intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo, quản lý, kiểm định chất lượng đào tạo, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------------- BÙI ANH THỂ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã ngành: 60340102 TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ------------------------- BÙI ANH THỂ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh Mã ngành: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN TP.Hồ Chí Minh , tháng 02 năm 2015
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Luận Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 08 tháng 02 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS. Võ Thanh Thu Chủ tịch 2 TS. Lê Tấn Phước Phản biện 1 3 TS. Phạm Thị Hà Phản biện 2 4 PGS.TS. Cao Thị Mận Ủy viên 5 TS. Phạm Phi Yên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tp. HCM, ngày 08 tháng 02 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Bùi Anh Thể Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 01/03/1985 Nơi sinh: Tp.HCM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1341820063 I- Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 II- Nhiệm vụ và nội dung: 1. Nhiệm vụ: Đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nội dung: - Trình bày cơ sở lý thuyết - Phân tích thực trạng tình hình đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Sử dụng kiến thức lý thuyết kết hợp tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo của các trường trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 27 tháng 07 năm 2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 20 tháng 01 năm 2015 V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Đình Luận CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) Ts. Nguyễn Đình Luận
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Bùi Anh Thể
  6. ii LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình cao học tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH), những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Luận đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai đoạn không được thuận lợi, nhưng những gì Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô, cán bộ các trường và Sở giáo dục và Đào tạo Tp.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình thu thập dữ liệu của luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận văn có thể còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý Thầy/Cô và các anh chị học viên. Bùi Anh Thể
  7. iii TÓM TẮT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 Thế giới ngày nay đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, trong đó giáo dục đào tạo cùng với khoa học - công nghệ trở thành mũi nhọn chủ lực, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước xem giáo dục cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng tưởng kinh tế nhanh và bền vững. Để kinh tế phát triển, xã hội ổn định và tiến bộ, đời sống của người dân văn minh, no ấm, đất nước cần có một lực lượng lao động có đạo đức, có kỹ năng giải quyết vấn đề, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để làm việc trong môi trường toàn cầu hóa, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Việt Nam có gần 70% dân số trong độ tuổi lao động, nhưng trình độ kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, nhiều lĩnh vực thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực có trình độ cao, cơ cấu đội ngũ lao động đã qua đào tạo chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo đang tạo ra một sức ép rất lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của cả nước. Trong những năm qua, hệ thống trường TCCN của thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thành phố, nhưng mặt khác ngay chính hệ thống này cũng bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình đào tạo, cung ứng nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Nội dung chương trình và phương pháp dạy học chưa theo kịp yêu cầu phát triển không ngừng của thực tiễn lao động xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên còn thiếu cả về số lượng lẫn kỹ năng thực hành, nghiệp vụ quản lý.
  8. iv Chất lượng đầu vào của học sinh thấp và không đồng đều. Đào tạo phát triển giáo dục TCCN hầu như không có. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục TCCN chưa tương xứng với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Xã hội còn coi trọng bằng cấp cao nên thanh niên trong độ tuổi lao động chưa quan tâm chọn con đường học TCCN để phát triển bản thân và hòa nhập xã hội. Từ những hiện trạng và thực tế trên, thì giáo dục nghề nghiệp nói chung, giáo dục TCCN nói riêng phải phấn đấu “mở rộng quy mô, tăng cường huy động nguồn lực trong xã hội” để nâng cao chất lượng đào tạo, “cung cấp đầy đủ hiệu quả cho nền kinh tế một đội ngũ những người lao động có tri thức nghề nghiệp, tay nghề và đạo đức nghề nghiệp, luôn thích ứng với môi trường thay đổi” trên cơ sở “tiêu chuẩn hóa giáo dục nghề nghiệp, kết nối hiệu quả với nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu việc làm của nhân dân”. Đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng giáo dục đào tạo tại một số trường TCCN của thành phố Hồ Chí Minh trên các mặt cốt lõi: Kết quả học tập của học sinh, số lượng và chất lượng giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý và điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đào tạo. Qua phân tích hiện trạng, luận văn đã đề xuất 03 nhóm giải pháp chủ yếu với mong muốn góp phần làm chuyển biến thật sự chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực bậc trung cấp của các trường TCCN thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
  9. v ABSTRACT THE ADVANCED SOLUTIONS QUALITY PROFESSIONAL TRAINING IN MIDDLE AREA OF HO CHI MINH 2020 Today, the world has entered a new stage of development, including education and science - technology into productive forces directly, have a very important role in the development of land water. In Vietnam, the Party and State to view education and science - technology is the first national policy development, education is one of the important driving force to promote industrialization and modernization of the country, the conditions to promote human resources, fundamental to social development, economic growth enjoyed rapid and sustained. For economic development, social stability and progress, the life of a civilized people, prosperity, the country needs to have a workforce with an ethical and problem-solving skills, knowledge, professional skills to work in an environment of globalization, competition has just cooperate. Vietnam has nearly 70% of the population of working age, but the level of knowledge and professional skills of the force is still low compared to many countries in the region, many areas of severe shortage of qualified manpower high structural workforce trained irrational. The demand for trained manpower is creating a huge pressure for career training and education of the country. Over the years, the system of vocational schools in Ho Chi Minh City has contributed positively to meet the manpower needs for the city, but on the other hand upright system also revealed many shortcomings in the education process create, manpower supply in the period of accelerated industrialization and modernization of the city: School facilities, equipment and technical service of teaching and learning is limited and lack of synchronization. The program content and teaching methods have not kept pace requires continuous development of social labor practices. Team managers and teachers lacking in both quantity and practice skills and professional
  10. vi management. The quality of student input low and uneven. Training and development of vocational education is almost not there. Investment resources for vocational education is not commensurate with the requirements of improving the quality of training. Society also appreciate the high level of youth in the working age are not interested in choosing vocational pathways for advancement. From the above fact, in the years ahead, in general vocational education, vocational education in particular should strive to "expand, strengthen resource mobilization in society" to improve the quality of training , "provides full effect to the economy a team of employees with professional knowledge, skills and professional ethics, always adapting to the changing environment" based on "standardized teacher vocational training, connect effectively with the needs of business and employment needs of the people. " The research project aims to assess the status of vocational schools in Ho Chi Minh City on three core aspects: The results of student learning, the number and quality management staff and teachers, facility conditions equipment and technical service training activities. By analyzing the status quo, the thesis has proposed 03 major groups of the wish to contribute to truly transform the quality and effectiveness of human resource training and vocational schools in the city of Ho Chi Minh.
  11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................... ii TÓM TẮT ..............................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ xi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xii DANH MỤC CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ .................................................................xiii LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA GIÁO DỤC HỆ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP ....................................... 4 1.1. Đào tạo trung cấp trong hệ thống giáo dục Việt Nam ...................................... 4 1.1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân theo luật Giáo dục 2010 .............................. 4 1.1.2. Mục tiêu của giáo dục trung cấp .............................................................. 4 1.2. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp của một số nước............................................. 5 1.3. Các nhân tố cơ bản trong hoạt động đào tạo .................................................... 5 1.3.1. Kiểm tra đánh giá .................................................................................... 7 1.3.1.1. Chức năng của kiểm tra đánh giá...................................................... 7 1.3.1.2. Các phương pháp kiểm tra................................................................ 8
  12. viii 1.3.2. Phương tiện dạy học.............................................................................. 10 1.3.2.1. Vai trò của phương tiện dạy học ..................................................... 10 1.3.2.2. Phân loại phương tiện dạy học........................................................ 10 1.3.2.3. Các yêu cầu sư phạm khi lựa chọn phương tiện dạy học................. 11 1.3.3. Đội ngũ giáo viên .................................................................................. 13 1.3.3.1. Yêu cầu về chất lượng giáo viên ..................................................... 13 1.3.3.2. Yêu cầu về số lượng giáo viên........................................................ 14 1.3.3.3. Yêu cầu đồng bộ về cơ cấu ............................................................. 14 1.3.4. Người học ............................................................................................. 14 1.3.5. Nội dung chương trình đào tạo .............................................................. 15 1.3.6. Quản lý hoạt động đào tạo..................................................................... 17 1.4. Chất lượng đào tạo ........................................................................................ 17 1.4.1. Khái niệm ............................................................................................. 17 1.4.2. Quản lý chất lượng đào tạo.................................................................... 20 1.4.3. Các mô hình quản lý chất lượng ............................................................ 22 1.5. Kiểm định chất lượng đào tạo ....................................................................... 25 1.5.1. Khái niệm ............................................................................................. 25 1.5.2. Vai trò của kiểm định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ............... 26 1.6. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo TCCN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.......................................................................... 27 1.7. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 31 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG TCCN TẠI KHU VỰC TP.HCM ....................... 32
  13. ix 2.1. Tổng quan - chiến lược phát triển giáo dục đào tạo TCCN tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................... 32 2.2. Thực trạng về giáo dục chuyên nghiệp tại khu vực Tp.HCM ......................... 33 2.2.1. Tình hình tổng quát ............................................................................... 33 2.2.2. Thực trạng về chất lượng đào tạo hệ TCCN .......................................... 37 2.2.2.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, thư viện ........................... 37 2.2.2.2. Về đội ngũ giáo viên ...................................................................... 44 2.2.2.3. Về học sinh .................................................................................... 54 2.2.2.4. Về quản lý đào tạo.......................................................................... 60 2.3. Đánh giá – Nhận xét...................................................................................... 62 2.3.1. Mặt mạnh .............................................................................................. 62 2.3.2. Mặt tồn tại............................................................................................. 63 2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại........................................................... 63 2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 65 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TCCN TẠI KHU VỰC TP.HCM ĐẾN NĂM 2020 .......................................................... 66 3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của các trường TCCN tại khu vực Tp.HCM ............... 66 3.1.1. Mục tiêu ................................................................................................ 66 3.1.2. Nhiệm vụ .............................................................................................. 66 3.1.2.1. Mở rộng quy mô đào tạo, thực hiện đa dạng hóa đào tạo ................ 66 3.1.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo .......................................................... 67 3.1.2.3. Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường lớp ......................... 67 3.2. Định hướng phát triển giáo dục hệ TCCN tại khu vực Tp.HCM từ nay đến năm 2020............................................................................................................... 68
  14. x 3.3. Các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của các trường TCCN tại khu vực Tp.HCM ......................................................................................................... 73 3.3.1. Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng đào tạo ................................... 74 3.3.1.1. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo .......................................... 74 3.3.1.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên TCCN ................................................ 75 3.3.1.3. Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất ................................................... 79 3.3.2. Nhóm giải pháp 2: Hoàn thiện công tác quản lý .................................... 82 3.3.2.1. Tổ chức và quản lý ......................................................................... 82 3.3.2.2. Đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo .................... 85 3.3.2.3. Đổi mới quản lý tài chính ............................................................... 86 3.3.2.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO ............................ 87 3.3.3. Nhóm giải pháp 3: Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các đơn vị khác........................................................................................................ 88 3.3.3.1. Tăng cường hợp tác quốc tế............................................................ 88 3.3.3.2. Tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường - doanh nghiệp ............... 89 3.4. Khuyến nghị ................................................................................................. 90 3.4.1. Với Chính phủ ...................................................................................... 90 3.4.2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................................. 90 3.4.3. Với UBND Tp.HCM và Sở Giáo dục - Đào tạo Tp.HCM ..................... 90 3.4.4. Với các trường TCCN tại khu vực Tp.HCM.......................................... 91 3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 92 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 94
  15. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. ĐH: đại học 2. CĐ: cao đẳng 3. TCCN: trung cấp chuyên nghiệp 4. CLĐT: chất lượng đào tạo 5. CLGV: chất lượng giáo viên 6. CSVC: cơ sở vật chất 7. CTĐT: chương trình đào tạo 8. KĐCL: kiểm định chất lượng 9. QLNN: quản lý nhà nước 10. GV: giáo viên 11. HS: học sinh 12. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới 13. Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 14. BGDĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo 15. CBCNV: cán bộ công nhân viên 16. DN: doanh nghiệp 17. KHCN: khoa học công nghệ 18. KT-XH: kinh tế xã hội 19. NNL: nguồn nhân lực 20. CNH-HĐH: công nghiệp hóa - hiện đại hóa 21. UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức về Văn hóa - Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc) 22. OECD: Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế) 23. GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội 24. ISO: International Organization for Standardization (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa)
  16. xii DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 1.1. Số lượng học sinh quy đổi trên một giáo viên 2. Bảng 2.1. Số lượng GV, HS trung cấp chuyên nghiệp qua các năm 3. Bảng 2.2. Tình hình tuyển sinh của các trường TCCN năm học 2012-2013 4. Bảng 2.3. Phân loại đối tượng tuyển sinh của các trường TCCN 5. Bảng 2.4. Số lượng chi tiết cơ sở vật chất của các trường TCCN 6. Bảng 2.5. Diện tích chung về cơ sở vật chất của các trường TCCN 7. Bảng 2.6. Kinh phí sửa chữa, thay mới của các trường TCCN 8. Bảng 2.7. Kinh phí mua sắm trang thiết bị của các trường TCCN 9. Bảng 2.8. Thống kê số lượng giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng 10. Bảng 2.9. Thống kê thâm niên giảng dạy của giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng 11. Bảng 2.10. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ chuyên môn 12. Bảng 2.11. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ sư phạm 13. Bảng 2.12. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ tin học 14. Bảng 2.13. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ ngoại ngữ 15. Bảng 2.14. Kết quả rèn luyện của học sinh 16. Bảng 2.15. Kết quả học tập của học sinh 17. Bảng 2.16. Kết quả thi tốt nghiệp của học sinh 18. Bảng 2.17. Số lượng tốt nghiệp và việc làm của HS 19. Bảng 2.18. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và NV nghiệp vụ 20. Bảng 2.19. Trình độ Đại học và Sau Đại học của CBQL và NV nghiệp vụ
  17. xiii DANH MỤC CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ 1. Hình 1.1. Quan hệ giữa giáo viên, học sinh và thiết bị dạy học 2. Hình 1.2. Mối quan hệ giữa 6 nhân tố cốt lõi của quá trình đào tạo 3. Hình 1.3. Chức năng phản hồi của kiểm tra đánh giá 4. Hình 1.4. Mức độ hiệu quả của các loại phương tiện dạy học 5. Hình 1.5. Sơ đồ kiểm soát chất lượng đào tạo 6. Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ, số lượng giáo viên, học sinh TCCN qua các năm 7. Biểu đồ 2.2. Tình hình tuyển sinh của các trường TCCN năm học 2012-2013 8. Biểu đồ 2.3. Phân loại đối tượng tuyển sinh của các trường TCCN 9. Biểu đồ 2.4. Số lượng chi tiết cơ sở vật chất của các trường TCCN 10. Biểu đồ 2.5. Diện tích chung về cơ sở vật chất của các trường TCCN 11. Biểu đồ 2.6. Kinh phí sửa chữa, thay mới của các trường TCCN 12. Biểu đồ 2.7. Kinh phí mua sắm trang thiết bị của các trường TCCN 13. Biểu đồ 2.8. Thống kê số lượng giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng 14. Biểu đồ 2.9. Thâm niên giảng dạy của giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng 15. Biểu đồ 2.10. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ chuyên môn 16. Biểu đồ 2.11. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ sư phạm 17. Biểu đồ 2.12. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ tin học 18. Biểu đồ 2.13. Số lượng giảng viên, giáo viên phân theo trình độ ngoại ngữ 19. Biểu đồ 2.14. Kết quả rèn luyện của học sinh 20. Biểu đồ 2.15. Kết quả học tập của học sinh 21. Biểu đồ 2.16. Kết quả thi tốt nghiệp của học sinh 22. Biểu đồ 2.17. Số lượng tốt nghiệp và việc làm của HS 23. Biểu đồ 2.18. Tỷ lệ trình độ ĐH và Sau ĐH của CBQL và NV nghiệp vụ
  18. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục và đào tạo là một trong những quốc sách hàng đầu mà mỗi quốc gia phải ưu tiên phát tiển, giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao chính là năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo, độc lập và suy nghĩ của học sinh, sinh viên”. Hiện nay, đất nước ta đang thừa nhân lực lao động giản đơn nhưng lại thiếu nhân lực trình độ cao thì vấn đề về chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là rất cần thiết để xây dựng nguồn nhân lực chuyên môn cao, tay nghề giỏi, tư cách đạo đức tốt và có tâm với nghề, có định hướng phát triển bền vững cho tương lai. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhất là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) luôn là vấn đề đặt ra với các địa phương, các ngành, trong đó có ngành giáo dục. Trong khi đó, sức ép về dân số và việc làm là vô cùng gay gắt do cung về lao động giản đơn hơn cầu rất nhiều, mà cung về lao động lành nghề, có trình độ chuyên nghiệp lại không đáp ứng đủ cầu. Với tình hình đó, tác giả thấy rằng đào tạo chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề có vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển nền kinh tế quốc dân.
  19. 2 Các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp.HCM kể cả công lập và tư thục đều cố gắng đẩy mạnh triển khai việc đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy trong tất cả các môn học để đảm bảo phù hợp với mục tiêu, chất lượng đào tạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Kể cả việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm máy móc hiện đại phục vụ cho nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường vẫn còn bất cập, gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo, quản lý, kiểm định chất lượng đào tạo, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở lý luận này, luận văn đi vào phân tích thực trạng các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Tp. HCM và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo hệ TCCN, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bậc trung cấp trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, trong bối cảnh nhu cầu về nguồn nhân lực mỗi ngày một cao. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp Phạm vi nghiên cứu: các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
  20. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tài liệu - Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu - Phương pháp quy nạp, suy diễn 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết tổng quan về chất lượng đào tạo TCCN Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng công tác đào tạo của một số trường TCCN tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo TCCN tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2