intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nâng cao hiệu quả dạy học các nội dung về Hóa học phân tích ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Dangthingocthuy Dangthingocthuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

71
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thực hiện nghiên cứu nhằm kích thích niềm say mê học tập bộ môn của HS; đồng thời, khuyến khích HS học tập phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, vận dụng linh hoạt kiến thức vào các tình huống thực tế nhằm khắc sâu kiến thức. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nâng cao hiệu quả dạy học các nội dung về Hóa học phân tích ở trường trung học phổ thông

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br /> _____________<br /> <br /> Phạm Thị Hằng<br /> <br /> NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC<br /> CÁC NỘI DUNG VỀ HÓA HỌC PHÂN TÍCH<br /> Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> <br /> : Lí luận và phương pháp dạy học môn hóa học<br /> <br /> Mã số<br /> <br /> : 60 14 10<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> TS. ĐỖ VĂN HUÊ<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh -2009<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> <br /> Luận văn hoàn thành được không chỉ do nỗ lực của bản thân mà còn nhờ sự giúp đỡ tận tình của<br /> quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và các em học sinh.<br /> Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Văn Huê - Thầy đã tận tình hướng dẫn suyên<br /> suốt toàn bộ quá trình thực hiện luận văn: từ lúc đề tài còn trong ý tưởng đến lúc luận văn được hoàn<br /> thành. Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng tri ân chân thành đến PGS. TS. Trịnh Văn Biều, Trưởng khoa<br /> Hóa Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh - Thầy đã động viên tinh thần, nhiệt tình giúp<br /> đỡ và tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.<br /> Tác giả xin được chân thành cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt tất cả kiến thức, kinh nghiệm để<br /> chúng tôi có thể hoàn thành khóa học; Xin được cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các em học sinh đã nhiệt<br /> tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực nghiệm đề tài; Xin được cảm ơn gia đình đã cho tác<br /> giả bờ vai vững chãi để có thể vượt qua những khó khăn.<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12/12/2009<br /> Tác giả<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br /> CSVC<br /> <br /> :<br /> <br /> cơ sở vật chất<br /> <br /> ĐC<br /> <br /> :<br /> <br /> đối chứng<br /> <br /> GV<br /> <br /> :<br /> <br /> giáo viên<br /> <br /> HS<br /> <br /> :<br /> <br /> học sinh<br /> <br /> HTTC<br /> <br /> :<br /> <br /> hình thức tổ chức<br /> <br /> NXB<br /> <br /> :<br /> <br /> nhà xuất bản<br /> <br /> PP<br /> <br /> :<br /> <br /> phương pháp<br /> <br /> PPDH<br /> <br /> :<br /> <br /> phương pháp dạy học<br /> <br /> PPTC<br /> <br /> :<br /> <br /> phương pháp tích cực<br /> <br /> SBT<br /> <br /> :<br /> <br /> sách bài tập<br /> <br /> SGK<br /> <br /> :<br /> <br /> sách giáo khoa<br /> <br /> SL<br /> <br /> :<br /> <br /> số lượng<br /> <br /> THPT<br /> <br /> :<br /> <br /> trung học phổ thông<br /> <br /> TN<br /> <br /> :<br /> <br /> thực nghiệm<br /> <br /> Tp. HCM :<br /> <br /> thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,<br /> tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng<br /> phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác<br /> động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để thực hiện mục tiêu đó, đòi<br /> hỏi người GV phải đổi mới PPDH. GV trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học<br /> tập, đặc biệt phải chú trọng rèn luyện PP và phát huy năng lực tự học của HS. Muốn vậy, người GV<br /> phải có trình độ chuyên môn sâu, rộng, có khả năng tổ chức tài liệu tự học tốt cho HS, có trình độ sư<br /> phạm lành nghề.<br /> Trong chương trình SGK nâng cao, nội dung hóa phân tích được chú trọng xây dựng với nhiều<br /> nội dung kiến thức mở rộng, nâng cao. Mặt khác, nội dung hóa học phân tích là nội dung đòi hỏi độ<br /> chính xác cao, trong khi đó mức độ kiến thức hóa học THPT có hạn. Do vậy, việc dạy học có hiệu quả<br /> nội dung này còn nhiều hạn chế.<br /> Hiệu quả dạy học chỉ được nâng cao khi GV vận dụng linh hoạt các PP, phương tiện dạy học có<br /> hiệu quả, đặc biệt là các tư liệu trực quan, các PPDH tích cực…trong quá trình giảng dạy tại lớp. Chỉ<br /> khi thực hiện được những việc như vậy, GV mới có thể làm nhẹ nhàng kiến thức mà không làm giảm<br /> tính khoa học của nội dung; Từ đó kích thích niềm say mê học tập bộ môn của HS. Đồng thời, khuyến<br /> khích HS học tập phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, vận dụng linh hoạt kiến<br /> thức vào các tình huống thực tế nhằm khắc sâu kiến thức. Từ những yêu cầu thực tế đó, chúng tôi<br /> mong muốn tạo ra được những tiền đề cần thiết để dạy học có hiệu quả các nội dung hóa học phân tích<br /> ở trường THPT. Đây chính là lí do mà chúng tôi nghiên cứu đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY<br /> HỌC CÁC NỘI DUNG VỀ HÓA HỌC PHÂN TÍCH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Nâng cao hiệu quả dạy học các nội dung về hóa học phân tích ở trường trung học phổ thông.<br /> 3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.<br /> Xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.<br /> Tìm hiểu thực trạng dạy học chương “Sự điện li” - lớp 11 nâng cao.<br /> Nhận xét một số bài tập trong SGK, SBT chương “Sự điện li” lớp 11 nâng cao.<br /> Thiết kế hệ thống bài tập bổ sung bài tập sách giáo khoa, sách bài tập.<br /> Thiết kế một số tài liệu trực quan hóa học bằng phần mềm flash và powerpoint.<br /> <br /> Thiết kế giáo án chương “Sự điện li” lớp 11 nâng cao trong đó có sử dụng các PPDH tích cực và<br /> bài tập hóa học để nâng cao hiệu quả dạy học.<br /> Thực nghiệm sư phạm.<br /> 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Việc dạy học các nội dung chương “Sự điện li” lớp 11 nâng cao.<br /> Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.<br /> Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa.<br /> Điều tra thực trạng, thống kê, phân tích.<br /> Thực nghiệm sư phạm.<br /> Xử lí số liệu bằng thống kê toán học.<br /> 6. Phạm vi nghiên cứu<br /> Chương “Sự điện li” lớp 11 nâng cao.<br /> 7. Giả thuyết khoa học<br /> Nếu đề tài được thành công sẽ nâng cao hiệu quả dạy học các nội dung hóa học phân tích ở<br /> trường THPT.<br /> 8. Điểm mới của đề tài<br /> Thiết kế một số tài liệu trực quan hỗ trợ việc dạy học chương “Sự điện li” lớp 11 nâng cao.<br /> Nhận xét một số bài tập sách giáo khoa, sách bài tập chương “Sự điện li” lớp 11 nâng cao.<br /> Xây dựng một số nguyên tắc xây dựng bài tập hóa học.<br /> Xây dựng quy trình thiết kế hệ thống bài tập chương “Sự điện li” lớp 11 nâng cao.<br /> Thiết kế hệ thống bài tập bổ sung chương “Sự điện li” lớp 11 nâng cao.<br /> Thiết kế các giáo án điện tử có sử dụng các PPDH tích cực và bài tập đã xây dựng nhằm nâng<br /> cao hiệu quả dạy học chương “Sự điện li” lớp 11 nâng cao.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2