intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện môn Công nghệ 8 tại hệ thống trường Quốc tế Canada

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

19
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện môn công nghệ 8 tại hệ thống trường Quốc tế Canada" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo dự án; Nghiên cứu thực trạng của việc dạy học môn CN 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada; Thiết kế tiến trình dạy học theo dự án một số bài trong phần “kỹ thuật điện” trong chương trình CN 8;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện môn Công nghệ 8 tại hệ thống trường Quốc tế Canada

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM NGỌC VÀNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHẦN KỸ THUẬT ĐIỆN MÔN CÔNG NGHỆ 8 TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG QUỐC TẾ CANADA NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 8140101 Tp.Hồ Chí Minh, tháng 5/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẠM NGỌC VÀNG DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHẦN KỸ THUẬT ĐIỆN MÔN CÔNG NGHỆ 8 TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG QUỐC TẾ CANADA NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 8140101 Hướng dẫn khoa học: TS. Phan Gia Anh Vũ Tp.Hồ Chí Minh, tháng 5/2020
  3. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC: Họ & tên: PHẠM NGỌC VÀNG Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 15/04/1993 Nơi sinh: Long An Quê quán: Đông Thạnh, Cần Giuộc, Long An Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Đông Thạnh, Cần Giuộc, Long An Điện thoại cơ quan: 0939784025 Điện thoại nhà riêng: 0939784025 E-mail: phamngoc.sk@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: 1. Trung học chuyên nghiệp: Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/…….. Nơi học (trường, thành phố): Ngành học: 2. Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 9/ 2011 đến 9/ 2015 Nơi học (trường, thành phố): Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, TP. Hồ Chí Minh Ngành học: Sư phạm kỹ thuật công nông nghiệp Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Người hướng dẫn: III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐH: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm Giáo viên giảng dạy bộ môn công 2015-2017 Công tác tại trường Quốc tế Á Châu nghệ Giáo viên giảng dạy bộ môn công Từ 2017 Công tác tại trường Quốc Tế Canada nghệ đến nay i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020 (Ký tên và ghi rõ họ tên) Phạm Ngọc Vàng ii
  5. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Phan Gia Anh Vũ người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Giáo dục học và khoa sau đại học Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến hệ thống trường Quốc tế Canada đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020 Học viên thực hiện Phạm Ngọc Vàng iii
  6. TÓM TẮT Xu hướng hội nhập quốc tế và yêu cầu phát triển đất nước đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có năng lực. Những con người lao động mới vừa có kiến thức về chuyên môn, thành thạo các kỹ năng, có niềm đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Chính vì vậy việc đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp của dạy học nói chung, dạy học công nghệ nói riêng là bắt buộc để phù hợp và đáp ứng các yêu cầu trên. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề rất cần thiết trong nền giáo dục. Chính vì vậy, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện môn công nghệ 8 tại hệ thống trường Quốc tế Canada” nhằm hình thành người học những kỹ năng: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng tự học tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin là cần thiết. Cấu trúc luận văn gồm những phần chính Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án trong chương trình CN 8 Chương 2: Thực trạng về tổ chức dạy học môn công nghệ 8 tại hệ thống trường Quốc tế Canada Chương 3: Tổ chức dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện trong chương trình công nghệ 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada Với đề tài này, người nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất vận dụng dự án vào dạy học môn công nghệ tại hệ thống trường quốc tế Canada và được sự hưởng ứng, đồng tình và hỗ trợ của lãnh đạo nhà trường, giáo viên trong tổ cũng như các học sinh. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy khi vận dụng dạy học theo dự án giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách chủ động hơn và ghi nhớ kiến thức đó lâu hơn, kết quả đánh giá qua điểm kiểm tra cho thấy lớp thực nghiệm có kết quả khả quan hơn. Từ kết quả thực nghiệm cho thấy cần triển khai sâu và rộng hơn nữa hoạt động dạy học theo dự án cho các chương, các phần khác trong chương trình công nghệ THCS và cho các địa bàn khác. iv
  7. ABSTRACT International integration trends and development requirements of the country require a competent workforce. The new workers have just professional knowledge, skills, have a passion for research and application of science and technology in practice. Therefore, the innovation in the content, curriculum and methods of teaching in general and technology teaching in particular is imperative to conform and meet the above requirements. Therefore, innovating teaching methods is a very necessary issue in education. Therefore, the researcher carried out the project "Teaching under the project of electrical engineering technology section 8 at Canadian International School System" in order to form learners skills: creative thinking skills , skills of searching and processing information, self-study skills, teamwork skills, skills of using information technology are necessary. The thesis structure consists of main parts Chapter 1: Rationale for project-based teaching in technology subject of grade 8 Chapter 2: Current situation of organization of teaching technology subject 8 at Canadian International School system Chapter 3: Organizing teaching project under electrical engineering part in technology program 8 at Canadian international school system With this topic, the researcher boldly proposed to apply the project to teach technology in the Canadian international school system and received the support, agreement and support of school leaders and teachers in the project. nest as well as the students. Experimental results show that when applying project teaching to help students acquire knowledge more actively and remember that knowledge longer, the results of test results show that the experimental class has the results. more satisfactory results. From the empirical results, it is necessary to conduct more deeply and broadly the project teaching activities for chapters, other parts of the secondary technology program and for other areas. v
  8. MỤC LỤC TRANG TỰA TRANG QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... iii TÓM TẮT ............................................................................................................................... iv MỤC LỤC ............................................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ x DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................................... xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH ................................................................................ xiii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................ 3 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 4 8. Đóng góp của luận văn ....................................................................................................... 5 9. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ 8 ......................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước................................................................................................ 6 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................................ 9 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................................ 12 1.2.1. Dạy học ...................................................................................................................... 12 1.2.2. Dạy học theo dự án .................................................................................................... 12 1.3. Nội dung của phương pháp DHTDA ........................................................................ 20 1.3.1. Bộ câu hỏi định hướng trong phương pháp DHTDA ................................................ 20 1.3.2. Thiết kế ý tưởng cho dự án trong phương pháp DHTDA ......................................... 21 vi
  9. 1.3.3. Hồ sơ bài dạy trong phương pháp DHTDA .............................................................. 23 1.4. So sánh phương pháp DHTDA và dạy học truyền thống ....................................... 26 1.5. Kiểm tra đánh giá trong dạy học theo dự án............................................................ 29 1.6. Một số phương pháp dạy học và kỹ thuật được sử dụng trong DHTDA .............. 31 1.6.1. Phương pháp thuyết trình .......................................................................................... 31 1.6.2. Phương pháp đàm thoại ............................................................................................. 32 1.6.3. Phương pháp thảo luận nhóm .................................................................................... 34 1.6.4. Kỹ thuật động não ( Công não) ................................................................................. 35 1.6.5. Kỹ thuật khăn trải bàn ............................................................................................... 36 1.6.6. Kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H ....................................................................................... 37 1.6.7. Sơ đồ tư duy ( Lược đồ tư duy) ................................................................................. 37 1.7. Đặc điểm về tâm lý của HS THCS ............................................................................. 39 1.7.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất ............................................................................ 40 1.7.2. Điều kiện sống và hoạt động ..................................................................................... 41 1.7.3. Đăc điểm của hoạt động học tập trong trường THCS ............................................... 43 1.7.4. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh THCS ................................ 44 1.8. Định hướng khoa học của việc tổ chức DHTDA môn công nghệ 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada ......................................................................................................... 45 1.8.1. Tính khoa học ............................................................................................................ 45 1.8.2. Tính thực tiễn ............................................................................................................. 46 1.8.3. Phát triển toàn diện học sinh...................................................................................... 46 1.8.4. Kết hợp lý thuyết và thực hành.................................................................................. 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 48 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 8 TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG QUỐC TẾ CANADA ......................................................................... 49 2.1. Một vài nét khái quát về hệ thống trường quốc tế Canada .............................................. 49 2.2. Giới thiệu môn công nghệ 8........................................................................................ 52 2.2.1. Đặc điểm chung của môn công nghệ 8 ...................................................................... 52 2.2.2. Vị trí của môn công nghệ 8 ở trường trung học hiện nay .......................................... 53 2.2.3. Mục tiêu chung của môn Công Nghệ 8 ..................................................................... 54 2.2.4. Giới thiệu chương trình khung môn công nghệ lớp 8 ............................................... 57 2.3. Thực trạng dạy học môn công nghệ 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada ......... 59 2.3.1. Thực trạng hoạt động học môn công nghệ 8 của học sinh trường quốc tế Canada ... 61 2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn CN 8 tại trường quốc tế Canada ....................... 68 vii
  10. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 80 Chương 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHẦN KỸ THUẬT ĐIỆN TRONG CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ 8 TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG QUỐC TẾ CANADA ................................................................................................................................................. 81 3.1. Cấu trúc nội dung dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện, môn công nghệ 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada .............................................................................................. 81 3.1.1. Nguyên tắc cấu trúc nội dung phần kỹ thuật điện môn công nghệ 8 theo dự án ....... 81 3.1.2. Nội dung cấu trúc phần kỹ thuật điện trong chương trình môn công nghệ 8 ............ 81 3.2. Tổ chức dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện, môn công nghệ 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada ........................................................................................................................ 83 3.2.1. Đề xuất phương án tổ chức dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện, môn công nghệ 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada ........................................................................................ 83 3.2.2. Thiết kế giáo án để tổ chức dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện, môn công nghệ 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada ........................................................................................ 90 3.2.3. Tiêu chí đánh giá ....................................................................................................... 97 3.3. Thực nghiệm sư phạm .............................................................................................. 101 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................. 101 3.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 101 3.3.3. Đối tượng và nội dung thực nghiệm ........................................................................ 102 3.3.4. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................................ 103 3.3.5. Kiểm tra, đánh giá ................................................................................................... 104 3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................................ 104 3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học ................................................................................. 104 3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................. 106 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 117 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 117 PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 120 PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................................... 123 PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................................... 144 PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................................... 146 PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................................... 152 PHỤ LỤC 5 ......................................................................................................................... 159 viii
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CN Công nghệ 2 DHTDA Dạy học theo dự án 3 ĐH Đại học 4 GD & ĐT Giáo dục và đào tạo 5 GQVĐ Giải quyết vấn đề 6 GV Giáo viên 7 HS Học sinh 8 KT Kiểm tra 9 LT Lý thuyết 10 NL Năng lực 11 NV Nhân viên 12 PPDH Phương pháp dạy học 13 SGK Sách giáo khoa 14 SV Sinh viên 15 THCS Trung học cơ sở 16 THPT Trung học phổ thông 17 TH Thực hành 18 TNSP Thực nghiệm sư phạm x
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG TRANG Bảng 1.1: Bảng so sánh phương pháp DHTDA và dạy học truyền thống ....................26 Bảng 2.1: Bảng thống kê kết quả khảo sát nhận thức của HS về nội dung môn học CN8 …62 Bảng 2.2: Bảng thống kê thực trạng thái độ học tập môn Công nghệ 8 của học sinh..63 Bảng 2.3: Bảng thống kê tính tích cực của HS trường Canada trong giờ học ..............64 Bảng 2.4: Kết quả thống kê về mức độ thành thạo của HS sau khi học xong môn CN…..68 Bảng 2.5: Bảng thống kê về mức độ quan tâm của GV tới các năng lực chung của HS thông qua các bài giảng ..............................................................................................69 Bảng 2.6: Bảng thống kê về mức độ sử dụng các PPDH .............................................70 Bảng 2.7: Bảng thống kê mức độ sử dụng các tiêu chí đánh giá vào kiểm tra đánh giá..72 Bảng 2.8: Bảng thống kê mức độ sử dụng các phương pháp đánh giá .........................73 Bảng 2.9: Bảng thống kê mức độ hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn .........................................................................................................................74 Bảng 2.10: Bảng thống kế mức độ tổ chức cho HS hợp tác làm ra sản phẩm trong quá trình dạy……………………………………………………………………………………..75 Bảng 2.11: Bảng thống kê về sự đáp ứng cơ sở vật chất, thiết bị .................................75 Bảng 2.12: Bảng thống kê mức độ sử dụng phương tiện dạy học ................................76 Bảng 2.13: Bảng thống kê ý kiến GV về những khó khăn khi giảng dạy môn CN 8……………...77 Bảng 3.1: Khung phân phối chương trình của môn CN 8 ............................................82 Bảng 3.2: Bảng số lượng HS các nhóm TNg và ĐC ................................................103 Bảng 3.3: Bảng thống kê thái độ học tập của HS lớp TN ...........................................106 Bảng 3.4: Bảng thống kê kỹ năng làm việc nhóm của HS lớp TN ...........................107 Bảng 3.5: Bảng thống kê mức độ thành thạo công việc của HS lớp TN ....................107 Bảng 3.6: Bảng thống kê mức độ hứng thú của em đối với hình thức kiểm tra đánh giá của HS lớp TN....................................................................................................................108 xi
  13. Bảng 3.7: Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra ....................................111 Bảng 3.8: Bảng phân phối tần suất ...........................................................................112 Bảng 3.9: Bảng phân phối tần suất lũy tích ................................................................113 Bảng 3.10: Bảng kết quả kiểm định t-Test .................................................................115 Bảng 3.11: Bảng tổng hợp các tham số thống kê ....................................................116 xii
  14. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH TRANG Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn của phương pháp dạy học theo dự án .............................18 Sơ đồ 1.2: Quy trình thiết kế ý tưởng cho phương pháp DHTDA ...............................23 Hình 1.1: Kỹ thuật khăn trải bàn ..................................................................................35 Hình 2.1: Trường quốc tế Canada – cơ sở quận 7 ........................................................50 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thống kê nguyên nhân HS không thích học CN .........................63 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm TNg và ĐC ....................................111 Đồ thị 3.2: Đồ thị phân bố điểm của hai nhóm TNg và ĐC .........................................111 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ phân bố tần suất hai nhóm TNg và ĐC.......................................112 Đồ thị 3.4: Đồ thị phân phối tần suất ............................................................................112 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ phân bố tần suất lũy tích hai nhóm TNg và ĐC..........................113 Đồ thị 3.6: Đồ thị phân phối tần suất lũy tích hai nhóm TNg và ĐC ...........................114 xiii
  15. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống xã hội, GD & ĐT là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Phát triển GD & ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Việc đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước và nhu cầu nguồn nhân lực cho khu vực đòi hỏi phải thiết kế và triển khai chương trình đào tạo theo định hướng phát triển NL cho người học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 có nêu: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển NL và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng TH, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp” [14]. Chương trình giáo dục định hướng phát triển NL được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển NL nhằm mục tiêu phát triển NL người học, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng NL vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn, nhằm chuẩn bị cho con người NL giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Luật giáo dục điều 27.2 đã nêu: “Giáo dục trung học cơ sở (THCS) là một yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thời kỳ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Giáo dục THCS nhằm củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy NL cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc tham 1
  16. gia vào cuộc sống lao động” [23]. Với vai trò góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục hướng nghiệp và chuẩn bị phân luồng cho HS, một bộ phận sẽ vào học trong các hệ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, số còn lại sẽ đi vào cuộc sống lao động. Trên tinh thần đó, môn CN 8 trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, cơ khí và kỹ thuật điện gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống hàng ngày. Đồng thời, tăng tỉ lệ TH nhằm hình thành cho các em một số kỹ năng lao động nghề nghiệp, tác phong công việc làm việc theo quy trình CN nhất định. Ngoài ra còn giới thiệu và giúp HS bước đầu tìm hiểu, làm quen với một số quy trình CN đơn giản của cơ khí và kỹ thuật điện, rèn luyện cho HS tư duy kỹ thuật, tạo cho các em lòng say mê và hứng thú kỹ thuật, có thói quen lao động theo kế hoạch, tuân thủ quy trình CN, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Song theo quan niệm nhiều người cho rằng, CN là một môn học phụ không cần phải đổi mới nhiều, nhưng thực tế cho thấy, nếu GV bộ môn biết tìm tòi sáng tạo và có những phương pháp giảng dạy linh hoạt thì vẫn đem lại hiệu quả cao và gây nhiều hứng thú cho HS. Lúc đó không còn ranh giới giữa môn chính và môn phụ theo quan niệm của người học. Đặc thù của bộ môn CN THCS là xuyên suốt chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: may mặc - nấu ăn - trang trí (CN 6), trồng trọt - chăn nuôi (CN 7), vẽ kỹ thuật - kỹ thuật điện - cơ khí (CN 8), trồng cây ăn quả - lắp đặt mạng điện trong nhà (CN 9). Do có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Không như các bộ môn khác, tài liệu tham khảo của bộ môn CN rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách báo, internet… HS có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, sửa chữa điện… Tuy nhiên, do ở độ tuổi THCS, HS chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên GV đóng vai trò rất cần thiết để hướng dẫn các em có thể định hướng đúng đắn khi học tập, cũng như định hướng cho tương lai sau này. Thực tế dạy học môn CN 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada bên cạnh việc sử dụng phương pháp truyền thống là chủ yếu có một số GV đã sử dụng phương pháp dạy học tích cực như đàm thoại, thảo luận không thường xuyên. Mặt khác, trong quá trình dạy học, GV ít sử dụng các nhiệm vụ học tập phức hợp, vận dụng nội dung kiến thức liên môn để GQVĐ trong thực tế. Vì vậy, với thực tế dạy môn CN nói trên khiến một bộ phận không nhỏ HS chưa tích cực chủ động tự giác trong học tập cũng như hình thành các thái độ, kỹ năng, năng lực GQVĐ. 2
  17. Một phương pháp có thể giúp thực hiện được điều này là dạy học theo dự án. Đây là phương pháp lấy HS làm trung tâm, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập có sự kết hợp giữa LT và TH để tạo ra các sản phẩm, vì vậy sẽ giúp cho HS tham gia tích cực vào bài học, làm thay đổi vai trò của GV và HS. GV giờ đây chỉ là người hướng dẫn giúp cho HS tự tìm ra tri thức cho mình. Với các môn học bắt buộc trong chương trình THCS, có CN là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống, tỷ lệ TH khá cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất tốt để HS TH. Nhằm góp phần cải thiện hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường theo hướng giáo dục toàn diện cho HS, giúp HS lĩnh hội tốt kiến thức, nâng cao chất lượng học tập và yêu thích bộ môn, tôi quyết định chọn đề tài “ Dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện môn CN 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada” để nghiên cứu, với mong muốn việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về DHTDA không chỉ có ý nghĩa trong việc hình thành phát triển NL của người học mà còn giúp cho việc hướng nghiệp, chọn nghề của HS THCS đạt kết quả tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tổ chức DHTDA cho HS phần “Kỹ thuật điện”, trong chương trình CN 8 tại hệ thống trường Quốc tế Canada. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo dự án + Nghiên cứu thực trạng của việc dạy học môn CN 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada, + Thiết kế tiến trình DHTDA một số bài trong phần “kỹ thuật điện” trong chương trình CN 8, + Tổ chức DHTDA theo tiến trình đã thiết kế tại hệ thống trường quốc tế Canada, 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu + Khách thể: Quá trình dạy học CN lớp 8 THCS tại hệ thống trường Quốc tế Canada. + Đối tượng: Dạy học theo dự án. 5. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay, môn Công nghệ 8 tại hệ thống trường Quốc tế Canada chủ yếu được giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình một chiều nên học sinh chưa có được các kỹ năng, năng 3
  18. lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, nếu vận dụng cách thức tổ chức dạy theo dự án môn Công nghệ 8như người nghiên cứu đã đề xuất thì học sinh sẽ hình thành các kỹ năng tự giải quyết vấn đề, thuyết trình, tổng hợp và xử lý thông tin, làm việc nhóm, tư duy, sáng tạo....của người học góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. 6. Phạm vi nghiên cứu + Địa bàn nghiên cứu: hệ thống trường Quốc tế Canada tại TPHCM. +Nội dung chương trình: phần kỹ thuật điện trong chương trình CN 8 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết + Nghiên cứu cơ sở tâm lý học, giáo dục học và các tài liệu về phương pháp DHTDA để từ đó áp dụng vào giảng dạy CN. + Nghiên cứu các sách, tạp chí, luận án, các bài viết, … những kết quả của các đề tài có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. + Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa CN lớp 8 THCS. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của GV và HS trong giờ học môn CN 8 để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy và học của GV và HS trong giờ học theo phương pháp truyền thống và dạy học theo dự án [Phụ lục 5]. + Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Khảo sát bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng và kết quả thực nghiệm môn Công nghệ 8 tại trường Canada [Phụ lục 3,4 ]. + Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn GV, HS, cán bộ quản lý về hoạt động dạy và học môn CN 8 nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng dạy và học môn CN 8 tại trường Canada [Phụ lục 4 ]. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP ở một số lớp học cùng chương trình, có trình độ tương đương nhau để kiểm nghiệm tác động của việc sử dụng cách thức tổ chức dạy học theo dự án đã được thiết kế. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lý các kết quả điều 4
  19. tra, khảo sát cũng như kiểm định kết quả của TNSP. Từ đó, kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài. 8. Đóng góp của luận văn Đề tài góp phần làm phong phú hơn về thực tiễn áp dụng dạy học theo dự án nói chung và việc vận dụng dạy học theo dự án vào môn CN 8 tại hệ thống trường Quốc Tế Canada nói riêng. Thiết kế được tiến trình dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện, môn CN 8 gồm: Giáo án 1: Thiết kế tuabin gió mini Giáo án 2: Thiết kế hệ thống chiếu sáng thông minh Giáo án 3: Thiết kế mô hình quạt điện thông minh 9. Cấu trúc của luận văn Phần mở đầu (Gồm 5 trang, từ trang 1 đến trang 5) Phần nội dung ( Gồm 112 trang, từ trang 6 đến trang 117) Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án trong chương trình CN 8 (Gồm 44 trang, từ trang 6 đến trang 49) Chương 2: Thực trạng về tổ chức dạy học môn công nghệ 8 tại hệ thống trường Quốc tế Canada ( Gồm 31 trang, từ trang 50 đến trang 80) Chương 3: Tổ chức dạy học theo dự án phần kỹ thuật điện trong chương trình công nghệ 8 tại hệ thống trường quốc tế Canada ( Gồm 37 trang, từ trang 81 đến trang 117) Kết luận và kiến nghị ( Gồm 2 trang, từ trang 118 đến trang 119) Tài liệu tham khảo ( Gồm 3 trang, từ trang 120 đến trang 122) Phụ lục ( Gồm 44 trang, từ trang 123 đến hết) 5
  20. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO DỰ ÁN TRONG CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước Dạy học theo dự án đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Dạy học theo dự án có nguồn gốc ở Châu Âu từ thế kỷ XVI. Khái niệm DHTDA đã được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc – xây dựng ở Ý, sau đó tư tưởng DHTDA lan sang Pháp cũng như một số nước Châu Âu khác và Mỹ, chủ yếu trong các trường đại học. Từ Châu Âu, DHTDA lan truyền sang Mỹ và các nhà sư phạm Mỹ xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp dự án (The Project method) và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi GV là trung tâm. Ban đầu, DHTDA được sử dụng trong dạy học thực hành các môn kỹ thuật, về sau được thực hành hầu hết các môn học khác, kể cả các môn khoa học xã hội. Sau một thời gian phần nào bị lãng quên, ngày nay phương pháp DHTDA lại được vận dụng nhiều ở các nước có nền giáo dục phát triển như Singapore, Mỹ, Đức,… Ở nước ta, phương pháp này đang được nghiên cứu vận dụng trong dạy học không chỉ có ở các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp mà còn ở các bậc trung học. Các nhà giáo dục từ những thế kỷ XVIII - XXI đã có các quan niệm đầu tiên về hình thức dạy học này: Cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, sự chuyển dịch của phương pháp DHTDA từ Châu Âu qua Châu Mỹ, từ các ngành kiến trúc sang kỹ thuật là bước phát triển quan trọng của phương pháp này. Những môi trường học tập ứng dụng DHTDA được ghi nhận như là: trung tâm Nghệ thuật và Chế tạo ở thủ đô Paris ( năm 1829), trường Bách Khoa Ducal ở Karlsruhe ( Đức – năm 1833), viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ ở Zurich (năm 1854) và viện Công nghệ Massachusetts ở Boston ( Mỹ - năm 1864). Những năm cuối thế kỷ XX có rất nhiều nghiên cứu về DHTDA được tác giả John W.Thomas tổng kết trong bài viết “Tổng quan về nghiên cứu DHTDA” ( A review of research on Project – based learning) vào năm 2000. Bài viết này được đăng tải trên web 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1