intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn" nghiên cứu với mục đích đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý hơn nữa các khoản thu từ đất của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

  1. LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Huyền i
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Thủy Lợi, được sự đồng ý của Trường Đại học Thủy Lợi và sự nhất trí của giảng viên hướng dẫn TS. Tô Minh Hương, học viên đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế với đề tài : “Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”. Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, học viên đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô, các anh chị trong tập thể lớp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc học viên xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy Lợi, và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ học viên trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn; Tiến sỹ Tô Minh Hương, Cô đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành luận văn này; Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp và sự động viên của gia đình, bạn bè, các anh, chị trong lớp cao học 25QLKT12 trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn thạc sĩ; Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn, cán bộ các Phòng chuyên môn, Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho học viên trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Huyền ii
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ..........................ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN............................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý các khoản thu từ đất .......................................5 1.1.1. Các khái niệm ............................................................................................ 5 1.1.2. Vai trò, đặc điểm quản lý các khoản thu từ đất đai của Nhà nước .........10 1.1.3. Nội dung quản lý về các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ...12 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu thuế từ đất đai tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn ....................................................................................................22 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế từ đất đai ...........25 1.2. Kinh nghiệm về công tác quản lý các khoản thu từ đất của một số địa phương31 1.2.1. Kinh nghiệm công tác quản lý các khoản thu từ đất của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang ..........................................................................................................31 1.2.2. Kinh nghiệm công tác quản lý các khoản thu từ đất của Cục Thuế tỉnh Hòa Bình............................................................................................................33 1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn ....................35 Kết luận chương 1 .........................................................................................................37 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ..................................................................38 2.1. Tổng quan kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ...................................................................................................................38 2.1.1. Về mặt vị trí địa lý, diện tích tự nhiên ....................................................38 2.1.2. Về điều kiện kinh tế-xã hội .....................................................................39 iii
  4. 2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................................................................................................................... 42 2.2.1. Thực trạng bộ máy ngành thuế Lạng Sơn với nhiệm vụ quản lý các khoản thu từ đất ................................................................................................. 42 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................................... 43 2.2.3. Thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................................... 48 2.2.4. Thực trạng thu ngân sách Nhà nước từ đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời gian qua ...................................................................................................... 64 2.2.5. Thực trạng chậm nộp và nợ đọng các khoản thu từ đất .......................... 68 2.3. Đánh giá chung .................................................................................................. 71 2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ....................................................................................... 71 2.3.2. Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................................................................................ 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 78 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................................................................................... 79 3.1. Định hướng, chiến lược quản lý nguồn thu ....................................................... 79 3.1.1. Định hướng ............................................................................................. 79 3.1.2. Mục tiêu .................................................................................................. 80 3.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................................ 81 3.2.1. Tăng cường công tác tham mưu và phối hợp giữa các ngành ................ 81 3.2.2. Tích cực triển khai các giải pháp tăng các nguồn thu từ đất cho ngân sách Nhà nước ................................................................................................... 83 3.2.3. Tăng cường và đổi mới công tác quản lý thuế về đất đai ....................... 85 3.2.4. Tăng cường lực lượng và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thuế ........................................................................................................................... 90 iv
  5. 3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................... 95 3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế...........................................96 3.3.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn .......................................97 3.3.3. Kiến nghị với các ngành của tỉnh Lạng Sơn ...........................................98 Kết luận chương 3 ...................................................................................................100 KẾT LUẬN .............................................................................................................101 PHỤ LỤC ....................................................................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................106 v
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Sơ đồ vị trí địa lý tỉnh Lạng Sơn ................................................................... 38 Hình 2.2. Tổng sản phẩm trong nước từ năm 2011-2018 ............................................. 39 Hình 2.3.Cơ cấu GDP cả nước năm 2018 theo ngành .................................................. 40 Hình 2.4. Tổ chức bộ máy cục thuế tỉnh Lạng Sơn....................................................... 42 Hình 2.5. Kết quả thu ngân sách nhà nước các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (2013 - 2018) ................................................................................................ 68 Hình 2.6. Tình hình đăng ký, kê khai và nộp các khoản thu liên quan đến đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Giai đoạn 2013-2018) .............................................................. 72 vi
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Số thu thuế từ đất đai của tỉnh Bắc Giang (2013-2018) .............................. 33 Bảng 1.2. Số thu thuế từ đất đai của tỉnh Hòa Bình (2013-2018) .................................35 Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (2013- 2018) .............................................................................................................................. 47 Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu tập huấn về các khoản thu từ đất tại văn phòng Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn trên số cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT năm 2013 đến năm 2018 ......................................................................................................50 Bảng 2.3. Số lượt giải đáp vướng mắc về chính sách liên quan đến các khoản thu từ đất đai qua điện thoại và tiếp xúc trực tiếp tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn từ năm 2013 đến năm 2018 .......................................................................................... 51 Bảng 2.4. Bảng đánh giá mức độ hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ tại VP Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn ........................................................................52 Bảng 2.5. Bảng tỷ lệ tờ khai tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bình quân trên số cán bộ KK&KTT từ năm 2013 đến năm 2018 .......53 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn ...................................54 Bảng 2.7. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đúng các chỉ tiêu...................................................... 55 Bảng 2.8. Bảng tổng hợp chứng từ nộp các khoản thu từ đất qua công tác kê khai và kế toán thuế từ năm 2013 đến năm 2018 ............................................................... 56 Bảng 2.9. Bảng đánh giá mức độ hài lòng của NNT đối với công tác KK&KTT tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn .............................................................................................. 57 Bảng 2.10. Bảng tỷ lệ số nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế SDĐ Phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp trên số thu NSNN tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn từ năm 2013 đến năm 2018 ..................................................................................58 vii
  8. Bảng 2.11. Bảng tỷ lệ đánh giá đơn vị nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ thanh tra, kiểm tra tại VP Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn từ năm 2013 đến năm 2018 .............................. 61 Bảng 2.12. Bảng tổng hợp số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra thuế các khoản thu liên quan đến đất đai của Cục Thuế từ năm 2013 đến năm 2018 ................................. 63 Bảng 2.13. Kết quả thu ngân sách nhà nước các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (2013 - 2018).......................................................................................................... 65 Bảng 2.14. Tổng hợp số nợ các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2013 đến năm 2018 ....................................................................................................... 69 Bảng 2.15. Tổng hợp tỷ lệ nợ các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2013 đến năm 2018 ....................................................................................................... 70 Bảng 2.1 . Tình hình đăng ký, kê khai và nộp các khoản thu liên quan đến đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Giai đoạn 2013-2018) .................................................................... 71 viii
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt GDP Tổng sản phẩm quốc nội NNT Người nộp thuế NS Ngân sách NSNN Ngân sách nhà nước SDĐ Sử dụng đất SDĐNN Sử dụng đất nông nghiệp SDĐPNN Sử dụng đất phi nông nghiệp Thuế chuyển quyền sử dụng Thuế CQ SDĐ đất Thu nhập từ chuyển nhượng TN từ CNBĐS bất động sản UBND Uỷ ban Nhân dân ix
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thu ngân sách Nhà nước từ đất đai là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước, đặc biệt ở địa phương và đối với ngân sách địa phương. Với vị trí là một tỉnh biên giới là đầu mối giao thương liên vùng, quốc tế và giao thông quan trọng của hành lang kinh tế Lạng Sơn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, Lạng Sơn nằm ở vị trí thuận lợi có nhiều điều kiện để phát triển những ưu thế về đất đai để tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Các khoản thu từ đất vừa là nguồn thu cho tỉnh Lạng Sơn, vừa đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nguồn thu từ đất đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Trong những năm gần đây, tỷ trọng các khoản thu liên quan đến đất đai trong tổng thu không tăng, nhưng về số tuyệt đối thì đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn. Việc quản lý các khoản thu liên quan đến đất đai có vai trò rất quan trọng, không những góp phần tạo nguồn lực cho nhà nước, mà còn tạo môi trường bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng đất đai. Thực tế cho thấy, công tác quản lý các khoản thu liên quan đến đất đai tại các tỉnh trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng vẫn còn tình trạng nợ đọng, chậm nộp... Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý các khoản thu từ đất còn hạn chế, chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao. Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp trong công tác quản lý, đôn đốc thu các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu 1
  11. từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ. Đề tài sẽ góp phần giải quyết những tồn tại, hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 2. Mục đ ch nghiên c u của đề tài Đề tài nghiên cứu với mục đích đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý hơn nữa các khoản thu từ đất của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên c u a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và thành quả của công tác này. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian và nội dung: đề tài nghiên cứu công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và được thực hiện thông qua Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: đề tài nghiên cứu số liệu giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 để phân tích đánh giá. Còn các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2020 - 2022. 4. Phương pháp nghiên c u Trong quá trình thực hiện luận văn, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể là: - Phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp so sánh. 2
  12. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. - Phương pháp chuyên gia. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học Kết quả đề tài đã góp phần hệ thống hóa và cập nhật những cơ sở lý luận về công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề tài chính đất đai. b. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu để ngành Thuế Lạng Sơn tham khảo, vận dụng vào quá trình công tác của ngành, góp phần hoàn thiện công tác quản lý các nguồn thu từ đất đai. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công chức của ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý các khoản thu từ đất đai. . ết quả ự kiến đạt được - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý các khoản thu từ đất. - Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong 5 năm (từ năm 2013 đến năm 2018). Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý các khoản thu từ đất đai tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn 2020 -2022. 7. Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần danh mục các tài liệu tham khảo và kiến nghị, luận văn gồm ba chương như sau: 3
  13. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 4
  14. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý các khoản thu từ đất 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thuế */ Khái niệm: Thuế là một phạm trù kinh tế tài chính mang tính khách quan, đồng thời cũng là một phạm trù lịch sử, nó ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của một nhà nước. Trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. */ Đặc điểm: Thuế có năm đặc điểm phân biệt với các công cụ tài chính khác. Thứ nhất, thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trong xã hội cho Nhà nước mang tính bắt buộc. Thứ hai, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp. Thứ ba, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế được quy định bằng pháp luật. Thứ tư, các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong những thời kỳ nhất định. Thứ năm, các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhà nước đối với con người và tài sản. */ Vai trò: Thứ nhất, Thuế là công cụ chủ yếu huy động tập trung nguồn lực cho Nhà nước. “Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước”. 5
  15. Thứ hai, Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thứ ba, Thuế góp phần điều hòa thu nhập và thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. [2]. 1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm các nguồn thu từ đất đai Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.” Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định lại một cách nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai năm 2013 quy định các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm: a/ Tiền sử dụng đất Tiền sử dụng đất: là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất [7]. - Đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất trong các trường hợp: giao đất có thu tiền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất từ đất Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất; chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. - Tiền sử dụng đất phải nộp NSNN được xác định theo công thức sau: Tiền sử Diện Giá Tỷ lệ % tiền Tiền bồi thường, dụng đất = tích đất x đất x sử dụng đất - hỗ trợ, tiền SDĐ phải nộp (nếu có) được miễn, giảm NSNN (nếu có) 6
  16. b/ Thu tiền thuê đất Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước là một trong những khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với người sử dụng đất áp dụng trong trường hợp được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước. Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Tiền thuê đất, thuê mặt nước là số tiền người sử dụng đất phải trả khi được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trong một thời hạn nhất định. - Đơn giá thuê đất một năm tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá đất và có thể phân loại theo mục đích sử dụng đất thuê do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Căn cứ vào quy định chính sách về xác định đơn giá thuê đất do Chính phủ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước của các tổ chức, cá nhân thuê đất. [7]. - Tiền thuê đất phải nộp NSNN được tính theo công thức sau: Tiền thuê Diện Đơn Tiền bồi Tiền thuê đất đất phải = tích đất x giá - thường, hỗ trợ - được miễn,giảm nộp thuê thuê đất, (nếu có) (nếu có) NSNN c/ Thuế sử dụng đất nông nghiệp Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế) gồm: Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân; Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã; Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. - Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. [6] 7
  17. d/ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (trước đây là thuế nhà đất) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) ra đời và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2012 thay thế thuế nhà đất trước đây. Việc ban hành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế đầu cơ, khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh; khắc phục hạn chế của Pháp lệnh thuế nhà đất hiện hành, nâng cao tính pháp lý của Pháp luật về thuế trên cơ sở bổ sung nhưng cái mới, kế thừa những cái còn phù hợp. Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp rõ ràng, dễ thực hiện, dễ quản lý; Tiếp cận thông lệ Quốc tế, tạo điều kiện cho hội nhập Quốc tế. Đồng thời, động viên sự đóng góp của người sử dụng đất, nhất là những đối tượng sử dụng đất vượt hạn mức quy định vào ngân sách nhà nước. - Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là diện tích đất tính thuế, giá 1m2 đất tính thuế và thuế suất. [9], [10]. đ/ Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản Đối với cá nhân: Thực hiện theo quy định của thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản; Đối với tổ chức: Thực hiện theo quy định của thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản. Hai loại thuế này là thuế thu vào thu nhập của người có quyền sử dụng đất và tài sản trên đất khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất cho đối tượng khác. - Căn cứ tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là giá chuyển nhượng bất động sản và thuế suất. e/ Lệ phí trước bạ nhà, đất Lệ phí trước bạ là khoản Nhà nước thu của các chủ thể khi họ đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng các tài sản, trong đó có đất đai. Lệ phí trước bạ là mối quan hệ giữa người đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các dịch vụ công. 8
  18. - Căn cứ tính lệ phí trước bạ nhà, đất là giá tính lệ phí trước bạ và tỷ lệ (%) lệ phí trước bạ. f/ Các khoản thu từ đất đai là nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước Một nền tài chính lành mạnh phải dựa vào nguồn thu nội bộ từ nền kinh tế quốc dân. Một ngân sách lành mạnh trước hết phải dựa vào nguồn thu ổn định trong nước, trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu trong hệ thống đòn bẩy của cơ chế mới. Nhờ có khoản đóng góp này, bộ máy nhà nước mới tồn tại và hoạt động được. Ngay từ buổi sơ khai, thuế đã được sử dụng với mục tiêu quan trọng là tập trung thu nhập vào tay Nhà nước. Lịch sử tồn tại và phát triển của thuế qua các thời kỳ và ở các nước cũng cho thấy: tỷ trọng thu bằng thuế thường chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của ngân sách Nhà nước (NSNN). Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, sau khi thực hiện cải cách hệ thống thuế, số thu bằng thuế, phí chiếm trên 90% tổng số thu NSNN. Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống thuế mới được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế. Thuế phải bao quát được hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư để đảm bảo yêu cầu huy động được nhiều vốn, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn trong giai đoạn hiện tại và phát triển lâu dài, góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định kinh tế xã hội. Các khoản thu thuế từ đất đai trong hệ thống thuế nói chung, là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với tổ chức hoặc cá nhân khi phát sinh những hoạt động liên quan thuê đất, thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp… Thực tế nguồn thu từ đất đai tăng cao qua các năm và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong tổng số thu ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn thu từ đất đai sẽ góp cùng nguồn thu từ các sắc thuế khác vào ngân sách nhà nước để có nguồn kinh phí cho các chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho việc cải tạo môi trường sinh thái, nâng cao nhận thức xã hội tại địa phương nói riêng. 9
  19. 1.1.2. Vai trò, đặc điểm quản lý các khoản thu từ đất đai của Nhà nước 1.1.2.1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân để thống nhất quản lý toàn bộ đất đai Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (XHCNVN) năm 1992, Luật Đất đai ban hành năm 2003, Luật Đất đai ban hành năm 2013. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân để thống nhất quản lý toàn bộ đất đai thông qua việc Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai về các mặt: Mục đích sử dụng đất, hạn mức giao đất, thời hạn sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đồng thời, Nhà nước còn thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai. Nhà nước sẽ trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. [7], [8]. Các quyền về đất đai là những quy ước xã hội được hỗ trợ bằng quyền lực của Nhà nước hoặc của cộng đồng cho phép các cá nhân hoặc nhóm người đòi hỏi được hưởng lợi ích hoặc dòng thu nhập mà Nhà nước đồng ý bảo vệ thông qua việc giao nhiệm vụ cho những người khác, những người có thể đáp ứng hoặc can thiệp bằng một cách nào đó tới dòng lợi ích này. Nhà nước đóng vai trò quan trọng thông qua việc xác định các quyền về sở hữu tài sản, cách thức để các quyền đó được thực thi và điều chỉnh khi các điền kiện kinh tế thay đổi. Hơn nữa, các quyền sở hữu tài sản đối với đất đai không ở trạng thái tĩnh, mà phát triển để đáp ứng những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội. Dưới góc nhìn kinh tế, quyền sở hữu tư nhân về đất đai chỉ còn mang ý nghĩa thu lợi nhuận từ địa tô. Dù chấp nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai hay không thì quản lý nhà nước về đất đai là một nhu cầu tất yếu để tạo nguồn thu cho nhà nước và điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ đất và người sử dụng đất. [1] 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1