intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn Hóa phần Hóa hữu cơ lớp 11 – ban Cơ bản

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

104
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn Hóa phần Hóa hữu cơ lớp 11 – ban Cơ bản tập trung tìm hiểu về tổng quan về phần hóa hữu cơ THPT; cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp; một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu phần Hóa hữu cơ lớp 11 ban Cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn Hóa phần Hóa hữu cơ lớp 11 – ban Cơ bản

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ...............    ............... Nguyễn Thị Xuân Nguyên MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU MÔN HÓA PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 – BAN CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ...............    ............... Nguyễn Thị Xuân Nguyên MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU MÔN HÓA PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 – BAN CƠ BẢN Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRANG THỊ LÂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  3. LỜI CÁM ƠN Luận văn được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, các em học sinh và của người thân. Bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn chân thành nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến: - Tiến sĩ Trang Thị Lân, giáo viên hướng dẫn của tôi, người đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quí báu cũng như luôn quan tâm, động viên tôi trước những khó khăn trong khi thực hiện đề tài. - PGS.Tiến sĩ Trịnh Văn Biều, thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. - Tất cả các thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học tập của tôi, thầy cô đã cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn. - Sở Giáo dục và Đào tạo Long An, Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên tổ Hóa của Trường THPT Đông Thạnh, đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi được học sau đại học và hoàn thành luận văn này. - Giáo viên cùng các em học sinh đã giúp tôi hoàn thành tốt phần thực nghiệm sư phạm. - Và cuối cùng là đại gia đình của tôi, những người luôn tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần, về vật chất, về thời gian… để tôi có thể thực hiện được ước mơ của mình. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc. Nguyễn Thị Xuân Nguyên
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................... 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 4 1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng giải bài tập, phương pháp giải bài tập ...........4 1.1.2. Các nghiên cứu về học sinh trung bình, yếu ..............................................5 1.2. Bài tập hóa học ................................................................................................. 6 1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học .........................................................................6 1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học .......................................................7 1.2.3. Phân loại, lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học.........................................8 1.2.4. Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt .............................................10 1.2.5. Những yêu cầu lý luận dạy học cơ bản với bài tập ..................................10 1.3. Kỹ năng .......................................................................................................... 12 1.3.1. Khái niệm về kỹ năng ..............................................................................12 1.3.2. Đặc điểm của kỹ năng..............................................................................14 1.3.3. Sự hình thành kỹ năng .............................................................................14 1.4. Kỹ năng giải bài tập hóa học .......................................................................... 15 1.4.1. Khái niệm về kỹ năng giải bài tập hóa học..............................................15 1.4.2. Các thành tố của kỹ năng giải bài tập hóa học ........................................16 1.4.3. Các giai đoạn hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học ...........................16 1.4.4. Con đường hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học ...............................17 1.5. Một số vấn đề về học sinh trung bình, yếu môn Hóa ..................................... 18 1.5.1. Khái niệm.................................................................................................18 1.5.2. Những đặc điểm của học sinh trung bình, yếu ........................................19
  5. 1.5.3. Nguyên nhân học sinh học yếu môn Hóa ................................................20 1.6. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn Hóa ở một số trường THPT ........................................................... 21 1.6.1. Mục tiêu điều tra ......................................................................................21 1.6.2. Phương pháp điều tra ...............................................................................22 1.6.3. Kết quả điều tra ........................................................................................22 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 26 Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN ........................................................................ 27 2.1. Giới thiệu tổng quan về phần hóa hữu cơ THPT ........................................... 27 2.1.1. Nội dung phần hóa học hữu cơ chương trình THPT ...............................27 2.1.2. Kiến thức trọng tâm phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT ...............................28 2.1.3. Một số điểm cần chú ý khi giảng dạy phần hóa hữu cơ ..........................30 2.2. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các biện pháp ............................................. 31 2.2.1. Cơ sở triết học ..........................................................................................31 2.2.2. Dựa vào nhiệm vụ và đặc điểm của dạy học hóa học ..............................32 2.2.3. Dựa vào đặc điểm và yêu cầu của việc giải bài tập .................................33 2.2.4. Dựa vào cấu trúc của hệ thống kỹ năng giải bài tập ................................34 2.2.5. Dựa vào đặc điểm của học sinh trung bình, yếu ......................................35 2.3. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản ................................................................ 35 2.3.1. Giúp học sinh nắm vững những kiến thức hóa học cơ bản, cách viết và cân bằng phương trình .......................................................................................36 2.3.2. Rèn cho học sinh các thao tác tư duy, thành thạo các kỹ năng tính toán, lập và giải phương trình, hệ phương trình .........................................................42 2.3.3. Cho học sinh làm quen với các loại, dạng bài tập khác nhau, nhận diện được từng loại, dạng bài tập ..............................................................................47 2.3.4. Rèn cho học sinh nắm vững cách giải các dạng bài tập hóa học cơ bản .49
  6. 2.3.5. Cho học sinh giải bài tập theo nhiều cách khác nhau ..............................56 2.3.6. Dành thời gian thích đáng để học sinh giải các bài tập phức hợp ...........58 2.3.7. Xây dựng hệ thống bài tập mẫu và bài tập tương tự để học sinh có thể tự học, rèn luyện trên lớp và ở nhà ........................................................................58 2.4. Thiết kế một số giáo án có sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản ............ 59 2.4.1. Giáo án bài “Công thức phân tử hợp chất hữu cơ” ..................................59 2.4.2. Giáo án bài “Ankan” ................................................................................65 2.4.3. Giáo án bài “Luyện tập: Anken và ankađien” .........................................72 2.4.4. Giáo án bài “Luyện tập: Ankin” ..............................................................81 2.4.5. Giáo án bài “Hệ thống hóa về hiđrocacbon” ...........................................89 2.4.6. Giáo án bài “Ancol”.................................................................................97 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 106 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 107 3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 107 3.2. Đối tượng thực nghiệm................................................................................. 107 3.3. Tiến hành thực nghiệm ................................................................................. 108 3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 110 3.4.1. Kết quả thực nghiệm bài kiểm tra 1.......................................................110 3.4.2. Kết quả thực nghiệm bài kiểm tra 2.......................................................112 3.4.3. Kết quả thực nghiệm bài kiểm tra 3.......................................................114 3.4.4. Kết quả thực nghiệm bài kiểm tra 4.......................................................116 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................................... 118 3.5.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm ............................................118 3.5.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm ...............................................118 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 125 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCT : công thức cấu tạo CTĐGN : công thức đơn giản nhất CTPT : công thức phân tử CTTQ : công thức tổng quát Dd : dung dịch ĐC : đối chứng ĐHSP : đại học Sư phạm GV : giáo viên GVCN : giáo viên chủ nhiệm HCHC : hợp chất hữu cơ HHC : hóa hữu cơ HS : học sinh KNGBT : kỹ năng giải bài tập Ngtố : nguyên tố Ngtử : nguyên tử NXB : nhà xuất bản PHHS : phụ huynh học sinh PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PTHH : phương trình hóa học SBT : sách bài tập SGK : sách giáo khoa THCS : trung học cơ sở THPT : trung học phổ thông THPTDL : trung học phổ thông dân lập TN : thực nghiệm Tp.HCM : thành phố Hồ Chí Minh
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ý kiến của GV về phương pháp dạy học .................................................. 22 được sử dụng trong các giờ ôn tập, tổng kết ............................................................. 22 Bảng 1.2. Ý kiến của GV về bài tập dành cho học sinh trung bình, yếu .................. 23 trong SGK và SBT hóa học 11 .................................................................................. 23 Bảng 1.3. Ý kiến của GV về những biểu hiện của học sinh ..................................... 24 trung bình, yếu môn Hóa ........................................................................................... 24 Bảng 1.4. Ý kiến của GV về những khó khăn khi rèn luyện KNGBT .................... 24 cho học sinh trung bình, yếu ..................................................................................... 24 Bảng 1.5. Ý kiến của GV về các biện pháp rèn luyện KNGBT ............................... 25 cho học sinh trung bình, yếu ..................................................................................... 25 Bảng 2.1. Kiến thức trọng tâm phần HHC lớp 11 THPT ......................................... 28 Bảng 2.2. Các công thức tính số mol ........................................................................ 46 Bảng 2.3. Các công thức tính nồng độ ...................................................................... 46 Bảng 2.4. Bảng các thuốc thử dùng để nhận biết các hợp chất hữu cơ .................... 50 Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng ........................................ 107 Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra lần 1 .................................................................. 110 Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 1 ........... 110 Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 .......................................... 111 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 1 ......................... 111 Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra lần 2 .................................................................. 112 Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 ........... 112 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .......................................... 113 Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 2 ......................... 113 Bảng 3.10. Bảng điểm bài kiểm tra lần 3 ................................................................ 114 Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 3 ......... 114 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 ........................................ 115 Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 3 ....................... 115
  9. Bảng 3.14. Bảng điểm bài kiểm tra lần 4 ................................................................ 116 Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 4 ......... 116 Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 ........................................ 117 Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra lần 4 ....................... 117 Bảng 3.18. Đánh giá của GV về nội dung các biện pháp ....................................... 118 Bảng 3.19. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đối với giáo viên ................ 119 Bảng 3.20. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp đối với học sinh ................. 119
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tư duy tóm tắt bài Công thức phân tử hợp chất hữu cơ .................. 37 Hình 2.2. Sơ đồ tư duy tóm tắt bài Ankan ................................................................ 38 Hình 2.3. Sơ đồ tư duy tóm tắt bài Hệ thống hóa về hiđrocacbon ............................ 39 Hình 2.4. Sơ đồ tư duy tóm tắt bài Ancol ................................................................. 40 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 1 ................................................. 111 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 1 .............................................. 111 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 2 ................................................. 113 Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 2 .............................................. 113 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 3 ................................................. 115 Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 3 .............................................. 115 Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lần 4 ................................................. 117 Hình 3.8. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lần 4 .............................................. 117
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hóa học là khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm. Hóa học là môn học được nhiều học sinh yêu thích, nhưng cũng là nỗi lo ngại của không ít học sinh, nhất là học sinh trung bình, yếu. Xuất phát từ thực tế dạy và học ở một trường thuộc vùng sâu, vùng xa – nơi chúng tôi đang công tác, có tỉ lệ học sinh trung bình, yếu cao, những giáo viên chúng tôi đã gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất chính là tìm ra biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Bài tập hóa học là một công cụ rất hiệu nghiệm để củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh, là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn cuộc sống. Sử dụng bài tập hóa học cũng được xem là một phương pháp dạy học hiệu quả để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu việc sử dụng bài tập hóa học để phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh; sử dụng bài tập để rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi…nhưng nghiên cứu về bài tập sử dụng cho đối tượng học sinh trung bình, yếu thì còn ít. Chính với những lí do trên, chúng tôi đã quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa phần hóa hữu cơ lớp 11 - ban cơ bản”. 2. Mục đích của việc nghiên cứu Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn hóa học. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu tổng quan vấn đề. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: + Cơ sở lí thuyết về bài tập hóa học, về kỹ năng, kỹ năng giải bài tập hóa học.
  12. 2 + Một số vấn đề về học sinh trung bình, yếu. - Nghiên cứu nội dung, chương trình phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản ở trường THPT. - Tìm hiểu thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa học cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 11 ban cơ bản THPT. - Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 11 ban cơ bản THPT. - Thiết kế các bài lên lớp có sử dụng các biện pháp đã đề xuất để rèn luyện kỹ năng giải bài tập phần hóa hữu cơ cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 11 ban cơ bản THPT. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản THPT. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn hóa học ở trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nội dung: bài tập hóa học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản THPT. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: + Trường THPT Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. + Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. + Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Tp Hồ Chí Minh. + Trường THPTDL Phú Lâm, Tp Hồ Chí Minh. - Giới hạn về thời gian: năm học 2011 – 2012. 6. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu được xây dựng có tính khoa học, khả thi, giáo viên sẽ giúp được học sinh trung
  13. 3 bình, yếu giải tốt bài tập, kích thích hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học hóa học. 7. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận  Đọc và nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và về bài tập hóa học.  Phương pháp phân tích và tổng hợp.  Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết về các dạng bài tập và phương pháp giải. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phương pháp quan sát.  Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn.  Phương pháp điều tra thu thập thông tin.  Thực nghiệm sư phạm. - Các phương pháp toán học:  Xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học.  Sử dụng các phần mềm tin học. 8. Điểm mới của đề tài Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn Hóa phần hóa hữu cơ lớp 11 ban cơ bản THPT.
  14. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng giải bài tập, phương pháp giải bài tập  Khóa luận tốt nghiệp: “Rèn luyện kỹ năng giải bài tập Hóa học cho học sinh phổ thông trung học” của sinh viên Phạm Kiều Trang - Khoa Hóa - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 1999). - Tác giả đề cập đến vấn đề giải bài tập cho từng đối tượng học sinh, có sự phân loại học sinh yếu và giải bài tập phụ đạo phù hợp với từng loại học sinh yếu. - Đề tài đưa ra các phương pháp cân bằng phương trình hóa học, lập công thức phân tử, các bài tập vận dụng rất hay và đa dạng.  Khóa luận tốt nghiệp: “Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học chương Oxi - Lưu huỳnh cho học sinh THPT” của sinh viên Hồ Hải Quỳnh Trân - Khoa Hóa - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 2002). - Đề tài đã trình bày khá chi tiết về kỹ năng giải bài tập hóa. - Tác giả đã chú trọng rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học chương Oxi - Lưu huỳnh thông qua các giáo án được soạn rất chi tiết. - Đề tài đã đưa ra khá đầy đủ cách giải một số dạng bài tập thường gặp trong chương này.  Khóa luận tốt nghiệp: “Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh THPT - chương Halogen” của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Phương - Khoa Hóa - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 2003). - Phần tác dụng của bài tập hóa học, tác giả đã lấy ví dụ rất cụ thể. - Tác giả đã phân loại và nêu ra phương pháp giải cho từng dạng bài tập. - Việc rèn luyện kỹ năng giải bài tập chương Halogen được thể hiện rất chi tiết qua các giáo án đã thiết kế.
  15. 5  Luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn Hóa lớp 10 trung học phổ thông” của học viên Nguyễn Thị Mộng Tuyền - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 2011). - Tác giả đã nêu bật được một số vấn đề về học sinh trung bình, yếu môn hóa như: khái niệm, nguyên nhân học sinh học yếu môn hóa, bài tập hóa học dùng cho học sinh trung bình, yếu. - Tác giả đã nêu khá đầy đủ những định hướng khi xây dựng các biện pháp. - Tác giả đã đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu lớp 10 nhưng các biện pháp này chưa thật sự rõ ràng và cụ thể. 1.1.2. Các nghiên cứu về học sinh trung bình, yếu  Khóa luận tốt nghiệp: “Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn Hóa học lấy lại căn bản” của sinh viên Trần Thị Hoài Phương - Khoa Hóa - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 1996). - Đề tài đưa ra nguyên nhân học sinh học yếu môn hóa và những phương pháp để bồi dưỡng học sinh yếu lấy lại căn bản. - Phần hình thành kỹ năng giải toán Hóa tác giả đã nêu những điều cần lưu ý khi giải bài tập định tính và định lượng cho học sinh.  Khóa luận tốt nghiệp: “Phụ đạo học sinh yếu môn Hóa lấy lại căn bản” của sinh viên Trần Đức Hạ Uyên - Khoa Hóa - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 2002). - Đề tài nêu bật được nguyên nhân học sinh học yếu môn Hóa thông qua phỏng vấn, trò chuyện với học sinh và một số giáo viên. - Tác giả đã đưa ra hệ thống bài tập dành cho học sinh yếu. Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của việc lấy lại kiến thức căn bản cho đối tượng học sinh trung bình, yếu, một số học viên Cao học - trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu về vấn đề này như:
  16. 6  Luận văn thạc sĩ: “Những biện pháp bồi dưỡng HS yếu môn Hóa lớp 10 THPT” của học viên Nguyễn Anh Duy - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 2011).  Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập cho học sinh trung bình, yếu phần kim loại lớp 12 cơ bản THPT” của học viên Lương Thị Hương - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 2011).  Luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa học lớp 11 ban cơ bản THPT” của học viên Phan Thị Lan Phương - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 2011).  Luận văn thạc sĩ: “Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học phần hiđrocacbon lớp 11 ban cơ bản” của học viên Nguyễn Thị Tuyết Trang - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 2012).  Luận văn thạc sĩ: “Các biện pháp bồi dưỡng học sinh trung bình, yếu môn Hóa học lớp 11 trung học phổ thông” của học viên Dương Thị Y Linh - Đại học Sư phạm Tp.HCM (năm 2012). Các đề tài trên đã nghiên cứu rất chi tiết, sâu sắc về vấn đề học sinh trung bình, yếu như: khái niệm, đặc điểm của học sinh trung bình, yếu, nguyên nhân học sinh học yếu môn Hóa. Một số đề tài đã đề xuất ra được các biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn Hóa. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về các biện pháp để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn Hóa phần Hóa hữu cơ lớp 11 THPT. 1.2. Bài tập hóa học 1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học [28], [36], [47] Theo Từ điển tiếng Việt định nghĩa “Bài tập là những bài ra cho học sinh để tập vận dụng những điều đã học”. Sau khi nghe giáo viên giảng bài xong, nếu học sinh nào giải được các bài tập mà giáo viên đưa ra thì xem như học sinh đó đã lĩnh hội được một cách tương đối những kiến thức giáo viên đã truyền đạt.
  17. 7 Theo các nhà lý luận dạy học: Bài tập hóa học là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi mà khi hoàn thành chúng học sinh sẽ nắm được tri thức hay một kỹ năng nhất định hoặc hoàn thiện chúng. Bài tập hóa học là những bài tập có nội dung liên quan đến hóa học. Nội dung của bài tập hóa học thông thường bao gồm những kiến thức chính yếu trong bài giảng. Bài tập hóa học có thể là những bài tập định tính đơn giản chỉ yêu cầu học sinh nhớ và nhắc lại các kiến thức vừa học hoặc đã học xong nhưng cũng có thể là những bài tập định lượng liên quan đến cả những kiến thức hóa học lẫn toán học, đôi khi bài tập còn là những bài tập tổng hợp yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học từ trước kết hợp với những kiến thức vừa học để giải. Tùy từng mục đích của bài học mà bài tập có thể giải dưới nhiều hình thức và nhiều cách giải khác nhau. 1.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học [35] Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Bài tập hóa học có ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt. - Ý nghĩa trí dục: + Làm chính xác hóa khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào việc giải bài tập thì học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc. + Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. + Rèn luyện các kỹ năng hóa học như: cân bằng phương trình phản ứng, tính toán theo công thức và phương trình hóa học … Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn luyện kỹ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh. + Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường. + Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.
  18. 8 - Ý nghĩa phát triển: Phát triển ở học sinh năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo. - Ý nghĩa giáo dục: Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hóa học. 1.2.3. Phân loại, lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học [6], [17], [35] 1.2.3.1. Cơ sở phân loại bài tập hóa học Hiện nay có rất nhiều cách phân loại bài tập khác nhau trong các tài liệu giáo khoa. Vì vậy cần có cách nhìn tổng quát về các dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ sở phân loại. Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại bài tập hóa học theo nội dung để phục vụ cho việc dạy học và củng cố bài mới. Tên của mỗi loại có thể như tên các chương trong sách giáo khoa. Ví dụ ở lớp 11 THPT phần hóa hữu cơ, ta có: - Bài tập về hiđrocacbon no. - Bài tập về hiđrocacbon không no. - Bài tập về hiđrocacbon thơm. - Bài tập về dẫn xuất halogen – ancol – phenol. - Bài tập về anđehit – xeton – axit cacboxylic. Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và kiểm tra - đánh giá do mang tính chất tổng hợp, có sự phối hợp giữa các chương nên ta phân loại dựa trên những cơ sở sau: - Dựa vào tính chất hoạt động của học sinh khi giải bài tập có thể chia thành bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm. - Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến thức (biết, hiểu, vận dụng), bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá). - Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia bài tập định tính và định lượng. - Dựa vào kiểu hay dạng bài tập có thể chia thành: + Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất.
  19. 9 + Bài tập xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp. + Bài tập nhận biết các chất. + Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp. + Bài tập điều chế các chất. + Bài tập bằng hình vẽ … - Dựa vào khối lượng kiến thức có thể chia bài tập đơn giản hay phức tạp. Trong thực tế dạy học, có hai cách phân loại bài tập có ý nghĩa hơn cả là phân loại theo nội dung và theo dạng bài. 1.2.3.2. Lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học  Lựa chọn bài tập Trong nhiều năm qua, do yêu cầu luyện thi và tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp nên bài tập hóa học rất phát triển, không ngừng được bổ sung nhiều bài mới có nội dung hay và tác dụng tốt. Trên thị trường sách cũng có rất nhiều sách bài tập hóa học. Vấn đề cần đặt ra là phải biết lựa chọn bài tập để dùng, làm sao cho có hiệu quả nhất. Việc lựa chọn bài tập cần từ các nguồn sau đây: - Các sách giáo khoa hóa học và sách bài tập hóa học phổ thông. - Các sách bài tập hóa học có trên thị trường. - Các bài tập trong giáo trình đại học dùng cho học sinh giỏi hoặc cải biến cho phù hợp với phổ thông.  Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học Ở bất cứ công đoạn nào trong quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tập hóa học. Khi dạy học bài mới có thể sử dụng bài tập hóa học để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp từ phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. Khi ôn tập, củng cố, luyện tập và kiểm tra - đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài tập. Tùy vào mục đích mà giáo viên có thể chọn những bài tập thích hợp như: - Sử dụng bài tập để củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức và hình thành quy luật của các quá trình dạy học.
  20. 10 - Sử dụng bài tập để rèn kỹ năng. - Sử dụng bài tập để rèn tư duy logic. - Sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. 1.2.4. Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt [5], [6] - Nắm chắc lý thuyết: Các định luật, quy tắc, quá trình hóa học, tính chất lý hóa học của các chất. - Nắm được các dạng bài tập cơ bản: Nhanh chóng xác định bài tập cần giải thuộc dạng nào. - Nắm được một số phương pháp giải thích hợp với từng dạng bài toán. - Nắm được các bước giải một bài toán hóa học chung và với từng bài nói riêng. - Biết một số thủ thuật và phép biến đổi toán học, cách giải phương trình và hệ phương trình bậc 1, 2... 1.2.5. Những yêu cầu lý luận dạy học cơ bản với bài tập [17], [28] Bài tập có công dụng rộng rãi, có hiệu quả sâu sắc trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành phương pháp chung của việc tự học hợp lý, trong việc rèn luyện kĩ năng tự lực sáng tạo. Muốn khai thác được tối đa tiềm năng trí - đức dục của bài tập, người giáo viên bộ môn cần giải quyết một loạt những vấn đề cơ bản sau đây có liên quan đến hệ thống bài tập của bộ môn mình. 1.2.5.1. Xây dựng hệ thống đa cấp những bài tập bộ môn  Phân loại bài tập: Trước hết phải tiến hành phân loại bài tập của bộ môn, sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp chúng thành kiểu (sơ đẳng nhất, cơ bản nhất, điển hình nhất), từ đó phân loại tiếp thành phân kiểu, phân dạng…cho đến những bài tập tổng hợp, phức hợp.  Phân hóa các bài tập: Ở mỗi kiểu tìm ra quy luật biến hóa từ cái sơ đẳng, cơ bản, điển hình nhất (cái đơn giản coi như xuất phát) đến những bài tập ngày càng phức tạp hơn, tổng hợp hơn. Đây là chuỗi bài tập theo logic dọc, đồng thời lại tìm ra qui luật liên kết các bài toán, giữa các kiểu với nhau. Từ những bài toán điển hình,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1