Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Cải tiến kỹ thuật tiến hành và phương pháp sử dụng một số thí nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trung học cơ sở
lượt xem 7
download
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Cải tiến kỹ thuật tiến hành và phương pháp sử dụng một số thí nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trung học cơ sở tìm hiểu nguyên nhân một số thí nghiệm ít được sử dụng, cải tiến kỹ thuật tiến hành chúng; nghiên cứu cải tiến phương pháp sử dụng một số thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở THCS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Cải tiến kỹ thuật tiến hành và phương pháp sử dụng một số thí nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trung học cơ sở
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh Nhân CẢI TIẾN KỸ THUẬT TIẾN HÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Minh Nhân CẢI TIẾN KĨ THUẬT TIẾN HÀNH VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
- LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp, các em học sinh và những người thân trong gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Ngọc Hoa, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Hóa trường Đại học sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh đã tổ chức và thực hiện khoá đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp giảng dạy môn Hóa học, tạo cơ hội cho tôi học tập và nâng cao trình độ. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục – Đào tạo Gò Vấp, trường Bồi dưỡng giáo dục Gò Vấp, quý thầy, cô giáo, các em học sinh trường THCS Nguyễn Văn Nghi – Quận Gò Vấp, trường Lê Lợi – Quận Tân Phú, trường Lê Quý Đôn – Quận 11 và các anh chị em đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Xin gửi lời cảm ơn Phòng khoa học công nghệ - sau đại học, trường Đại học sư phạm thành phồ Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành.
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐSP : Cao đẳng sư phạm dd : dung dịch ĐC : đối chứng ĐHSP : đại học sư phạm GV : giáo viên HS : học sinh Nxb : nhà xuất bản PPDH : phương pháp dạy học PTHH : phương trình hóa học SGK (sgk) : sách giáo khoa SGK 8 : sách giáo khoa Hóa học 8 SGK 9 : sách giáo khoa Hóa học 9 THCS : trung học cơ sở TNHH : thí nghiệm hóa học TN : thực nghiệm
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1 T 2 T 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... 2 T 2 T 2 MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 T 2 T 2 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 T 2 T 2 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 6 T 2 T 2 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 6 T 2 T 2 3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 7 T 2 T 2 4.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................... 7 T 2 T 2 5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 7 T 2 T 2 6.ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 8 T 2 T 2 7.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.......................................................................................... 8 T 2 T 2 8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 8 T 2 T 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 10 T 2 T 2 1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 10 T 2 T 2 1.2.SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC QUAN T 2 TRỌNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ............................................................................. 13 T 2 1.2.1.Hệ thống PPDH ở trường phổ thông[21] .......................................................... 13 T 2 T 2 1.2.1.1.Định nghĩa về phương pháp dạy học ......................................................... 13 T 2 T 2 1.2.1.2.Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường phổ thông........................... 13 T 2 T 2 1.2.2.Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông ........................................................... 14 T 2 T 2 1.2.2.1.Vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hóa học ........................ 14 T 2 T 2 1.2.2.2.Sự phân loại các thí nghiệm hóa học [15] ................................................. 15 T 2 T 2 1.2.2.3. Yêu cầu của thí nghiệm trong dạy học hóa học ........................................ 16 T 2 T 2 1.2.2.4.Phối hợp lời giảng của giáo viên với thí nghiệm biểu diễn ....................... 17 T 2 T 2
- 1.2.3.Một số xu hướng sử dụng thí nghiệm hóa học trong sự hỗ trợ của phương tiện T 2 kỹ thuật hiện đại ......................................................................................................... 19 T 2 1.3.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS............... 21 T 2 T 2 1.3.1. Vài nét về các trường THCS ở Quận Gò Vấp .................................................. 21 T 2 T 2 1.3.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các trường THCS.... 21 T 2 T 2 1.3.2.1. Mục đích điều tra ...................................................................................... 21 T 2 T 2 1.3.2.2. Phương pháp điều tra ................................................................................ 22 T 2 T 2 1.3.2.3. Kết quả điều tra......................................................................................... 22 T 2 T 2 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 26 T 2 T 2 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG T 2 PHÁP SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ................................................................................................................ 28 T 2 2.1.XÁC ĐỊNH DANH MỤC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC CẦN THỰC HIỆN TRONG T 2 CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THCS ............................................................................ 28 T 2 2.2. Cải tiến kĩ thuật tiến hành thí nghiệm hóa học ........................................................ 33 T 2 T 2 2.2.1. Hướng 1. Một số thí nghiệm thành công nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu để: .. 34 T 2 T 2 2.2.2. Hướng 2. Một số thí nghiệm làm theo hướng dẫn SGK khó thành công ......... 45 T 2 T 2 2.3. Cải tiến phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học.................................................. 50 T 2 T 2 2.3.1. Cấu trúc chương trình Hóa học THCS [27] ..................................................... 50 T 2 T 2 2.3.2. Sử dụng thí nghiệm hóa học tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học T 2 sinh theo phương pháp nghiên cứu............................................................................. 51 T 2 2.3.3. Sử dụng kết hợp các video thí nghiệm để tiết kiệm thời gian, tăng cường tính T 2 an toàn và trực quan ................................................................................................... 65 T 2 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 72 T 2 T 2 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 73 T 2 T 2 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................. 73 T 2 T 2 3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................................ 73 T 2 T 2
- 3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 75 T 2 T 2 3.4. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................................. 76 T 2 T 2 3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm ...................................................................................... 76 T 2 T 2 3.4.2. Tiến hành thực nghiện ...................................................................................... 76 T 2 T 2 3.4.3. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm .......................................................... 77 T 2 T 2 3.4.3.1. Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp định tính thông qua:77 T 2 T 2 3.4.3.2. Xử lí kết quả thực nghiệm theo phân tích định lượng [20] ................. 77 T 2 T 2 3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................................ 78 T 2 T 2 3.5.1 Kết quả nhận xét của giáo viên về thí nghiệm cải tiến ...................................... 78 T 2 T 2 3.5.2. Xử lý kết quả thực nghiệm ............................................................................... 85 T 2 T 2 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 92 T 2 T 2 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 T 2 T 2 1. Những kết quả thu được từ đề tài nghiên cứu ........................................................ 95 T 2 T 2 1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................ 95 T 2 T 2 1.2. Đề xuất các biện pháp cải tiến kỹ thuật và phương pháp sử dụng thí nghiệm T 2 hóa học để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở THCS. .................................. 96T 2 1.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm: .................................................................... 98 T 2 T 2 2. Kiến nghị .................................................................................................................... 99 T 2 T 2 2.1. Với các cấp quản lý giáo dục – đào tạo............................................................ 99 T 2 T 2 2.2. Với giáo viên bộ môn ....................................................................................... 100 T 2 T 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 T 2 T 2 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 105 T 2 T 2
- MỞ ĐẦU 1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Để giảng dạy hóa học đạt chất lượng cao, ta thường sử dụng thí nghiệm hóa học và các phương tiện trực quan khác như: mô hình, hình vẽ, bảng biểu, các phương tiện kỹ thuật. Trong đó thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức. Thí nghiệm hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo, giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở THCS chưa được thường xuyên. Có lẽ do các nguyên nhân sau: Nội dung sách giáo khoa tương đối dài so với thời lượng của tiết học Một số thí nghiệm khó thực hiện thành công. Một số thí nghiệm độc hại, gây nguy hiểm… Các thí nghiệm còn rườm rà và đòi hỏi dụng cụ phức tạp, hóa chất nhiều… Việc kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa chú ý đến kỹ năng thí nghiệm và thực hành. Với mong muốn thí nghiệm hóa học được sử dụng thường xuyên hơn và hiệu quả hơn trong dạy học, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Cải tiến kỹ thuật và phương pháp sử dụng một số thí nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở THCS”. 2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu nguyên nhân một số thí nghiệm ít được sử dụng, cải tiến kỹ thuật tiến hành chúng.
- - Nghiên cứu cải tiến phương pháp sử dụng một số thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở THCS. 3.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lí luận về tác dụng, ý nghĩa, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và những yêu cầu sư phạm đối với thí nghiệm hóa học. - Xác định hệ thống thí nghiệm hóa học ở THCS được quy định trong chương trình Hóa 8, 9 dùng khi nghiên cứu tài liệu mới. - Khảo sát tình hình sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở các trường THCS. - Đề xuất cải tiến kỹ thuật tiến hành một số thí nghiệm theo hướng an toàn, đơn giản và tiết kiệm hóa chất hơn. - Cải tiến phương pháp sử dụng thí nghiệm theo hướng tổ chức hoạt động học tập tích cực cho học sinh, sử dụng các đoạn phim quay thí nghiệm trong dạy học THCS. - Tiến hành quay phim, sưu tầm và xử lí các phim quay thí nghiệm xây dựng đĩa CD bao gồm các thí nghiệm hóa học trong chương trình Hóa học THCS phục vụ cho việc giảng dạy hóa học. 4.KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hóa học ở trường THCS. - Đối tượng nghiên cứu: kỹ thuật tiến hành thí nghiệm hóa học lớp 8,9 THCS; các tiết nghiên cứu tài liệu mới có sử dụng thí nghiệm hóa học. 5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Một số thí nghiệm hóa học cần được cải tiến về kỹ thuật và phương pháp sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới trong chương trình THCS (lớp 8 và 9).
- - Do điều kiện có hạn nên trong đề tài tập trung nghiên cứu các trường trong Quận Gò Vấp và có tham khảo ý kiến giáo viên ở Quận Tân Phú và Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. 6.ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Các thí nghiệm hóa học ở THCS đã được cải tiến theo hướng an toàn, đơn giản, tiết kiệm hóa chất hơn. - Các tiết hóa học nghiên cứu tài liệu mới được thiết kế theo huớng tăng cường tính tích cực của học sinh có sử dụng thí nghiệm và các đoạn phim quay. - Sản phẩm của đề tài: báo cáo luận văn kèm theo các đoạn phim thí nghiệm trong chương trình hóa học THCS đã được cải tiến. 7.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Việc cải tiến kỹ thuật tiến hành thí nghiệm và phương pháp sử dụng chúng trong dạy học hóa học sẽ giúp cho giáo viên sử dụng thí nghiệm thường xuyên hơn, lôi cuốn học sinh tham gia vào các bài học, kích thích hứng thú học tập của các em. 8.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu lí luận: các tài liệu trong lí luận dạy học hóa học có liên quan, chương trình hóa học THCS. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra và phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm xác định thực trạng việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học (nghiên cứu tài liệu mới) để xác định được những nội dung cần cải tiến. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, tìm cách cải tiến kỹ thuật tiến hành một số thí nghiệm và quay phim các thí nghiệm được cải tiến.
- Thực nghiệm sư phạm: dạy và dự giờ một số tiết hóa học THCS có sử dụng thí nghiệm được thiết kế theo hướng tăng cường hoạt động tích cực của học sinh. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm.
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về thí nghiệm hoá học ở trường phổ thông Việt Nam: Luận án PTS Khoa học Sư phạm – Tâm lý “Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTCS Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Đắc 1992. [22] Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã: * Xác định hệ thống thí nghiệm hoá học ở trường THCS gồm 105 thí nghiệm biểu diễn và 27 thí nghiệm thực hành. * Đề xuất 13 dụng cụ thí nghiệm cải tiến và cách sử dụng chúng. * Đề xuất 13 thí nghiệm cải tiến và phương pháp tiến hành có kết quả các thí nghiệm đó. Luận án TS Khoa học giáo dục “Hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học ở các trường phổ thông miền núi” của tác giả Nguyễn Phú Tuấn 2000. [39] Ở công trình nghiên cứu này có một số nội dung đáng chú ý: - Tác giả cho thấy tình trạng nghèo nàn, không đồng bộ của đồ dùng dạy học ở các trường phổ thông miền núi: - Cải tiến và đề xuất chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm hóa học đảm bảo yêu cầu khoa học sư phạm, phù hợp thực tiễn. - Giới thiệu một số hóa chất gần gũi và sẵn có để thay thế cho những hóa chất không được trang bị. - Dùng những dụng cụ tự tạo để thực hiện 13 thí nghiệm. * Tác giả đưa ra các biện pháp giúp giáo viên sử dụng thí nghiệm vá các phương tiện kỹ thuật để chủ động điều khiển các hoạt động học tập của học sinh, giúp các em tích cực hoạt động góp phần thay đổi PPDH. Tác giả
- phác thảo quy trình thiết kế bài soạn, tóm tắt một số hoạt động chính của giáo viên và học sinh trong một tiết học. 3. Tài liệu “ Thí nghiệm hóa học lượng nhỏ ở trường THCS” của PGS.TS. Trần Quốc Đắc, Nxb giáo dục 2005 [23]. Tài liệu này gồm 3 chương: Chương 1: Thí nghiệm hóa học thực hành và thí nghiệm nghiên cứu của học sinh. Chương 2: Một số kỹ thuật cần lưu ý trong khi tiến hành thí nghiệm hóa học lượng nhỏ ở trường phổ thông. Chương 3: Phương pháp tiến hành thí nghiệm hóa học lượng nhỏ ở trường THCS. Đây là những cuốn sách tác giả biên soạn rất tỉ mỉ. Một số thí nghiệm còn được giới thiệu những phương án thực hiện khác nhau để giáo viên có thể tự chọn cách thực hiện thí nghiệm cho phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu dạy học của từng trường. Bên cạnh đó tài liệu còn nêu các chú ý ứng với các phương án thực hiện nhằm giúp cho giáo viên thực hiện thí nghiệm được thành công nhất. 5. Tài liệu “Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông” của Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật 2008 [32]. Tài liệu gồm 3 phần với 274 thí nghiệm: Phần I: Thí nghiệm về các nhóm nguyên tố - Hợp chất vô cơ và phân tích hóa học phổ thông có 202 thí nghiệm. Phần II: Các thí nghiệm về hợp chất hữu cơ có 59 thí nghiệm Phần III: Thí nghiệm hóa học vui có 13 thí nghiệm. Một số thí nghiệm, các tác giả giới thiệu nhiều phương án thực hiện khác nhau để giáo viên có thể lựa chọn. Cuối mỗi thí nghiệm đều có một số câu hỏi để củng cố kiến thức hóa học của thí nghiệm. Ngoài các tài liệu trên chúng tôi còn tham khảo một số luận văn sau:
- - Luận án thạc sĩ giáo dục “Sử dụng phần mềm thí nghiệm hóa học để dạy học phần kim loại và phi kim (THPT) nhằm phát huy tính tích cực của học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên” của Nguyễn Thị Kim Thành, ĐHSP Hà Nội (2003) [34]. Tác giả đã thiết kế 6 giáo án và xây dựng 2 CD mẫu cho bài lên lớp có sử dụng phần mềm Multimedia Science School (MSS), phần mềm Powerpoint trong quá trình dạy học ở các trung tâm giáo dục thuờng xuyên. - Luận văn thạc sĩ giáo dục “Hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm thực hành bộ môn Phương pháp giảng dạy trường Cao đẳng sư phạm” của Nguyễn Thị Kim Chi (2002) [19]. Tác giả đã nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật tiến hành thí nghiệm: cải tiến về hóa chất (tìm được 14 hóa chất dễ kiếm); cải tiến 11 dụng cụ thí nghiệm theo hướng tăng cường tính khoa học sư phạm, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chế tạo các dụng cụ đa năng; cải tiến cách tiến hành của 21 thí nghiệm bằng cách sử dụng thí nghiệm lượng nhỏ trong các buổi thực hành Lí luận dạy học hóa học và thực hành Hóa vô cơ ở trường ĐHSP. - Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu và phân tích những thay đổi trong chương trình Hóa 9 SGK Thí điểm Phần Hữu Cơ”, của sinh viên Nguyễn Vinh Quang (2004), trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh. [30] - Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu và phân tích những thay đổi trong chương trình Hóa 9 SGK Thí điểm Phần Vô Cơ” của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Linh (2004), trường CĐSP TP. Hồ Chí Minh. [25] Các tài liệu trên đã chỉ dẫn kỹ thuật tiến hành các thí nghiệm ở trường phổ thông cùng với các điều kiện dạy học khác nhau để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thí nghiệm hóa học ở THCS, về phương pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học để tích cực hóa hoạt động của học sinh, về kỹ thuật tiến hành thí nghiệm ở THCS theo chương trình mới (năm 2005). Một số thí nghiệm thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của các tài liệu trên vẫn khó thành công.
- 1.2.SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM LÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC QUAN TRỌNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.2.1.Hệ thống PPDH ở trường phổ thông[21] 1.2.1.1.Định nghĩa về phương pháp dạy học Dạy học là một hoạt động rất phức tạp, do đó PPDH cũng rất phức tạp và đa dạng. Về mặt triết học, phương pháp có hai định nghĩa thường được chú ý: - Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến mục đích nhất định, giải quyết những nhiệm vụ nhất định. - Phương pháp là hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung. Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học trong các tài liệu về giáo dục và lí luận dạy học bộ môn. Theo [28, tr.69], tác giả có định nghĩa sau: "Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập". Theo tài liệu [29,tr 107], các tác giả có định nghĩa: "Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động của thầy và trò dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò nắm vững kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa". Như vậy, khi nói về phương pháp dạy học ở những chương tiếp theo, chúng tôi chú ý đến vai trò chỉ đạo của người thầy, cách thức phối hợp của thầy và trò, tăng cường tính tích cực của trò nhằm đạt được mục đích dạy học. 1.2.1.2.Hệ thống các phương pháp dạy học ở trường phổ thông - Dựa vào mục đích lí luận dạy học quá trình dạy học có 3 khâu chủ yếu: + Nghiên cứu tài liệu mới; + Củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo; + Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Các phương pháp dạy học sẽ chia thành 3 tập hợp tương ứng với 3 khâu trên đây, đó là: + Các phương pháp dạy học khi nghiên cứu tài liệu mới; + Các phương pháp dạy học khi củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kỹ năng kỹ xảo; + Các phương pháp dạy học khi kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. - Căn cứ vào việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học: + Thuyết trình + Biểu diễn thí nghiệm + Đàm thoại, … - Căn cứ vào cách thức tổ chức sự nhận thức – lĩnh hội của học sinh: kiểu dạy học thông báo – tái hiện và kiểu nêu vấn đề - tìm tòi phát hiện. - Căn cứ vào nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh: có 3 nhóm phương pháp: + Nhóm các phương pháp trực quan; + Nhóm các phương pháp thực hành; + Nhóm các phương pháp dùng lời. Có rất nhiều phương tiện trực quan trong dạy học nhưng quan trọng “bậc nhất” có thể nói là thí nghiệm hóa học. Trong dạy học hóa học, người ta sử dụng thí nghiệm để truyền thụ, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành và phát triển tư duy cho học sinh. Thí nghiệm hóa học đan xen vào tất cả các khâu của quá trình dạy học: nghiên cứu tài liệu, hoàn thiện kiến thức, kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Vì vậy, người ta sử dụng các thí nghiệm hóa học trong tất cả các cách thức tổ chức hoạt động nhận thức: thông báo tái hiện, nêu vấn đề, nghiên cứu. 1.2.2.Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông 1.2.2.1.Vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hóa học Thí nghiệm hóa học giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ của việc dạy học hóa học ở trường phổ thông. Thí nghiệm hóa học là dạng
- phương tiện trực quan chủ yếu, quyết định trong dạy học hóa học vì những lí do sau: Thí nghiệm giúp học sinh hiểu bài sâu sắc. Thí nghiệm là cơ sở, là điểm xuất phát của quá trình học tập – nhận thức của học sinh. Từ thí nghiệm bắt đầu quá trình nhận thức cảm tính của học sinh, để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hóa và cụ thể hóa trong tư duy. Thí nghiệm hóa học giúp học sinh phát triển tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Thí nghiệm giúp học sinh nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh. Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức. Thí nghiệm là phương tiện giúp hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật, giúp rèn luyên cho học sinh tác phong làm việc khoa học. 1.2.2.2.Sự phân loại các thí nghiệm hóa học [15] Ở trường phổ thông, căn cứ vào đối tượng thực hiện, cách thức tổ chức và hoạt động tư duy logic của việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình học tập, thí nghiệm hóa học về cơ bản được phân chia như sau:
- Bảng 1.1 : Sơ đồ phân loại các TNHH dùng trong trường phổ thông THÍ NGHIỆM HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THÍ NGHIỆM BIỂU THÍ NGHIỆM CỦA DIỄN CỦA GV HỌC SINH TN khi Thí Thí nghiên nghiệm nghiệm cứu bài thực ngoại mới hành khoá Phương Phương Phương Phương Thực Thực TN TN pháp pháp pháp pháp hành hành ngoài thực minh nghiên nghiên minh cả theo lớp học hành và hoạ cứu cứu họa lớp nhóm thực quan hành ở sát ở trường nhà
- 1.2.2.3. Yêu cầu của thí nghiệm trong dạy học hóa học Các thí nghiệm tiến hành trên lớp, cần phải tuân thủ những yêu cầu sau đây: Bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh: giáo viên phải nắm vững các yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại hóa chất, thiết bị, đồ dùng dạy học từng thí nghiệm. Phải tuân thủ những qui định trong khi thí nghiệm. Đảm bảo kết quả và tính khoa học của thí nghiệm: giáo viên muốn đảm bảo cho thí nghiệm có kết quả tốt, cần phải có kỹ năng thành thạo và phải tích luỹ kinh nghiệm. Giáo viên phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, thử nhiều lần trước khi biểu diễn trên lớp. Lượng hóa chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ thích hợp, chuẩn bị sẵn những dụng cụ dự trữ để thay thế nếu những bộ phận đó bị hỏng. Tất cả các sơ suất như chọn nút không vừa, đậy nút không kín, ống nghiệm thủng đáy, chai lọ hóa chất không có nhãn nên nhầm lẫn, giấy lọc rách,… đều để lại những dấu ấn không tốt nơi học sinh. Đảm bảo tính trực quan: giáo viên không đứng che lấp thí nghiệm, các dụng cụ thí nghiệm có kích thước, hình dáng phù hợp, dùng lượng hóa chất hợp lí làm sao để cả lớp quan sát được tốt nhất. Đối với các thí nghiệm có sự đổi màu các chất, có sự tạo thành của kết tủa, chất khí… phải có sự hướng dẫn học sinh quan sát và nên dùng các phông màu thích hợp để dễ nhận thấy. Để đảm bảo những yêu cầu trên, khi làm thí nghiệm, giáo viên cần lưu ý lựa chọn số thí nghiệm trong mỗi bài, mỗi tiết học vừa phải, chọn những thí nghiệm tiêu biểu phục vụ trọng tâm của bài học. 1.2.2.4.Phối hợp lời giảng của giáo viên với thí nghiệm biểu diễn Có 4 cách phối hợp lời giảng của giáo viên với thí nghiệm biểu diễn - Cách 1: Học sinh quan sát trực tiếp và tự lực rút ra kết luận, giáo viên dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra kết luận. Cách phối hợp lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm này áp dụng cho các đối tượng và quá trình đơn giản, có thể rút ra kết luận nhờ quan sát trực tiếp. Ví
- dụ, khi nghiên cứu tính chất vật lý của đối tượng như màu sắc, trạng thái, hình dạng các chất. - Cách 2: Học sinh quan sát các sự vật, quá trình và theo lời nói hướng dẫn của giáo viên, họ tái hiện các kiến thức cũ có liên quan, trình bày và giải thích được những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà họ không thể nhận thấy được trong quá trình quan sát trực tiếp. Ở đây lời nói của giáo viên có 3 chức năng: + Hướng dẫn sự quan sát trực tiếp của học sinh. + Gợi ý cho học sinh tái hiện kiến thức cũ có liên quan để giải thích hiện tượng. + Hướng dẫn cho học sinh giải thích hiện tượng và tự đi tới kết luận. - Cách 3: Học sinh thu được kiến thức về các hiện tượng hoặc tính chất của sự vật trước tiên từ lời giáo viên, sau đó giáo viên biểu diễn thí nghiệm để minh họa (khẳng định hoặc cụ thể hóa) những kết luận vừa thông báo cho học sinh. Ở đây lời nói của giáo viên là nguồn thông tin chính yếu, còn thí nghiệm là nguồn thông tin hỗ trợ, minh họa. Cách thứ 3 này là nghịch đảo của cách thứ nhất. Cách này áp dụng khi các hiện tượng là đơn giản. - Cách 4: Giáo viên mô tả các sự vật, quá trình, giáo viên nhắc lại những kiến thức đã học có liên quan và giải thích bản chất của hiện tượng, rồi kết luận về những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà học sinh không thể nhận thấy được trong quan sát trực tiếp. Sau đó giáo viên biểu diễn thí nghiệm để minh họa lời vừa giảng. - Cách 1 và 2 thuộc về phương pháp nghiên cứu trong dạy học. Sự khác biệt giữa chúng là mức độ phức tạp, khó khăn của nội dung nghiên cứu. Ở đây, thí nghiệm là nguồn thông tin, lời nói của giáo viên có chức năng hướng dẫn. Cách 1 và 2 đều mang tính chất tích cực, tính chất nhận thức của học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
134 p | 1072 | 132
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
97 p | 794 | 131
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
170 p | 552 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi dân gian
123 p | 704 | 96
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Khảo sát các kỹ thuật dạy môn biên dịch tại khoa tiếng Anh trường Đại học Tây Nguyên
70 p | 850 | 94
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
157 p | 492 | 90
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non
113 p | 418 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương
145 p | 294 | 67
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 458 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
167 p | 350 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phối hợp quản lý giáo dục đạo đức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và nhà trường đối với học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
72 p | 248 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại góc tạo hình
122 p | 303 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 340 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục thói quen tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 369 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh
201 p | 176 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
26 p | 187 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
107 p | 49 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn