm đến lý tƣởng cho du khách và bè bạn xa gần. Do tạo đƣợc dấu ấn sâu sắc và sự ủng hộ nhiệt tình của du khách, Festival Biển đƣợc duy trì 02 năm một lần, trở thành hoạt động văn hoá lâu dài, đồng thời khiến cho du lịch Tỉnh Khánh Hòa khởi sắc và ngày càng phát triển. Trải qua 9 kỳ tổ chức, Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa đã có một vị trí nhất định trong lòng công chúng, đặc biệt là ngƣời dân địa phƣơng và khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế, phần nào trở thành điểm nhấn trong công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh và các giá trị hấp dẫn của du lịch Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng. Điều đó cũng tạo cơ sở để du lịch Khánh Hòa nâng cao năng lực cạnh tranh trƣớc xu thế hội nhập quốc tế trong tƣơng quan so sánh với các lễ hội, sự kiện văn hoá du lịch khác nhƣ Carnaval Hạ Long, Festival Huế, Festival Hoa Đà Lạt, Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng… Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Khánh Hòa giao lƣu với các đoàn nghệ thuật trong nƣớc và quốc tế. Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhƣ: Công tác tổ chức và quản lý vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện; Đội ngũ nhân lực phục vụ festival còn hạn chế về kiến thức và năng lực tổ chức; chƣa có một đơn vị chuyên trách thực hiện xuyên suốt các khâu của lễ hội mà thay vào đó lễ hội đƣợc thực hiện bởi những hợp đồng giữa các đơn vị độc lập nên dẫn đến việc thiếu đồng bộ, không chặt chẽ, trùng lặp… Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn khách quan của vấn đề nghiên cứu, tác giả chọn đề tài “Nghiên Cứu phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa” làm nội dung cho luận văn thạc sĩ của mình. 2
  13. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về du lịch festival Sau khi nghiên cứu các tài liệu nƣớc ngoài, tác giả nhận thấy đƣợc việc nghiên cứu về du lịch festival trên thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ 19. Về cơ bản có thể tập hợp những nghiên cứu sau: Nghiên cứu về du lịch festival ở góc độ giải nghĩa thuật ngữ và phân tích tác động của du lịch lễ hội có tác giả Waldemar Cudny (2013), trong công trình nghiên cứu khoa học “Festival tourism - The concept, key functions and dysfunction in the context of tourism geography studies” (Du lịch lễ hội - Khái niệm, tác động tích cực và tác động tiêu cực của lễ hội trong nghiên cứu địa lý du lịch). Trong công trình này tác giả giải thích thuật ngữ “fesival tourism” nhƣ sau: “Travel to visit a festival may be treated as a separate type of tourism called festival tourism” (Việc đến thăm một lễ hội có các loại hình riêng biệt được gọi là du lịch lễ hội). và phân tích tác động của du lịch lễ hội đến chính trị, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch…[Google dịch] Nghiên cứu tổng thể về du lịch festival có tác giả Nurse, K. (2001) với công trình “Festival Tourism in the Caribbean: An Economic Impact Assessment” (Du lịch lễ hội vùng Caribbean: Báo cáo đánh giá tác động kinh tế). Trong báo cáo này, tác giả trình bày về ảnh hƣởng của các lễ hội du lịch đối với việc phát triển kinh tế tại các quốc gia khu vực Caribbean, kéo theo sự thay đổi nhu cầu trong lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc, giải trí và các sự kiện theo chủ đề. Nghiên cứu các trƣờng hợp về du lịch lễ hội ở một số khu vực và quốc gia trên thế giới có tác giả Alexandros Vrettos (2004) với công trình nghiên cứu khoa học “The Economic Value of Arts & Culture Festivals/ A Comparison of four European Economic Impact Studies” (Giá trị kinh tế của lễ hội văn hoá & nghệ thuật/ So sánh bốn nghiên cứu tác động kinh tế châu Âu) của tác giả. Trong công trình này nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu các tác động của bốn Lễ hội (Liên hoan phim quốc tế Valladolid, Liên hoan Brighton trên Brighton và Hove, các lễ hội văn hoá ở vùng trung du nƣớc Anh và Lễ hội trong năm của Edinburgh), để thiết lập một cơ sở cho một cuộc tranh luận mới về các lễ hội văn hoá và nghệ thuật, tác động, phát triển và hỗ trợ của chúng. 3
  14. Cùng nghiên cứu các trƣờng hợp cụ thể về du lịch lễ hội có tác giả Hunyadi Zsuzsa (2006) trong Báo cáo khoa học: “Festival World Summary – National Survey on Festivals in Hungary Including Deliverations on Puplic Funding, Evaluation and Monitoring” (Tóm tắt lễ hội thế giới – Khảo sát lễ hội ở quốc gia Hungary bao gồm các ý kiến về tài trợ công cộng, đánh giá và giám sát). Báo cáo chủ yếu bàn về lễ hội nói chung, vai trò tác động và các yếu tố ảnh hƣởng đến lễ hội ở Hungary. Ngoài ra ở Việt Nam, tác giả tham khảo những công trình nghiên cứu trƣờng hợp về một số sự kiện, lễ hội đƣơng đại trong lĩnh vực du lịch là Festival Huế và Carnavl Hạ Long với nhiều nội dung có thể kế thừa cho nghiên cứu trƣờng hợp Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà. Có thể kể đến tác giả Lƣơng Hồng Quang (2009) với “Báo cáo đánh giá Festivla Huế - Câu chuyện về hội nhập và phát triển van hoá”; tác giả Nguyễn Thu Thủy (2016) với Luận án Tiến sĩ Nghiên cứu mô hình quản lý Carnaval Hạ Long;… Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho ngƣời viết những cơ sở lý luận khoa học nhƣ: khái niệm về du lịch lễ hội, những tác động tích cực, tiêu cực của lễ hội và những bài học kinh nghiệm về tổ chức lễ hội trên thế giới. 2.2. Nghiên cứu về Festival Biển Tính tới thời điểm năm 2019, chƣa có tác giả nào nghiên cứu tổng thể về Festival Biển, chỉ có những nghiên cứu đơn lẻ của giới truyền thông để tổng hợp các ƣu điểm, hạn chế, cơ hội và thách thức, mang tính chất cập nhật thông tin, bình luận. Tuy nhiên có nhiều tác giả nghiên cứu về các trƣờng hợp cụ thể về sự kiện, lễ hội mới, lễ hội đƣơng đại trong lĩnh vực du lịch là Festival Huế và Cacnaval Hạ Long với nhiều nội dung có thể kế thừa cho nghiên cứu trƣờng hợp Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa nhƣ: Báo cáo đánh giá Festivla Huế - Câu chuyện về hội nhập và phát triển văn hoá do tác giả Lƣơng Hồng Quang biên soạn (2009), trong báo cáo này, tác giả đã có những phân tích, đánh giá những mặt tích cực, tồn tại và đƣa ra nhiều kiến nghị quan trọng để Festival Huế ngày càng hoàn thiện từ nội dung đến hình thức. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại (2019), đây là công trình nghiên cứu tổng thể có giá trị nhất về Festival Huế nói riêng và festival ở Việt Nam nói chung. 4
  15. 2.3. Nghiên cứu về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà là một sự kiện đặc biệt, một lễ hội đƣơng đại, du nhập từ nƣớc ngoài và mới đƣợc phát triển trong những năm 2000 ở Việt Nam cho nên các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế. Các công trình nghiên cứu về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hoà gồm có Báo cáo tổng kết các kỳ festival của UBND Tỉnh Khánh Hoà để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Festival Biển qua các kỳ tổ chức, các bài viết cập nhật thông tin, bình luận trên các kênh truyền thông. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển của du lịch của Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2011 đến 2019 nhằm đƣa Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa trở thành một sự kiện hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc, từ đó phát triển du lịch. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch Festival Biển - Giới thiệu tổng quan về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa - Trình bày, phân tích, đánh giá thực trạng Festival Biển tại Nha Trang – Khánh Hòa - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa trong các năm tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa, hay nói cách khác là hoạt động khai thác Festival Biển Nha Trang phục vụ phát triển du lịch tại Khánh Hòa. 5
  16. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng khai thác về tài nguyên du lịch; mục tiêu tổ chức; hệ thống sản phẩm du lịch; hệ thống cơ sở chất kỹ hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch; đội ngũ nhân lực; đối tƣợng khách; công tác tổ chức và quản lý; công tác truyền thông và quảng cáo; công tác bảo tồn tài nguyên và tình hình đầu tƣ phục vụ cho phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa. - Về không gian: Nghiên cứu du lịch Festival Biển Nha Trang trong giới hạn địa phận Tỉnh Khánh Hòa trong đó tập trung vào các địa bàn đã tổ chức các lễ hội trong những năm qua là: Quảng Trƣờng 2/4; các công viên dọc đƣờng Trần Phú: Công viên Yến Phi, Công viên Yersin, Công viên Thanh Niên, Vịnh Nha Trang… - Về thời gian: Festival Biển Nha Trang Khánh Hòa đƣợc tổ chức từ năm 2003, tuy nhiên vì những điều kiện khách quan và chủ quan trong triển khai nghiên cứu nên tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu thực trạng khai thác Festival Biển Nha Trang trong phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu 5.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Các tài liệu, số liệu từ nguồn thứ cấp (các công trình nghiên cứu đã công bố, chủ trƣơng và chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu, thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, số liệu thống kê trong các báo cáo tổng kết đƣợc chia theo cụm vấn đề và tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, hình thành các luận điểm của nội dung nghiên cứu. 5.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa Tác giả có nhiều năm đƣợc tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình chuẩn bị cũng nhƣ phần lớn các hoạt động của Festival Biển Nha Trang, quan sát cơ sở vật chất (không gian, sân khấu, khán đài, đạo cụ…), đối tƣợng tham gia của Festival Biển Nha Trang, cũng nhƣ việc tập luyện, tổng duyệt, trình diễn trong các sự kiện từ năm 2011 đến năm 2019. Các hoạt động chính đều đƣợc tác giả nghiêm túc ghi chép, chụp hình. Dữ liệu quan sát đƣợc trình bày dƣới dạng hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, phụ lục, minh chứng cho các nội dung nghiên cứu trong luận văn. 6
  17. 5.1.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi Luận văn thực hiện điều tra trên cơ sở chọn mẫu thuận tiện (Conveniece Sampling) với số lƣợng bảng hỏi phát ra 250, số lƣợng bảng hỏi thu về 250, số lƣợng bảng hỏi hợp lệ 245 nhằm mục đích khảo sát nhu cầu của khách du lịch quốc tế và nội địa của Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa. Hình thức thực hiện là phát phiếu điều tra để đối tƣợng nghiên cứu trả lời. Trong quá trình thực hiện điều tra, tác giả đã kêu gọi sự hỗ trợ của các nhóm sinh viên và Hƣớng dẫn viên trên địa bàn Nha Trang - Khánh Hòa. Tác giả đã tiến hành điều tra khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa và cƣ dân địa phƣơng tại những khu vực nhƣ Quảng trƣờng 2/4, khu vực diễn ra Lễ hội Ẩm thực, khu phố đi bộ, bến cảng Cầu Đá và Bến cảng Vinpearl… Bảng hỏi điều tra gồm có cấu trúc đóng mở, sử dụng 03 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung) dành cho khách du lịch trong nƣớc, quốc tế và cƣ dân địa phƣơng với các nội dung sau: + Đánh giá cá nhân về Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa + Nhu cầu của khách du lịch (mục đích đi du lịch, nơi lƣu trú, số ngày lƣu trú, thông tin về Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa). Tác giả đã sử dụng những dữ liệu định tính và các dữ liệu dạng số từ các phƣơng pháp trên để hỗ trợ cho các phân tích và lập luận trong quá trình nghiên cứu. 5.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu các đối tƣợng liên quan trực tiếp và gián tiếp tới việc tổ chức Festival Biển Nha Trang – Khánh Hoà với các nhà quản lý lễ hội, các doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia tổ chức sự kiện nhằm tìm hiểu về kinh nghiệm quản lý và tổ chức về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả thực hiện cùng với phƣơng pháp điều tra bảng hỏi khi tiếp cận một số diễn viên, cƣ dân địa phƣơng để thu thập các đánh giá định tính. Với phƣơng pháp này, tác giả đặt các câu hỏi theo chủ đề cho từng nhóm đối tƣợng, ghi lại kết quả trả lời và rút ra các nhận định khoa học cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. 7
  18. 5.2. Khó khăn và thuận lợi trong quá trình nghiên cứu Tổ chức sự kiện cũng nhƣ Festival Biển đều là các lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam, nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp những khó khăn nhất định nhƣ: các tài liệu, số liệu không đƣợc lƣu trữ hoặc lƣu trữ không liên tục và đƣợc lƣu trữ ở nhiều đơn vị nên việc tiếp cận các tài liệu này mất nhiều thời gian và công sức; phần lớn cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn là của các học giả nƣớc ngoài nên việc tiếp cận văn bản gốc gặp nhiều khó khăn. Thuận lợi của tác giả là nhiều năm liền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đón tiếp khách du lịch với vai trò là tình nguyện viên của Sở Văn hoá và Sở Du lịch Tỉnh Khánh Hòa nên có những số liệu chính thống về Festival Biển Nha Trang. 6. Đóng góp của luận văn Về lý luận: Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu lý luận đã có, luận văn đã tổng hợp, hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về lễ hội truyền thống, lễ hội đƣơng đại, du lịch festival, du lịch festival biển. Đồng thời, luận văn cũng phần nào giúp các nhà tổ chức, các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa có cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về thực trạng khai thác Festival Biển qua từng thời kì, đặc biệt tập trung khảo sát Festival Biển Nha Trang năm 2019. Về thực tiễn: Thông qua luận văn, các nhà chức trách, các cơ quan hữu quan cùng khối doanh nghiệp đánh giá chính xác hơn về festival và có những giải pháp, cụm giải pháp tích cực, thiết thực hơn giúp festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của nó. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết quả nghiên cứu của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: - Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về du lịch Festival và tổng quan về Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa. - Chƣơng 2. Thực trạng phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa - Chƣơng 3. Giải pháp phát triển du lịch Festival Biển Nha Trang, Khánh Hòa. 8
  19. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH FESTIVAL VÀ TỔNG QUAN VỀ FESTIVAL BIỂN NHA TRANG, KHÁNH HÒA 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch Festival 1.1.1. Festival 1.1.1.1. Khái niệm Festival Theo tiếp cận của tác giả từ những tài liệu nƣớc ngoài, nguồn gốc của từ “festival” đƣợc bắt nguồn từ tiếng Latin là “festa” có nghĩa là “một ngày lễ tôn giáo”. Sau này đƣợc gọi là tắt là “festival” có nghĩa là “lễ hội”. [56] Từ điển tiếng Việt định nghĩa “festival” là “đại hội những thành tựu âm nhạc”, “sự kiện văn hoá”, “lễ hội hiện đại”. [56] Trong công trình nghiên cứu, “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của tác giả Dƣơng Văn Sáu (2014) nhận định: “Lễ hội hiện đại (festival) là sự kế tiếp truyền thống, từng bƣớc xác lập những truyền thống mới, góp phần khẳng định và tôn vinh những giá trị của dân tộc và thời đại trong điều kiện mới”. Theo tác giả Lƣơng Hồng Quang (2009), “Festival là hiện tƣợng văn hóa gắn với bối cảnh đô thị và nền kinh tế thị trƣờng, đƣợc tổ chức rất khác so với các lễ hội truyền thống” và “Đây là các lễ hội đƣơng đại, mang bản sắc thế tục, là một loại hình sự kiện văn hoá đô thị hơn là các nghi lễ gắn với các tôn giáo tín ngƣỡng ở các xã hội nông thôn truyền thống”[ Báo cáo đánh giá Festivla Huế - Câu chuyện về hội nhập và phát triển văn hóa]. Từ những khái niệm trên, có thể thấy các tác giả nghiên cứu ở Việt Nam đều coi festival là lễ hội mới, lễ hội đƣơng đại, sự kiện văn hoá… 1.1.1.2. Đặc điểm của festival - Du nhập từ nƣớc ngoài. - Mục đích tổ chức: Ngoài bắt nguồn từ những sự kiện chính trị, lịch sử của dân tộc còn bắt nguồn từ các sự kiện thể thao, văn hoá du lịch, vui chơi giải trí… nhằm tôn vinh giá trị truyền thống, lễ hội hiện đại còn quảng bá du lịch địa phƣơng, thu hút sự đầu tƣ hợp tác kinh tế quốc tế, xúc tiến quan hệ hợp tác với các cá nhân và tổ chức trên thế giới. 9
  20. - Chủ đề: Các lễ hội đƣơng đại này luôn gắn với từ festival, còn vế đằng sau phụ thuộc vào điều kiện vốn có của địa phƣơng. Ví dụ nhƣ: Festival Hoa Đà Lạt, Festival Trà Thái Nguyên, Festival Huế… - Ban tổ chức: Do cơ quan chính quyền địa phƣơng, đoàn thể tổ chức. - Thời gian: Linh động nhƣng thƣờng diễn ra vào mùa du lịch và đƣợc tính theo lịch dƣơng. - Thời lƣợng: Không quá 10 ngày. - Không gian tổ chức: Các trung tâm đô thị, thủ đô và các thành phố lớn. Ví dụ nhƣ: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long… - Cách thức tổ chức: Festival áp dụng các thành tựu khoa hoặc kỹ thuật, công nghệ hiện đại và cả tƣ tƣởng hiện đại trong việc tổ chức các nghi lễ. - Thành phần tham dự: Bao gồm sự tự nguyện của quần chúng còn có sự sắp đặt của Ban tổ chức đối với các cá nhân tập thể tham gia, những ngƣời tham gia đƣợc tổ chức thành khối, đội hình chặt chẽ và khoa học, phục vụ mục đích khác nhau của lễ hội theo chƣơng trình định sẵn. 1.1.1.3. Các khái niệm liên quan * Lễ hội truyền thống - Khái niệm Để thấy đƣợc sự khác biệt giữa festival và lễ hội truyền thống, ngƣời viết nêu thêm các khái niệm và đặc điểm của lễ hội truyền thống dƣới đây: Tác giả Trần Ngọc Thêm (2014) trong công trình “Văn hoá người Việt vùng Tây Nam” Bộ nhận định: “Lễ hội là sự tổng hợp cái linh thiêng và cái trần thế, nhằm thể hiện lòng biết ơn và bày tỏ nguyện vọng cùng sự cầu mong của mình đối với tổ tiên và các thế lực siêu nhiên trong vũ trụ; phân bố theo không gian; có khuynh hƣớng thiên về tinh thần; mang đặc tính mở (lôi cuốn mọi ngƣời tìm đến); mục đích nhằm duy trì quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong làng xã”. Theo tác giả Dƣơng Văn Sáu (2016), “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch”, định nghĩa: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cƣ trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2