intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng giáo dục STEM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Dạy môn khoa học tự nhiên lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng giáo dục STEM" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận về dạy học môn KHTN lớp 6 theo định hướng GD STEM, luận văn đề xuất quy trình tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng dạy học của GV và nâng cao kết quả học tập của HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng giáo dục STEM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯƠNG THỊ MỸ DUYÊN DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 8140101 Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ TRỌNG RỸ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2023
  2. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ & tên: DƯƠNG THỊ MỸ DUYÊN Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 03/06/1994 Nơi sinh: TP.HCM Quê quán: TP.HCM Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 77 đường 185, khu phố 5, phường Phước Long B, TP.Thủ Đức, TP.HCM Điện thoại: 0932146451 Email: duyenduongsp@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Đại học Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ: 8/2012 đến 6/2016 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM Ngành học: Vật lý học Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Người hướng dẫn: III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Công việc đảm Thời gian Nơi công tác nhiệm 12/2017 - 8/2022 Trường THCS Cát Lái - TP. Thủ Đức Giáo viên 9/2022 - nay Trường THCS Hiệp Phú - TP. Thủ Đức Giáo viên i
  3. LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu của thực trạng và thực nghiệm sư phạm thể hiện trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.” TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 2023 (Ký tên và ghi rõ họ tên) Dương Thị Mỹ Duyên ii
  4. LỜI CẢM ƠN “Qua quá trình làm luận văn, tác giả đã nhận rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của quý thầy cô giáo, bạn bè và những người thân. Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ - Người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý thầy, cô trong Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở đào tạo Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Thủ Đức đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho tác giả thu thập số liệu. Ban Giám hiệu, giáo viên giảng dạy môn KHTN 6 và các em học sinh các trường THCS, khu vực 1, thành phố Thủ Đức đã tham gia vào quá trình khảo sát nhận thức và thực trạng việc dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM. Đặc biệt xin cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên và các em học sinh lớp 6B năm học 2021 - 2022 trường THCS Cát Lái đã tạo điều kiện cho tác giả thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn với những tình cảm và sự động viên tốt nhất về vật chất và tinh thần mà gia đình, người thân đã ủng hộ trong suốt quá trình nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn!” Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 6 năm 2023 Tác giả luận văn Dương Thị Mỹ Duyên iii
  5. TÓM TẮT Luận văn kế thừa quan điểm của những công trình nghiên cứu trước, cho thấy tầm quan trọng của giáo dục STEM trong giảng dạy đã được phổ biến nhiều trên thế giới, Việt Nam và cần được đẩy mạnh hơn trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời luận văn cũng đã xác định được cơ sở lí luận dạy học nội dung môn Khoa học tự nhiên theo định hướng giáo dục STEM. Phần khung lý thuyết của luận văn làm rõ bản chất các thành tố của quá trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM, và đặc điểm dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM. Kết quả khảo sát thực trạng giảng dạy đã cho thấy rằng giáo viên có nhận thức tương đối đầy đủ về dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, hiệu quả dạy học trong môn Khoa học tự nhiên 6 chưa cao, xuất phát từ việc giáo viên chưa quan tâm đến cách thức tổ chức dạy học cũng như các hoạt động học tập giáo dục STEM để phát huy được tính tích cực, chủ động cho học sinh. Đa số giáo viên chỉ lồng ghép STEM vào các hoạt động cuối giờ để báo cáo sản phẩm và chưa xây dựng chủ đề STEM hoàn chỉnh đưa vào khung chương trình giảng dạy của tổ chuyên môn. Việc đánh giá chỉ chú trọng vào sản phẩm cuối cùng, chưa đánh được quá trình thực hiện và lĩnh hội các kiến thức của học sinh. Luận văn thực hiện xây dựng quy trình tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM. Bên cạnh đó, tác giả đã vận dụng để thiết kế chi tiết một số kế hoạch bài dạy trong chủ đề 9: Lực (Khoa học tự nhiên 6 - sách Chân trời sáng tạo) theo định hướng giáo dục STEM nhằm giúp giáo viên nắm rõ các hoạt động tổ chức và phát triển phẩm chất, năng lực, nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Quy trình này đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn dạy học cho học sinh lớp 6 trường THCS Cát Lái, khu vực 1, thành phố Thủ Đức. Phân tích kết quả định tính và định lượng của thực nghiệm sư phạm đã chứng minh được tính hiệu quả, khả thi của quy trình. iv
  6. ABSTRACT This thesis builds upon the perspectives of prior research, demonstrating the significance of STEM education in instruction, which has been widely disseminated globally and in Vietnam. Requiring further practices within the 2018 general education curriculum. Concurrently, the thesis establishes the theoretical foundation for teaching natural science content in alignment with STEM education principles. The theoretical framework of the thesis elucidates the essence of the components of the teaching process in accordance with STEM education principles and the characteristics of teaching natural science to grade 6 students in alignment with STEM education principles. The results of a survey on teaching practices indicate that teachers possess a relatively comprehensive understanding of teaching in accordance with STEM education principles within the 2018 general education curriculum. However, the effectiveness of teaching natural science to grade 6 students remains suboptimal due to teachers’ lack of attention to organize teaching methods and STEM educational activities that foster student positivity and proactivity. The majority of teachers only incorporate STEM into end-of-class activities for product reporting purposes and have yet to develop a comprehensive STEM education topic for inclusion in their professional group’s teaching program framework. Assessments focus solely on final products without evaluating the implementation process or students’ knowledge acquisition. This thesis develops a process for organizing teaching methods in natural science for grade 6 students in accordance with STEM education principles. Additionally, the author applies this process to design detailed lesson plans for Topic 9: Force (Natural Science 6 - Creative Horizon book) in alignment with STEM education principles to assist teachers in understanding organizational activities and fostering student qualities, abilities, and learning outcomes. This process was tested through practical instruction with grade 6 students at Cat Lai Secondary School in v
  7. Area 1 of Thu Duc City. Qualitative and quantitative analyses of pedagogical experiments demonstrate the effectiveness and feasibility of this process. vi
  8. MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC..............................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii TÓM TẮT .................................................................................................................iv MỤC LỤC ................................................................................................................vii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................xi DANH SÁCH CÁC HÌNH .....................................................................................xii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. xiii DANH SÁCH CÁC BẢNG....................................................................................xiv MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..........................................................3 5. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................4 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................................4 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................4 8. Đóng góp của luận văn .............................................................................5 9. Cấu trúc luận văn ......................................................................................5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM .............................................. 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................6 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................6 1.1.2. Ở Việt Nam ...............................................................................................8 1.2. Các khái niệm cơ bản .............................................................................10 vii
  9. 1.2.1. Khái niệm DH .........................................................................................10 1.2.2. Khái niệm GD STEM ..............................................................................10 1.2.3. Dạy theo định hướng giáo dục STEM ....................................................12 1.2.4. Môn Khoa học tự nhiên lớp 6 cấp THCS ...............................................13 1.2.5. Dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM . ................................................................................................................14 1.3. Lí luận về dạy học theo định hướng giáo dục STEM.............................14 1.3.1. Vai trò giáo dục STEM trong dạy học ....................................................14 1.3.2. Mục tiêu của giáo dục STEM .................................................................15 1.3.3. Nội dung dạy học theo định hướng giáo dục STEM ..............................15 1.3.4. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM ................................................................................................................16 1.3.5. Đánh giá kết quả học tập trong dạy học theo định hướng giáo dục STEM ................................................................................................................17 1.4. Dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM ở trường trung học cơ sở ........................................................................................18 1.4.1. Đặc điểm học sinh lớp 6 .........................................................................18 1.4.2. Môn Khoa học tự nhiên lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông 2018 ..18 1.4.3. Mục tiêu dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 theo định hướng giáo dục STEM ................................................................................................................23 1.4.4. Nội dung dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM ............................................................................................................25 1.4.5. Xây dựng và thực hiện dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM. .......................................................................................31 1.4.6. Đánh giá kết quả dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM ....................................................................................................35 Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 38 Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM ...................................................................... 39 viii
  10. 2.1. Khái quát về điều tra khảo sát thực tế ....................................................39 2.1.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................39 2.1.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................39 2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát ...............................................................39 2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát..........................................................41 2.1.5. Thời gian điều tra ...................................................................................43 2.2. Kết quả điều tra ......................................................................................43 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM ...............................................................43 2.2.2. Thực trạng thực hiện dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM tại các trường THCS, khu vực 1, thành phố Thủ Đức ...50 2.3. Nhận định chung về thực trạng dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM.” ........................................................................56 2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................56 2.3.2. Hạn chế ...................................................................................................56 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế .............................................................................57 Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 58 Chương 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM ...................................................................... 59 3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM ..................................................................59 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 ...59 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống ........................................59 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn ........60 3.2. Quy trình tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng giáo dục STEM. ..........................................................................................61 3.2.1. Quy trình dạy học môn Khoa học tự nhiên lóp 6 theo chủ đề STEM .....61 3.2.2. Vận dụng quy trình vào dạy học một số chủ đề STEM trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6 ...............................................................................................65 ix
  11. 3.3. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................91 3.3.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm ........................................................91 3.3.2. Phương pháp đánh giá thực nghiệm ......................................................92 3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................93 3.3.4. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ..............................................103 Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 105 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 108 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 1 PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 11 PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 14 PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................. 23 NỘI DUNG BÀI BÁO ............................................................................................. 27 x
  12. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DH Dạy học GV Giáo viên HS Học sinh GD Giáo dục ND Nội dung PP Phương pháp ĐG Đánh giá KHTN Khoa học tự nhiên TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng ĐTB Điểm trung bình xi
  13. DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1. 1: GD STEM trong chương trình GD phổ thông 2018 ...............................12 Hình 1. 2: Vai trò của GD STEM ............................................................................14 Hình 1. 3: Mục tiêu của GD STEM .........................................................................15 Hình 1. 4: Các tiêu chí của chủ đề STEM ................................................................25 Hình 1. 5: Quy trình xây dựng bài học chủ đề STEM ............................................31 Hình 1. 6: Tiến trình các hoạt động của bài học chủ đề STEM ..............................34 Hình 3. 1: Quy trình tổng quát DH theo định hướng STEM ...................................62 xii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2