intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu thực trạng những động cơ lựa chọn nghề nghiệp và mức độ biểu hiện của những động cơ này ở học sinh lớp 12 trên địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị và đề xuất một số giải pháp giúp học sinh hình thành được động cơ chọn nghề đúng đắn qua đó giúp các em lựa chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

  1. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà – Phó Khoa Công tác Thanh niên – Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn 1
  2. Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn cao học này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học – Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn cao học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, người đã tận tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cao học này. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo và các em học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên thuộc 03 trường: THPT Việt Yên 1, THPT Việt Yên 2 và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là những người đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu thực tiễn, giúp tôi có được những số liệu quý báu để góp phần vào việc hoàn thành luận văn cao học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân trong gia đình tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 04 năm 2015 Học viên Nguyễn Văn Tòng 2
  3. MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................... 1 Lời cảm ơn ...................................................................................................... 2 Mục lục ............................................................................................................ 3 Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................. 5 Danh mục các bảng ......................................................................................... 6 Danh mục các đồ thị ........................................................................................ 9 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 10 Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ 14 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................... 14 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ, động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở nước ngoài. .................................................................................................... 14 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở nước ngoài ...................... 14 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở nước ngoài .............................................................................................................. 19 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ, động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở trong nước. .................................................................................................... 21 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở trong nước ....................... 21 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở trong nước ............................................................................................................... 23 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài........................................................ 25 1.2.1. Khái niệm chung về động cơ và động cơ lựa chọn nghề .................... 25 1.2.1.1. Khái niệm chung về động cơ ........................................................... 25 1.2.1.2. Khái niệm chung về động cơ lựa chọn nghề nghiệp ........................ 34 1.2.1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT ............................................... 45 Chƣơng 2.TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 52 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ....................... 52 3
  4. 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 52 2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ......................................................... 52 2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 54 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý thuyết .................................................. 54 2.2.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn .................................................. 54 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 55 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu......................................................... 55 2.3.2. Phương pháp chuyên gia ..................................................................... 55 2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi................................................... 55 2.3.4. Phương pháp phỏng vấn. ..................................................................... 57 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ............................ 58 Chƣơng 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 62 3.1. Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay. .............................................................. 62 3.1.1.Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp .................................. 62 3.1.2. Mức độ hiểu biết về nghề lựa chọn ..................................................... 64 3.1.3. Những vấn đề liên quan đến thực trạng chọn nghề ............................ 67 3.1.4. Khó khăn khi chọn nghề .................................................................... 72 3.2. Động cơ thúc đẩy việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ................... 80 3.2.1. Xác định và phân loại động cơ chọn nghề .......................................... 80 3.2.2. Mối quan hệ tương quan giữa các loại động cơ chọn nghề ................ 83 3.2.3. Độ mạnh của động cơ chọn nghề ........................................................ 86 3.2.4. Mối quan hệ giữa động cơ chọn nghề với việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến nghề ....................................................................................... .89 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh..91 3.3.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng và độ mạnh của động cơ chọn nghề..91 3.3.2. Tính bền vững của động cơ chọn nghề ............................................... 95 4
  5. 3.4. Giải pháp giúp học sinh có được động cơ lựa chọn nghề đúng đắn ...... 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 100 1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 100 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 107 PHỤ LỤC .................................................................................................... 110 5
  6. Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông HS Học sinh TLH Tâm lý học ĐH Đại học CĐ Cao đẳng ĐC Động cơ ĐCCN Động cơ chọn nghề VY1 Việt Yên 1 VY2 Việt Yên 2 NBK Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn 6
  7. Danh mục các bảng STT Tên bảng Trang 2.1 Mẫu nghiên cứu 53 3.1 Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp 63 3.2 Mức độ tìm hiểu về việc chọn nghề của học sinh 64 3.3 Lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định của học sinh 67 3.4 Lĩnh vực nghề nghiệp theo lựa chọn của học sinh 69 3.5 Lựa chọn bậc đào tạo của học sinh 71 3.6 Những khó khăn học sinh gặp phải khi chọn nghề 73 Những khó khăn học sinh gặp phải khi chọn nghề theo đánh giá 3.7 75 của giáo viên 3.8 Những hoạt động để khắc phục khó khăn 77 3.9 Vấn đề quan tâm khi quyết định chọn nghề 78 3.10 Bảng hệ số KMO nhân tố thúc đẩy 80 3.11 Các động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh 81-82 3.12 Mối tương quan giữa các nhóm động cơ 83 3.13 Độ mạnh của động cơ chọn nghề theo giới tính 86 3.14 Độ mạnh của động cơ chọn nghề theo trường 87 3.15 Các động cơ lựa chọn nghề nghiệp theo giáo viên 88 Mối quan hệ giữa ĐC chọn nghề với việc tìm hiểu các thông tin 3.16 90 liên quan đến nghề 3.17 Hệ số KMO - xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chọn nghề 91 3.18 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng hành vi chọn nghề 91 3.19 Độ mạnh của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành động cơ 93 chọn nghề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh 3.20 94 theo đánh giá của giáo viên 3.21 Những việc làm khi ra trường xin việc gặp khó khăn 95 7
  8. STT Tên bảng Trang 3.22 Những biện pháp giúp hình thành động cơ chọn nghề cho học 97 sinh Những biện pháp giúp hình thành động cơ chọn nghề đúng đắn 3.23 99 cho học sinh theo ý kiến của giáo viên 8
  9. Danh mục các đồ thị STT Tên biểu đồ Trang 3.1 Khó khăn trong lựa chọn nghề theo trường 72 9
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống, nghề nghiệp được coi như là một phương tiện để đảm bảo sự phát triển bền vững và hạnh phúc của con người. Sự nghiệp của một cá nhân có thể thành đạt hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách cá nhân đó có chọn được một nghề phù hợp với bản thân hay không. Thành đạt ở đây không chỉ được đo đếm vào địa vị xã hội, danh tiếng, tiền bạc mà cá nhân đạt được mà đó còn là sự thỏa mãn, niềm hạnh phúc của cá nhân khi nghĩ về kết quả mình đã làm cho bản thân, cộng đồng và xã hội. Với thế hệ trẻ hiện nay, trong thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thì việc trang bị cho mình một nghề với chuyên môn vững vàng lại càng quan trọng bởi điều đó giúp họ tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, CNH – HĐH hiện nay, để lựa chọn cho mình có một nghề nghiệp ổn định và phù hợp là một việc không hề dễ dàng. Trên thực tế số người thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với chuyên môn, sở thích, tính cách khá phổ biến. Trong công việc, họ thấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của nghề. Nghề nghiệp không làm họ có hứng thú, thiếu hẳn động cơ gắn bó với nghề… và hệ quả của nó đó là năng suất lao động giảm sút, sự thỏa mãn lao động thấp, tỷ lệ tai nạn lao động tăng lên, lãng phí thời gian và kinh phí để đào tạo và đào tạo lại. Để hạn chế được những hệ quả không mong muốn trên, giáo dục nhà trường phải tập trung hình thành động cơ chọn nghề đúng đắn cho các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 12 trước khi tốt nghiệp ra trường. Chúng tôi cho rằng nếu các em học sinh có động cơ lựa chọn nghề dựa trên năng lực, sở trường và hứng thú của cá nhân, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội sẽ giúp các em có được định hướng đúng đắn trong lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu động cơ chọn nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh THPT là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu động cơ chọn nghề của các em học sinh sẽ giúp các nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo, gia đình có biện pháp hỗ trợ phù hợp để từ đó các em lựa chọn được cho bản thân mình 10
  11. một nghề nghiệp để lao động và đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” với mong muốn kết quả nghiên cứu góp phần giúp đỡ các em học sinh, gia đình và các thầy cô giáo có biện pháp trong định hướng nghề nghiệp phù hợp. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng những động cơ lựa chọn nghề nghiệp và mức độ biểu hiện của những động cơ này ở học sinh lớp 12 trên địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị và đề xuất một số giải pháp giúp học sinh hình thành được động cơ chọn nghề đúng đắn qua đó giúp các em lựa chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Động cơ lựa chọn nghề nghiệp và mức độ biểu hiện động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12. 4. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, bao gồm: 300 học sinh lớp 12 chia đều cho 03 trường là THPT Việt Yên 1, THPT Việt Yên 2 và trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khách thể nghiên cứu bổ sung: Giáo viên lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, bao gồm: 45 giáo viên chia đều cho 03 trường. 5. Giả thuyết nghiên cứu Có nhiều động cơ thúc đẩy tới hành vi chọn nghề của học sinh lớp 12 trong đó động cơ kinh tế là động cơ thúc đẩy lớn nhất tới hành vi chọn nghề của các em học sinh. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài như vấn đề động cơ, biểu hiện của động cơ chọn nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề. 11
  12. 6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn Nghiên cứu thực trạng, xác định các loại động cơ thúc đẩy và các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn nghiên cứu hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh có được động cơ lựa chọn nghề đúng đắn. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn về đối tượng Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số loại động cơ thúc đẩy nhiều tới việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12. Trong đó, chúng tôi tập trung vào 5 động cơ chính: động cơ kinh tế, động cơ tự khẳng định, động cơ trách nhiệm xã hội, Động cơ phát triển năng lực, động cơ thụ động. 7.2. Giới hạn về khách thể Học sinh THPT đang theo học lớp 12 và 45 giáo viên THPT trên địa bàn huyện Việt Yên. 7.3. Giới hạn về địa bàn Số liệu được thu thập trên 300 học sinh + 45 giáo viên tại 03 trường: - THPT Việt Yên số 1 - THPT Việt Yên số 2 - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1 Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. 8.1.1. Quan điểm hoạt động. Nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp dựa trên sự phân tích hoạt động sống, học tập của học sinh trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Thông qua hoạt động quyết định chọn nghề của học sinh lớp 12 sẽ phản ánh một cách cụ thể và chính xác kết quả nghiên cứu. 12
  13. 8.1.2. Quan điểm hệ thống - cấu trúc. Nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp một cách toàn diện nhiều mặt, trong nhiều mối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác. 8.1.3. Quan điểm thực tiễn. Nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp xuất phát từ thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn, và giúp giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra. 8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp (trò chuyện). - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 9. Đóng góp mới của đề tài Trong lĩnh vực tâm lý đã có những nghiên cứu nhất định về động cơ chọn nghề của học sinh THPT nói chung và động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 nói riêng nhưng xét một cách toàn diện, xã hội thay đổi hàng ngày và có tác động không nhỏ đến động cơ chọn nghề của học sinh THPT. Xác định được động cơ chọn nghề nổi bật của học sinh lớp 12 hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nói chung cả trong lý luận và thực tiễn. + Nêu lên được thực trạng về động cơ lựa chọn nghề và mức độ biểu hiện, mối tương quan của các động cơ khác nhau trong việc lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. + Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến động cơ lựa chọn nghề nghiệp và thông tin nghề cho học sinh lớp 12 sống trong những điều kiện, môi trường khác nhau trên địa bàn huyện. + Góp phần làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động định hướng nghề, công tác hướng nghiệp có hiệu quả. 13
  14. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Động cơ trong tâm lý học là một vấn đề khá phức tạp và thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu cả ở trên thế giới và Việt Nam. Với các cách tiếp cận khác nhau, những đặc thù chuyên môn nên có nhiều các quan điểm khác nhau khi nghiên cứu động cơ. Trong nghiên cứu của mình, tôi xin đi sâu vào động cơ lựa chọn nghề của học sinh THPT. 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ, động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở nƣớc ngoài. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở nước ngoài a. Những nghiên cứu của Tâm lý học Hành vi về động cơ Tâm ý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ do J.Watson (1878 – 1958) khởi xướng và các nhà tâm lý B.Skiner, E.Tolmal…phát triển tư tưởng của ông. Khi nghiên cứu hoạt động của con người, tâm lý học hành vi không đi nghiên cứu những đặc điểm tâm lý ở những tầng bậc sâu của con người mà họ chủ trương nghiên cứu những sự kiện có thể quan sát bằng mắt của cơ thể hiện thực, những biểu hiện, phản ứng bên ngoài khi có kích thích tác động từ môi trường. J.Watson cho rằng, phải lấy hành vi để đi tìm mô hình động cơ và những quy luật của nó trong việc nghiên cứu động vật và sử dụng những kết quả thu được để giải thích hành vi con người đã đưa đến lý giải hành vi của con người theo công thức: S  R (Kích thích – Phản ứng). Cứ kích thích vào cơ thể thì sẽ tạo ra hành vi, phản ứng nhất định. Theo quan điểm này thì không thể tìm thấy bản chất và động lực của hành vi con người. Không hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên, E.Tolman, K.Hull đưa yếu tố tâm lý, sinh lý, động cơ vào giữa kích thích, phản ứng. Tolman coi hành vi tổng thể có các thông số trung gian, là ý định, là nhận thức nhằm đạt tới các khách thể có lợi, tránh khách thể bất lợi cho cơ thể. 14
  15. Chủ nghĩa hành vi mới nghiên cứu yếu tố xảy ra giữa S và R khiến cho nhiều khi kích thích và phản ứng diễn ra không tương ứng nhau. Họ cho rằng yếu tố trung gian này bao gồm: Kỹ xảo, ý định, lý lẽ, mong muốn… Nhưng đó chỉ là yếu tố trung gian tham gia vào quá trình tạo ra phản ứng. Còn cái quy định (động cơ) của phản ứng vẫn là kích thích vật lý từ bên ngoài và nhu cầu của cơ thể tiếp tục nhận kích thích đó. Như vậy, các nhà Tâm lý học hành vi chỉ xem xét hành vi và động cơ của con người một cách máy móc hóa, sinh vật hóa, bỏ qua yếu tố xã hội, tính đối tượng, tính ý thức. Vì vậy, họ cũng chưa xác định cụ thể được bản chất của động cơ, cái thúc đẩy hành vi của con người. b. Những nghiên cứu của học thuyết Phân tâm về động cơ Người sáng lập ra trường phái này là S.Freud (1856 – 1939) nhà Tâm lý học người Áo. Một số tác giả tiêu biểu (S. Freud, A.Adler, K.Horney…) Trường phái này đã tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố bản năng, sinh vật vô thức, coi đó là động lực cơ bản của hành vi con người. Theo Freud, xung năng tính dục (năng lượng libido) và những biến thể của nó là cội nguồn động lực thúc đẩy mọi hành vi cá nhân xảy ra trong những hoàn cảnh, môi trường khác nhau. Ông đã xem xét con người nói chung và vấn đề động cơ nói riêng nhìn dưới góc độ sinh vật thuần túy mà chưa chú ý đến bản chất xã hội của nó. Với Adler – đại diện của Phân tâm học mới lại khẳng định ý chí quyền lực là động lực cho mọi hoạt động của con người. Adler đã thay yếu tố tính dục trong quan niệm của Freud bắng ý chí quyền lực. Còn với K.Horney, bà cho rằng con người có sức mạnh bẩm sinh, cơ sở của nó nằm trong sự cô đơn thời kỳ thơ ấu. K.Horney đã nói nhiều đến ảnh hưởng của văn hóa xã hội đối với sự phát triển của con người, nhưng luận điểm chủ yếu của bà vẫn khẳng định bản năng vô thức quy định động cơ của con người trong đời sống hiện thực. 15
  16. Nhìn chung, Phân tâm học cũ hay mới đều coi yếu tố bản năng vẫn bộc lộ vai trò chủ đạo đối với việc thúc đẩy hành vi con người, nó quy định hành vi của con người trong đời sống xã hội, nó thể hiện những nhu cầu, nguyện vọng bị che đậy, kìm nén. c. Những nghiên cứu của Tâm lý học cấu trúc về động cơ. Các nhà Tâm lý học cấu trúc (K.Lewin, V.Kohler, A.Karsten…) không đi nghiên cứu mối quan hệ biện chứng qua lại giữa hiện thực khách quan với tâm lý người mà chủ yếu đi xem xét nội lực ở bên trong và trường lực ở bên ngoài. Người đại diện cho trường phái tâm lý học cấu trúc – K.Lewin đưa ra khái niệm “trường lực” để từ đó giải thích sự biến đổi nhân cách của cá nhân trong quá trình sinh sống. Khi nghiên cứu, ông chú ý đến khái niệm “nhu cầu”, ông đưa vào khái niệm này một số điểm mới so với cách giải thích sinh vật hóa mà nhiều công trình nghiên cứu khác đã kết luận. Ông cho rằng con người ngoài những nhu cầu bản năng, nhu cầu sinh vật thì còn có những nhu cầu mang tính xã hội. Các nhà Tâm lý học cấu trúc hiểu tâm lý người như là một trường lực nào đó và tất cả sự thay đổi của động cơ được họ hiểu như là sự biến đổi của bản thân cá nhân trong trường lực này. Có thể nói, khi xem xét tâm lý con người, tâm lý học cấu trúc đã phủ nhận mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường sống, không coi trọng kinh nghiệm con người cũng như đánh giá thấp đặc điểm nhân cách của họ. Nhìn chung các nhà Tâm lý học Phương Tây đã đứng trên bình diện của khoa học tự nhiên để xem xét vấn đề tâm lý con người nói chung và động cơ hoạt động người nói riêng. Họ coi hệ thống động cơ chủ yếu dựa trên những bản năng sinh học được tạo ra một cách bẩm sinh. Những yếu tố xã hội trong động cơ con người ít được quan tâm nghiên cứu. d. Những nghiên cứu của các nhà Tâm lý học Mác xít về động cơ Dòng phái Tâm lý học Mác xít do các nhà Tâm lý học Liên Xô ( cũ) sáng lập với những đại diện nổi tiếng như: L.X. Vưgôtski, X.l. Rubinstein, A.N.Lêônchiev, A.R.Luria… Dòng phái Tâm lý học này lấy triết học chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng cơ sở cho mình và sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch 16
  17. sử như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình nghiên cứu tâm lý người. Các nhà tâm lý học Mác xít đồng ý với quan điểm quan trọng đó là phải nghiên cứu con người với tư cách là một cơ thể sống trong môi trường cụ thể mà cá nhân đó tồn tại. Con người và môi trường không bao giờ tách khỏi nhau, chúng luôn có mối quan hệ qua lại, biện chứng với nhau và với các yếu tố còn lại. Từ đây, hàng loạt yếu tố tâm lý cơ bản của con người, trong đó có cả động cơ được các nhà Tâm lý học Mác xít nghiên cứu xem xét dưới cái nhìn mới khác hẳn với Tâm lý học Phương Tây. L.X.Vưgôtski chủ trương cho rằng phải xây dựng một khoa học về hành vi của con người trong xã hội, con người với mối quan hệ không thể tách rời với môi trường thực tại xung quanh cá nhân đó. X.L.Rubinstein (1946) đã xây dựng những luận điểm chung về động cơ hoạt động thông qua việc phân tích những dạng hoạt động cụ thể. Ông nhận định: “Động cơ của con người được tạo ra từ những nhu cầu, hứng thú và được hình thành ở con người trong quá trình sống” [dẫn theo 27, tr.22]. Ông khẳng định tiếp: Động cơ là sự quy định về mặt chủ quan hành vi của con người bởi thế giới, sự quy định này được thực hiện gián tiếp bằng quá trình phản ánh thế giới đó. V.G.Axeev không nêu lên một định nghĩa cụ thể, mà chỉ đưa ra vai trò của động cơ trong hoạt động của con người. Ông chỉ ra rằng: “Động cơ với tư cách là động lực của hành vi con người xuyên qua tất cả những thành phần cơ bản tạo thành cấu trúc nhân cách: xu hướng, tính cách, năng lực, cảm xúc, hoạt động tâm lý và các quá trình tâm lý của nhân cách” [dẫn theo 29, tr.22]. Trong quá trình nghiên cứu, ông còn phát hiện ra hai loại động cơ: Động cơ quá trình và động cơ kết quả. Ông chỉ ra mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời giữa nhu cầu và động cơ, ông viết: “Trước khi được thỏa mãn lần đầu tiên thì nhu cầu “chưa biết đến” đối tượng này cần phải được phát lộ ra. Chỉ nhờ kết quả của sự phát lộ như vậy nhu cầu mới có được tính vật thể (đối tượng) của nó, còn cái vật được nhận biết (được hình dung, được tư duy ra) ấy thì có chức năng thúc đẩy, chức năng hướng dẫn hoạt động, tức là trở thành động cơ” [20, tr.220]. 17
  18. Tuy nhiên A.N. Leonchiev lại nghiên cứu lý luận động cơ trên cơ sở lý thuyết hoạt động theo phương pháp tiếp cận hoạt động. Lêônchiev cho thấy, động cơ không phải là một hiện tượng tâm lý dễ dàng nắm bắt mà nó còn được thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức khác nhau: “Cái nghịch lý là ở chỗ: Các động cơ chỉ được lộ ra trước ý thức một cách khách quan, bằng cách phận tích hoạt động, phân tích động thái của hoạt động. Còn trong chủ quan thì các động cơ chỉ thể hiện dưới dạng giao tiếp của nó mà thôi, tức là dưới hình thức những trải nghiệm như mong muốn, ý muốn, nguyện vọng đạt tới mục tiêu” [20, tr.238]. Động cơ là đặc trưng chủ yếu của tâm lý người bởi chúng thực hiện chức năng quan trọng: Một là: Thúc đẩy và hướng dẫn hoạt động. Hai là: Tạo ra cho hoạt động có ý của chủ thể. Như vậy, Những luận điểm của Lêônchiev đưa ra khi nghiên cứu về động cơ tuy mới chỉ giải quyết trên bình diện lý luận song đây được coi là kim chỉ nam cho các công trình nghiên cứu thực tiễn sau này. Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học Mác xít thống nhất cho rằng động cơ con người bao gồm hai thành phần cơ bản: Phần nội dung và phần lực của động cơ. Tuy đây là hai khía cạnh riêng biệt của động cơ song trong tính chủ thể, chúng luôn có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Khác với Tâm lý học Phương Tây, Tâm lý học Mác xít nghiên cứu con người trong mối quan hệ mật thiết với hiện thực khách quan nơi họ đang sinh sống và hoạt động. Dưới đây là một số yếu tố mà trong những điều kiện nhất định biến thành những yếu tố thúc đẩy hành động: 1) Lý tưởng chính trị, đạo đức, các biểu tượng và tương lai…nếu tương đối bền vững có thể ảnh hưởng tới hành vi, tới hệ thống các hành động. 2) Các hứng thú đối với thể thao, nghệ thuật, học tập, vui chơi, lao động… 3) Khát vọng đối với cuộc sống tinh thần và vật chất, đối với hoạt động sáng tạo, với cuộc sống gia đình… 4) Nhu cầu về một cái gì đó (vật chất, tinh thần). 5) Các tình cảm mạnh: Tình yêu, nỗi khiếp sợ, sự biết ơn… 18
  19. 6) Các quan niệm đạo đức về sự cần thiết phải ứng xử phù hợp với hoàn cảnh. 7) Các thói quen, phong tục tập quán, truyền thống. 8) Sự bắt chước (bắt chước mang tính chất xã hội, bắt chước mang tính hành vi cá thể) [dẫn theo 27, tr.24 - 25]. Từ những quan điểm trên đây của các nhà Tâm lý học Mác xít về vấn đề động cơ hoạt động của con người, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: a. Các nhà Tâm lý học Mác xít đều nghiên cứu Tâm lý con người trong đó có động cơ cá nhân trong mối quan hệ biện chứng không tách rời hiện thực khách quan. b. Nhu cầu và động cơ là hai mặt không thể thiếu trong việc thúc đẩy hoạt động của con người, có sự chuyển hóa từ nhu cầu thành động cơ. Động cơ thực hiện các chức năng thúc đẩy, hướng dẫn, điều chỉnh làm cho hoạt động đạt được mục đích mong muốn. c. Động cơ không tồn tại riêng lẻ mà chúng tạo thành một hệ thống động cơ được sắp xếp theo cấu trúc thứ bậc. Động cơ ở bậc cao nhất, trung tâm là động cơ giữ vai trò chủ đạo quy định xu hướng phát triển nhân cách con người. Kế thừa và phát huy hai trường phái tâm lý học lớn phát triển trên thế giới, tâm lý học tại Việt Nam đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa của cả hai dòng phái, bên cạnh đó các nhà Tâm lý học Việt Nam cũng có sự nhìn nhận đúng đắn những thiếu sót, hạn chế còn tồn tại của hai trường phái tâm lý học trên. Tuy vậy, xét trên bình diện vĩ mô, ngành khoa học Tâm lý học tại Việt nam sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, cùng cách tiếp cận hoạt động – nhân cách của Tâm lý học Mác xít, Tâm lý học hoạt động. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở nước ngoài Vấn đề lựa chọn nghề, hướng nghiệp là đối tượng được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Chúng ta có thể điểm qua những nghiên cứu tiêu biểu từ trước đển nay về vấn đề này. 19
  20. Năm 1849, ở Pháp đã cho ra đời cuốn chỉ dẫn về chọn nghề, trong đó có phân tích các nghề và những năng lực cần thiết để nắm vững nghề. Năm 1908, Giáo sư của trường Đại học Harvard (Mỹ) là F.Parsons đã thành lập hội đồng hướng nghiệp ở Boston. Năm 1910, một hội đồng hướng nghiệp tương tự ở Newyork cũng được thành lập. Nhiệm vụ của các hội đồng hướng nghiệp này là nghiên cứu các yêu cầu của nghề đối với con người, tìm hiểu một cách chi tiết về năng lực của học sinh từ đó giúp cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông có được sự lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và hứng thú cá nhân. Từ sau Hội nghị quốc tế về hướng nghiệp tổ chức tại Baceona (Tây Ban Nha) năm 1921, chọn nghề, hướng nghiệp và tư vấn nghề bắt đầu trở thành xu thế chung rộng rãi trên thế giới. Hiện nay, ở các nước tư bản trọng tâm của vấn đề nghiên cứu về nghề nghiệp đó là động cơ lựa chọn nghề, xu hướng chọn nghề, nhu cầu hướng nghiệp nhằm mục đích hướng học sinh tìm thấy cho mình được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Năm 1964, nhà tâm lý học Victor Vroom đã đưa ra “Thuyết kỳ vọng” - đây là một lý thuyết rất quan trọng trong lý thuyết tạo động cơ làm việc trong tổ chức. Lý thuyết này sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi một vài người khác, như Porter và Lawler. Tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu kết quả. Ông nghiên cứu tách biệt giữa sự nỗ lực, hành động và kết quả. Ông cho rằng, mỗi cá nhân trong tổ chức sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn của kết quả đó sẽ đến với họ, tức là những kỳ vọng trong tương lai. Thuyết kỳ vọng của V. Vroom được xây dựng theo công thức: Hấp lực x Mong đợi x Công cụ = Sự động viên Trong đó, hấp lực là sự hấp dẫn cho một mục tiêu nào đó; mong đợi là niềm tin của mỗi cá nhân rằng nếu họ nỗ lực làm việc thì nhiệm vụ sẽ được hoàn thành; công cụ là niềm tin của mỗi cá nhân rằng nếu họ làm việc đạt kết quả tốt họ sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2