Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch mạo hiểm tại Ba Bể nhằm đề xuất các giải pháp cho việc phát triển, khai thác hoạt động du lịch mạo hiểm ở Ba Bể theo hướng hiệu quả, bền vững và trách nhiệm hơn. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- ĐỖ TUYẾT NGÂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- ĐỖ TUYẾT NGÂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hà Hà Nội, 2015
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .................................................................3 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................4 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................12 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................5 4. Lịch sử nghiên cứu ...............................................................................................6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................10 7. Bố cục của luận văn............................................................................................12 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM ........13 1.1. Các khái niệm và cách tiếp cận.......................................................................13 1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch mạo hiểm ......................................................15 1.3. Phân loại du lịch mạo hiểm ............................................................................16 1.4. Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm.........................................17 1.5. Các điều kiện phát triển của du lịch mạo hiểm...............................................18 1.6. Mối quan hệ giữa du lịch mạo hiểm và các loại hình du lịch khác ................18 1.7. Thị trƣờng và đối tƣợng khách tham gia vào du lịch mạo hiểm ....................29 1.8. Thực tiễn tổ chức và khai thác du lịch mạo hiểm ...........................................32 Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ ..............................................................................40 2.1. Khái quát về vƣờn quốc gia Ba Bể .................................................................40 2.2. Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại vƣờn quốc gia Ba Bể....................44 2.3. Hiện trạng khai thác phát triển du lịch mạo hiểm tại vƣờn quốc gia Ba Bể...50 2.4. Nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm ở Ba Bể ................65 2.5. Đánh giá chung hoạt động du lịch mạo hiểm tại vƣờn quốc gia Ba Bể .........67 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ ..................................................................................70 3.1. Những căn cứ chủ yếu ....................................................................................70 3.2. Một số giải pháp cụ thể ...................................................................................72 KẾT LUẬN ...............................................................................................................84 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTA : Adventure Travel Trade Association Tổ chức Du lịch Thương mại Mạo hiểm BQL : Ban Quản lý Bộ NN&PTNN : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật DLMH : Du lịch mạo hiểm DLST : Du lịch sinh thái KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên KT-XH : Kinh tế - Xã hội MICE : Meeting, Incentive, Conventions and Exhibition Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên Sở VHTT&DL : Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TAT : Tourism Authority of Thailand Cơ quan Du lịch Thái Lan UNWTO : United National World Tourism Organization Tổ chức Du lịch Thế giới VQG : Vƣờn Quốc Gia 2
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng biểu Bảng 1.1. So sánh giữa du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm .................................27 Bảng 2.1. Số liệu khí hậu khu vực VQG Ba Bể………………………………..…..46 Bảng 2.2. Dân số các xã trong khu vực VQG Ba Bể……………..……….………47 Bảng 2.3. Nơi lƣu trú của khách du lịch tại Ba Bể……………………….….…….56 Bảng 2.4. Trình độ cán bộ TTGDMT&DVMTR VQG Ba Bể………………….....59 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Lƣợng khách du lịch tại Ba Bể giai đoạn 2012 - 2014 .........................43 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách tham gia du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể ...................54 Biểu đồ 2.3. Các hoạt động du lịch mạo hiểm du khách tham gia ............................58 Biểu đồ 2.4. Các kênh thông tin về du lịch mạo hiểm Ba Bể ...................................63 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Bản đồ du lịch VQG Ba Bể…………………………………….…...….41 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới, du lịch mạo hiểm đã đƣợc biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX và có sự tăng trƣởng khá nhanh thông qua việc ra đời của các sản phẩm cũng nhƣ điểm đến mới. Ngày càng nhiều khách du lịch từ nhiều độ tuổi khác nhau, không phân biệt giới tính tham gia vào các chƣơng trình du lịch mạo hiểm. Đối tƣợng khách du lịch mạo hiểm thƣờng có khả năng chi trả cao, đi du lịch dài ngày. Vì vậy, những nƣớc quan tâm phát triển du lịch thƣờng trú tâm tới loại hình du lịch này nhằm đề ra chiến lƣợc quảng bá hiệu quả. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng du lịch và đang nổi lên là một điểm đến mới, hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới. Với 3/4 địa hình là đồi núi, hệ thống sông ngòi đa dạng, các dãy núi đá vôi, nhiều hang động đẹp, nhiều khu rừng nguyên sinh nhiệt đới, với hơn 3.000 km bờ biển tạo nên những cảnh đẹp vô cùng phong phú, v.v. là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm. Các hoạt động đi bộ băng rừng, leo núi, mô tô, xe đạp địa hình, khám phá hang động, lặn biển, xuôi dòng bằng bè mảng, đua thuyền, lƣớt ván, nhảy dù, đu dây v.v. trở thành các hoạt động du lịch hấp dẫn cho cả du khách trong nƣớc và quốc tế. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu, tổ chức các chƣơng trình du lịch mạo hiểm nhƣ chƣơng trình chinh phục đỉnh Fan Xi Păng, đỉnh Lang Biang, đỉnh Bạch Mã, đèo Prenn, các chƣơng trình lặn biển ở Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo, đi xe đạp địa hình, xe mô tô thể thao ở Hà Giang, chèo thuyền kayak trên vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, các trò chơi dây nƣớc, dây cáp ở Phong Nha – Kẻ Bàng, v.v. Tuy nhiên, các hoạt động đó mới chỉ khai thác tài nguyên du lịch tại khu vực đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi gần các thị trấn, gần đƣờng quốc lộ, còn một phần lớn các khu vực có điều kiện phát triển loại hình du lịch mạo hiểm vẫn chƣa đƣợc đánh giá, khai thác. Việc xây dựng các chƣơng trình du lịch mạo hiểm cho khách còn tƣơng đối manh mún, khai thác ở mức thí điểm, 4
- thăm dò, chƣa đƣợc tổ chức hiệu quả. Do đó, cần có những nghiên cứu, đánh giá sâu về loại hình du lịch đƣợc đánh giá là tiềm năng này ở Việt Nam nhằm có các đề xuất cho việc khai thác hiệu quả giá trị đó, góp phần vào việc thực hiện chiến lƣợc du lịch của quốc gia và của địa phƣơng. Vƣờn quốc gia Ba Bể đƣợc thành lập năm 1992 theo Quyết định số 83/TTg, là nơi bảo tồn sinh cảnh rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới điển hình với đa dạng sinh học cao. Ngoài ra, Ba Bể cũng đƣợc công nhận là một trong các khu đất ngập nƣớc quan trọng của thế giới, và gần đây cũng đƣợc công nhận là một trong các khu RAMSAR của Việt Nam. Trung tâm VQG Ba Bể là hồ Ba Bể - hồ kiến tạo tự nhiên lớn nhất ở Việt Nam, đƣợc UNESCO xếp vào một trong 20 hồ nƣớc ngọt tự nhiên đẹp trên thế giới cần đƣợc bảo vệ và phát triển. Hồ có diện tích mặt nƣớc khoảng trên 500 ha với chiều dài khoảng 7km, đƣợc bao bọc bởi vách núi đá và dạng địa hình đá vôi điển hình. Tại khu vực hồ Ba Bể có nhiều điểm tham quan, thắng cảnh đẹp và hấp dẫn, tiêu biểu là thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, hệ thống các hang động có vẻ đẹp kỳ vĩ là điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động tham quan, khám phá, mạo hiểm. Tuy nhiên du lịch mạo hiểm tại Ba Bể phát triển chƣa xứng đáng với tiềm năng. Các sản phẩm, dịch vụ còn đơn điệu, khai thác chƣa đồng bộ, hấp dẫn và chƣa giữ chân đƣợc khách du lịch. Chính vì vậy việc tạo ra yếu tố mới, lạ về loại hình sản phẩm, phƣơng thức tổ chức phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng nhằm phát huy đƣợc các tiềm năng du lịch ở đây, đặc biệt là loại hình du lịch mạo hiểm. Từ những thực tế và sự cấp thiết đó, tác giả đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vƣờn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Du lịch mạo hiểm VQG Ba Bể. 5
- Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Vƣờn quốc gia Ba Bể và các bên liên quan đến hoạt động du lịch mạo hiểm ở Ba Bể. + Về thời gian: Từ tháng 09/2014 đến tháng 08/2015. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch mạo hiểm tại Ba Bể nhằm đề xuất các giải pháp cho việc phát triển, khai thác hoạt động du lịch mạo hiểm ở Ba Bể theo hƣớng hiệu quả, bền vững và trách nhiệm hơn. 4. Lịch sử nghiên cứu Du lịch mạo hiểm đƣợc nghiên cứu ở nhiều nơi cả trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam. Mỗi nghiên cứu, đều thể hiện những quan điểm riêng, đánh giá vào các vấn đề riêng của hoạt động du lịch mạo hiểm, từ tiềm năng, cách tổ chức, vận hành, lợi ích, hiệu quả cũng nhƣ các tác động của chúng. Trên thế giới có một số nghiên cứu đánh giá điển hình về du lịch mạo hiểm nhƣ: John Swarbrooke (2003), “Du lịch mạo hiểm: Lĩnh vực mới” (Adventure tourism: The New Frontier): Tài liệu đã đề cập tới các vấn đề lý luận của du lịch mạo hiểm nhƣ khái niệm du lịch mạo hiểm, các nhân tố của du lịch mạo hiểm, thị trƣờng cung – cầu, việc quảng bá du lịch mạo hiểm, vấn đề quản lý trong du lịch mạo hiểm. Ralf Buckley (2006), “Du lịch mạo hiểm” (Adventure tourism): Tác giả dành ra 23 trong 27 chƣơng để mô tả các loại hình du lịch mạo hiểm cụ thể tại các vùng trên thế giới nhƣ đi xuyên rừng, chèo thuyền vƣợt thác, leo núi, lặn dƣới đáy biển, nhảy dù. Ralf Buckley nhấn mạnh hai khía cạnh tạo nên sản phẩm du lịch đó là hoạt động và nơi diễn ra các hoạt động ấy, đồng thời ông cũng đánh giá du lịch mạo 6
- hiểm sẽ là tiềm năng của ngành du lịch nhằm tạo ra nét đặc sắc riêng giữa một môi trƣờng cạnh tranh du lịch đang ngày càng gay gắt hiện nay. Tại Việt Nam có một số nghiên cứu khoa học trong nƣớc nhƣ: Trƣơng Quang Hải (2006): “Nghiên cứu tuyến Du lịch mạo hiểm Phong Nha – Kẻ Bàng”. Đề tài tập trung vào vấn đề khai thác tiềm năng của một số tuyến du lịch mạo hiểm, từ đó đƣa ra định hƣớng phát triển du lịch mạo hiểm tại Phong Nha – Kẻ Bàng. Phạm Trung Lƣơng (2008): “Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc”. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm – thể thao ở khu vực vùng núi Phía Bắc, xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Trịnh Lê Anh (2006): “Du lịch Trekking ở Việt Nam: Loại hình và phƣơng thức tổ chức (Nghiên cứu trƣờng hợp ở Sa Pa – Lào Cai)”. Đề tài bƣớc đầu khái quát cơ sở khoa học loại hình du lịch trekking và hiện trạng phƣơng thức tổ chức trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn (trong phân hệ du lịch thể thao – khám phá, mạo hiểm). Từ đó khuyến nghị phƣơng thức tổ chức khai thác du lịch trekking phù hợp tại Sa Pa. Trƣơng Việt Trƣờng (2010): “Nghiên cứu du lịch sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại khu mỏ Kẽm - Chì Chợ Đồn, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. Nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm, hiện trạng các loại hình du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phân tích hiện trạng khu mỏ Kẽm – Chì, huyện Chợ Đồn, làm rõ các tiềm năng, khả năng phát triển và đƣa ra một số định hƣớng nhằm phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm cho khu mỏ này. Các công trình trên đều tập trung vào việc phân tích, đánh giá về tiềm năng du lịch của điểm nghiên cứu và đề xuất khai thác các hoạt động du lịch nên đƣợc khai 7
- thác và phát triển cho địa phƣơng. Đây cũng là các nghiên cứu quan trọng nhất về cở sở lý luận và định hƣớng cho việc phát triển du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kạn và Ba Bể. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Các phương pháp nghiên cứu Thu thập và xử lý thông tin: Mục đích của hoạt động này là nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu, bài học mà đồng nghiệp đã làm về cùng một vấn đề. Do vậy, việc thu thập và đánh giá thông tin nhằm không lặp lại những công việc mà đồng nghiệp đã thực hiện. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả thực hiện việc thu thập các nghiên cứu, văn bản, tài liệu lý luận, các bài báo, công bố nghiên cứu khác nhau về du lịch mạo hiểm, từ đó lựa chọn thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Các thông tin đƣợc thu thập từ các nghiên cứu, đánh giá, bài bao khoa học, luận văn, đề án nghiên cứu, từ các nguồn khác nhau, các thông tin về Ba Bể và các hoạt động du lịch ở Ba Bể đƣợc tập trung thu thập ở Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Kạn, Ban Quản lý VQG Ba Bể, v.v. Dựa trên nguồn thông tin đó tác giả đã đánh giá, chọn lọc nội dung, thông tin, kinh nghiệm, so sánh, bình luận, nhận định và trích dẫn trong luận văn. Khảo sát thực địa: Các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tại thực địa đã giúp tác giả kiểm tra, đánh giá lại độ chính xác của các tƣ liệu, tài liệu và thu thập các số liệu thực tế, các nguồn thông tin mới nhất mà các tài liệu chƣa cập nhật đƣợc. Khảo sát thực địa đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động thăm, quan sát, trải nghiệm và đánh giá về hoạt động du lịch mạo hiểm tại Ba Bể. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế trên các tuyến du lịch chính đang đƣợc khai thác tại Ba Bể nhƣ: 1. Tuyến du lịch sông: Bến thuyền Buốc Lốm - Động Puông - Bản làng ven sông Năng (Bản Cám, Bản Tàu) - Thác Đầu Đẳng. 2. Tuyến du lịch hồ: Hồ Ba Bể - Đảo Bà Goá - Đền An Mã - Ao Tiên. 8
- 3. Tuyến du lịch rừng: Đƣờng đi bộ trong rừng nguyên sinh VQG, các chòi quan sát ngắm cảnh hồ, làng bản. 4. Tuyến du lịch làng bản ven hồ: Bản Pác Ngòi (Phía nam hồ) - Bản Bó Lù (Phía Tây nam hồ) - Bản Cốc Tộc (Phía Tây nam hồ). 5. Các điểm tham quan du lịch lân cận hồ Ba Bể: Động Hua Mạ (Xã Quảng Khê) - Thác Bạc (Xã Hoàng Trĩ). Khảo sát ở các tuyến và điểm du lịch chính này nhằm tìm hiểu, đánh giá đƣợc hiện trạng cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật, phƣơng thức tổ chức, hiệu quả và các bất cập từ mô hình và cách quản lý vận hành các mô hình này. Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học để lấy ý kiến chủ quan của các đối tƣợng bằng những câu hỏi về nhu cầu và mức độ hài lòng của đối tƣợng đƣợc khảo sát về du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành với các giai đoạn nhƣ sau: Giai đoạn 1: Lựa chọn nhóm đối tƣợng điều tra Đối tƣợng tác giả lựa chọn là các bên liên quan tới hoạt động du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể. Tuy nhiên, việc am hiểu về tiềm năng và thực trạng của du lịch mạo hiểm tại đây có thể khác nhau đối với từng nhóm đối tƣợng. Vì vậy, tác giả đã phân khúc ra một số nhóm nhƣ sau: - Những ngƣời làm công tác nghiên cứu, giảng dạy có hiểu biết sâu rộng về du lịch mạo hiểm. - Những ngƣời làm công tác tại ban quản lý và hƣớng dẫn viên tại địa phƣơng tiến hành khảo sát. - Ngƣời dân địa phƣơng sinh sống quanh khu vực nghiên cứu. - Khách du lịch đến VQG Ba Bể. Giai đoạn 2: Thực hiện khảo sát 9
- Tác giả trực tiếp điều tra theo từng nhóm đối tƣợng dựa trên bảng hỏi (Xem phụ lục 5, 7). Có 2 loại bảng hỏi đã đƣợc sử dụng là: Bảng hỏi dành cho du khách (cho cả khách Việt Nam và khách nƣớc ngoài) nhằm thu thập thông tin về những đánh giá, cảm nhận và góp ý của du khách về du lịch mạo hiểm Ba Bể. Nội dung bảng hỏi gồm 2 phần chính: Phần thông tin của du khách và đánh giá của du khách về du lịch mạo hiểm Ba Bể. Tổng số phiếu phát ra là 60 phiếu, tổng số phiếu thu về là 52 phiếu (chiếm tỉ lệ 86,7%), số phiếu không hợp lệ (không gửi lại hoặc không điền đầy đủ thông tin) là 8 phiếu (chiếm 13,3%). Bảng hỏi dành cho ngƣời dân kinh doanh du lịch tại VQG Ba Bể nhằm thu thập thông tin về nhận thức và nhu cầu của cộng đồng dân cƣ bản địa sinh sống quanh khu vực nghiên cứu. Tổng số phiếu phát ra và thu về là 20 phiếu. Nhờ sự giúp đỡ của ban quản lý và hƣớng dẫn viên tại VQG Ba Bể, tác giả đã thu nhận đƣợc phần lớn bảng hỏi của du khách quốc tế. Theo tác giả nhận định, việc tiếp cận với khách nội địa khó khăn hơn ngƣời nƣớc ngoài, bởi tính cách của ngƣời Việt ngại hoặc chƣa quen với hoạt động cho ý kiến. Giai đoạn 3: Tổng hợp và đƣa ra kết quả đánh giá Sau khi tiến hành điều tra khảo sát, tác giả xử lý dữ liệu thu thập đƣợc để từ đó đƣa ra các ý kiến mang tính khách quan nhất có thể. Để trình bày và xử lý những số liệu điều tra, tác giả đã áp dụng phƣơng pháp tính tỉ lệ phần trăm. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện qua việc lập bảng thống kê các số liệu thu đƣợc và tính tỉ lệ phần trăm của các biến đƣợc chọn trong tổng số những ngƣời trả lời câu hỏi (áp dụng cho những câu hỏi đƣợc soạn theo thang định danh nhƣ các câu hỏi về độ tuổi, giới tính, v.v). Ngoài ra, việc sử dụng thang đo xếp hạng theo thứ tự cho biết đƣợc khoảng cách giữa các thứ bậc. Ví dụ, khi đánh giá về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể, du khách sẽ đánh giá dựa trên 5 mức độ: 1: Rất kém; 2: Kém; 3: Trung bình; 4: Tốt; 5: Rất tốt. Việc đánh giá 10
- qua các mức độ của từng yếu tố giúp tác giả xác định mức độ giá trị, xếp hạng các yếu tố và từ đó có thể rút ra nhận xét khách quan, khoa học. Tham vấn chuyên gia: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, ngoài những phƣơng pháp kể trên, tác giả cũng đã tiến hành lấy ý kiến của các hãng lữ hành, các chuyên gia du lịch, các nhà quản lý tại VQG Ba Bể (phụ lục 8) về các vấn đề: Nhận thức chung về du lịch mạo hiểm, những điều kiện thuận lợi, hiện trạng, tồn tại và thách thức, các đề xuất, định hƣớng trong việc phát triển du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể. 5.2. Kế hoạch thực hiện luận văn STT Thời gian thực Nội dung hiện 1 15/8/2014 - Xác định tên đề tài và lập đề cƣơng chi tiết 15/09/2014 2 15/09/2014- Thu thập tài liệu 30/10/2014 - Những nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài về du lịch mạo hiểm - Những tài liệu liên quan đến VQG Ba Bể. 3 30/10/2014- Khảo sát tại Ba Bể 09/11/2014 - Các điều kiện , thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm Ba Bể nhƣ tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, v.v. 4 09/11/20114- Thu thập ý kiến của các chuyên gia 15/12/2014 5 15/12/2014- Phân tích xử lý số liệu, tổng hợp tài liệu 15/02/2015 6 15/02/2015- Viết, chỉnh sửa và hoàn thiện luận văn 20/08/2015 11
- 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần bổ xung cơ sở lý luận khoa học thực tiễn cho việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm ở Việt Nam, đặc biệt là Ba Bể. Ý nghĩa thực tiễn: Bƣớc đầu tìm hiểu về thực trạng và các kinh nghiệm thực tế từ mô hình du lịch mạo hiểm ở Ba Bể với các kinh nghiệm, bài học thành công, thất bại. Từ bài học và kinh nghiệm đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển, khai thác hiệu quả hơn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà quản lý, cộng đồng địa phƣơng và du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm tại Ba Bể. 7. Bố cục của luận văn Luận văn gồm các phần chính sau: Mở đầu Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch mạo hiểm Chƣơng 2. Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể Chƣơng 3. Một số giải pháp phát triển du lịch mạo hiểm tại VQG Ba Bể Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 12
- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH MẠO HIỂM 1.1. Các khái niệm và cách tiếp cận Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các chuyến du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Còn lữ hành là việc thực hiện chuyến đi từ nơi cƣ trú và làm việc thƣờng xuyên của con ngƣời đến một nơi khác nhằm những mục đích nhất định và những hoạt động phục vụ cho chuyến đi ấy (Trần Đức Thanh, 2005). Nhƣ vậy, những chuyến đi không nhất thiết nhằm mục đích du lịch cũng đƣợc coi là chuyến lữ hành. Khái niệm “lữ hành” mở rộng hơn khái niệm “du lịch” cả về nội hàm và ngoại diên của nó. Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách, đặc biệt là những ngƣời ƣa khám phá, hoạt động mạo hiểm, gần gũi với thiên nhiên, xu hƣớng hiểu và hòa mình với tự nhiên. Tuy nhiên, đây là một loại hình du lịch còn mới, đang tiếp tục phát triển do đó thuật ngữ du lịch mạo hiểm vẫn chƣa thực sự thống nhất và đƣợc hiểu theo nhiều cách với nhiều khái niệm. Theo John Swarbrooke và cộng sự (2003), du lịch mạo hiểm là một hoạt động giải trí, vì vậy có nhiều tên để chỉ loại hình du lịch này: sự mạo hiểm thú vị, hoạt động giải trí mạo hiểm tự nhiên, sự theo đuổi những hoạt động ngoài trời, hoạt động giải trí mạo hiểm, v.v. Trong nghiên cứu của Millington (2001), ông cho rằng du lịch mạo hiểm là một hoạt động giải trí đƣợc tổ chức tại một nơi xa nơi cƣ trú thƣờng xuyên, mới lạ và hoang sơ, kết hợp với các hoạt động có mức độ vận động cao, chủ yếu là các hoạt động ngoài trời. Ngƣời tham gia loại hình du lịch mạo hiểm mong muốn đƣợc 13
- trải nghiệm sự mạo hiểm ở nhiều mức độ mạo hiểm khác nhau, cảm nhận sự thú vị, tận hƣởng sự mới lạ và rèn luyện bản thân. Muller & Cleaver (2000) đã đƣa ra một định nghĩa dƣới góc độ của những ngƣời cung cấp dịch vụ rằng du lịch mạo hiểm đƣợc đặc trƣng bằng khả năng cung cấp cho du khách các mức độ cảm nhận hào hứng thƣờng có đƣợc nhờ đƣa các thành tố thực nghiệm có tính chất thách thức về mặt thể chất vào trải nghiệm của du khách (thƣờng là ngắn). Trong định nghĩa này, các tác giả nhấn mạnh cảm nhận của du khách thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động đòi hỏi nỗ lực về mặt thể chất để vƣợt qua một thách thức. Theo Trƣơng Quang Hải (2006) thì “Du lịch mạo hiểm là một hoạt động ngoài trời diễn ra ở nơi chúng ta không thƣờng xuyên tới hay ở một nơi đặc biệt nào đó. Hoạt động này có thể dẫn đến một số rủi ro, song qua đấy chúng ta có thể học đƣợc những kinh nghiệm mới để chế ngự chúng và vƣợt qua những thử thách đối với bản thân” [21, tr.2]. Tác giả Phạm Trung Lƣơng (2008) trong báo cáo Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc cho rằng “Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch tại những khu vực tự nhiên còn tƣơng đối hoang sơ, nơi du khách sẽ đƣợc thỏa mãn nhu cầu khám phá những điều không ngờ tới cũng với những cảm xúc bị “đe dọa” bởi những hoạt động “mạo hiểm” mà trƣớc đó họ chƣa thể hình dung đƣợc song đã tự nguyện chấp nhận tham gia”[9, tr.18]. Ngoài ra, để làm rõ hơn nội hàm của khái niệm này, tác giả cũng đồng thời đƣa ra khái niệm về du lịch thể thao – mạo hiểm: “Du lịch thể thao – mạo hiểm là loại hình du lịch mang tính chất thể thao dựa vào việc khai thác các giá trị tự nhiên có thể kết hợp với văn hóa địa phƣởng những khu vực còn tƣơng đối hoang sơ, nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng cƣờng sức khỏe và khám phá những điều không ngờ tới với những cảm giác mạo hiểm”. Nhƣ vậy, du lịch mạo hiểm thực chất là một phần nằm trong du lịch thể thao – mạo hiểm và cùng bao gồm những yếu tố nỗ lực cao về mặt thể chất, tinh thần. Tuy nhiên du lịch mạo hiểm 14
- chú trọng vào mục đích khám phá, vƣợt qua những khó khăn, thử thách, điều kiện khắc nghiệt để đạt đƣợc cảm giác “mạo hiểm” còn du lịch thể thao – mạo hiểm, ngoài mục đích trên còn hƣớng vào các hoạt động mang tính thể thao để tăng cƣờng sức khỏe. Đây chính là dấu hiệu quan trọng để nhận biết sản phẩm của 2 loại hình này. Từ các định nghĩa, khái niệm, cách hiểu trên, có thể thấy rằng du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch trong đó cần có những đặc trƣng cụ thể sau đây: Tác động linh hoạt, sự mạo hiểm, sự thách thức, tính mục đích, tính mới lạ, sự kích thích, sự độc lập, sự thám hiểm và khám phá, sự say mê, sự trải nghiệm cảm xúc. 1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch mạo hiểm Du lịch mạo hiểm là một hình thức giải trí tạo cảm giác mạnh, có thể hoặc không kết hợp việc di chuyển từ vùng nay sang vùng khác theo lịch trình, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kĩ lƣỡng lịch trình chuyến đi và khu chọn làm địa điểm để thực hiện chuyến đi, bởi trên nguyên tắc địa điểm đƣợc chọn phải đáp ứng đầy đủ các tính chất phục vụ cho du lịch mạo hiểm (nhƣ tạo đƣợc thử thách cho du khách, cảm giác gần gũi với thiên nhiên, gắn liền với văn hóa và phong tục địa phƣơng). Không nhất thiết tất cả các chuyến mạo hiểm đều dựa vào thiên nhiên (trong một vài trƣờng hợp có thể đƣợc tổ chức ở trong các thành phố lớn theo ý đồ của các nhà tổ chức), đó có thể là sự kết hợp giữa các yếu tố mạo hiểm và giải trí ở các công viên, cầu vƣợt trong thành phố hoặc là các trò chơi mang tính xếp hạng giữa các đội chơi kết hợp với các yếu tố mạo hiểm. Du lịch mạo hiểm rất an toàn khi có sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại, và tùy theo mức độ hoạt động mà sự cần thiết của các trang thiết bị là khác nhau. Nguồn nhân lực phục vụ loại hình du lịch mạo hiểm cần là những ngƣời có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến các loại hình du lịch này. Thông thƣờng các hƣớng dẫn viên trong các tuyến, điểm du lịch mạo hiểm là các huấn luyện viên cho các trò chơi, trải nghiệm, khám phá thử thách sẽ diễn ra trên tuyến. 15
- Cũng nhƣ những loại hình khác, du lịch mạo hiểm cần có các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt dành riêng cho nó. Các sản phẩm dành cho du lịch mạo hiểm là các trang thiết bị giúp du khách trải nghiệm đƣợc các hoạt động du lịch và công cụ để đảm bảo an toàn cho du khách. Đối với các hoạt động trên cạn nhƣ đi bộ băng rừng, leo vách núi cần dây leo, móc khóa, lều bạt, mũ bảo hiểm, các dụng cụ bảo vệ đầu gối, cổ tay, máy bộ đàm, v.v. Các hoạt động trên không nhƣ nhảy dù, tàu lƣợn cần mũ bảo hiểm, dù nhảy, các dụng cụ bảo về đầu, đầu gối khửu tay, v.v. Tùy theo các hoạt động mà các thiết bị giống nhau đƣợc thiết kế khác nhau. Ví dụ, các công cụ để tham gia các hoạt động khám phá dƣới nƣớc khác với trên cạn, mặc dù chúng có tên gọi tƣơng tự (nhƣ mũ bảo hiểm các hoạt động leo núi khác với mũ bảo hiểm các hoạt động dƣới nƣớc). Đối với du lịch mạo hiểm, yếu tố an toàn là yêu cầu quan trọng nhất, trong đó bao gồm các dụng cụ cơ bản nhƣ hộp y tế và thông tin liên lạc đơn giản, bên cạnh đó là các thiết bị chuyên dụng để trải nghiệm các hoạt động du lịch cụ thể tại từng điểm. Cơ sở nghỉ ngơi, lƣu trú dành cho loại hình du lịch mạo hiểm cũng rất phong phú, có thể là các khách sạn đạt tiêu chuẩn, nhà dân hoặc chỉ là điểm cắm trại ngoài trời để phù hợp với nhu cầu và ý thích của du khách. Các dịch vụ đi kèm nhƣ hƣớng dẫn kỹ thuật, khuân vác, dẫn đƣờng, bán và cho thuê trang thiết bị, cứu hộ, v.v. luôn là các gói dịch vụ cần có trong bất cứ loại hình nào của du lịch mạo hiểm. 1.3. Phân loại du lịch mạo hiểm Trên thế giới, du lịch mạo hiểm đƣợc phân loại theo một số nhóm, mục tiêu, đặc điểm chính nhƣ sau: Phân loại theo mục đích chuyến đi Phân loại theo mục đích chuyến đi có 2 loại: Du lịch với mục đích khám phá, trải nghiệm; Du lịch với mục đích và khám phá, nghiên cứu của các nhà khoa học qua việc thực hiên các chuyến khảo sát, phân tích, tìm hiểu các loài động, thực vật, các hiện tƣợng trong tự nhiên. Phân loại theo tính chất và đặc điểm 16
- Phân loại theo tính chất và đặc điểm có 3 loại: Du lịch mạo hiểm trên cạn (leo núi, khám phá hang động, đi bộ băng rừng); Du lịch mạo hiểm dƣới nƣớc (chèo thuyền, vƣợt thác, lặn biển khám phá đại dƣơng); Du lịch mạo hiểm trên không (nhảy dù, tàu bay, tàu lƣợn). Phân loại theo mức độ mạo hiểm Phân loại theo mức độ nguy hiểm có 3 loại: Loại hình có mức độ mạo hiểm thấp (đi xe đạp địa hình, chèo thuyền, đi bộ băng rừng); Loại hình có mức độ mạo hiểm trung bình (leo núi, chèo thuyền vƣợt thác); Loại hình có mức độ mạo hiểm cao – đây là các hoạt động mang tính chất rủi ro cao hay địa điểm tổ chức là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (trƣợt tuyết trên miệng núi lửa ở Nhật Bản, bay lƣợn trên không trung ở Brazil, nhảy xuống hồ cá mập ở Mexico, nhảy từ cao ốc ở Dubai, leo núi băng ở Nepal). Nhƣ vậy, sự phân loại du lịch mạo hiểm có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tùy theo mục đích, tính chất hay mức độ mạo hiểm. 1.4. Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm Một số nguyên tắc đặc thù cần lƣu ý khi phát triển du lịch mạo hiểm gồm: Tăng cƣờng các dịch vụ đảm bảo an toàn cho du khách, theo đó các dịch vụ nhƣ huấn luyện, hƣớng dẫn, hỗ trợ an toàn phải đƣợc đƣa vào cấu thành chính mang tính bắt buộc của sản phẩm du lịch mạo hiểm. Ngoài các giá trị về tài nguyên nhƣ đặc điểm địa hình, độ cao, độ hoang sơ, v.v. đóng vai trò chính ảnh hƣởng tới việc xây dựng các sản phẩm du lịch mạo hiểm, cần chú trọng khai thác các giá trị văn hóa bản địa nhƣ sinh hoạt truyền thống cộng đồng, kiến trúc nhà ở, văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống nhằm tạo sự khác biệt và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm. Các sản phẩm du lịch mạo hiểm thƣờng đƣợc phát triển ở những khu vực hoang sơ nên cần phát triển chúng theo nguyên tắc chỉ thỏa mãn nhu cầu của một nhóm nhỏ du khách tại một thời điểm phù hợp với sức chứa của tài nguyên để giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trƣờng. Đây là nguyên tắc quan trọng 17
- đối với việc phát triển các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên ở những khu vực hoang sơ, nhạy cảm trƣớc những tác động của du lịch. Chính vì thế, nếu đảm bảo những nguyên tắc cơ bản có tính đặc thù này sẽ giúp xây dựng các sản phẩm du lịch mạo hiểm có tính hấp dẫn và tính cạnh tranh cao, đáp ứng kỳ vọng của du khách. 1.5. Các điều kiện phát triển của du lịch mạo hiểm Trong khi các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, đòi hỏi hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ thống giao thông và cơ sở vật chất phục vụ du lịch đóng vai trò quan trọng, thì đối với du lịch mạo hiểm những yếu tố trên ít có ảnh hƣởng. Trong nhiều trƣờng hợp, sự khó khăn về hạ tầng và yếu kém về cơ sở vật chất lại là những yếu tố góp phần làm tăng tính mạo hiểm của sản phẩm du lịch mạo hiểm mà du khách sẽ trải nghiệm. Nhƣ vậy, đứng từ góc độ khái niệm về sản phẩm du lịch, có thể thấy có những yếu tố cơ bản sau ảnh hƣởng tới sự phát triển của du lịch mạo hiểm. 1.5.1. Hệ thống tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch đƣợc phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các yếu tố tự nhiên, và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con ngƣời và xã hội. Tuy nhiên vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn không quyết định mà chỉ là yếu tố bổ trợ quan trọng (Luật du lịch, 2005). Cũng theo Luật du lịch (2005) thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Nhƣ vậy, tài nguyên du lịch đƣợc xem nhƣ tiền đề để phát triển sản phẩm du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Theo tác giả Phạm Trung Lƣơng (2008) thì các dạng tài nguyên có thể khai thác để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm (DLMH) bao gồm : 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 963 | 100
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
13 p | 640 | 93
-
Luận văn thạc sĩ du lịch: Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò
26 p | 496 | 75
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch thành phố Hội An
26 p | 328 | 74
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 297 | 68
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
115 p | 128 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời kì hội nhập
10 p | 206 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đường phố tại Nha Trang (Khánh Hòa)
115 p | 122 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế
188 p | 157 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch Homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
13 p | 178 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
124 p | 106 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam
134 p | 75 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch học: Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh hóa
109 p | 63 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch sáng tạo ở Việt Nam
109 p | 83 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
125 p | 70 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Thái Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam - Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái
151 p | 52 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển nhân lực du lịch tỉnh Cao Bằng
129 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn