intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành điều hành chạy tàu hỏa tại trường Cao đẳng Đường Sắt - Phân hiệu phía Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành điều hành chạy tàu hỏa tại trường Cao đẳng Đường Sắt - Phân hiệu phía Nam" nhằm xác định động cơ học tập , mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của SV và những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của SV ngành Điều hành chạy tàu hỏa, người nghiên cứu đề xuất giải pháp gia tăng động cơ học tập nhằm nâng cao thành tích học tập của SV ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành điều hành chạy tàu hỏa tại trường Cao đẳng Đường Sắt - Phân hiệu phía Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀNG THỊ MINH THAO MỐI QUAN HỆ GIỮA ÐỘNG CƠ HỌC TẬP VỚI THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH ÐIỀU HÀNH CHẠY TÀU HỎA TẠI TRƯỜNG CAO ÐẲNG ÐƯỜNG SẮT - PHÂN HIỆU PHÍA NAM NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 S K C0 0 5 9 7 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ HOÀNG THỊ MINH THAO MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VỚI THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU HÀNH CHẠY TÀU HỎA TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐƯỜNG SẮT - PHÂN HIỆU PHÍA NAM NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ HOÀNG THỊ MINH THAO MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VỚI THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU HÀNH CHẠY TÀU HỎA TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐƯỜNG SẮT - PHÂN HIỆU PHÍA NAM NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 Hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ MẠNH CƯỜNG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018
  4. LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: HOÀNG THỊ MINH THAO Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 14/11/1977 Nơi sinh: Hà Nam Ninh Quê quán: Gia Phú – Gia Viễn – Ninh Bình Dân tộc: Kinh Địa chỉ liên lạc: Khu phố Thống Nhất 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, Bình Dương. Điện thoại cơ quan: 02743. 733.580 Điện thoại cá nhân: 0902. 477. 986 Fax: 02743. 742. 816 Email: hoangminhthao939@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Cao đẳng Hệ đào tạo: Chính quy Thời gian đào tạo: Từ 1995 đến 1998 Nơi đào tạo: Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương Ngành học: Tiếng Anh Đại học 1 Hệ đào tạo: Tại chức Thời gian đào tạo: Từ 2000 đến 2003 Nơi đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh Ngành học: Ngữ văn Anh Đại học 2 Hệ đào tạo: Tại chức – VB2 Thời gian đào tạo: Từ 2008 đến 2011 Nơi đào tạo: Trường Đại học Bình Dương Ngành học: Quản trị kinh doanh III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 2003 – 11/2017 Trường Cao đẳng Đường sắt – Chuyên viên Phòng Đào tạo Phân hiệu phía Nam kiêm Giáo viên 12/2017 – Nay (Như trên) Giảng viên i
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2018 Học viên Hoàng Thị Minh Thao ii
  6. CẢM TẠ Được sự phân công của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn TS. Đỗ Mạnh Cường, tác giả đã thực hiện đề tài “Mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam”. Để hoàn thành khóa luận này, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy Cao học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn chân thành đến TS. Đỗ Mạnh Cường, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, HSSV Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam đã tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ cung cấp thông tin cho tôi thực hiện nghiên cứu. Cảm ơn các bạn học viên cao học Giáo dục học K16B Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian khóa học. Do khả năng của người nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý giá từ quý Hội đồng Bảo vệ Luận văn Tốt nghiệp 2018 – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, để luận văn được tốt hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2018 Học viên Hoàng Thị Minh Thao iii
  7. TÓM TẮT Trường Cao đẳng Đường sắt, nơi duy nhất đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cho ngành Đường sắt Việt Nam. Trong nhiều năm qua, công tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam đã đạt những thành tích đáng kể, song vẫn tồn tại những hạn chế nhất định về chất lượng đào tạo nghề cũng như KQHT của SV chưa cao, đặc biệt các nghề phục vụ hoạt động chạy tàu. Trên thực tế, sinh viên khối nghề đường sắt thuộc Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam sau khi tốt nghiệp, sẽ được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan của ngành. Yếu tố nào ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên? Phải chăng đó là động cơ học tập? Xuất phát từ lý do trên, với mong muốn làm rõ nguyên nhân trên cơ sở khoa học, ảnh hưởng của động cơ học tập tới KQHT của SV, lực lượng lao động nòng cốt tương lai, góp sức trực tiếp vào chiến lược phát triển ngành Đường sắt Việt Nam, làm cơ sở cho đề xuất giải pháp gia tăng ĐCHT của SV nhằm nâng cao thành tích học tập của người học, tác giả chọn chủ đề nghiên cứu “Mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam”. Cấu trúc luận văn gồm các phần sau: Mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, khách thể, giả thuyết, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và điểm mới của luận văn. Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên. Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam. Chương 3: Đề xuất giải pháp gia tăng động cơ học tập cho sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam. Kết luận và kiến nghị: Nêu tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài và kiến nghị. iv
  8. ABSTRACT Railway College, the only address to train skilled human resources for Vietnam Railways. In many years, training at the Southern Division of the Railway College has been achieved significant achievements. However, still exist restrictions of the training quality as well as the students’ low achievements, especially train service occupations. In fact, railroad students at the Southern Division of the Railway College will be worked in the agencies of the branch after graduating from the school. Do the factors affect students’ achievements? Is it motivation? From the reason, with the desire to clarify the causes on a scientific basis, the influence of learning motivation to the students' achievements, center labor force of the future, that contribute directly to the development strategy of Viet Nam Railway branch, to make the basis for giving solution to increase the students’ learning motivation, to upgrade the learners’ achievements, the researcher selects the topic to research: “Relationship between learning motivation and students’ achievement of train operation branch at the Railway College - Southern Division”. The thesis consists of the following sections: Introduction: The reasons for the topic, the objectives, the tasks, the objects, the subjects, the hypothesis, the researcher’s scopes, the research methods and the new discoveries of the topic are given. Chapter 1: Theories of the relationship between learning motivation with students’ achievements. Chapter 2: The state of the relationship between learning motivation with train operation branch students’ achievements at Railway College – Southern Division. Chapter 3: Proposing the solutions to increase the train operation branch students’ learning motivation. Conclusion and recommendations: Summarizing the research results of the project and the recommendations to the related functions. v
  9. MỤC LỤC TRANG TỰA ................................................................................................. TRANG QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii CẢM TẠ ................................................................................................................... iii TÓM TẮT ................................................................................................................. iv MỤC LỤC ................................................................................................................. vi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ix DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................x DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2 5. Gỉa thuyết nghiên cứu .............................................................................................2 6. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................2 7. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..........................................................................3 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................................3 7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi ...............................................................3 7.2.2. Phương pháp quan sát .......................................................................................3 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................................3 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học ........................................................................3 8. Đóng góp của luận văn ............................................................................................3 9. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................4 Chương 1 .....................................................................................................................5 vi
  10. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VỚI THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ............................................................5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về động cơ học tập và thành tích học tập .....................................................................................................................................5 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................5 1.1.2. Tại Việt Nam .....................................................................................................8 1.2. Các khái niệm cơ bản .........................................................................................13 1.2.1. Hoạt động ........................................................................................................13 1.2.2. Nhu cầu ...........................................................................................................14 1.2.3. Động cơ ...........................................................................................................14 1.2.4. Động cơ học tập ..............................................................................................15 1.2.5. Thành tích học tập ...........................................................................................16 1.3. Cơ sở lý luận của việc tìm hiểu mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ..........................................................................................17 1.3.1. Phân loại động cơ học tập ...............................................................................17 1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên .........................22 1.3.3. Mối quan hệ giữa động cơ với các thành tố khác trong cấu trúc của hoạt động ...................................................................................................................................22 1.3.4. Thành tích học tập ...........................................................................................25 1.3.5. Mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập ..............................26 1.3.6. Đặc điểm sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa ........................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................29 Chương 2 ...................................................................................................................30 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VỚI THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU HÀNH CHẠY TÀU HỎA TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐƯỜNG SẮT – PHÂN HIỆU PHÍA NAM .....................30 2.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam ...................30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................30 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ ......................................................................................31 vii
  11. 2.2. Khảo sát thực trạng mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa ............................................................32 2.2.1. Chọn mẫu ........................................................................................................32 2.2.2. Công cụ nghiên cứu ........................................................................................33 2.2.3. Tổng hợp và phân tích thực trạng mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa ........................................34 2.2.3.1. Động cơ học tập của sinh viên .....................................................................34 2.2.3.2. Thành tích học tập của sinh viên ..................................................................38 2.2.3.3. Mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa ..................................................................................40 2.3.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa ......................................................................................................53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................58 Chương 3 ...................................................................................................................59 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIA TĂNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU HÀNH CHẠY TÀU HỎA TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐƯỜNG SẮT – PHÂN HIỆU PHÍA NAM........................................................................................... 60 3.1. Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp ........................................................................... 60 3.1.1. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 60 3.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 61 3.2. Đề xuất giải pháp gia tăng động cơ học tập cho sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa nhằm nâng cao thành tích học tập ..................................................................... 63 3.2.1. Đo lường, đánh giá thành tích học tập của sinh viên ........................................... 63 3.2.2. Xây dựng môi trường học tập tích cực ................................................................ 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 84 1. Kết luận ...................................................................................................................... 84 2. Kiến nghị .................................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 90 viii
  12. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CB, GV, NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CSVC Cơ sở vật chất 4 CTĐT Chương trình đào tạo 5 ĐCHT Động cơ học tập 6 GV Giảng viên, giáo viên 7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 8 HS Học sinh 9 HSSV Học sinh, sinh viên 10 KQHT Kết quả học tập 11 SV Sinh viên 12 TBC Trung bình chung 13 TTHT Thành tích học tập ix
  13. DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động [27, 60] ...........................................24 Hình 2.1: Biểu đồ phân loại động cơ học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa .......................................................................................................................38 Hình 2.2: Biểu đồ mức độ rất ảnh hưởng của các yếu tố đến động cơ học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa...................................................................55 Hình 2.3: Biểu đồ mức độ có ảnh hưởng của các yếu tố đến động cơ học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa...................................................................56 Hình 2.4: Biểu đồ mức độ không ảnh hưởng của các yếu tố đến động cơ học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa...................................................................57 x
  14. DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1: Tổng hợp các loại động cơ học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa .......................................................................................................................35 Bảng 2.2: Động cơ học tập bên trong của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa 36 Bảng 2.3: Động cơ học tập bên ngoài của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa ...................................................................................................................................36 Bảng 2.4: Động cơ học tập xã hội của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa .....37 Bảng 2.5: Động cơ học tập thành đạt của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa 37 Bảng 2.6: Thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa ..........39 Bảng 2.7: Mối quan hệ giữa các loại động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa...................................................................40 Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa động cơ học tập bên trong với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa...................................................................42 Bảng 2.9: Mối quan hệ giữa động cơ học tập bên ngoài với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa...................................................................43 Bảng 2.10: Tổng hợp các loại động cơ học tập của sinh viên ngành Điện ...............44 Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa động cơ học tập bên trong với thành tích học tập của sinh viên ngành Điện .................................................................................................46 Bảng 2.12: Mối quan hệ giữa động cơ học tập bên ngoài với thành tích học tập của sinh viên ngành Điện .................................................................................................47 Bảng 2.13: Mối quan hệ giữa ngành học với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa và sinh viên ngành Điện .....................................................49 Bảng 2.14: Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa ......................................................................................................53 Bảng 3.1: Điểm khác biệt giữa Đánh giá trên diện rộng và Đánh giá trên lớp học .65 Bảng 3.2: So sánh đánh giá để cải tiến việc học với đánh giá kết thúc giai đoạn học tập ..............................................................................................................................70 xi
  15. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường Cao đẳng Đường sắt, nơi duy nhất đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cho ngành Đường sắt Việt Nam, bên cạnh đó Trường còn thường xuyên đào tạo các ngành – nghề phục vụ xã hội. Trường hiện có 3 cơ sở tọa lạc tại ba khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và Bình Dương với gần 300 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hằng năm, trường đào tạo, đào tạo lại trên 5.000 lao động cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Đường sắt Việt Nam và xã hội. Công tác đào tạo tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam đã đạt những thành tích đáng kể, song vẫn tồn tại những hạn chế nhất định về chất lượng đào tạo nghề cũng như KQHT của HSSV chưa cao, đặc biệt các nghề phục vụ hoạt động chạy tàu. Một thực tế, sinh viên khối nghề đường sắt thuộc Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam sau khi tốt nghiệp, sẽ được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan của ngành. Tuy nhiên, qua quan sát của tác giả thì KQHT của SV, đặc biệt ngành Điều hành chạy tàu hỏa, được đào tạo hàng năm, là thấp hơn và không ổn định so với các ngành được đào tạo tại Phân hiệu, phần đông chỉ ở mức trung bình và trung bình khá. Yếu tố nào ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên? Phải chăng đó là động cơ học tập? Xuất phát từ lý do trên, với mong muốn làm rõ nguyên nhân trên cơ sở khoa học, ảnh hưởng của ĐCHT tới KQHT của SV, lực lượng lao động nòng cốt tương lai, góp sức trực tiếp vào chiến lược phát triển ngành Đường sắt Việt Nam, làm cơ sở cho đề xuất giải pháp gia tăng ĐCHT của SV nhằm nâng cao thành tích học tập của người học, tác giả chọn chủ đề nghiên cứu “Mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam”. 1
  16. 2. Mục tiêu nghiên cứu Từ việc xác định ĐCHT, mối quan hệ giữa ĐCHT với TTHT của SV và những yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ngành Điều hành chạy tàu hỏa, người nghiên cứu đề xuất giải pháp gia tăng ĐCHT nhằm nâng cao TTHT của SV ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa ĐCHT với TTHT của SV. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa ĐCHT với TTHT của SV ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam. Nhiệm vụ 3: Đề xuất giải pháp gia tăng ĐCHT nhằm nâng cao TTHT của SV ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là động cơ học tập và thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa. Khách thể nghiên cứu là sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa và Điện tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam. 5. Gỉa thuyết nghiên cứu Có mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam. 6. Phạm vi nghiên cứu: Xác định loại nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu mô tả Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam, không phân biệt các thành phần trong nhân khẩu học với thành tích học tập của sinh viên. 2
  17. Giới hạn về đối tượng khảo sát: Nghiên cứu thực hiện trên sinh viên năm 2 tại Phân hiệu. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tham khảo, thu thập tài liệu, phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Tác giả sử dụng bản hỏi để tìm hiểu về động cơ, động cơ học tập của sinh viên, và những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên. 7.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát hành vi, thái độ, ứng xử của sinh viên nhằm khẳng định các kết quả đã khảo sát. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn một số sinh viên, giảng viên để tìm hiểu thêm những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập và thực trạng của mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập của sinh viên. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Với các dữ liệu thu thập được, người nghiên cứu sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2007 để xử lý kết quả điều tra và phân tích dựa trên tỷ lệ phần trăm (%), tương quan tích mô-men Pearson (rp) và kiểm nghiệm t cho hai mẫu độc lập (t). 8. Đóng góp của luận văn Luận văn đưa thêm góc nhìn về động cơ, từ khái niệm đến cách phân loại động cơ học tập, đặc biệt công cụ nghiên cứu dạng hoàn thành câu do chính sinh viên tự suy nghĩ và trả lời để tìm hiểu về mối quan hệ giữa động cơ học tập với thành tích học tập. 3
  18. 9. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa ĐCHT với TTHT của SV. Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa ĐCHT với TTHT của SV ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam. Chương 3: Đề xuất giải pháp gia tăng ĐCHT của SV ngành Điều hành chạy tàu hỏa tại Trường Cao đẳng Đường sắt – Phân hiệu phía Nam. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 4
  19. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VỚI THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về động cơ học tập và thành tích học tập 1.1.1. Trên thế giới Về động cơ học tập Lịch sử nghiên cứu về động cơ học tập có từ rất sớm và đến nay trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mạnh cả về lý luận lẫn thực tiễn. Dưới đây là một số tác giả tiêu biểu trên thế giới. E. L. Thorndike (1874 – 1949), người đại diện cho Thuyết hành vi tạo tác, là nhà tâm lý học Động vật Mỹ. Theo ông, ĐCHT là sự kích thích hướng hành vi đạt tới một kết quả. Cho nên các yếu tố của ĐCHT bao gồm yếu tố bên trong mang tính chủ quan và các yếu tố bên ngoài mang tính khách quan [28]. C. Hull (1884 – 1952) cho rằng, động cơ là cần thiết cho quá trình học tập và là điều cốt lõi cho sự thích nghi có hiệu quả. Ông nhấn mạnh vai trò sự căng thẳng trong động cơ và cho rằng việc giảm căng thẳng có ý nghĩa củng cố. Theo quan điểm này, các xung năng sơ cấp có cơ sở sinh học được khơi dậy khi sinh vật bị tước đoạt. Những xung năng này hoạt hóa sinh vật, khi được thỏa mãn hoặc giảm thiểu thì sinh vật ngừng hoạt động. Thuyết giảm xung năng mang ý nghĩa cân bằng nội tại vì nó cho rằng một sinh vật bị khơi dậy xung năng là để duy trì thế cân bằng nội tại, một thế cân bằng bên trong các hệ và các quá trình của cơ thể. Thuyết giảm xung năng cân bằng nội tại này của động cơ và học tập đã có ảnh hưởng cho tới giữa những năm 1950 khi nó bị thách thức bởi các dữ kiện mới [22]. 5
  20. X. L. Runbinstein (1902 – 1960) khi phân tích ĐCHT, ông mô tả các loại ĐCHT biểu hiện ra bên ngoài thông qua hứng thú của học sinh. Theo ông, ĐCHT như là mối quan hệ của trẻ đối với cái thúc đẩy trẻ học tập. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại mô tả các loại ĐCHT trên bình diện chủ quan, mà tác giả chưa chú ý đến mặt khách quan của ĐCHT, cái phản ánh bản chất của ĐCHT [26]. Năm 1946, A. N. Leonchiev với công trình “Sự phát triển ĐCHT của học sinh”, cho rằng ĐCHT là sự định hướng của trẻ vào việc lĩnh hội tri thức và đạt được điểm số cao, cũng như để cha mẹ, thầy cô giáo và các bạn khen. Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, ông chia động cơ thành động cơ “hiểu biết” và động cơ “hành động”. Động cơ “hiểu biết” trong những điều kiện nhất định nào đó sẽ trở thành động cơ “hành động”. Ông cho rằng quá trình học tập của học sinh chỉ có kết quả tốt khi học sinh có thái độ cần thiết đối với quá trình đó. Vì vậy, theo ông thì việc giáo dục ĐCHT không thể tách rời cuộc sống và hoạt động của học sinh [12]. A. N. Leonchiev là người đại diện tiêu biểu cho dòng phái Tâm lý học Mác- xít, đã có những nghiên cứu đầy đủ và rõ ràng về lý luận động cơ của con người. Những kết quả nghiên cứu của ông đã được nhiều nhà Tâm lý học trên thế giới vận dụng và phát triển để làm cơ sở khi nghiên cứu về động cơ của con người. M. I. Alekseeva đã nghiên cứu đặc điểm học tập của học sinh lớp 5 và lớp 8, xác định con đường hình thành ĐCHT tích cực cho học sinh. Ông cho rằng ĐCHT của học sinh chia thành nhóm rất rõ ràng. Những động cơ khác nhau trong đa số trường hợp có liên hệ qua lại với nhau, trong đó có một động cơ là cơ bản, những động cơ kia là thứ yếu [3]. Có thể tổng hợp như sau, những nghiên cứu của các nhà tâm lý học trên thế giới, các tác giả đều cho rằng ĐCHT có vai trò rất lớn trong học tập của người học, đó là sự kích thích, thúc đẩy và định hướng người học vào hoạt động học tập; có nhiều loại động cơ học tập, bao gồm yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong; động cơ được chia thành các nhóm rõ ràng, một động cơ cơ bản và những động cơ còn lại là thứ yếu. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1