intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của học sinh năm thứ nhất trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về định hướng nghề nghiệp của học sinh học nghề năm thứ nhất tại trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU THỊ CHỨA ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 S K C0 0 4 7 0 2 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU THỊ CHỨA ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2015
  3. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Châu Thị Chứa Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 25/06/1978 Nơi sinh: Long An Quê quán : Long An Dân tộc: Kinh Địa chỉ liên lạc: 14B, Đường 359, KP5, P. Phước Long B, Quận 9, TP. HCM Điện thoại cơ quan : Điện thoại nhà riêng: Fax: Email: II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO: Đại học: Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo từ 09/1996 đến 04/ 2001 Nơi học (trường, thành phố) : Đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM Ngành học : Công nghệ thông tin III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: Công việc Thời gian Nơi công tác đảm nhiệm 2001-2006 Trường TC Kinh tế Kỹ thuật Long An Giảng dạy Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ 2006-2010 Giảng dạy TPHCM Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ Chuyên viên 2010-2015 TPHCM phòng Đào tạo i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2015 Người nghiên cứu Châu Thị Chứa ii
  5. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn đã hướng dẫn, theo dõi, định hướng khoa học và tạo mọi điều kiện để người nghiên cứu hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi nhận thức sâu sắc hơn về nghề nghiệp, về cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Viện Sư phạm Kỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh góp ý kiến, động viên, nhắc nhở tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị, Em lớp Cao học Giáo dục học Khóa 13B (2013-2015) đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn, động viên tôi trong suốt thời gian học tập. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn của Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Châu Thị Chứa iii
  6. TÓM TẮT Đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Theo chiến lược phát triển nghề, giai đoạn 2011-2020, Việt Nam dự kiến sẽ tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% (khoảng 23,5 triệu người vào năm 2015). Năm 2013 theo cập nhật báo cáo của thị trường lao động cho thấy việc tuyển sinh học nghề là 1.732.000 sinh viên, khoảng 36% so với kỳ vọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM và nhiều trường dạy nghề tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có khoảng trên 30% học sinh bỏ học. Nói chung, việc học sinh bỏ học là do học sinh không có một định hướng nghề nghiệp phù hợp, thiếu niềm đam mê, thiếu động lực để học tập, không thể thích ứng với môi trường học nghề, ... Nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát đối với học sinh năm thứ nhất ở trình độ Cao đẳng nghề tại trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hố Chí Minh. Mô hình nghiên cứu tập trung vào định hướng nghề nghiệp của học sinh như: hiểu biết về nghề nghiệp và thị trường lao động, hiểu biết về năng lực bản thân, đồng thời nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của học sinh ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như: gia đình, bạn bè, nhà trường. Qua kiểm định giả thuyết các nhân tố cho thấy có sự tác động khác biệt từ các nhân tố đến định hướng nghề nghiệp của học sinh. Thông qua phân tích kết quả khảo sát, đánh giá được thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp cho học sinh năm thứ nhất trường nghề giúp các em có định hướng đúng đắn hơn với nghề đang học, gia tăng sự yêu nghề, gắn bó bền vững với nghề trong tương lai. Từ đó, giúp hạn chế việc bỏ học giữa chừng hoặc chuyển đổi ngành nghề, góp phần giáo dục toàn diện tránh lãng phí về thời gian và công sức của bản thân học sinh, gia đình và xã hội. Giúp các em chuẩn bị tiền đề cho tương lai, học nghề phù hợp theo đúng sở trường, nguyện vọng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở địa phương trong thời gian tới. iv
  7. ABSTRACT Vocational training plays an important role in the development of each country. According to the vocational development strategy 2011-2020 period, Vietnam is expected to increase the rate of trained workers up 40% (about 23.5 million people in 2015). In 2013, the updated report of the labor market showed the vocational school enrollment was 1,732,000 students, about 36% more than expected. However, in recent years, Ho Chi Minh Vocational College of Technology and many vocational schools in Ho Chi Minh city, had about 30% on the student who gave up school. In general, the students quit school because they do not have a suitable career-oriented, lacking passion, lack of motivation for learning, cannot adapt to the environment, apprenticeships ... The study is based on survey results for first-year students at associate level in Ho Chi Minh Vocational College of Technology. The research model focused on career orientation of students such as: understanding the business and the labour market, understanding the abilities, and occupational orientation of research students from the influence of external factors: family, friends, school. Through testing the hypothesis shows that there are different factors affect to the student's career. Through the analysis of the survey results, research can evaluate the professional status of students to find the solution to improve the performance for the first year students at vocational schools and help them to have proper orientation with their profession, increase their passion for their jobs in the future. Therefore, research can restrict droping school or switching careers. Also, it can contribute to comprehensive education to avoid wasting time and effort of the students as well as the families and society and help the students to prepare for their future with proper apprenticeship according to their expectation, their wish and the needs of human resource development in local in the coming time. v
  8. MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC .......................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... iii TÓM TẮT ............................................................................................................................ iv MỤC LỤC ............................................................................................................................ vi CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................................... ix DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................................... x DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... xi MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể khảo sát.............................................................. 2 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................. 3 7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3 9. Kế hoạch thực hiện ..................................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP .................................. 6 1.1. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến định hướng nghề nghiệp ............................ 6 1.1.1. Những nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp trên thế giới .......................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam ......................... 12 1.2. Khái niệm về định hướng nghề nghiệp..................................................................... 15 1.2.1. Hướng nghiệp ................................................................................................ 15 1.2.2. Nghề nghiệp (Career) .................................................................................... 16 1.2.3. Định hướng nghề nghiệp (Career Orientation) .............................................. 17 1.3. Định hướng nghề nghiệp trong giáo dục chuyên nghiệp .......................................... 18 1.3.1. Định hướng nhận thức đối với nghề nghiệp .................................................. 18 1.3.2. Định hướng thái độ đối với nghề nghiệp ....................................................... 18 1.3.3. Năng lực nghề nghiệp .................................................................................... 19 vi
  9. 1.3.4. Định hướng nghề nghiệp của học sinh ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài .. 20 1.4. Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ......................................................... 23 Kết luận chương 1 ............................................................................................................ 24 Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...................................................... 26 2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 26 2.2. Thiết kế và tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 27 2.2.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 27 2.2.2. Xây dựng thang đo ........................................................................................ 28 a. Thang đo “Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp mà bản thân đang học” ......... 28 b. Thang đo “Hiểu biết của học sinh về thị trường lao động của nghề đang học” ... 29 c. Thang đo “Hiểu biết của học sinh về năng lực của bản thân” .............................. 29 d. Thang đo “Ảnh hưởng của gia đình đến định hướng nghề nghiệp” ..................... 29 e. Thang đo “Ảnh hưởng của bạn bè đến định hướng nghề nghiệp” ........................ 30 f. Thang đo “Ảnh hưởng của nhà trường đến định hướng nghề nghiệp” ................. 30 g. Thang đo “Định hướng nghề nghiệp của học sinh” .............................................. 31 2.2.3. Đánh giá sự hội tụ của các biến trong từng nhân tố bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá - EFA ....................................................................................... 31 2.2.4. Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...... 36 2.2.5. Cấu trúc nhân tố của công cụ đo.................................................................... 39 2.2.6. Phương pháp xử lý dữ liệu thống kê.............................................................. 40 a. Lập bảng tần suất .................................................................................................. 40 b. Phân tích hồi quy đa biến ...................................................................................... 40 c. Phân tích phương sai (Anova) .............................................................................. 42 d. Thiết kế mẫu ......................................................................................................... 42 e. Thu thập dữ liệu .................................................................................................... 43 f. Phân tích dữ liệu ................................................................................................... 44 2.3. Mô tả mẫu ................................................................................................................. 44 Kết luận chương 2 ............................................................................................................ 49 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH .................................................................................................................................... 51 3.1. Khái quát về trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM ......................... 51 3.1.1. Lịch sử phát triển trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM ................ 51 3.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 53 3.1.3. Cơ sở vật chất ................................................................................................ 53 vii
  10. 3.1.4. Quy mô đào tạo ............................................................................................. 53 3.2. Định hướng nghề nghiệp từ những hiểu biết của bản thân học sinh ........................ 54 3.2.1. Hiểu biết về nghề nghiệp ............................................................................... 54 3.2.2. Hiểu biết về thị trường lao động .................................................................... 56 3.2.3. Hiểu biết về năng lực bản thân ...................................................................... 58 3.3. Định hướng nghề nghiệp của học sinh ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. ............ 61 3.3.1. Ảnh hưởng từ gia đình ................................................................................... 62 3.3.2. Ảnh hưởng từ bạn bè ..................................................................................... 64 3.3.3. Ảnh hưởng từ nhà trường .............................................................................. 66 3.4. Định hướng nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh ............................................................................................................................ 68 3.4.1. Định hướng nghề nghiệp của học sinh .............................................................. 68 3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh .................... 70 3.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về định hướng nghề nghiệp của học sinh......... 78 3.5.1. Đào tạo đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, có kiến thức về hướng nghiệp ...... 78 3.5.2. Đào tạo nghề kết hợp đào tạo tại doanh nghiệp ................................................ 80 3.5.3. Tổ chức nhiều hoạt động tìm hiểu về nghề ....................................................... 81 3.5.4. Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh ..................................................... 82 Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 83 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 86 1. Kết luận .................................................................................................................... 86 2. Kiến nghị .................................................................................................................. 87 3. Hạn chế của đề tài ..................................................................................................... 89 4. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo. ........................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 91 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 94 PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI .......................................................................................... 94 PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY (CRONBACH’S ALPHA) .............................. 98 PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ - EFA ............................................ 102 PHỤ LỤC 4: HỒI QUY .................................................................................................... 104 PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG QUAN .............................................................. 105 PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH ANOVA ................................................................................ 106 PHỤ LỤC 7: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN HỌC SINH ...................................................... 108 PHỤ LỤC 8: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ ........... 110 viii
  11. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ NGUYÊN VĂN 1 HN Hướng nghiệp 2 ĐH Định hướng 3 NN Nghề nghiệp 4 GDHN Giáo dục hướng nghiệp 5 BB Bạn bè 6 GĐ Gia đình 7 NN Nghề nghiệp 8 NL Năng lực 9 TTLĐ Thị trường lao động 10 NT Nhà trường 11 CĐ Cao đẳng 12 GV Giáo viên 13 HS Học sinh 14 THCS Trung học cơ sở 15 THPT Trung học phổ thông 16 KTCN Kỹ thuật công nghệ 17 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 18 CNH Công nghiệp hóa 19 HĐH Hiện đại hóa 20 CNTT Công nghệ thông tin 21 IS Hệ thống thông tin ix
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1 Hình 1.1: Sơ đồ Tam giác hướng nghiệp 12 2 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 26 3 Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu 28 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện việc phân bố mẫu theo giới tính từng 4 nghề 46 5 Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện việc phân bố mẫu theo lý do chọn nghề 47 6 Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện việc phân bố mẫu theo học lực lớp 12 48 7 Hình 3.1: Trường CĐ Nghề KTCN TPHCM 51 8 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức 53 Hình 3.3: Biểu đồ so sánh mức độ hiểu biết về năng lực bản thân 9 và các yếu tố liên quan 60 Hình 3.4: Biểu đồ so sánh định hướng nghề nghiệp và các yếu tố 10 liên quan 70 x
  13. DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1: Ma trận xoay nhân tố 33 2 Bảng 2.2: Ma trận xoay nhân tố đối với biến phụ thuộc 35 3 Bảng 2.3: Thống kê mô hình về độ tin cậy thang đo 37 4 Bảng 2.4: Cấu trúc nhân tố của công cụ đo 39 5 Bảng 2.5: Mô tả các biến trong phương trình hồi quy đa biến 41 6 Bảng 2.6: Phương pháp thu thập dữ liệu 43 7 Bảng 2.7: Chuẩn bị dữ liệu cho việc phân tích 44 8 Bảng 2.8: Mô tả mẫu khảo sát phân bố theo nghề 45 9 Bảng 2.9: Phân bố mẫu theo lý do chọn nghề của học sinh 47 10 Bảng 3.1: Quy mô đào tạo 53 11 Bảng 3.2: Hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp 55 12 Bảng 3.3: Hiểu biết của học sinh về thị trường lao động 57 13 Bảng 3.4: Hiểu biết của học sinh về năng lực bản thân 59 14 Bảng 3.5: Ảnh hưởng từ yếu tố gia đình đến định hướng nghề 63 nghiệp 15 Bảng 3.6: Ảnh hưởng từ yếu tố bạn bè đến định hướng nghề 65 nghiệp 16 Bảng 3.7: Ảnh hưởng từ yếu tố nhà trường đến định hướng nghề 67 nghiệp 17 Bảng 3.8: Định hướng nghề nghiệp của học sinh 69 18 Bảng 3.9: Ma trận tương quan giữa các biến Bảng 71 19 3.10: Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy 72 20 Bảng 3.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình 76 xi
  14. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Với mục tiêu cụ thể để quản lý đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đến năm 2030, trong đó có nêu lên những yêu cầu đối với hệ thống giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp của cả nước: “ … định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao giáo dục phát triển toàn diện…”; “Giáo dục nghề nghiệp tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật của doanh nghiệp, thị trường lao động trong nước và xuất khẩu”. Đào tạo nghề đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Theo chiến lược phát triển nghề, giai đoạn 2011-2020, Việt Nam dự kiến sẽ tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% (khoảng 23,5 triệu người vào năm 2015). Năm 2013, theo cập nhật báo cáo của thị trường lao động cho thấy việc tuyển sinh học nghề là 1.732.000 sinh viên, khoảng 36% so với kỳ vọng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM và nhiều trường dạy nghề tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có khoảng trên 30% học sinh bỏ học. Nói chung, việc học sinh bỏ học là do học sinh không có một định hướng nghề nghiệp phù hợp, thiếu niềm đam mê, thiếu động lực để học tập, không thể thích ứng với môi trường học nghề, ...[16] Đào tạo nghề nhằm trang bị cho thanh niên một nghề để có thể lập thân, lập nghiệp, phát triển nghề nghiệp bền vững trong tương lai. Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi: Làm thế nào chọn được cho mình một nghề phù hợp? 1
  15. Cùng với sự phát triển của các trường nghề, nhận thức học nghề của học sinh cũng đã nâng lên. Nhiều học sinh đã tìm hiểu các ngành nghề, hoặc theo học các nghề yêu thích, phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế gia đình,… Bên cạnh đó, có không ít những học sinh học ở trường nghề với lý do: hoàn cảnh gia đình khó khăn, chọn nghề chưa định hướng ngành nghề phù hợp, chọn nghề theo bạn bè, gia đình hay do nhu cầu xã hội hoặc có tâm lý học nghề để có thời gian luyện thi vào đại học, ... Một số khác thì không thích nghi được với môi trường học nghề. Do đó, khi học một thời gian học sinh cảm thấy chán nản, bỏ học hoặc chuyển sang học nghề khác. Trong giai đoạn hiện nay, việc tuyển sinh rất khó, việc duy trì sĩ số lớp học càng khó hơn. Đó là thực trạng đang diễn ra tại các trường nghề trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Với những yêu cầu mang tính cấp thiết trên, đề tài cần tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của học sinh sau khi nhập học tại trường nghề. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các em có định hướng nghề nghiệp đúng đắn hơn, hiểu biết hơn về giá trị nghề nghiệp hiện tại và yêu quý hơn về nghề mình đang lựa chọn. Học sinh có thể tin tưởng rằng nghề mình đang lựa chọn là phù hợp và học sinh có sự say mê, gắn bó bền vững với nghề nghiệp của mình. Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu về: “Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Vấn đề nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp của học sinh năm thứ nhất trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của học sinh năm thứ nhất trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về định hướng nghề nghiệp của học sinh học nghề năm thứ nhất tại trường. 4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể khảo sát 2
  16.  Đối tượng nghiên cứu: Định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.  Khách thể khảo sát: Học sinh trình độ cao đẳng nghề ở năm thứ nhất tại trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo viên và cán bộ quản lý của trường. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ giới hạn trong phạm vi khảo sát trên học sinh năm thứ nhất, trình độ cao đẳng nghề, giáo viên, cán bộ quản lý của trường. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. - Khảo sát định hướng nghề nghiệp của học sinh năm thứ nhất trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về định hướng nghề nghiệp của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh. 7. Câu hỏi nghiên cứu 1. Học sinh có hiểu biết gì về nghề nghiệp mà bản thân đang theo học? 2. Nhận thức về thị trường lao động của nghề mà học sinh lựa chọn ở mức độ nào? 3. Học sinh có những hiểu biết gì về năng lực của bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp? 4. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trường nghề? 5. Giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết về định hướng nghề nghiệp của học sinh năm thứ nhất ở trường nghề như thế nào? 8. Phương pháp nghiên cứu 3
  17.  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu từ luận văn thạc sỹ, sách của thư viện, nguồn từ internet về một số loại tài liệu: sách hướng nghiệp, tạp chí giáo dục, tạp chí nước ngoài,... có liên quan, qua đó đã cung cấp cho đề tài nghiên cứu cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu, từ đó phát hiện ra những nét mới trong đề tài nghiên cứu của mình. Việc tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan giúp việc nghiên cứu xác định được hướng đi đúng và tránh không bị trùng lặp với các đề tài đã có. Qua đó, giúp người nghiên cứu có thêm nhiều thông tin cho quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài về định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trường cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.  Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra hiểu biết của học sinh trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh về nghề nghiệp, về thị trường lao động, về năng lực bản thân và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh như gia đình, bạn bè, nhà trường.  Phương pháp phỏng vấn: - Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với nhóm học sinh năm nhất tại trường chưa có hiểu biết gì về nghề nghiệp hiện tại và trao đổi, trò chuyện với học sinh đang học tại trường có tìm hiểu về nghề nghiệp như: Nghề nghiệp, thị trường lao động, năng lực bản thân hay các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh. Phương pháp này nhằm hỗ trợ cho phương pháp điều tra; qua trao đổi, trò chuyện với học sinh để tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến điều tra, từ đó chính xác hoá những vấn đề đã điều tra. - Gặp gỡ trực tiếp các giáo viên, cán bộ quản lý của trường và những chuyên viên có kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp để trao đổi, xin ý kiến về những mong muốn của họ cho vấn đề nâng cao nhận thức về định hướng nghề nghiệp của học sinh năm nhất của trường nghề.  Các phương pháp xử lý dữ liệu: 4
  18. - Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý dữ liệu sau khi khảo sát trên học sinh. - Sử dụng phương pháp phân tích nội dung để xử lý dữ liệu sau phỏng vấn. - Sử dụng một số phương pháp xử lý dữ liệu khác là cơ sở để đánh giá thực trạng của đề tài. 9. Kế hoạch thực hiện Tháng thứ TT 2 3 4 5 6 7 8 Nội dung công việc 1 Hoàn thành đề cương X 2 Thu thập tài liệu X X X 3 Khảo sát thực trạng X X X 4 Hoàn thành nội dung X 5 Ghi nhận ý kiến cán bộ quản lý, giáo X viên 6 Viết luận văn X 7 Trình giảng viên hướng dẫn X X 8 Chỉnh sửa X X 9 Hoàn thành luận văn X 5
  19. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1.1. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến định hướng nghề nghiệp 1.1.1. Những nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp trên thế giới Việc giáo dục hướng nghiệp xuất hiện khá sớm trên thế giới, ở nhiều nước Giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục. Hoạt động này được tích hợp trong nhiều môi trường giáo dục, chuyên nghiệp và xã hội. Một số nước như Ðức, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Anh, ... quyền bảo đảm tư vấn hướng nghiệp còn được khẳng định trong các bộ luật. Từ thế kỷ XIX, ở Pháp đã xuất hiện những phòng hướng nghiệp. Khách hàng chủ yếu là thanh niên đang lựa chọn nghề nghiệp. Vào năm 1849, đã xuất hiện quyển sách với tựa đề: “Hướng dẫn chọn nghề”. Cuốn sách được xem là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp [5]. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công nghiệp từ đó đã rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển. Năm 1883 ở Mỹ, nhà tâm lý học Ph.Ganton đã trình bày công trình thử nghiệm với mục đích lựa chọn nghề. Trên cơ sở các luận điểm về hướng nghiệp của C.Mác và V.I Lênin các nhà giáo dục Liên xô như B.F Kapêep; X.Ia Batưsep; X.A Sapôrinxki; V.APôliacôp trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra mối quan hệ giữa hướng nghiệp và các hoạt động sản xuất xã hội, và nếu sớm thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ trẻ thì đó sẽ là cơ sở để họ chọn nghề đúng đắn, có sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội [5]. Đồng thời các tác giả này cũng đã trình bày những nguyên tắc, phương pháp thực hành lao động nghề nghiệp cho HS phổ thông tại các cơ sở học tập - lao động liên trường. Vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển đã xuất hiện các cơ sở dịch vụ hướng nghiệp. Bản thân thuật ngữ "Hướng nghiệp” là do giáo sư Frank Parson 6
  20. thuộc đại học tổng hợp Garvared (Mỹ) vào năm 1908 đã tổ chức ở Boston lần đầu tiên ở Mỹ hội đồng nghề nghiệp giúp đỡ việc chọn nghề cho người lao động [5,tr.4]. Theo Frank Parson: “Một nghề được lựa chọn không phù hợp với năng khiếu, năng lực của người lao động là một nghề không có hiệu quả, không có động lực, không có sự thích thú khi làm việc và cũng là nghề nghiệp có thu nhập thấp, trong khi một nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở trường thì thường khuyến khích người ta thực hiện tốt yêu cầu công việc, các dịch vụ có hiệu quả và thu nhập cao”.[1] Năm 1922 Bộ Công nghiệp và thương nghiệp Pháp ban hành nghị định về công tác hướng nghiệp và thành lập Sở hướng nghiệp cho thanh niên dưới 18 tuổi. Năm 1938 công tác hướng nghiệp mang tính pháp lý thông qua quyết định ban hành chứng chỉ hướng nghiệp bắt buộc đối với tất cả thanh niên dưới 17 tuổi. Ở Đức, năm 1925 - 1926 đã có 567 phòng tư vấn nghề nghiệp đặc biệt, đã nghiên cứu gần 400.000 thanh niên trong một năm. Vào thời kỳ này, ở Anh đã thành lập được một hội đồng quốc gia đặc biệt nghiên cứu về vấn đề này.[4] Vào năm 1930, ở Matxcơva đã thành lập phòng thí nghiệm Trung ương về tư vấn nghề và lựa chọn nghề trực thuộc Trung ương đoàn thanh niên Cộng sản Lênin, trong đó phòng thí nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiêu biểu của các cơ quan tư vấn nghề, đặc biệt là việc lựa chọn nghề của tuổi trẻ trong các trường phổ thông kỹ thuật.[5,tr.8] Vào những năm 1940, nhà tâm lý học người Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp. Đó là một số nghề nghiệp mà cá nhân có thể chọn để có được kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J.L Holland đã được sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hướng nghiệp trên thế giới.[29] Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp của Holland: Bộ công cụ này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết do chính ông Holland dày công tìm hiểu. Lý thuyết này dựa trên 8 luận điểm, trong đó 2 luận điểm đầu là: Hầu như ai cũng có thể được xếp vào 1 trong 6 kiểu người, 6 kiểu người đó là Realistic (xin tạm dịch - Người thực tế, viết tắt là R), Investigative (Người thích nghiên cứu – I), Artistic (Người có tính 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1